UỐNG NƯỚC NGỌT CÓ GA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Đăng vào ngày 2023-12-24 08:21:08 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Bác Sĩ Nguyễn Huy Thông

🆘 𝐔𝐎̂́𝐍𝐆 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐍𝐆𝐎̣𝐓 Đ𝐎́𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐀𝐈 𝐂𝐎́ 𝐓𝐇𝐄̂̉ 𝐆𝐀̂𝐘 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐆𝐈̀ ❓

🥤 Nước ngọt là loại nước uống được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nước ngọt không có chất xơ, vitamin, chất khoáng hay dinh dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều đường và cao năng lượng. Vì vậy, lạm dụng nước ngọt là không tốt cho sức khỏe. Nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày. 

🥤 Trong thời đại ngày nay, đồ uống có đường được cho là một trong những nguyên nhân của “đại dịch” thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường tuýp 2, gout, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, bệnh lý ở xương và tăng tỷ lệ tử vong. 

🥤 Hiện nay, trên 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam là từ các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo Tổ chức Y tế thế giới, các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi của các bệnh không lây nhiễm như chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt sử dụng đồ uống có đường và chế độ ăn mặn, ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá/thuốc lào và uống rượu, bia. Sử dụng nước ngọt thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

1️⃣. 𝐁𝐞́𝐨 𝐩𝐡𝐢̀

➖ Các loại nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có gas thường chứa fructose, khi vào trong cơ thể không cần có insulin cũng chuyển hóa thành mỡ thừa, dễ gây béo phì. 

➖ Mỗi lon nước ngọt chứa một lượng lớn calo (khoảng 140-200 calo), chủ yếu từ đường bổ sung. Sử dụng nước ngọt có thể gây dư thừa calo và dẫn tới tăng cân và béo phì. Trong các loại đồ uống có nhiều gas cũng khiến người uống dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

2️⃣. Đ𝐚́𝐢 𝐭𝐡𝐚́𝐨 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐲𝐩𝐞 𝟐

➖ Việc sử dụng nước ngọt khiến hàm lượng đường trong cơ thể luôn ở mức cao, khiến tuyến tụy phải tăng sản xuất insulin để chuyển hoá lượng đường dư thừa ấy. Vai trò chính của insulin là “dẫn” glucose từ máu vào tế bào. Nếu lượng đường dư thừa quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin, gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

➖ Ngoài ra, các loại đường tự do trong nước ngọt (fructose, sucrose…) cũng có thể làm tăng đường huyết sau ăn, làm tăng viêm nhiễm, kháng insulin, giảm chức năng tế bào beta của tụy, dẫn tới đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, việc sử dụng đồ uống có nhiều đường cũng làm tăng chỉ số đường huyết, dụng kích thích việc ăn uống nhiều hơn mức bình thường, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và đái tháo đường tuýp 2.

➖ Người uống 1-2 lon nước ngọt mỗi ngày có thể làm tăng 26% nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 so với người ít uống nước ngọt. Nguy cơ này còn tăng lên ở người trưởng thành và người Châu Á. Việc sử dụng nước ngọt có đường, bao gồm nước trái cây 100%, ở mức khoảng 100ml/ngày trong vòng 4 năm làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 lên 16-18%. Việc thay thế nước ngọt có đường bằng nước lọc, cà phê (đen) hoặc trà có thể giảm 2-10% nguy cơ đái tháo đường tuýp 2.

3️⃣. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐠𝐚𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 𝐦𝐨̛̃

➖ Uống nước ngọt thường xuyên dễ gây gan nhiễm mỡ. Gan có chức năng chuyển hóa các chất đưa vào cơ thể, trong đó có đường. Uống nước ngọt hàng ngày khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện có hàm lượng fructose cao, có thể khiến gan bị quá tải và dẫn đến tích trữ thêm chất béo, dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

4️⃣ . 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐦 𝐦𝐚̣𝐜𝐡

➖ Một nghiên cứu của Đại học Miami (Mỹ) phát hiện những người có thói quen uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 61%. Một nghiên cứu theo dõi 40.000 nam giới trong 20 năm thấy những người uống trung bình 1 cốc nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hoặc tử vong do đột quỵ cao hơn những người ít hoặc không uống nước ngọt khoảng 20%. 

➖ Một nghiên cứu khác ở nữ giới thấy nguy cơ này ở mức 40%. Đồ uống có đường cũng làm tăng 12% nguy cơ bị đột quỵ và 22% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Điều này có thể một phần giải thích gián tiếp thông qua tình trạng thừa cân, béo phì hoặc nạp vào quá nhiều năng lượng do nước ngọt. Ngoài ra, sau khi uống các đồ uống có đường làm lượng đường huyết tăng cao, tác động xấu đến cholesterol máu và các yếu tố gây viêm, góp phần gây tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch...và các biến chứng về tim mạch.

5️⃣.  𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐆𝐨𝐮𝐭 

➖ Lượng đường từ nước giải khát được cho là có tác động lên gen SLC2A9, ảnh hưởng đến sự bài tiết acid uric qua thận. Đường fructose, sucrose có thể là nguyên nhân gây tăng acid uric hay tăng insulin máu, tăng nguy cơ béo phì và các bệnh lý chuyển hoá. Nghiên cứu cho thấy những người uống nước ngọt ở mức ≥2  cốc mỗi ngày có nguy cơ bị gout cao gấp 2,39 lần so với người uống nước ngọt <1 lần/tháng.

6️⃣.  𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐚̣𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐧

➖ Nước ngọt thường chứa nhiều đường fructose. Khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin, khiến acid uric bị tích tụ trong cơ thể và làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra, uống nước ngọt hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ tổn thương thận, gây bệnh proteinuria (tăng bài tiết protein qua nước tiểu). Ngoài ra, đồ uống có ga cũng chứa nhiều axit phosphoric có thể gây ra sỏi thận, rối loạn tiết niệu và các vấn đề về thận mạn tính khác.

7️⃣. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐥𝐲́ 𝐨̛̉ 𝐱𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠

➖ Một số nghiên cứu phát hiện acid photphoric có trong nhiều loại nước ngọt có gas có thể cản trở hấp thụ canxi, làm xương yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương. Năm 2014, Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy người thường sử dụng nước ngọt bị tăng nguy cơ gãy xương chậu lên 14%.

8️⃣. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐥𝐲́ 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠

➖ Đường và axit trong nước ngọt, đặc biệt là axit photphoric ăn mòn men răng, tổn thương nướu răng, thối răng, xỉn màu răng và gây sâu răng. Tạp chí Nha khoa Tổng hợp của Mỹ từng công bố: nước ngọt gây hại cho răng thậm chí còn nhiều hơn cả thuốc lá.

9️⃣. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛

➖ Uống đồ uống có đường hoặc có chất làm ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ ung thư gan, tuỵ, dạ dày, thận, thực quản, buồng trứng… Có nhiều cơ chế được giải thích cho mối liên quan giữa uống đồ uống có đường với các loại ung thư. Việc sử dụng đồ uống làm cơ thể tăng cân, thừa cân, béo phì và hàng loạt các bệnh chuyển hóa khác, từ đó phát triển ung thư.

➖ Đường tự do trong đồ uống làm tăng quá trình viêm do tăng sản xuất các yếu tố viêm như nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu, một chỉ dấu sinh học của tình trạng viêm và làm tăng nguy cơ ung thư. Phụ nữ sau mãn kinh uống nhiều nước ngọt có đường cũng tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư nội mạc  tử cung. Uống nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ tái phát ung thư và tử vong ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

🔟. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐥𝐲́ 𝐨̛̉ 𝐝𝐚

➖ Sử dụng nước ngọt thường xuyên gây mất nước, hình thành nếp nhăn, vết chân chim, tăng tốc độ lão hóa da, khiến da chảy xệ và xỉn màu. Ngoài ra, nó gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như mụn trứng cá, eczema, ngứa, khô và viêm da. Nguyên nhân là do đường máu tăng cao sau uống nước ngọt gây tình trạng viêm ở cả cơ thể.

---------------
Bác Sĩ Tiêu Hoá

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay