Nội khoa
Tài liệu: Sách Bệnh học Nội khoa, Điều trị học Nội khoa, PPTY6 cùng khoá, file ghi âm
Bộ môn đòi hỏi thuộc bài kĩ, lý thuyết cần vững, tình huống lâm sàng thì ít hơn.
- Tim mạch: điều trị là chính, học thật chắc dịch tễ, các nghiên cứu về thuốc, liều thuốc, chỉ định chống chỉ định, bệnh học thì hỏi ít, chủ yếu thuộc tiêu chuẩn nhưng em cũng nên học sơ. Riêng bài Hẹp 2 lá năm chị ra vài câu lý thuyết đơn giản thui, dễ đánh, so với năm trước thì ra tình huống. Chắc tuỳ năm.
- Hô hấp: là phần chị mông lung nhất. Chị học ppt của mấy thầy nhưng ra trong đó ít, hỏi nhiều tình huống lâm sàng xử trí ko à, chủ yếu em đi lâm sàng em nhạy em chọn thôi. Năm chị ra Hen Copd là chính, hỏi tình huống. Chị nghe nói là Viêm phổi nếu ra thì hỏi trong ppt nhiều, về kháng sinh (phụ thuộc tgian hay nồng độ, MIC, lựa chọn ksinh), về vấn đề kháng thuốc, bảng điểm, tiêu chuẩn nhập icu... có trong ppt. À năm chị còn ra Suy hô hấp nữa chứ, nên em đọc bài Suy hô hấp luôn nha.
- Tiêu hoá: học thuộc là chính, bám sát slide của cô là gần như em đánh đc hết, trí nhớ thôi em. Vấn đề là cái cần thuộc rất rất nhiều. Em học dần ôn đi ôn lại và đánh thử trắc nghiệm để biết cách cô hay hỏi là quen. Còn Viêm tuỵ cấp, XHTH của thầy Đức ra giống slide, tình huống ra tương tự đề tốt nghiệp, em học kĩ sẽ thấy ko khó đánh.
- Thận: thì em bám sát slide là được, trong đó cũng là rất nhiều kiến thức để cô hỏi rồi nên em thuộc kĩ, hỏi nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán, mục tiêu điều trị suy thận cấp và mạn, chạy thận nhân tạo chỉ định cấp cứu và ko cấp cứu. Hội chứng thận hư thì cũng học slide, slide HCTH bài giảng sau đại học của cô Linh, ra y chang ở trỏng. Tóm lại 1 câu là Thận ra trong slide thôi, thuộc được thì tương đối ổn.
- OAP: hình như năm chị ko hỏi câu nào. Năm trước thì trong slide và em nên đọc thêm trong sách. Thầy thích hỏi thuốc nên em nắm kĩ thuốc. Học luôn phân loại các nhóm nguyên nhân OAP thầy sẽ hỏi vài câu.
- Shock NT: cái này chị cũng mông lung như một trò đùa luôn :v. Anh chị đi trước thì nói tìm guideline mới nhất để học thì chị cũng tự tìm trên mạng thôi và chị đọc thêm bài Shock nhiễm trùng của bộ môn Nhiễm trường chị. Lúc ra thì ko được giống cho lắm nên chị đánh theo cảm tính loại trừ cũng kha khá. Câu hỏi chủ yếu là cho tình huống BN nhập viện tình trạng ra sao, rồi hỏi BN suy mấy cơ quan, điểm SOFA bao nhiêu, ổ nhiễm trùng ở đâu, kiểu vậy.
Nói chung Nội khoa đòi hỏi em bền bỉ và có trí nhớ vì lượng kiến thức lớn mà thầy cô hỏi cũng rất kĩ. Em học dần và học đi học lại, để dồn sẽ ko kịp và nản. Hỏi đến từng con số luôn nha em. Em đánh hết trắc nghiệm cuối sách, đợt chị trúng vài câuSuy hô hấp trong sách á.
Trắc nghiệm Nội khoa thì đánh các đề: Nội Y4, Y6, tốt nghiệp, chuyên khoa 1. Em học bài xong rồi mới đánh, để biết mình thiếu sót chỗ nào để coi lại và ôn bài. Chị thấy ko nên đánh thử trước khi học tại hoang mang cực kì :))
Về Nhi khoa
Tài liệu: sách Nhi khoa (2 tập), Cuốn Slide Nhi Y4 và Y6, PPT mới nhất Y4 và Y6, file ghi âm mới nhất.
Bài lý thuyết thì ít hơn so với Nội nhiều, học dễ thở hơn, dễ nhớ hơn. Nhưng vì lý do đó mà lúc đi thi chị hơi bị choáng váng với cái đề. Toàn tình huống lâm sàng và ko biết dựa vào đâu để đánh luôn. Nói chung là đề dài (18 trang) và khó, chị đánh hết đề chỉ còn chưa đầy 30 phút và chỉ dò lại được ½ đề. Chị đánh chủ yếu là loại trừ, phân tích vì không biết ý thầy cô như thế nào. Chị nghe nói là nên nghe ghi âm của thầy cô khi đi lâm sàng bệnh viện nữa vì thầy cô sẽ giải tình huống, hướng dẫn, cho ví dụ để mình hiểu ý thầy cô. Có điều chị ko có file ghi âm lâm sàng để nghe. Chị chỉ học lý thuyết ko thôi.
- Suy tim trẻ em: chị chỉ học bài Suy tim trong sách và coi slide thì cũng giống sách thôi. Anh chị đi trước dặn học kĩ thuốc, đặc biệt thuốc Digitalis thuộc hết kể cả liều. Năm chị thì ko hỏi mà cũng tình huống luôn, rất dài (đọc tới cận lâm sàng là quên lý do nhập viện của em bé rồi @@) và với chị thấy khó. Hỏi chẩn đoán gì, nguyên nhân gây suy tim là gì, triệu chứng nào biểu hiện là suy tim tâm trương/tâm thu của ca đó… đại khái vậy và chị cũng ngồi suy luận thôi.Cái này thì chị ko biết hướng dẫn em sao vì lúc đi thi trong đầu chị có mỗi bài Suy tim trẻ em thôi, PNT Nhi Y6 ko học các bệnh tim bẩm sinh nữa chứ nên chị thiếu sót khá nhiều. Nên chị chỉ biết khuyên em là rảnh đọc thêm, tìm đề Nhi làm cho quen, nắm lý thuyết và lúc đi lâm sàng em học hỏi thêm.
- RL dinh dưỡng trẻ em: cũng toàn tình huống luôn, mặc dù tình huống ngắn nhưng mỗi câu là 1 tình huống khác nhau thành ra lại dài và đánh lâu. Mỗi tình huống là 1 bé với 1 lý do nhập viện khác nhau, tình trạng khác nhau và thường là 1 ca nhiều vấn đề chồng lên nhau, và hỏi em chẩn đoán nào ko phù hợp :v. Rồi cho hình tình trạng DD có 4 đứa bé trong sách, cho tình huống 1 bé suy giáp, 1 bé cắt ruột… hỏi hình nào phù hợp với bé đó. Cho phân loại dinh dưỡng 1 2 3a 3b gì đó trong sách đó em, cho tình huống rồi chọn em bé thuộc nhóm nào. Ít hỏi lý thuyết và cũng như mọi năm chưa thấy hỏi Béo phì.
- Khò khè trẻ em: VTPQ thì hỏi nhiều lý thuyết, tiêu chuẩn và điều trị, cũng dễ em học sát slide. Hen thì chị ko nhớ lắm hình như hỏi ít. Có vài câu hỏi về vấn đề khò khè, các nguyên nhân gây khò khè cấp mạn để lựa chọn đúng hay sai.
- HCTH trẻ em: ra cũng giống trong sách, ko khó lắm nên em học kĩ là được, đánh trắc nghiệm để cho quen và nhớ thêm thôi. Thầy ko đánh đố nhiều.
- Co giật trẻ em: thầy cho tình huống ngắn rồi chọn nguyên nhân gây co giật, chọn thuốc điều trị cắt cơn em học trong sách. Các thuốc khác (hạ sốt, hạ Ca, hạ đường…) trong bài co giật em học hết kể cả liều nha vì rất hay hỏi, kêu mình tính liều và chọn đường dùng (IV hay bơm HM chẳng hạn).Có câu về điều trị động kinh ( em bé đang điều trị Valproate ko bỏ thuốc vẫn co giật em xử trí sao: Tăng liều/Thêm thuốc khác/CLS… gì đó) chị đánh đại tại chị ko biết :v.
- Hội chứng XH: nhìn chung dễ, hỏi lý thuyết thuần, em học kĩ HCXH, Hemophilia, Bệnh tiểu cầu là đánh được. Nắm thêm con đường đông máu nội sinh, ngoại sinh và các xét nghiệm liên quan từ ban đầu đến chuyên sâu (CTM, phết máu, TS, PT, INR, APTT, định lượng yếu tố đông máu,…) trong sách có hết vì nhiều câu hỏi lắm.
- Nhiễm khuẩn sơ sinh: cũng tình huống ko luôn. Cho em bé nhập viện tình trạng vậy thì em làm gì, chủ yếu hỏi xử trí, em cho về hay nhập viện, nhập viện thì làm gì. Khá là khó nha. Em nên nghe ghi âm của cô giảng trên lớp, có ghi âm lâm sàng càng tốt để hiểu ý cô.
- Tay chân miệng: hơn 20 câu đầu tiên của đề, và khó. Cũng tình huống và xử trí. Ko chỉ hỏi tay chân miệng mà còn hỏi nhiều cái khác chị ko biết bé bị gì luôn vì bé 10 tuổi thì ko thể là TCM được rồi. Vd bé 10 mấy tuổi đó, hồng ban cẳng chân, sốt 40-41 độ, giờ nhập viện tức ngực khó thở, xử trí QUAN TRỌNG NHẤT lúc cấp cứu là gì :v. Chị kiểu hoang mang style (câu 1 của đề luôn chứ), có đáp án Hạ sốt, xét nghiệm, X quang ngực… Chị lụi luôn vì ko biết. Lát hồi xuống dưới có câu y chang mới ghê, lặp lại 2 lần nên chị lụi lần 2. Nói chung cũng khó, cho câu hỏi kiểu vậy đó. Em nên đọc thêm IMCI để đánh tốt hơn. Riêng bài TCM cô hỏi khá nhiều về dịch tễ như con nào độc lực cao nhất gây TCM biến chứng nặng, vì sao năm 2013 dịch TCM bùng nổ… Em cứ học hết bài trong sách, slide, nghe ghi âm, rồi cố gắng tích luỹ kiến thức cấp cứu Nhiễm Nhi khi đi học để nhạy hơn.
Tóm lại thì Nhi lý thuyết thì dễ nhưng tình huống ko đơn giản chút nào mà thầy cô hỏi tình huống ko à. Vừa dài vừa khó. Cho nên lời khuyên của chị là đầu tiên phải nắm chắc lý thuyết, bài ko nhiều, dễ nhớ nên em phải cố gắng có câu hỏi lý thuyết phải đánh được vì đó là cơ hội của mình. Tình huống lâm sàng thì bất lợi cho mình vì học trường khác, ko nắm ý thầy cô. Thì em tìm nghe ghi âm, thầy cô cho ví dụ giải thích mình nghe. Tìm được file ghi âm lâm sàng thì tốt hơn nữa. Chị nói dài vậy không phải muốn khiến em lo lắng sợ hãi mà để em ko bị giống chị. Đi thi Nhi với tâm lý hơi thoải mái quá vì bài ít đó, đến lúc đọc đề tá hoả, ko ngờ nó khó đến vậy. Nên em cần học kĩ và chuẩn bị tinh thần đương đầu với cái đề, nó ko giống đề tốt nghiệp đâu. Nếu em để ý kết quả thì Nhi bị liệt dưới 7 nhiều hơn Nội nhiều là có lý do. Trắc nghiệm cũng vậy, em đánh đề Y4, Y6, tốt nghiệp và chuyên khoa nếu có. Học xong mới đánh nhé và ôn bài sau khi đánh.
Về Toán XSTK
Tài liệu: SGK và SBT Toán của bộ môn, tài liệu của lớp ôn ĐHYD.
Tà tà từ từ thôi nếu thời điểm em đọc chia sẻ của chị là đầu năm Y6 :v
Khoảng cuối Y6 thì các thầy bộ môn Toán sẽ mở lớp, lúc đó thì em đi đăng kí đi học là được rồi. Không cần học quá sớm chi mệch mỏi.
Có 3 lớp lựa chọn: lớp thầy Nam, lớp thầy Thọ và lớp ôn ĐHYD.
Chị thì học thầy Nam. Thầy là người mở lớp sớm nhất nên chị học Toán sớm hơn các bạn học thầy Thọ nên cảm thấy thoải mái hơn. Thầy dạy dễ hiểu, ngắn gọn. Ban đầu đi thi chị cũng phải chạy theo thầy dữ lắm để bắt kịp bài, thấy khó ghê. Nhưng thực sự thì khi đã quen thì ko còn khó nữa. Toán chỉ cần em chăm chỉ, thường xuyên làm bài tập là ok thôi. Thuộc công thức thì hiển nhiên bắt buộc. Và thủ 2 máy tính đi thi nhé.
Bạn chị học lớp thầy Thọ học trễ hơn 2 tháng và chị nghe nói (nghe nói thôi nha chứ chị ko biết) là hơi khó hiểu. Nhưng thấy điểm ra cũng cao lắm.
Lớp ôn ĐHYD thì chị ko đi học nên cũng ko biết luôn. Chị chỉ hỏi thăm mấy bạn mấy làm tròn mấy chữ số thập phân vì mỗi thầy mỗi khác, và hỏi thêm là lúc ôn thầy có dặn dò nhấn mạnh gì ko =)). Mấy năm trước thì có nhấn có ra đề thiệt, còn năm chị thì lại ko, học tuốt. Chị làm đề các năm thì thấy câu khó thường rơi vào phần thầy Bửu dạy trên lớp ôn nên để chắc ăn nên làm hết bài tập trong tài liệu thầy Bửu. Đi thi chị lấy 4 chữ số thập phân hết cho chắc ăn. Năm chị đề Toán dễ hơn các năm trước.Cơ mà chị cũng ko biết 0,5d của chị rụng ở đâu :v.
Về môn 3 (4 môn phối hợp)
Tài liệu:
- Sách GP 2 tập và Atlas và youtube, sách trắc nghiệm của bộ môn.
- Sách Sinh lý 2 tập, sách trắc nghiệm của bộ môn.
- Sách HSLS.
- PPT 4 môn lớp ôn ĐHYD.
- Không cần thiết mua sách Di truyền của thầy Toại cô Phi Yên như mọi năm.
- Nên đi học lớp ôn ĐHYD.
Sau khi thi tốt nghiệp, chị mới bắt đầu học kĩ. Trước đó cũng lo lắng nên đọc trước nhưng kết quả là tất cả trôi về dĩ vãng, cho nên với chị, môn cơ sở cũng giống Toán, từ từ học. Sau đó, chị đăng kí học thêm lớp ôn của ĐHYD và học theo bài giảng là đủ đi thi.
Năm chị là năm đầu tiên thi 4 môn phối hợp chứ không bốc thăm nữa, mỗi môn 30 câu, đề tương đối dễ nếu em chịu học bài.
- Giải phẫu: hình như là phần dễ nhất, ra giống trắc nghiệm rất nhiều. Lớp ôn thầy sẽ giới hạn bớt cho mình. Năm chị chi trên chi dưới thầy bỏ toàn bộ phần cơ, bàn tay bàn chân luôn. GP ngoài đọc sách, chị học thêm trên Youtube, em có thể search thầy Huy GP (của ĐH Y HN) để nghe thầy giảng. Thầy giảng ngắn gọn, dễ hiểu, vẽ siêu đẹp, học bị ghiền luôn nên ko ngán. Học phối hợp atlas và coi thầy vẽ giúp chị nhớ bài cực kì lâu. Còn nếu ko kịp thì cố gắng đánh hết trắc nghiệm cũng trúng kha khá, nhưng có vài đáp án sai nên em phải dò lại trong sách.
- Sinh lý: học sát sách sinh lý, học ppt lớp ôn ĐHYD, đánh trắc nghiệm cuối sách là được. Thầy cô hỏi ko đánh đố đâu chỉ có phần hô hấp là cần vận não xíu nên em học kĩ hơn.
- Hoá sinh: lúc đi ôn thầy bỏ bớt cho bài tuyến giáp nên còn 3 bài thôi. Học bài và đánh trắc nghiệm thôi là làm được hết. Bài Mạch vành, bài Thận ra trắc nghiệm cũ nhiều, riêng bài Gan mật update mới tinh thì phải học slide chứ ko học sách nữa, anh ra trong slide hết.
- Di truyền: ngày xưa là thế mạnh của PNT nhưng giờ đỡ nhiều rồi :v. Ko học sách Di truyền của PNT nữa mà toàn bộ học ppt mới của lớp ôn. Chỉ là mới thôi chứ ko khó đâu. Đi học và về học bài là làm được, ra y chang. Trắc nghiệm cũ ko giống nữa.
Có thể do năm đầu đổi mới nên thầy cô cho đề dễ, chăm học là được. Mỗi bài chị học chị đều soạn ra giấy theo ý mình để dễ hiểu dễ nhớ hơn (Nội, Nhi cũng vậy). Trước khi đi học lớp ôn chị đã học hết các môn cơ sở, nên lúc vào lớp ôn bắt kịp nhanh, mau nhớ bài. Chỉ có Di truyền đổi mới nên chị phải làm lại từ đầu với nó thôi :v. Chị nói dễ ko có nghĩa là em chủ quan, mà là mình cần tận dụng nó, lấy điểm càng cao càng tốt. Toán, Môn 3, Nội, Nhi đều quan trọng như nhau.
Trắc nghiệm: sách trắc nghiệm thì có GP và SL mua về đánh, ngoài ra đánh tất cả trắc nghiệm cuối bài trong SGK, cuối cùng là đánh đề.
Về Ngoại Ngữ
Chị đi thi lấy bằng TOEIC trước để được miễn thi cho khoẻ nên ko rành về lớp ôn và cách thi Ngoại ngữ. Nếu có thời gian em đi thi lấy bằng đi để được miễn thi để mất công ôn thêm 1 môn đi thi thêm 1 buổi. TOEIC có vẻ là bằng dễ lấy nhất vì chỉ có 2 kỹ năng đọc và nghe. Em nên thi sớm vì thời gian chờ kết quả rồi thêm thời gian làm bằng cũng mất 2 tháng (chị nhớ mang máng vậy). Chỉ cần TOEIC trên 450 là được miễn thi rồi. Các bằng khác thì em lên web trường để coi mức điểm để được miễn thi.
Về vấn đề cách học
Cá nhân chị thấy thì nếu có người bạn học chung là lý tưởng nhất. Học ôn Nội trú là con đường dài và khó khăn, có bạn sẽ giúp nhau học tốt hơn và hỗ trợ động viên nhau nữa. Nên học nhóm nhỏ thôi 2-3 bạn, nhiều quá loãng, khó tập trung. Lúc thi tốt nghiệp chị học nhóm 2 người với bạn thân của chị, không những hiệu quả mà học rất vui nữa. Nên chị khuyên nếu có bạn học hợp với mình thì em nên học nhóm.
Riêng lúc thi Nội trú thì chị học 1 mình vì bạn chị thi Ngoại. 1mình sẽ khó khăn hơn nhưng ko phải là ko được. Chỉ cần em nỗ lực và quyết tâm.
Học sớm thì tốt nhưng sớm quá cũng ko tốt, chị học xong chị quên sạch bách tại còn học bài trên trường nữa. Nên đầu năm Y6 em học từ từ thôi, chưa cần thuộc đâu nhưng đọc cho quen với kiến thức của YDS, đến cuối tăng tốc, tập trung là ổn, ko bị lạ lẫm quá nhiều. Miễn đừng dồn 1 cục lại học ko kịp là được.Cũng bởi lượng bài lớn nên thường xuyên ôn lại cũng quan trọng chứ ko một thời gian chữ nó rơi đâu mất tiêu. Viết danh sách bài học ra, học 1 lần gạch 1 cái để theo dõi, cũng như sắp xếp thời gian phù hợp để đến lúc thi đã ôn lại đầy đủ bài.
Cách học thì mỗi người mỗi khác, em ko nên ráng bắt chước bất kì ai. Vì mỗi người có cách học phù hợp riêng và chị nghĩ học 6 năm rồi thì em biết cách học nào hợp với mình. Nên vấn đề này chị ko nói nhiều ở đây.
Cái cuối chị muốn nhắn nhủ với em là tinh thần khi luyện thi của em vô cùng quan trọng. Ko nên quá áp lực lo lắng sẽ khiến mình học ko được, suy nghĩ linh tinh nhiều, mất thời gian uổng phí. Cũng ko nên quan tâm các bạn khác học tới đâu rồi, đối thủ mình là ai, vì theo chị, nếu có biết mấy chuyện đó cũng ko làm được gì hết. Hãy tập trung vào bản thân em, cái em cần tìm hiểu nhất chính là em mạnh ở đâu để phát huy, em yếu ở đâu để khắc phục. Ví dụ như chị dở Toán lắm nên tự biết mình phải chú ý ôn luyện nhiều hơn để tiến bộ. Đừng quá quan tâm những người khác làm mấy thời gian bản thân em. Cố gắng hết mình và giữ 1 tinh thần lạc quan nhất để có thể kiên trì đi hết con đường. Trong thời gian ôn thi, chị vẫn dành những khoảng thời gian để đi chơi, giữ đầu óc thư giãn để học tập hiệu quả.
Về vấn đề đi thi
Theo chị đây cũng là cái cần nói. Tất cả thời gian ôn luyện dài hay ngắn, nhiều hay ít ko cần biết, kết quả đều gom lại phụ thuộc hết trong những ngày thi.
Khi đi thi, ngoài kiến thức đã học, em cần mang theo 2 thứ nữa: bình tĩnh và cẩn thận. 120 câu trắc nghiệm dù học đến đâu cũng ko thể biết hết, chắc chắn sẽ gặp câu em ko biết gì về nó cả là bình thường (học y mà :v). Khi đó, 2 thứ mà chị nói trên sẽ giúp em. Hoang mang, hoảng loạn ko làm được gì hết. Nên 1 câu khósẽ hơn nhau ở ai bình tĩnh và cẩn thận hơn. Sáng suốt sẽ giúp em loại trừ bớt các đáp án sai để có thể nâng khả năng lụi trúng từ ¼ lên 1/3 thậm chí ½ luôn. Cũng nói luôn đi thi Nội trú trừ khi thực sự ko biết cái gì để loại trừ thì ko được phép lụi đại. Dù là tình huống lâm sàng lạ đi chăng nữa thì nắm lý thuyết cũng giúp em loại trừ những đáp án sai để nâng xác suất đúng của mình.Cũng như môn Toán thì cẩn thận là trên hết. Trước khi đặt bút viết bất kì đáp số nào vào giấy chị đều bấm lại ít nhất 3 lần. Toán ko khó, chỉ cần cẩn thận. Lỡ sai làm lại không chỉ mất thời gian mà còn chưa chắc đúng vì lúc rối dễ làm lung tung.
Cái cuối cùng nữa là không được để trống bất kì câu nào hết, phải đánh hết, làm hết. Thường xuyên coi thời gian làm bài để tăng tốc làm bài cho kịp.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của chị mang tính chất tham khảo, hy vọng có thể giúp đỡ em. Kết quả cuối cùng thực sự là do nỗ lực của bản thân.
Tặng em một câu chị rất thích từ một BSNT Y Hà Nội: Thành công chỉ đến với những trí tuệ chuyên cần.
Chúc em và các bạn thành công :D
GROUP Zalo HỌC TẬP SINH VIÊN Y CÁC TRƯỜNG
-
Sinh Viên Y Hà Nội
Truy cập link:
https://zalo.me/g/xigggu924
-
Sinh Viên Y Thái Nguyên
Truy cập link:
https://zalo.me/g/qmvyea821
-
Sinh Viên Y Hải Phòng
Truy cập link:
https://zalo.me/g/uohxho678
-
Sinh Viên Y Thái Bình
Truy cập link: https://zalo.me/g/wvtign614
-
Sinh Viên Học Viện Y Học Cổ Truyền
Truy cập link:
https://zalo.me/g/ccssmi613
-
Sinh Viên Y Huế
Truy cập link:
https://zalo.me/g/ggrury940
-
Sinh Viên Y Cần Thơ
Truy cập link:
https://zalo.me/g/hzsivc216
-
Sinh Viên Y Phạm Ngọc Thạch
Truy cập link:
https://zalo.me/g/opgdld773
-
Sinh Viên Y Dược Hồ Chí Minh
Truy cập link:
https://zalo.me/g/rbmkwr784
-
Sinh Viên Y Quốc Gia
Truy cập link:
https://zalo.me/g/qrhphe584
-
Sinh Viên Y Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột
https://zalo.me/g/eluyan693
Chào mừng các bạn.