XƠ GAN RƯỢU

Đăng vào ngày 2025-03-16 06:19:20 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

BSNT Nguyễn Huy Thông

💣 XƠ GAN VÀ QUẢ BOM HẸN GIỜ‼️

🚑 Anh H. nhập viện trong tình trạng bụng căng tròn như mang thai 6 tháng, da vàng, chân phù, mắt lờ đờ vì mệt mỏi. 

Anh ngồi thở nặng nhọc trên giường, than rằng bụng căng đến mức không cúi xuống nổi, ăn vào là tức ngực, khó chịu. 

🫃: “Bác sĩ chỉ cần chọc rút 💉 tí dịch cho em phát là em khoẻ thôi, mọi khi vẫn vậy!” 

- bệnh nhân cười tươi rói. Chắc vội về uống🍷 tiếp.

Nhưng vấn đề bác sĩ đang lo lắng hơn cả không phải bụng🫃mà là những tĩnh mạch ngoằn ngoèo ẩn bên dưới lớp niêm mạc thực quản của anh - sẵn sàng 💥 nổ tung bất cứ lúc nào.

Và nếu điều đó xảy ra, máu sẽ không rỉ từng giọt đâu! Nó phun XỐI XẢ luôn! 

🔹 XƠ GAN MẤT BÙ:

Xơ gan không xảy ra trong một sớm một chiều. 

Ở giai đoạn đầu, gan vẫn cố gắng gồng gánh công việc, chưa bộc lộ nhiều triệu chứng. 

Gan bảo: “Tôi còn trụ được 🥹”. 

Khi đã tới giai đoạn Xơ Gan Mất Bù, khi gan gục ngã, cơ thể bắt đầu “sụp đổ dây chuyền” với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:

📌 Cổ trướng: Dịch tràn vào ổ bụng, bụng to dần như quả bóng sắp nổ.

📌 Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

📌 Hôn mê gan: Chất độc không được lọc, não bị “tẩm độc” dần dần.

📌 Suy thận: Thận cũng “bỏ cuộc” theo gan.

🧑🏻‍⚕️: “Biến chứng nào nó cũng ghê gớm cả, nhưng xin phép kể về Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, vì bọn đó trông kinh nhất, máu me nhất, và diễn tiến nhanh nhất”.

👩🏻: “Để làm gì?”

🧑🏻‍⚕️: “Để hù mấy cha bợm rượu đó 🙂”
 
🔹 GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN

Tĩnh mạch thực quản giãn là hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa, khi máu không thể chảy qua gan mà bị “dội ngược” lên hệ thống mạch máu nhỏ hơn.

Những tĩnh mạch thực quản lúc này căng phồng dưới áp lực cao, thành mạch mỏng dần như lớp vỏ bong bóng sắp rách đến nơi. 
Đôi khi, chỉ cần một cú ho mạnh, một lần nôn ói, thậm chí chỉ là một bữa ăn quá no cũng có thể là giọt nước tràn ly. 

Và khi nó vỡ, bệnh nhân không có nhiều thời gian…

💣 QUẢ BOM THỰC SỰ ‼️

Ở khoa cấp cứu, không hiếm cảnh bệnh nhân lao vào trong tình trạng nôn ộc ra cả thau máu đỏ tươi 🤮. Huyết áp tụt nhanh, mạch yếu dần. 

‼️ Lúc này bệnh nhân phải được bù dịch, truyền máu và can thiệp cầm máu khẩn cấp. 

Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể sốc mất máu và tửvong ngay tại chỗ.
Và tỉ lệ này là 50% - một nửa bệnh nhân không qua khỏi ngay trong lần vỡ đầu tiên nếu không được xử lý đúng cách. 

✋CHƯA XONG!

Ngay cả khi đã qua cơn nguy kịch, nguy cơ tái phát vẫn cực kỳ cao - 70% bệnh nhân sẽ bị xuất huyết lần nữa trong vòng một năm. Với mỗi lần vỡ tiếp theo, tỷ lệ tử vong càng tăng.

🤔 Vì sao vỡ giãn tĩnh mạch thực quản dễ tái phát?

Nguyên nhân chính là xơ gan không thể phục hồi. Một khi gan đã hỏng, áp lực tĩnh mạch cửa luôn ở mức cao, khiến các mạch máu thực quản vẫn tiếp tục bị giãn căng dù đã được thắt lại sau lần vỡ đầu tiên. 

Tất nhiên, bệnh nhân vẫn có thể hạn chế nguy cơ vỡ giãn lần tiếp theo đáng kể nếu tuần thủ 3 điều sau: 

1️⃣ Tuyệt đối cai rượu:

Cứ mỗi ly rượu như một nhát 🔪 cứa vào gan. Gan yếu lắm rồi, đừng bắt nó chịu thêm tổn thương nữa.

2️⃣ Tuân thủ điều trị:

Thuốc chẹn beta (như propranolol) giúp giảm áp lực tĩnh mạch. Nó giống như hạ áp suất trong một quả bóng căng, giúp tĩnh mạch bớt nguy cơ vỡ.

3️⃣ Nội soi định kỳ: 

Bệnh nhân đã xuất huyết tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản / hoặc nguy cơ cao nên nội soi kiểm tra và thắt chủ động, không đợi đến khi chảy máu nhiều rồi mới nhập viện trong tình trạng đe doạ tĩnh mạng. 🩸

Đó là lý thuyết, vì nói vậy thôi, chứ bệnh này đến tầm đó, bệnh nhân họ ít khi “nghe lời” lắm. 
Họ thèm 🥂 rượu hơn 🙂 

👌LỜI KẾT: 

Mỗi ly rượu không chỉ làm bạn say, mà còn khiến lá gan kiệt quệ từng ngày. Hãy uống có chừng, đừng để gan phải “chịu trận” thay bạn!

Xơ gan mất bù không có đường lùi. 

Một khi đã bước qua ranh giới này, bệnh nhân chỉ có thể chạy đua với thời gian để trì hoãn biến chứng, hoặc phó mặc số phận chờ đến ngày máu phun xối xả.


 

Danh mục: Tài liệu

Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay