Y HỌC: Chụp Xquang có gây ung thư không

Đăng vào ngày 2022-04-24 07:25:56 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Chụp Xquang có gây ung thư không

Chúc bà con cô bác cuối tuần vui vẻ.
Dạo này bs Thi hay nhận được câu hỏi kiểu như chụp Xquang nhiều lần có gây ung thư hay không?
Sau đây, bs Thi xin giải đáp vấn đề này:
Người ta đã biết là bức xạ của tia X có thể gây ra quá trình ion hoá gây ra các đột biến gene có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Liều bức xạ có thể tích luỹ dần dần giữa các lần chụp, và người ta cho rằng liều bức xạ càng cao thì nguy cơ gây ung thư càng lớn.
1. Đầu tiên, chúng ta cần biết, liều bức xạ bao nhiêu có thể gây tăng nguy cơ ung thư?
- Theo các nghiên cứu từ những người sống sót sau các vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản, liều bức xạ > 100 mSV làm tăng nguy cơ ung thư rõ ràng.
- Các dữ liệu về  khoảng liều bức xạ từ 10 – 100 mSV (mili si vớt) có gây tăng nguy cơ ung thư hay không còn chưa rõ ràng. Có nghiên cứu thì bảo có, 1 số nghiên cứu khác thì bảo không.
- Với khoảng liều < 10 mSV, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để đánh giá nguy ơ gây tăng ung thư, và người ta cho rằng với khoảng liều này là an toàn.
2. Liều bức xạ của những lần chụp Xquang là bao nhiêu:
- Một điều thú vị là trong môi trường sống của chúng ta luôn có bức xạ tự nhiên. Người ta tính toán trung bình 1 người phơi nhiễm với  3mSV/năm, tương đương với 0.01 mSV/ngày
- Trong khi đó bức xạ trong 1 lần chụp phim Xquang khoảng 0.1 mSV, tương đương với 10 ngày phơi nhiễm với bức xạ tự nhiên.  Và để đạt đến ngưỡng gây tăng nguy cơ ung thư rõ ràng 100 mSV, cần phải chụp 1000 lần trong suốt cả cuộc đời. Điều này gần như là bất khả thi. Kể cả kiểm tra sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm thì cùng lắm 1 người chụp 200 lần là cùng 
=> Chụp xquang 2 lần/năm là tương đối an toàn
3. Các biện pháp để giảm phơi nhiễm với bức xạ tia Xquang
- Bác sĩ cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ, chỉ chụp Xquang khi thực sự cần thiết, không lạm dụng chỉ định
- Phụ nữ mang thai nếu cần chụp phải mặc áo chì che bụng
- Các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh ngày càng giúp làm giảm liều bức xạ trong khi hình ảnh phim vẫn rõ nét
----------------------------------------------------------------
BS Thi - Bệnh viện Phổi Trung Ương

Danh mục: Tài liệu

Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay