Ý NGHĨA CỦA 26 CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA
1. Tên xét nghiệm: Ure máu
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, can thiệp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l
Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein…
Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp ure, chế độ ăn nghèo protein, truyền nhiều dich…
Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin,
2. Tên xét nghiệm: Creatinin máu
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, các bệnh lý ở cơ, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp…Nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, mức độ suy thận.
Trị số bình thường:
Nam: 62-120 Mmol/l
Nữ: 53-100 Mmol/l
Creatinin tăng cao trong các trường hợp: Suy thận cấp và mãn, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte…
Creatinin giảm gặp trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
3. Tên xét nghiệm: Đường máu
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, kiểm tra trước phẫu thuật,can thiệp, đang điều trị cocticoid, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 3,9- 6,4 mmol/l
Đường máu tăng cao gặp trong các trường hợp: Tiểu đường do tuỵ, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị cocticoid, bệnh gan, giảm kali máu…
Đường máu giảm gặp trong các trường hợp: hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addison…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chú ý: Lấy máu lúc đói và chuyển máu xuống khoa xét nghiệm chậm nhất là 30 phút sau khi lấy máu.
4. Tên xét nghiệm: HbA1C
Ý nghĩa và chỉ định: Nồng độ HbA1-C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, những trường hợp cần kiểm soát đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát.
Trị số bình thường: 4-6%
HbA1C tăng trong các trường hợp: bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường khó kiểm soát,.
HbA1C tăng giả tạo trong các trường hợp: ure máu cao, thalassemia.
HbA1C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 1ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA
Tên xét nghiệm: Acid Uric máu
Chỉ định: Nghi ngờ bệnh Goutte, bệnh thận, bệnh khớp, theo dõi hiệu qủa điều trị bệnh Goutte…
Trị số bình thường:
Nam: 180-420 Mmol/l
Nữ: 150-360 Mmol/l
Acid uric tăng cao trong nhiều trường hợp: thường gặp nhất là trong bệnh Goutte, leucemie, đa hồng cầu, suy thận, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng, bệnh vẩy nến…
Acid uric giảm gặp trong các trường hợp: có thai, bệnh wilsson, hội chứng Fanconi…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
5. Tên xét nghiệm: SGOT (ALT)
Ý nghĩa: SGOT là men xúc tác phản ứng trao đổi nhóm amin. GOT không những ở bào tương (khoảng 30%) mà nó còn có mặt ở ty thể của tế bào (khoảng 70%). Nồng độ men SGOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim.
Chỉ định: Viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm cơ, tai biến mạch máu não…
Trị số bình thường ≤40 U/l
SGOT tăng cao trong các trường hợp: Viêm gan cấp do virus hoặc do thuốc, tan máu, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…
Lưu ý trong các trường hợp tế bào hồng cầu bị vỡ thì SGOT tăng rất cao
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
6. Tên xét nghiệm: SGPT (AST)
Ý nghĩa: SGPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan. Nồng độ SGPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.
Chỉ định: Viêm gan (cấp, mãn), nhũn não…
Trị số bình thường ≤40 U/l
SGPT tăng cao gặp trong các trường hợp viêm gan, nhũn não.
Nếu SGPT>>>SGOT: Chứng tỏ có tổn thương nông, cấp tính trên diện rộng của tế bào gan
Nếu SGOT>>>SGPT chứng tỏ tổn thương sâu đến lớp dưới tế bào (ty thể)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
7. Tên xét nghiệm: GGT (Gama Glutamyl Transferase)
Chỉ định: Các bệnh lý gan mật.
Trị số bình thường:
Nam ≤ 45 U/l
Nữ ≤30 U/l
GGT tăng cao trong các trường hợp: Nghiện rượu, viêm gan do rượu, ung thư lan toả, xơ gan, tắc mật…
GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: Viêm tuỵ, béo phì, do dùng thuốc…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
8. Tên xét nghiệm: ALP ( phosphatase kiềm)
Chỉ định: Bệnh xương, bệnh gan mật.
Trị số bình thường: 90-280 U/l
ALP tăng rất cao trong các trường hợp: Tắc mật, ung thư gan lan toả.
ALP cũng tăng trong các trường hợp: Viêm xương, bệnh Paget (viêm xương biến dạng), ung thư xương tạo cốt bào, nhuyễn xương, còi xương. Vàng da tắc mật, viêm gan thứ phát( sau tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh Hodgkin, dùng thuốc tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp…)
ALP giảm trong các trường hợp: Thiếu máu ác tính, suy cận giáp, thiếu vitaminC, dùng thuốc giảm mỡ máu…
Mẫu máu: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin
Tên xét nghiệm: Bilirubin máu
Chỉ đinh: Các trường hợp vàng da do bệnh gan mật, tuỵ, tan máu…
Trị số bình thường: Bilirubun toàn phần ≤17,0 Mmol/l
Bilirubin trực tiếp ≤4,3 Mmol/l
Bilirubin gián tiếp ≤12,7 Mmol/l
Bilirubun toàn phần tăng cao trong các trường hợp: Vàng da do nguyên nhân trước gan (tan máu), trong gan (viêm gan), sau gan (sỏi ống mật chủ, u đầu tuỵ…)
Bilirubin trực tiếp tăng trong các trường hợp: Tắc mật, viêm gan cấp, ung thư đầu tuỵ…
Bilirubin gián tiếp tăng trong: Thalassemia, tan máu, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh …
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
9. Tên xét nghiệm: Protein toàn phần
Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 65-82g/l
Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tuỷ (Kahler), bệnhWaldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận …Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều…
Protein giảm trong các trường hợp: thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng… ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều…)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
10. Tên xét nghiệm: Albumin máu
Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt…
Trị số bình thường: 35-55 g/l
Albumin tăng thường ít gặp: Shock, mất nước…
Albumin giảm thường gặp trong các trường hợp: Xơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, đa u tuỷ ( Kahler), Waldenstrom…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
11. Tên xét nghiệm: Chỉ số A/G
Chỉ định: Đa u tuỷ, xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ…
Trị số bình thường: 1,2 – 2,2
A/G < 1 do tăng globulin, do giảm Albumin hoặc phối hợp cả 2:
– Giảm albumin: do thiếu dinh dưỡng, ung thư, lao, suy gan…
– Tăng globulin: Đa u tuỷ xương, Bệnh collagen, nhiễm khuẩn…
– Đồng thời giảm albumin và tăng globulin: Xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ, đau tuỷ xương…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
12. Tên xét nghiệm: Định lượng B2M (B2 Microglobulin)
Ý nghĩa: B 2 M do các tế bào lympho, tương bào sản sinh và có trên bề mặt các tế bào này. Định lượng B2M góp phần phân loại, tiên lượng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh đa u tuỷ xương, u lympho.
Chỉ định: bệnh đa u tuỷ xương, u lympho
Trị số bình thường: 0,8 -2,2 mg/l
B2M tăng trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính, suy giảm chức năng thận, các bệnh ác tính. Đặc biệt, B2M tăng cao ở bệnh nhân đa u tuỷ xương, u lympho.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
13. Tên xét nghiệm: Cholesterol toàn phần
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
Trị số bình thường: 3,9-5,2 mmol/l
Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, vữa xơ động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến…
Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn …
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
14. Tên xét nghiệm: Triglycerid
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tuỵ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
Trị số bình thường: 0,5- 2,29 mmol/l
Triglycerid tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường…
Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
15. Tên xét nghiệm: HDL-C
Chỉ đinh: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi……
Trị số bình thường: ≥ 0,9mmol/l
HDL-C tăng: ít nguy cơ gây vữa xơ động mạch
HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây vữa xơ động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…
Người ta thường chú ý tới tỉ số CHOLESTEROL TOÀN PHẦN / HDL-C. Tí số này tốt nhất là <4, tỉ số này càng cao thì khả năng vữa xơ động mạch càng nhiều.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
16. Tên xét nghiệm: LDL-C
Chỉ đinh: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường…
Trị số bình thường: <=3,4mmol/l
LDL-C càng cao, nguy cơ bị vữa xơ động mạch càng lớn.
LDL-C tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì…
LDL-C giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
17. Tên xét nghiệm: Can xi toàn phần
Chỉ đinh: Đa u tuỷ, loãng xương, còi xương, dùng thuốc lợi tiểu Diazit kéo dài…
Trị số bình thường: 2,2-2,7 mmol/l
Can xi toàn phần tăng trong các trường hợp: loãng xương, đa u tuỷ, cường phó giáp trạng, bệnh Paget, cường giáp, dùng lợi tiểu Diazit…
Can xi toàn phần giảm trong các trường hợp: Thiếu vitamin D, còi xương, thiểu năng giáp, suy thận, một số trường hợp không đáp ứng với vitamin D, hội chứng thận hư, các trường hợp giảm Albumin máu, tan máu, viêm tuỵ cấp, thai nghén…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
18. Tên xét nghiệm: Ca++ máu
Chỉ đinh: Đa u tuỷ, loãng xương, suy thận…
Trị số bình thường: 1,17-1,29 mmol/l
Ca++ tăng trong các trường hợp: Đa u tuỷ, loãng xương, viêm phổi, giảm phosphat máu, nhiễm độc vitamin D, cường cận giáp tiên phát hoặc thứ phát…
Ca++ giảm trong các trường hợp: Thiểu năng cận giáp, suy thận, bệnh Tetanie, còi xương, các bệnh có giảm Albumin máu…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
19. Tên xét nghiệm: Sắt trong máu
Chỉ đinh: Các trường hợp thiếu máu, mất máu do chảy máu, trĩ, giun móc, thai nghén, nhiễm độc sắt, tan máu…
Trị số bình thường:
Nam: 11-27 Mmol/l
Nữ: 7-26 Mmol/l
Sắt tăng trong các trường hợp: tan máu, suy tuỷ, xơ tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xơ gan, nhiễm độc sắt, truyền máu nhiều lần…
Sắt giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, viêm nhiễm mạn tính, chảy máu kéo dài, ăn kiêng, giảm hấp thu sắt (cắt đoạn ruột, dạ dày…)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
20. Tên xét nghiệm: Ferritin
Trong cơ thể , sắt được dự trữ dưới dạng Ferritin hoặc sản phẩm được cô đặc dạng bán tinh thể của nó là hemosiderin.Ferritin có TLPT là 440.000 dalton, gồm lớp vỏ protein( Apoferritin) và một lõi Fe+3- hydroxyt- phosphate. Ferritin có khả năng tích trữ và giải phóng sắt theo các nhu cầu sinh lý. Mỗi phân tử Ferritin có thể chứa tới 4.500 nguyên tử sắt, nhưng nó thường chứa dưới 3.000 nguyên tử sắt. Các kênh ở bề mặt apoferritin cho phép tích trữ và giải phóng sắt. Khi sắt thừa, ferritin có khuynh hướng hình thành các oligomer ổn định và khi có mặt thừa trong các cơ quan dự trữ, nó có thể cô đặc lại dưới dạng bán tinh thể gọi là hemosiderin. Các hemosiderin trong các lysosom có thể nhìn được thấy bằng kính hiển vi và sử dụng để chẩn đoán.
Chỉ đinh: Những trường hợp thiếu máu, tan máu, các trường hợp cần đánh giá dự trữ sắt của cơ thể.
Trị số bình thường:
Nam giới và phụ nữ đã mãn kinh: 16,4- 323 ng/ml
Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ: 6,9- 282ng/ml
Ferritin tăng rất cao trong các trường hợp: Suy tuỷ, tuỷ giảm sinh, rối loạn sinh tuỷ, Hogkin, đa u tuỷ xương…
Ferritin cũng tăng cao trong các trường hợp: Nhiễm trùng, có khối u mãn tính( tăng giả tạo), truyền khối hồng cầu nhiều lần, tan máu…
Ferritin giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, các bệnh mãn tính, viêm đa khớp, suy thận, các bệnh gây mất máu mãn tính (rong kinh, trĩ, viêm loét đường tiêu hoá, chảy máu dạ dày…), rối loạn hấp thu (do cắt dạ dày, viêm ruột non mãn tính)…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
21. Tên xét nghiệm: Transferin(Tf), độ bão hoà transferin (Transferin saturation- TfS), Transferin Receptor hoà tan (TfRS)
Ý nghĩa: Transferin( Tf)
Sắt được vận chuyển trong huyết tương dưới dạng Fe+3 gắn với transferin và chuyển đến gắn vào các Receptor màng tế bào của các cơ quan đích (TfR), mỗi phân tử Tf có thể gắn tối đa 2 ion sắt. Tf được tổng hợp ở gan, sự tổng hợp được điều hoà bởi nhu cầu sắt của cơ thể
Nồng độ Tf tăng khi cơ thể có hiện tượng thiếu sắt (nồng độ Ferritin giảm với một sự tăng bù trừ của Tf và độ bão hoà Transferrin thấp), thiếu máu nhược sắc, thiếu oxy ở mô. Tf giảm khi cơ thể quá tải sắt, tan máu, những bệnh lý tạo hồng cầu kém, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh gan nặng giai đoạn cuối không tổng hợp được Tf…Có thể nói sự tăng hay giảm Tf xảy ra rất sớm, trước khi có biến động về nồng độ sắt và Ferritin trong huyết thanh. Trong điều kiện sinh lý, Transferin luôn có số lượng vượt quá khả năng gắn sắt bình thường, chỉ có khoảng 1/3 các vị trí của transferin bão hoà bởi sắt, sự bỏ trống của khoảng 2/3 các vị trí gắn của Transferrin được coi như khả năng gắn sắt tiềm tàng của cơ thể.
Trị số bình thường:
– Nồng độ Transferin : 200-360 mg/dl.
Độ bão hoà Transferin( Transferin Saturation= TfS):
Thông số này đánh giá tình trạng vận chuyển sắt của Transferin. Hằng số gắn của Fe+3 lên Transferin của các loài là khác nhau .Vì vậy khi cơ thể thừa Transferin thì không còn thấy Fe+3 ở trạng thái tự do.
TfS tăng: Quá tải sắt, tan máu,các bệnh tạo hồng cầu kém, bệnh nhiễm sắc tố sắt…
TfS giảm: thiếu sắt, rối loạn phân bố sắt, rối loạn sử dụng sắt…
Có thể nói rằng: khi thiếu sắt, độ bão hoà của Tf là chỉ số rất nhạy để đánh giá mức độ thiếu sắt trong cơ thể.
Trong trường hợp thiếu máu mà nguyên nhân do nhiễm sắc thể thì TfS có giá trị hơn Ferritin. Đặc biệt khi điều trị thiếu máu bằng Erythropietin ở những bệnh nhân suy thận, viêm thận mãn thì chỉ hiệu quả khi cung cấp đủ sắt và theo dõi điều trị dựa vào TfS.
Trị số bình thường:
– Tỷ lệ bão hoà Transferin (TfS): 16%- 45%
Transferin Receptor(TfR) v à transferin Receptor hoà tan(STfR):
Bình thường trên màng tế bào( chủ yếu của hệ tạo máu) có một số lượng bình thường các chất nhận Transferrin (TfR) ở trạng thái hoạt động, còn phần lớn ở trạng thái chưa hoạt động, chúng chỉ thực sự hoạt động khi bị một loại men proteinase cắt đi một đoạn protein, phần còn lại trên màng tế bào chính là TfR hoạt động, còn đoạn protein bị cắt ra giải phóng vào máu là STfR.
TfR hoà tan(STfR) chính là TfR hiện diện trong huyết tương, nồng độ của các TfR hoà tan tỉ lệ thuận với TfR trên màng tế bào. Việc lấy sắt của các tế bào được kiểm soát bởi các Receptor trên màng tế bào. Các mô và tế bào tự điều chỉnh sự hấp thu sắt của chúng bằng sự xuất hiện TfR trên màng tế bào ở trạng thái hoạt động. Nếu thiếu sắt tế bào tăng tổng hợp TfR và nó có thể làm tăng số chất nhận lên gấp 7 lần, ngược lại khi thừa sắt số lượng chất nhận trên màng tế bào giảm xuống đến mức cơ bản. Có khoảng 80-95% TfR có trên màng tế bào của cơ quan tạo máu. Như vậy TfR phản ánh rất trung thực nhu cầu sắt của tế bào tạo hồng cầu. Có thể nói khi thiếu sắt, TfR hoà tan tăng trước khi Hemoglobin giảm có ý nghĩa. Như vậy,TfR hoà tan có giá trị chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu thiếu sắt.Việc xác định nồng độ STfR ở người khoẻ mạnh là một chỉ dẫn tốt cho việc đánh giá hoạt động tạo máu .
Chỉ định: Tất cả các trường hợp thiếu máu thiếu sắt ( rong kinh, trĩ, giun móc, rối loạn hấp thu…).
TfS hoà tan tăng trong: Đa hồng cầu, thiếu máu tan máu, thalassemia, bệnh hồng cầu di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu hồng cầu to, MDS, thiếu B12, các trường hợp có thai thiếu sắt chức năng.
Khi điều trị bằng Erythropoietin có thể theo dõi và điều chỉnh thông qua nồng độ STfR. Trong quá trình điều trị mà TfS giảm là dấu hiệu của sự huy động sắt không đầy đủ và do đó có sự thiếu hụt sắt chức năng, khi đó đòi hỏi phải có sự thay thế sắt.
Trị số bình thường:
– TfR hoà tan :
Nam: 2,2-5,0 mg/l
Nữ: 1,9-4,4 mg/l
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chỉ số sTfR= STfR/ Log Ferritin:
Ý nghĩa: chỉ số này cho phép đánh giá chính xác tình trạng sắt của cơ thể.
Ngược với ferritin, sTfR không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng cấp, các rối loạn chức năng gan cấp hay khối u ác tính. Vì vậy dựa vào thông số: Ferritin và sTfR có thể phân biệt được thiếu máu thiếu sắt hay thiếu máu trong các bệnh mãn tính.
Khả năng gắn sắt toàn thể( Total Ion Binding Capacity = TIBC):
Ý nghĩa: TIBC cho biết khả năng lớn nhất mà sắt có thể gắn với protein huyết thanh.
Giá trị bình thường: 28 – 110 µmol/ l.
Protoporphyrin hồng cầu( ZPP):
Ý nghĩa: Trong một thiếu hụt sắt thực sự và những rối loạn sắt gây nên bởi khối u và nhiễm trùng, khả năng bị giảm của sắt trong tổng hợp hem dẫn đến sự bù trừ bằng cách tăng sự kết hợp của kẽm vào vòng protoporphyrin. Điều này có thể xác định được bằng cách định lượng Zn-protoporphyrin trong hồng cầu ( ZPP), và có thể sử dụng ZPP như một yếu tố thêm vào để chẩn đoán các rối loạn sử dụng sắt có nồng độ Ferritin bình thường hoặc tăng.
Giá trị bình thường: 19 -38µmol ZPP/ mol Hem.
22. Tên xét nghiệm: Amylase máu
Chỉ định: Các bệnh về tuỵ (viêm tuỵ, u tuỵ, K tuỵ…), viêm tuyến nước bọt, quai bị…
Trị số bình thường: ≤ 220U/l
Amylase tăng cao trong các trường hợp: Viêm tuỵ cấp, ung thư tuỵ, quai bị, viêm tuyến nước bọt, thủng dạ dày, tắc ruột cấp,…
Amylase giảm thường ít gặp: ung thư tuỵ, sỏi tuỵ
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
23. Tên xét nghiệm: CK (Creatin – Kinase)
Ý nghĩa và chỉ định:
– CK là men có nhiều trong cơ tim và cơ xương, nồng độ men này phản ánh tình trạng tổn thương cơ.
– Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh lý về cơ (viêm cơ, loạn dưỡng cơ)…
Trị số bình thường: ≤ 200U/l
CK tăng cao trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, chấn thương cơ, viêm cơ, choáng, hoạt độ CK tăng gặp ở nhiều loại tổn thương cơ, bệnh loạn dưỡng cơ Duchene tiến triển và một số trạng thái (gắng sức sinh lý, sốt cao ác tính, thiếu oxy cơ, sau phẫu thuật, sau tiêm bắp một số thuốc kháng sinh, điều trị thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp…
CK giảm trong trường hợp: teo cơ
Mẫu máu:Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
24. Tên xét nghiệm: CK-MB ( Creatin Kinase –Mucle Brain)
Ý nghĩa và chỉ đinh: – CK-MB là một trong 3 isozym của CK, đó là: CK – MM (Creatin Kinase –Mucle Mucle: CK tuýp cơ), CK – MB (Creatin Kinase –Mucle Brain: CK tuýp tim) và CK – BM (Creatin Kinase – Brain Brain: CK tuýp não). Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổn thương cơ, đặc biệt, có tính đặc hiệu cao hơn CK trong nhồi máu cơ tim.
– Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ…
Trị số bình thường: ≤ 24U/l
CKMB tăng trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim (Khi CK>200U/l và tỉ lệ CKMB/CK ≥6% : có giá trị chẩn đoán nhồi máu cơ tim), viêm cơ. CK – MB cũng tăng ở những trường hợp tổn thương cơ tim khác như chấn thương tim, phẫu thuật tim…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
25. Tên xét nghiệm: LDH (Lactatdehydrogenase)
Chỉ định: Các bệnh lý ác tính (ung thư máu, đa u tuỷ, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư gan…), tan máu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…
Trị số bình thường: 230- 460 U/l
LDH tăng trong các trường hợp: các bệnh máu (leucemie, u lympho, tan máu…), ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày… tổn thương cơ, hoại tử các mô …
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
26. Tên xét nghiệm: CRP – Hs (C – Reactine Protein – High Sensitivity)
Ý nghĩa và chỉ định:
– CRP được tổng hợp ở gan , được sản xuất nhanh và mạnh ở giai đoạn cấp tính để đối phó với một số tác động đến cơ thể. CRP nằm trong tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể bởi nó có 2 vai trò: nhận dạng yếu tố tác động và hoạt hoá bổ thể làm tăng thực bào. Chính vì vậy CRP có ý nghĩa trong:
+ Chẩn đoán sớm một số bệnh đặc biệt là nhiễm vi khuẩn, các tổn thương tế bào cơ tim, tổn thương những vi mạch
+ Tiên lượng bệnh: Nồng độ CRP tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương mô và tình trạng nhiễm trùng.
+ Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhất là khi dùng kháng sinh, các thuốc chống viêm.
CRP tăng sớm trong máu 6-12 giờ sau khi khởi phát viêm, tăng rất cao khi viêm nhiễm nặng và giảm nhanh khi loại bỏ được tác nhân gây bệnh.
– Chỉ định trong các trường hợp viêm nhiễm cấp
Trị số bình thường: < 7 mg/l (< 0,7 mg/dl)
CRP tăng cao trong các trường hợp: nhiễm trùng, tổn thương mô, thấp khớp, viêm phổi, ung thư vú, SLE, sốt do thấp khớp, viêm đa khớp, sau phẫu thuật…
CRP tăng nhẹ trong các trường hợp: Strees, hôn mê, nhiễm virut…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
#yhoclamsang