TIM MẠCH: TẠI SAO NHỒI MÁU CƠ TIM ST LẠI CHÊNH

Đăng vào ngày 2021-12-29 05:24:34 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Điện Tâm Đồ

Giải thích ST chênh lên -STEMI , ST chênh xuống -NSTEMI
# Các khái niệm và nguyên tắc
1/ Ở pha 4 của tb cơ tim bình thường ( TBBT), dòng K+ đi từ trong tb ra ngoài tb để duy trì điện tích -90mV so với ngoài tb. Ở pha 4 của tb cơ tim thiếu máu ( TBTM), do sự thiếu máu nuôi cơ tim ( mảng xơ vữa tắc mạch vành)=> giảm oxy cung cấp cơ tim => giảm tổng hợp ATP => mất chức năng bơm Na+K+ATPase => Kali tích luỹ ở ngoại bào => điện thế hoạt động ở pha 4 bị giảm âm ( Vd: -70mV).
2/ Ở pha  yếu là sự đi vào của dòng Na phụ thuộc điện thế, do ở pha 4 của TBTM bị bớt âm ( -70mV so với -90mV) nên giảm mở kênh Na phụ thuộc điện thế => giảm hoạt động điện thế ở pha 0.
3/ Ở pha 3, dòng Kali đi ra ngoài nhiều, do mở kênh Kali phụ thuộc  ATP ( bình thường khi có đầy đủ ATP thì kênh này đóng) => pha 3 diễn ra nhanh và sớm.
=> kết hợp với hình bên dưới để hiểu 3 nội dung trên.
4/ Nguyên lí ghi điện 
Ta sử dụng điện tích bên ngoài tb để nói về hướng của vector khử cực và tái cực ở tb thiếu máu.
Dòng điện đi từ nơi khử cực nhiều sang nơi khử cực ít ( hoặc đi từ âm sang dương).
# Thuyết tâm thu
Ở pha 2 tương ứng với đoạn ST trong ECG và tướng ứng thời kì tâm thu trong chu chuyển tim, bên trong TBBT tích điện dương nhiều hơn bên trong TBTM ( giải thích dựa trên các khái niệm trên).
=> bên ngoài TBBT tích điện âm hơn TBTM
=> Dòng điện từ âm sang dương, tương đương với việc dòng điện đi từ TBBT sang TBTM.
a/ Thiếu máu dứoi nội tâm mạc: nhìn hình
 Vector từ TBBT sang TBTM  và nó ngược với chiều điện cực => ST hướng xuống.
b/ Thiếu máu xuyên thành: nhìn hình
Vector từ TBBT sang TBTM và nó cùng chiều điện cực => ST hướng lên.
# Thuyết tâm trương
Ở pha 4 tương ứng đoạn T-P ( đường đẳng điện), tương ứng với kì tâm trương. Trong TBTM tích điện dương hơn so với TBBT => Bên ngoài TBTM tích điện âm so với TBBT
=> Dóng điện đi từ TBTM sang TBBT
c/ Thiếu máu dưới nội tâm mạc
Vector đi từ TBTM sang TBBT cùng hướng điện cực => T-P chênh lên
d/ Thiếu máu xuyên thành
Vector tùe TBTM sang TBBT ngược hướng điện cực = > T-P chênh xuống
# Kết hợp 2 thuyết ở trên ta thấy với trường hợp thiếu máu dưới nội tâm mạc thì T-P ( đường đẳng điện mới) chênh lên, trong khi ST hướng xuống=> ST chênh xuống.
Đối với thiếu máu xuyên thành, T-P chênh xuống, ST hướng lên => ST chênh lên..
Các bạn có thể tham khảo video bên dưới để dễ hình dung hơn.
https://youtu.be/Jp4ifuH2-Hw

CRE: CASE and ECG
#MUF
---

Đường cong điện thế hoạt động


Hình 5: Các phase của đường cong điện thế hoạt động
-          Phase 0: Khử cực nhanh
+ Na+: di chuyển ào ạt từ ngoài TB vào trong TB
+ Điện thế qua màng -90mV -> +20-+30mV
-          Phase 1: Tái cực nhanh sớm
+ Na+: giảm
+ K+: di chuyển ra ngoài màng
+ Điện thế qua màng hạ xuống gần mức 0
-          Phase 2: Tái cực chậm (cao nguyên tái cực)
+ Ca++ chậm đi vào TB
+ Nachậm vào TB
+ K đi ra
+ Điện thế qua màng thay đổi không đáng kể
-          Phase 3Tái cực nhanh muộn
+ K+ đi ra tăng lên
+ Điện thế qua màng hạ nhanh xuống mức ban đầu: -90mV
-          Phage 4: Lặp lại hằng định nội môi
+ ATPase
1.      Đẩy Na+ ra TB, bơm K+ vào TB
2.      Đẩy Ca++ ra TB, bơm Na+ vào TB
+ Điện thế qua màng ổn định ở mức -90mV
ð      Ở sợi cơ co bóp, điện thế tối đa trong màng được duy trì, phase 4 sẽ kéo dài cho đến khi có một kích thích từ ngoài đến làm hạ điện thế tới ngưỡng rồi khởi động điện thế hoạt động với các giai đoạn như đã mô tả ở trên.
ð      Ở tế bào kém biệt hóa của hệ thống dẫn truyền thì hoàn toàn khác. Trong trạng thái nghỉ, tế bào tự khử cực:
+ Ion Na+ xâm nhập dần dần vào trong tế bào làm hạ dần điện thế trong màng, đó là sự khử cực chậm tâm trương, một đặc trưng của tế bào tự động. 
+ Khi điện thế trong màng hạ tới ngưỡng sẽ khởi động một điện thế hoạt động. Tần số tạo ra những điện thế hoạt động phụ thuộc vào tốc độ khử cực chậm tâm trương ở phase 4. 
+ Bình thường, tế bào tự động của nút xoang có tần số tự khử cực lớn nhất vì vậy điện thế trong màng của các nơi khác chưa xuống đến ngưỡng để tạo ra một điện thế hoạt động thì xung động từ nút xoang đã dẫn tới xóa những xung động đang hình thành từ các nơi đó và do vậy nó chỉ huy nhịp đập của tim.



Hình 6: Sự di chuyển của các ion hình thành nên điện thế hoạt động của tế bào cơ tim
Hình 7: Điện thế hoạt động ở các vị trí khác nhau trong tim
Hình 8: Điện thế hoạt động của nút xoang và cơ thất

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay