VIÊM DẠ DÀY TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN

Đăng vào ngày 2024-05-24 16:15:09 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

CASE LÂM SÀNG BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

CASE LÂM SÀNG BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN - HIẾM GẶP (EOSINOPHILIC GASTROINTESTINAL DISEASES)

Đầu tháng 4/2024 trung tâm Tiêu hóa – gan mật có tiếp nhận bệnh nhân nam 35 tuổi. Vào viện trong tình trạng 1 tháng nay bệnh nhân đau bụng thượng vị, đau thành cơn, trung tiện được, không sốt, không nôn. Rất dễ nhầm với các bệnh lý thương gặp như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích thông thường.

Xét nghiệm cơ bản ban đầu:
- BC: 18.5 G/l     BCAT: 47.3% (8.7 G/L)   BCTT:36.2% (6.7G/L)
- Amylase, Lipase bình thường
- SAOB: hạch mạc treo ổ bụng
- CT bụng: dày thành đại tràng ngang đoạn sát đại tràng góc gan. Hạch mạc treo ổ bụng

Với xét nghiệm bạch cầu ái toan máu tăng cao, đau bụng nhiều, định hướng đến nhóm bệnh lý hiếm gặp là bệnh đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic gastrointestinal diseases). Bệnh nhân sau đó được tiến hành nội soi dạ dày và đại tràng sinh thiết tổn thương ở nhiều vị trí. Đồng thời, bệnh nhân cũng được làm các xét nghiệm kí sinh trùng trong phân và kháng thể tự miễn trong máu…. nhằm loại trừ tăng bạch cầu ái toan do các nguyên nhân khác.
- NSDD: niêm mạc hang vị, phình vị xung huyết, rải rác có vài trợt nông, thực quản bình thường. hành tá tràng có loét nông
- NSĐT: chưa  phát hiện bất thường
- Xét nghiệm phân: kháng thể giun lươn, đũa chó mèo, sán lợn  âm tính
- Soi phân: không thấy giun sán trong phân 
- Huyết đồ: tủy tăng bạch cầu ưa acid

Kết quả sinh thiết:
- GPB tá tràng: mô đệm xâm nhập nhiều bạch cầu ái toan >100AT/HPF
- GPB dạ dày: viêm niêm mạc dạ dày mạn tính hoạt động nhẹ
- GPB thực quản: viêm thực quản mạn tính

Qua các thông tin thu nhận được, bệnh nhân được chẩn đoán viêm tá tràng tăng bạch cầu ái toan và được điều trị thử với corticoid. Sau 2 tuần: bệnh nhân đỡ đau bụng, ăn uống tốt, xét nghiệm BCAT giảm tốt : 2.2% (0.15 G/L)

Viêm đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan là một tình trạng hiếm gặp, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan từng mảng (patchy) hoặc lan tỏa khắp mô đường tiêu hóa, bệnh lần đầu tiên được mô tả bởi tác giả Kaijser vào năm 1937. Mỗi ca bệnh là một điểm riêng với các tổn thương đặc thù, tùy thuộc vào vị trí cũng như độ nông sâu, lan tỏa diện rộng của ruột và có diễn tiến tái phát mạn tính (chronic relapsing course). Thể bệnh có thể phân loại thành thể niêm mạc (mucosal), thể ở cơ (muscular) và thể thanh mạc (serosal types) dựa vào độ sâu của thương tổn.

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay