Bác sĩ nội trú ở Thụy Sĩ.
BSNT là một hình thức đào tạo sau đại học hiện có ở nhiều nước. Ở Việt Nam, loại hình đào tạo này kéo dài 3 năm cho tất cả các chuyên ngành, được thi 1 lần duy nhất trong đời, tuổi đời không quá 27, và kì thi đó vẫn được coi là kì thi khủng khiếp nhất của cuộc đời Bác sĩ.
Ở Thụy sĩ, BSNT gọi là "medecin assistant", có một số điểm khá thú vị của loại hình đào tạo này.
1. Bác sĩ sau khi tốt nghiệp 6 năm đại học Y ở Thụy sĩ có thể chọn 2 con đường: 1- Học lên TIẾN SĨ và sẽ tham gia giảng dạy ở các trường đại học (6 năm học ĐH Y đã bao gồm 3 năm master, tức là tốt nghiệp 6 năm đương nhiên đã là Thạc sĩ, điều này thể hiện sự công bằng trong thời gian đào tạo và công nhận của xã hội, ở VN mình vẫn phải học thêm thạc sĩ). 2- học nội trú để trở thành bác sĩ lâm sàng.
2. BSNT ở Thụy sĩ không cần thi tuyển mà chỉ cần nộp hồ sơ dự tuyển vào bệnh viện và đương nhiên là sẽ có đủ vị trí cho các bs. Điều kiện duy nhất là tốt nghiệp ĐHY. Quyền học tập được thực hiện một cách triệt để và trình độ Bs giữa các tuyến không có nhiều sự chênh lệch vì tất cả bs hầu hết đều là bsnt (một số trường hợp ngoại lệ mình sẽ đề cập sau).
3. Không giới hạn độ tuổi nên mình từng gặp nhiều bsnt đã ở độ tuổi 40. :)))
4. Điểm đặc biệt là một người có thể học nhiều chuyên ngành BSNT khác nhau, ví dụ học 2 năm nội khoa hoặc 3 năm phẫu thuật thần kinh rồi mới chuyển sang học Chẩn đoán hình ảnh, hoặc tim mạch,... nên có nhiều bs thời gian học nội trú kéo dài hơn 5 năm, thậm chí 10 năm. Nhiều BSNT có kiến thức tổng quát rất tốt vì đã học qua 2,3 chuyên ngành :)).
5. Chuyên ngành hồi sức cấp cứu thường được các bác sĩ chọn học sau khi đã học một số năm BSNT Nội khoa, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của hồi sức cấp cứu, trong khi ở VN thì bác sĩ mới về viện thường phải làm việc ở khoa cấp cứu trước.
6. Chuyên ngành hot theo mình tham khảo thì là "phẫu thuật thần kinh" chứ không phải "da liễu" như ở VN, và thu nhập của bs phẫu thuật TK cũng là top đầu. :)) cái này cỡ mẫu bé nên không có độ tin cậy cao.
7. Trong quá trình đào tạo, các BSNT có thể đăng kí các khóa học DU ở các trường đại học để lấy chứng chỉ.
8. Sau khi trải qua thời gian học là từ 3-5 năm tùy chuyên ngành (một số chuyên ngành như ngoại khoa thì cần phải học tiếp các chuyên ngành sâu), các BSNT sẽ tham gia 2 kì thi, FMH1,2 (nôm na là giống ck1,2 ở VN), thi xong thì coi như hoàn thành hết chương trình đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề ở TS (không phải thi thêm bất kì kì thi nào khác).
9. Về đãi ngộ, thì BSNT làm việc tại bệnh viện dưới sự giám sát của các bs chính. Thời gian làm việc theo quy định, số ngày nghỉ nguyên lương là 25 ngày giống với bs chính. Mức lương bệnh viện chi trả theo quy định, gấp khoảng 1,5 lần mức lương công chức bình thường (không dưới 6k chf), đây là lý do mà nhiều bs 40 tuổi vẫn học được nội trú. Học phí thì đương nhiên là miễn phí, chỉ phải đóng tiền lệ phí ở các kì thi tốt nghiệp.
Trên đây là mấy điều mình lượm lặt được về hình thức đào tạo BSNT sau một thời gian tiếp xúc với y tế nước bạn.
Con đường trở thành một bs tốt ở đâu cũng khó khăn và vất vả, nhưng nếu được đãi ngộ xứng đáng thì sẽ tạo động lực rất lớn cho các bác sĩ. Hy vọng trong tương lai gần, Y tế VN sẽ dần trở thành một ngành phúc lợi chứ không phải thương mại như hiện tại, rất hy vọng.
Ps: ảnh nhìn từ cửa sổ phòng nghỉ của nhân viên khoa. :)) mình rất thích màu xanh ở Thụy sĩ, màu xanh khắp nơi từ phố thị đến nông thôn.
Nguồn: Bs Hụ Hoàng