Ngón Tay Dùi Trống - Triệu chứng học Nội Khoa

Đăng vào ngày 2022-10-08 21:03:00 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Triệu chứng học Nội Khoa

Ngón tay dùi trống (hay còn gọi là ngón tay Hippocrate, móng tay khum mặt kính đồng hồ) gặp trong một số bệnh, đặc biệt là bệnh phổi và bệnh tim.

1.Dấu hiệu và triệu chứng

Ngón tay dùi trống phát triển qua 5 bước:

+Nền móng dao động và mềm đi, nếp móng lồi hơn.

+Mất góc bình thường (<160°) giữa nền móng và móng.

+Đầu ngón tay bị sưng phồng, đỏ và có thể hơi nóng tại vị trí này.

+Dây toàn bộ phần đầu ngón tay (như cái dùi trống).

+Về bóng và tính vận của da và móng bị ảnh hưởng.

2. Nguyên nhân

*Thường gặp

-Tim mạch

+Chứng giảm oxy, giảm oxy mạn

+Bệnh tim bẩm sinh có tím (tứ chứng Fallot…)

+Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

+Viêm màng ngoài tim do vi khuẩn bán cấp

-Hô hấp

+Ung thư phổi (thường là ung thư không tế bào nhỏ)

+Bệnh phổi mạn tính:

.Giãn phế quản.

.Áp xe phổi.

.Viêm mủ màng phổi.

+Xơ hóa phổi vô căn

*Ít gặp

-Hô hấp

+Xơ hóa phối thùy

+Bệnh bụi phổi amiang

+U trung biểu mô màng phổi, u xơ màng phổi

– Tiêu hóa

+Xơ gan ( đặc biệt là xơ gan mật tiên phát – bệnh Hanot)

+Bệnh viêm ruột.

+Bệnh celiac (không dung nạp gluten)

 3. Cơ chế

Cơ chế gây ngón tay dùi trống cho từng nguyên nhân chưa rõ ràng, có 2 giả thuyết như sau:

(1)Cơ chế liên quan tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGFs): Ở người khỏe mạnh, mẫu tiểu cầu (một tế bào lớn có thể tạo ra vô số tiểu cầu) thoát được khỏi tuỷ xương nhưng sẽ bị chặn lại ở trước mao mạch phổi vì kích thước quá lớn, sau đó nó vỡ ra thành nhiều mảnh tiểu cầu ở phổi và trở thành tiểu cầu. Tuy nhiên khi có một shunt không đi qua mao mạch phổi, các mẫu tiêu cầu có thể đi vào vòng tuần hoàn hệ thống và kẹt lại ở các mao mạch nhỏ vùng đầu chi. Tại đây chúng bị hoạt hoá tương tự như một tiểu cầu và sẽ giải phóng PDGFs, làm kết tập nhiều tế bào và thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào cơ, nguyên bào sợi, gây ra ngón tay dùi trống. Cơ chế này giúp lý giải hiện tượng ngón tay dùi trống trong các bệnh tim bẩm sinh có shunt phải – trái, trong ung thư phổi và phế quản, trong hội chứng gan phối biến chứng của xơ gan, tuy nhiên thuyết không giải thích được ngón tay dùi trống một bên và không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có ngón tay dùi trống.

(2) Cơ chế giãn mạch:

+ Trong các bệnh tim bẩm sinh: các mô ở xa như đầu chi thường không được cung cấp đủ oxy. Các mạch máu ở đây phản ứng bằng cách giãn ra đề tăng lượng máu đến, tăng lượng oxy cung cấp cho mô, lâu dần sẽ hình thành ngón tay dài trống.

+ Tương tự như trong ung thư phổi hoặc một số ung thư khác: ngoài cơ chế giản mạch vì thiếu oxy ở mô, ngón tay dài trống còn do tình trạng ung thư tác động, nhưng cơ chế cụ thể không rõ.

+ Thiếu máu mạn : thiếu oxy kéo dài –> ngón tay dùi trống. (Cơ chế này không giải thích được trong các bệnh xơ gan, crohn, viêm loét ruột)

4. Khám lâm sàng

Cách 1: Đo góc giữa nền móng và móng: (góc ABC minh họa)

-Bình thường: 160°

-Nếu >180° thì đó là ngón tay dùi trống.

Cách 2: Đo tỉ số về chiều cao:

Đo chiều cao đốt ngón xa (Distal phalangeal depth) và ở gian đốt ngón giữa-xa (interphalangeal depth).

+DPD/IPD bình thường <1.

+Nếu DPD/IPD>1, thì đó là ngón tay dùi trống.

Cách 3: Lâm sàng

Áp mặt móng của 2 đầu ngón tay của 2 bàn tay vào nhau, thường thì góc mở giữa 2 móng nhỏ hoặc bằng 0, nếu góc mở lớn thì chính là ngón tay khum mặt kính đồng hồ. Ta cũng có thể đánh giá cách này qua sự hiện diện của lỗ cửa sổ (dấu hiệu Schamroth).

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay