TỔNG HỢP NỘI KHOA LÂM SÀNG FULL
-
❤️❤️❤️❤️????
Viêm loét đại tràng xuất huyết
Hô hấp
-
Hen phế quản
Chẩn đoán bệnh hen
Khai thác tiền sử:
-
Đó giờ có từng được chẩn đoán hen hay không?
-
Có những đợt có triệu chứng phải đi khám ?
-
Có sử dụng thuốc hít thuốc xịt gì không? Nếu có hỏi rõ thuốc gì
-
Có đo chức năng hô hấp chưa?
-
Hỏi yếu tố nguy cơ tăng nặng
-
Đánh giá kiểm soát ?
-
Người thân trực hệ có mắc bệnh hen ?
-
Có bệnh viêm xoang, viêm mũi, dị ứng, mề đay ?
Triệu chứng lâm sàng
Đánh giá kiểm soát triệu chứng:
Đánh giá nguy cơ:
Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh hen
Chẩn đoán đợt cấp:
Cơn hen phế quản (1) + mức độ (2) + biến chứng (3)/hen phế quản có kiểm soát không (4) bậc (5)
-
Đợt tăng triệu chứng (tiền triệu: hắt hơi, ho khan, chảy nước mắt, nước mũi)
Phân biệt:
-
Phân độ cơn hen
-
Biến chứng
-
Suy hô hấp:
-
Xẹp phổi do tắc nghẽn phế quản
-
Bội nhiễm, nhiễm khuẩn phế quản
-
Giãn phế nang, khí phế thủng
-
Suy thất phải
-
Tràn khí màng phổi
-
Chẩn đoán Hen phế quản dựa vào tiền sử, triệu chứng + Test dãn phế quản
-
Bậc của hen
-
Đánh giá kiểm soát triệu chứng trong 4 tuần gần nhất
Điều trị cắt cơn
Liều thuốc:
-
Nhẹ + Trung bình:
-
Nặng
Quản lý, điều trị bệnh nhân hen phế quản theo GINA 2021
-
COPD
Chẩn đoán COPD
Tiền sử đã được chẩn đoán COPD:
-
Hô hấp kí chưa ?
-
Các đợt khởi phát gần đây
-
Thuốc dùng ở nhà để cắt cơn, liều dùng
-
Yếu tố tiếp xúc khác: có ai hút thuốc lá, có nghề nghiệp tiếp xúc dị nguyên
Chẩn đoán:
Đợt câp COPD (1) mức độ (2) + biến chứng (3)/COPD giai đoạn (4) + nhóm (5)
-
Chẩn đoán đợt cấp:
-
Ho tăng
Chẩn đoán phân biệt:
-
Viêm phổi
-
Cơn hen phế quản
-
Suy tim (cấp), phù phổi cấp
-
Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi
-
Loạn nhịp
-
Mức độ:
Phân độ theo mức độ suy hô hấp
Hoặc phân độ theo Anthonisen
Hoặc phân độ theo GOLD 2020
-
Biến chứng
-
Tràn khí màng phổi: khó thở tiến triển, gõ vang, giảm phế âm, rung thanh giảm
-
Tâm phế mạn: triệu chứng suy thất phải, tăng PAPs > 25 mmHg khi nghỉ ngơi
-
Đa hồng cầu ( tăng Hct)
-
Suy hô hấp (chẩn đoán trong GOLD 2020)
-
Giai đoạn + (5) Nhóm
Điều trị đợt cấp COPD
1
Lưu đồ tiếp cận ở phòng khám
Mức độ nhẹ:
-
Oxy qua cannula mũi 1 - 3 lít/phút, duy trì SpO2 90 - 92%
-
Giãn phế quản (SABA /+SAMA)
-
Ventolin 5mg/2,5 ml 1 ống pha với NaCl 0.9% đủ 5ml (PKD) 3 - 6 lần/ngày
(Ipratropium 2.5mg/2.5ml)
-
Combivent 5mg/2.5mg 1 ống pha với NaCl 0.9% đủ 5ml (PKD) 3 - 6 lần/ngày
(Berodual)
-
Giãn phế quản kéo dài sớm: Sau 2 3 lần phun có thể bắt đầu sớm LAMA > LABA hoặc LAMA + LABA
-
Corticoid toàn thân: Methylprednisolone 40mg 1 viên (u) (= Prednisolone 50mg)
-
Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng + chỉ định ( 5 - 7 ngày)
Phổ vi khuẩn: H.Influenzae, phế cầu
Lựa chọn đầu tay: β-lactam (Amoxicillin, ampicillin)
Lựa chọn thay thế: β-lactam/kháng β-lactamase (amoxicilline/acid clavuanic, ampicillin/sulbactam) liều 1g x 3 (u)
Cephalosporin thế hệ 2,3:Cefuroxim 0.5g x 3 (u)
Mức độ trung bình:
-
Oxy qua cannula mũi 1 - 3 lít/phút, duy trì SpO2 90 - 92%
-
Giãn phế quản (SABA /+SAMA)
-
Ventolin 5mg/2,5 ml 1 ống pha với NaCl 0.9% đủ 5ml (PKD) 6 - 8 lần/ngày
(Ipratropium 2.5mg/2.5ml)
-
Combivent 5mg/2.5mg 1 ống pha với NaCl 0.9% đủ 5ml (PKD) 6 - 8 lần/ngày
-
Salbutamol/Terbutaline IV 0.5 - 2mg/giờ
-
Corticoid toàn thân đường uống hoặc IV (1 mg/kg/ngày): Methylprednisolone 40mg 1 viên (u) (= Prednisolone 50mg)
-
Kháng sinh: (7 - 10 ngày)
Được chỉ định khi:
-
Anthonisen độ I hoặc độ II có đàm mủ
-
Có thông khí cơ học
Dự đoán nguy cơ nhiễm khuẩn
Yếu tố nguy cơ nhiễm P.aeruginosa
Mức độ nặng:
-
Thở oxy qua cannula 1 - 3 lít/phút, theo dõi sinh hiệu + SpO2 thường xuyên
Nếu SpO2 < 90%, tăng liều Oxy tối đa 3 lít
Nếu PaCO2 > 45 mmHg, giảm Oxy
Nếu SpO2 < 90%, PaO2 > 55 mmHg > Thở máy không xâm nhập
-
Giãn phế quản (SABA +SAMA)
-
Combivent 5mg/2.5mg 1 ống pha với NaCl 0.9% đủ 5ml (PKD) 6 - 8 lần/ngày
-
Salbutamol/Terbutaline IV 0.5 - 2mg/giờ
-
Corticoid IV (1 - 2 mg/kg/ngày): Methylprednisolone 1-2 mg/kg (TMC)
-
Kháng sinh: ( 7 -10 ngày)
Phổ vi khuẩn: Nhóm trên + Nhóm kháng β-lactamase, PC kháng PNC, Enterobacteriaceae
Lựa chọn đầu tay: β-lactam/kháng β-lactamase (amoxicillin/acid clavulanic, ampicillin/sulbactam) 1g x 3 (u)
Lựa chọn thay thế: Fluoroquinolon (Moxifloxacin 400mg/ngày hoặc Levofloxacin 750mg/ngày) 1
-
Thông khí nhân tạo:
-
Thông khí nhân tạo không xâm nhập (BiPAP) khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:
-
Khó thở vừa tới nặng có co kéo cơ hô hấp phụ và hô hấp nghịch thường.
-
Toan hô hấp: pH ≤ 7,35 và/hoặc PaCO2 ≥ 45mmHg.
-
Tần số thở > 25 lần/phút.
-
Đánh giá lại sau 1 giờ, nếu không cải thiện nên chuyển sang thông khí xâm nhập
-
Thông khí nhân tạo xâm nhập khi có các dấu hiệu sau:
-
Khó thở nặng, có co kéo cơ hô hấp và di động cơ thành bụng nghịch thường.
-
Thở > 35 lần/phút hoặc thở chậm.
-
Thiếu oxy máu đe dọa tử vong: PaO2 < 40mmHg.
-
pH < 7,25, PaCO2 > 60mmHg.
-
Ngủ gà, rối loạn ý thức, ngừng thở.
-
Biến chứng tim mạch: hạ huyết áp, sốc, suy tim.
-
Rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, viêm phổi, tắc mạch phổi.
-
Thông khí nhân tạo không xâm nhập thất bại.
Tiêu chuẩn xuất viện:
-
Nhu cầu sử dụng β2 <6 lần/ngày
-
BN có thể trở lại sinh hoạt như trước đợt cấp, ăn ngủ được không trở ngại do khó thở
-
Các triệu chứng lâm sàng + KMĐM ổn định trong 12-24 giờ
-
Biết cách sử dụng thuốc tại nhà
Quản lý bệnh nhân COPD ngoài đợt cấp
-
Tiếp cận ban đầu:
-
Khởi đầu ICS:
-
Tiếp cận bệnh nhân tái khám, điều chỉnh thuốc:
-
Giãn phế quản
-
Viêm phổi cộng đồng
Lâm sàng:
- Các hội chứng có thể có:
-
Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Sốt, môi khô, lưỡi dơ, ho đàm
đục/vàng/xanh/rỉ sét, rale ẩm, rale nổ,
-
Hội chứng đông đặc: Rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm, gõ đục
-
Hội chứng suy hô hấp cấp: vật vã, kích thích, tím tái, tay chân lạnh, co kéo
cơ hô hấp phụ, spO2 <90%, nhịp thở >20 l/p or <16 l/p, khó thở thì…
-
Đau ngực kiểu màng phổi ở viêm phổi thùy
Hình thái viêm phổi
Chẩn đoán:
Viêm phổi cộng đồng(1) + mức độ (2) + biến chứng (3) + Có hoặc không có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt (4)
-
Chẩn khi có hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới + Hội chứng đông đặc Hội chứng suy hô hấp
Người già,người suy giảm miễn dịch: có thể không sốt do giảm đáp ứng miễn dịch
Vi khuẩn không điển hình thường gây sốt nhẹ, từ từ, không kèm lạnh run, dễ gây nhiễm trùng với nhiễm virus
Chẩn đoán phân biệt:
-
Lao phổi
-
Thuyên tắc phổi
-
Ung thư phổi
-
Giãn phế quản bội nhiễm
-
Suy tim/dọa phù phổi/phù phổi
-
Viêm phổi hít
-
Mức độ theo CRB65 hoặc CURB65 khi có kết quả CLS
Hoặc đánh giá theo thang điểm PSI
Tiêu chuẩn điều trị tại khoa ICU theo IDSA/ATS
-
Biến chứng:
-
Tại phổi:
-
Viêm phổi lan rộng
-
Xẹp phổi
-
Áp xe phổi
-
Lồng ngực:
-
Tràn khí màng phổi: thường do tụ cầu
-
Tràn dịch màng phổi: thường do phế cầu
-
Tràn mủ màng phổi trong thể viêm phổi màng phổi hoặc do biến chứng chọc dịch
-
Viêm màng ngoài tim
-
Biến chứng xa: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn
-
Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt:
-
Nằm > 3 ngày
-
Bệnh phổi mạn tính phải điều trị ngoại trú hoặc nhập viện điều trị trong 3 tháng gần nhất
-
Sử dụng kháng sinh trong 1 tháng gần nhất
-
Suy giảm miễn dịch
-
Phế cầu kháng Penicillin
-
> 65 tuổi
-
Điều trị Betalactam < 3 tháng cuối
-
Nghiện rượu
-
Suy giảm miễn dịch
-
Nhiều bệnh nền
-
Có tiếp xúc trẻ em tại cơ sở điều trị
-
Gram âm đường ruột:
-
Nhà dưỡng lão
-
Kháng sinh gần đây
-
Nhiều bệnh nền
-
Trực khuẩn mủ xanh:
-
Bệnh phổi cấu trúc: COPD nặng, giãn phế quản
-
Suy giảm miễn dịch
-
Kháng sinh phổ rộng, > 7 ngày, trong tháng gần nhất
-
Suy dinh dưỡng
Đánh giá vi sinh dựa trên nhóm nguy cơ:
Đánh giá vi sinh dựa theo độ nặng:
Điều trị
Tiêu chuẩn xuất viện
-
Viêm phổi bệnh viện
Tiêu hóa:
Viêm tụy cấp
Tình trạng viêm nhu mô tuyến tụy, các men tụy hoạt hóa dẫn đến tiêu hủy tuyến tụy, vào máu và gây tổn thương cho các cơ quan khác
Nguyên nhân:
Lâm sàng:
-
Cơ năng
-
Thực thể
Cận lâm sàng
Hình ảnh học
Công thức chẩn đoán:
Viêm tụy cấp (hay cấp/mạn) (1) + Nguyên nhân (2) + ngày (3) + mức độ (4) + biến chứng (5)
-
Chẩn đoán khi 2/3 tiêu chẩn Atlanta :
-
Đau bụng kiểu tụy
-
Tăng Amylase hoặc Lipase máu > 3 lần giá trị bình thường
-
Hình ảnh tổn thương điển hình trên siêu âm hoặc CT scan
Chẩn đoán phân biệt:
-
Cấp/mạn: tiền sử có viêm tụy mạn
-
Bệnh lý bụng ngoại khoa
-
Nhồi máu cơ tim thành hoành, viêm loét dạ dày tá tràng
-
Nguyên nhân:
-
Giờ hoặc ngày
-
Mức độ: dựa trên mức độ hoại tử của tụy và suy tạng
Thang điểm RANSON (chính xác sau 48 giờ) do rượu và do sỏi mật
Hoặc theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến
-
Nhẹ: không suy tạng, không biến chứng tại chỗ
-
Trung bình: suy tạng, biến chứng tại chỗ tạm thời
-
Nặng: suy tạng kéo dài, liên tục > 48 giờ
Tuy nhiên, lưu ý:
-
Suy tạng: có bất kì dấu hiệu nào
-
Suy đa tạng: từ 2 dấu hiệu
-
Viêm tụy cấp nặng: > 2 dấu hiệu SIRS
Đánh giá suy đa cơ quan
Phân độ theo Balthazar khi có CT scan có cản quang
-
Biến chứng
Điều trị:
Nguyên tắc:
-
Giảm đau
-
Bù dịch, điện giải
-
Cho tụy nghỉ ngơi: giảm ăn, giảm tiết
-
Dinh dưỡng:
-
TM: cho hết khi hết đau bụng, nôn ói
-
Miệng: nước > nước đường > cháo đường > cơm nhão > cơm thường
-
Kháng sinh khi có SIRS, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, CLS gợi ý nhiễm trùng
Điều trị cụ thể:
-
Giảm đau: Paracetamol 0.5g 1 viên (uống) > Meperidine 100mg ½ ống (TB) mỗi 6 - 8 giờ
-
Bù dịch, điện giải:
-
Bù 4 - 6 lít/ngày trong 2 ngày đầu
-
Ưu tiên LR
-
Điều chỉnh rối loạn điện giải
-
Chống sốc: bù dịch đầy đủ + vận mạch (Noradrenalin, Adrenalin 4 - 15 mcg/phút hoặc Dobutamin khi có suy tim 2 - 5 mcg/kg/phút - max 20)
-
Giảm tiết:
-
Hút dịch dạ dày liên tục (VTC nặng, chướng hơi, nôn ói nhiều)
-
PPI gián tiếp giảm tiết tụy
-
Octreotide 0,1mg x 3 (TDD)
-
Nuôi ăn:
-
Năng lượng 30Kcal/kg/ngày đầu > 60 Kcal/kg/ngày sau (tối thiểu Glucose 100 - 150 mg/ngày)
-
Cho ăn khi: giảm triệu chứng nôn ói, chướng bụng, hết đau bụng, có cảm giác đói
-
Kháng sinh:
-
Chủ yếu gram âm: Imipenem 0.5g mỗi 8 giờ
-
Quinolon/C3 + Metronidazole
-
Gram dương: Vancomycin 1g mỗi 12 giờ trong 3 tuần
-
Điều trị nguyên nhân:
-
Sỏi: ERCP, cắt túi mật.
-
Do rượu: cai, tâm lý
-
Tăng Triglyceride:
Insulin Regular 0.1 - 0.3 UI/kg/giờ
Glucose 5% 100ml 1 chai
(TTM) XXX giọt/phút
GERD
Nguyên nhân
-
Rối loạn cơ vòng dưới thực quản
-
Sự kích thích của chất trào ngược
-
Sự nhạy cảm của niêm mạc thực quản với chất trào ngược
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Chẩn đoán:
-
Trào ngược dạ dày thực quản (1) + biến chứng (2)
Hoặc sau khi có nội soi
-
Viêm thực quản trào ngược (3) + mức độ theo LA (4) + biến chứng
-
Ợ nóng, ợ trớ từ 2 lần/tuần
Đáp ứng điều trị thử bằng PPI
GERDQ theo tiêu chuẩn Diamond
-
Biến chứng
-
Phát hiện qua nội soi
Điều trị:
-
Mục tiêu điều trị:
-
Giảm triệu chứng
-
Lành viêm niêm mạc
-
Ngăn tái phát
-
Giảm biến chứng
-
Điều trị cụ thể:
-
Dùng thuốc:
Omeprazole 40mg 1 viên (u) trước ăn sáng 30 phút, đánh giá lại sau 4 tuần, điều trị đến 8 tuần tạm ngừng để tránh dung nạp, dùng hàng ngày, tăng liều hoặc dùng khi có triệu chứng.
Điều trị diệt H.p trước nếu có nhiễm vì gây biến chứng viêm teo niêm mạc dạ dày
-
Phẫu thuật: khi không đáp ứng điều trị nội, biến chứng do thuốc, không tuân thủ điều trị
PP: Khâu xếp nếp
Viêm dạ dày - tá tràng
Lâm sàng
Chẩn đoán:
Viêm dạ dày cấp/mạn (1) + Nguyên nhân (2) + Biến chứng (3)
-
Chẩn đoán:
-
Cấp: triệu chứng tiêu hóa cấp tính + hội chứng nhiễm trùng + tiền sử khỏe
-
Mạn: triệu chứng tiêu hóa + sau khi ăn/uống 1 yếu tố kích ứng + tiền sử đã được chẩn đoán/nhiều đợt cấp tính
Chẩn đoán phân biệt:
-
Viêm tụy cấp: đau cấp tính, nôn ói nhiều, nôn xong không giảm đau bụng
-
Thủng dạ dày: bụng cứng như gỗ
-
Viêm túi mật cấp
-
Loét dạ dày - tá tràng: ít kèm theo triệu chứng tiêu hóa, nhiễm trùng
-
Ung thư dạ dày
-
Nguyên nhân:
-
H.p, các vi khuẩn khác, gram (-) đường ruột
-
Thức ăn, rượu, cà phê, thuốc lá
-
Thuốc: Aspirin, NSAIDs, Steroids
-
Ngộ độc chất ăn mòn
-
Biến chứng
-
XHTH trên
-
Sốc giảm thể tích
-
Ung thư
Điều trị:
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Loại trừ nguyên nhân: tránh tiếp xúc các yếu tố kích thích, diệt trừ H.p
-
Bảo vệ niêm mạc dạ dày
-
Tăng tiết chất nhầy
-
Cải thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày
-
Điều trị rối loạn vận động và tiết dịch
-
Điều trị cụ thể (đợt tiến triển)
-
Diệt trừ H.p
-
Sucralfat 1g 1 viên x 3 (u) trước ăn 30 phút hoặc
-
Phosphalugel 1 gói x 3 (u)
-
Giảm co thắt: Alverin 40mg 1 viên x 2 (u)
-
Giảm đầy hơi: Simethicone 300mg 1 viên x 2 (u)
-
Tăng nhu động: Domperidone 10mg 1 viên x 2 (u)
-
Giảm buồn nôn: Sulpiride 50mg 1 viên x 2 (u)
-
Tăng tiết nhầy, tái sinh niêm mạc, cải thiện tuần hoàn: Teprenone 50mg 1 viên x 2 (u)
Loét dạ dày - tá tràng
Nguyên nhân:
Lâm sàng:
Cận lâm sàng:
-
Chẩn đoán viêm loét
-
Chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán:
Loét dạ dày - tá tràng (1) + nguyên nhân (2) + Biến chứng (3)
-
Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng lâm sàng + Tiền sử đã được chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt:
-
Viêm dạ dày mạn: đau thượng vị + triệu chứng tiêu hóa diễn tiến sau các đợt không triệu chứng, tiền sử chẩn đoán trước đây
-
Viêm tụy mạn: đau bụng, nôn ói nhiều, sau nôn không giảm đau, hội chứng nhiễm trùng + tiền sử viêm tụy cấp, uống rượu
-
Viêm túi mật mạn do sỏi
-
Ung thư dạ dày: không đáp ứng điều trị loét dạ dày tá tràng
-
Nguyên nhân: ở trên
-
Biến chứng:
-
XHTH trên
-
Thủng dạ dày, loét xuyên thấu
-
Hẹp môn vị:
Đau thượng vị, mau no, chướng bụng, ăn không tiêu, nôn ra thức ăn cũ
Dấu hiệu Bouveret dương tính: nhìn hoặc sờ thấy dạ dày co bóp ở trên rốn
Lắc óc ách lúc bụng đói
Siêu âm không qua được môn vị
Điều trị:
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Nghỉ ngơi, tránh các thức ăn/thức uống kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá
-
Ăn đúng bữa, ưu tiên các thức ăn kiềm tính: cháo, sữa
-
Giảm lo lắng
-
Điều trị vết loét
-
Bảo vệ niêm mạc
-
Diệt trừ H.pylori
-
Điều trị cụ thể:
-
Tiệt trừ H.pylori
-
Điều trị vết loét (ưu tiên PPI):
Giảm triệu chứng nhanh (Antacid): Phosphalugel 1 gói x 3 (u) uống sau bữa ăn, xa các thuốc khác, 1 lần trước khi ngủ
PPI
-
Bảo vệ niêm mạc: Sucralfate 1 gói x 3 (u) hoặc Bismuth 120mg 2 viên x 2 (u)
-
B1. Điều trị tiệt trừ H.pylori: Do tỉ lệ kháng Clari > 15% và kháng Metronidazole > 15% nên sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth (PBTT)
-
PPI 1 viên x 2 (uống)
-
Bismuth 120mg 1 viên x 4 (uống)
-
Tetracyclin 0.5g 1 viên x 4 (uống)
-
Tinidazole 0.5g 1 viên x 4 (uống)
-
B2. Nếu thất bại B1: PBMT hoặc PALB
-
PBTT thay Tinidazole bằng Metronidazol 0.5g 1 viên x 3 trong 10 ngày hoặc
-
PALB: trong 10 ngày
PPI 1 viên x 2 (uống)
Amoxicillin 1g 1 viên x 2 (uống)
Levofloxacin 0.5g 1 viên x 2(uống)
Bismuth 120mg 1 viên x 4 (uống)
-
B3. Nếu thất bại B2: làm kháng sinh đồ
-
PPI 1 viên x 2 (uống)
-
Bismuth 120mg 1 viên x 4 (uống)
-
2 kháng sinh từ kháng sinh đồ
Xuất huyết tiêu hóa
Chẩn đoán: Xuất huyết tiêu hóa trên/dưới (1) + mức độ (2) + do nguyên nhân (3) + nguy cơ chảy máu tái phát do XHTH do viêm loét dạ dày tá tràng (4)
-
Xuất huyết tiêu hóa trên (từ góc Treitz trở lên):
Xuất huyết tiêu hóa dưới (từ góc Treitz trở xuống):
Các hội chứng chung:
-
Mức độ:
-
Nguyên nhân:
-
Xuất huyết tiêu hóa trên:
-
Thực quản: Hội chứng Mallory Weiss, vỡ dãn TMTQ, loét thực quản.
-
Dạ dày – tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường mật, K, polyp dạ dày
-
Hội chứng Ure máu cao, ngộ độc kim loại nặng
-
Xuất huyết tiêu hóa dưới:
-
Ruột non: U, loét
-
Đại trực tràng: Viêm đại trực tràng xuất huyết, K đại trực tràng, bệnh Crohn, xuất huyết túi thừa, viêm túi thừa Meckel, loét do nhiệt kế, vỡ búi trĩ, loét nứt hậu môn.
-
Các nguyên nhân chung:
Đang tiến triển:
-
Nhu động ruột > 20 lần/phút
-
Sinh hiệu, da niêm không cải thiện sau điều trị
-
Hct không tăng sau truyền 2 máu
-
Nội soi thấy ổ loét hoặc TMTQ đang chảy máu
-
Nguy cơ chảy máu tái phát do viêm loét dạ dày tá tràng qua nội soi
Hoặc thang điểm Rockall
Điều trị:
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Hồi sức
-
Điều trị nguyên nhân gây xuất huyết
-
Xét nghiệm nhóm máu, công thức máu để đánh giá mất máu, bù dịch
-
Đặt sonde tiểu đánh giá lượng nước tiểu trong trường hợp nặng
-
Điều trị chung:
-
Thở oxy qua cannula 3 - 5 lít/phút
-
Bù dịch: NaCl 0.9% hoặc LR 1 chai x 2 (TTM) XL giọt/phút (Đặt CVP nếu yêu cầu lượng dịch lớn)
-
Khối hồng cầu lắng cùng nhóm máu 1 đơn vị 350ml (TTM) X giọt/phút
Mục tiêu: Hb > 10g/dL ở bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nề, nguy cơ xuất huyết cao
Hb > 8g/dL ở người trẻ, không mắc bệnh nền
-
Truyền tiểu cầu khi TC < 50G/L
-
Điều trị nguyên nhân:
Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng:
Xuất huyết do giãn vỡ TMTQ:
Viêm gan không do siêu vi
Nguyên nhân:
Xơ gan
Lâm sàng:
Cận lâm sàng
Chẩn đoán: Xơ gan (1) + độ (2) + nguyên nhân (3) + biến chứng (4)
-
Chẩn đoán dựa vào:
-
Hội chứng tăng áp lực TM cửa
-
Hội chứng suy tế bào gan
-
Cận lâm sàng: rối loạn chức năng gan, siêu âm gan bất thường, lách to, fibroscan ghi nhận F4
-
Lâm sàng: EASL 2018
Phân độ theo CHILD - PUGH
-
Nguyên nhân:
-
Biến chứng:
-
XHTH do giãn vỡ TMTQ
-
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát:
-
Vi khuẩn gram (-) đường ruột xuyên thành > gây nhiễm trùng dịch báng
-
Lâm sàng: sốt + đau bụng lan tỏa + đề kháng thành bụng + báng bụng nhanh, đáp ứng kém với lợi tiểu
-
Xét nghiệm dịch báng:
SAAG < 1,1 mg/dL
Protein > 2,5 g/dL
Rivalta (+)
BC > 250 TB/mm3
-
Phân biệt nhiễm trùng dịch báng khi BC < 250 TB/mm3
-
Phân biệt thứ phát khi: Glucose dịch bán < 50 mg/dL và LDH dịch báng > máu
-
Hội chứng gan thận: do tăng các chất gây co mạch
-
Lâm sàng: thiểu niệu, phù chi nhanh, nặng
-
Không cải thiện dù ngừng lợi tiểu 2 ngày liên tục và truyền albumin 1g/kg
-
Loại trừ các nguyên nhân suy thận cấp khác
-
Không có tổn thương cấu trúc thận trên hình ảnh học, đạm niệu (-), hồng cầu niệu (-)
-
Phân loại:
Type 1: Có tổn thương thận cấp, tiên lượng nặng. giảm độ lọc cầu thận tiến triển trong 2 tuần
Type 2: Không có tổn thương thận cấp, đáp ứng điều trị tốt hơn.
-
Bệnh não gan:
-
Do tăng phóng thích các chất độc thần kinh NH3, chất giả truyền thần kinh
-
Phân độ:
-
Không có dấu thần kinh khu trú
-
Yếu tố thúc đẩy: đợt cấp bệnh lý khác, nhiễm trùng, XHTH, táo bón, ăn nhiều đạm, dùng lợi tiểu quai quá đà
-
NH3 > 100 mmol/L (1,5 mg/dL)
-
Rối loạn đông máu
-
Hội chứng gan phổi
-
Ung thư hóa
-
Huyết khối TM cửa
Điều trị
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Điều trị nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy: viêm gan B C, tự miễn
-
Phòng ngừa yếu tố thúc đẩy
-
Điều trị biến chứng
-
Cung cấp dinh dưỡng
-
Điều trị triệu chứng
-
Điều trị cụ thể chung:
-
Hạn chế vận động, nghỉ ngơi tại giường
-
Vitamin B1 50mg 1 viên (u)
-
Vitamin K1 10mg 1 ống (TB)
-
Chống táo bón: Lactulose 10g 1 gói x 2 (u)
-
Nhu cầu: 35 - 40 Kcal/kg/ngày
-
Hạn chế đạm 0,8 - 1g/kg khi mất bù, ăn nhiều đạm thực vật, acid amin không phân nhánh (BCAA) giúp tăng chuyển hóa NH3 ngoài gan và bổ sung dinh dưỡng, LOLA (TTM)
-
Điều trị báng bụng:
-
Giảm cân
-
Hạn chế muối (<2g/ngày)
-
Spironolacton 50mg 2 viên(u) - tăng liều 50mg mỗi 3 - 5 ngày (max: 400mg)
-
Furosemid 20mg 2 viên (u) - tăng liều 20mg mỗi 3 - 5 ngày (max: 160mg)
-
Chọc tháo dịch khi cổ trướng kháng trị hoặc lượng nhiều gây suy hô hấp
< 5 lít: không cần truyền albumin
> 5 lít: truyền Albumin 20% (10g mỗi lít dịch)
-
Phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát:
-
Tiền phát:
Khi có Child - Pugh ≥ 9, Bil TP > 3 mg/dL, Protein dịch báng < 15 g/L, suy thận hoặc hạ Natri máu: Norfloxacin 400mg 1 viên (u)
Khi có XHTH: Ceftriaxone 1g (TMC) x 7 ngày
-
Thứ phát: Norfloxacin 400mg 1 viên (u)
-
Điều trị biến chứng:
-
XHTH do vỡ TMTQ: (bài trước)
-
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát:( 5 - 7 ngày)
Cefotaxim 1g 2 ống x 3 (TMC) mỗi 8 giờ hoặc
Ceftriaxone 1g 2 ống (TMC) lúc 8 giờ
Chuyển sang: Piperacillin/Tazobactam hoặc Carbapenem
-
Bệnh não gan
Lactulose 10g 1 gói x 2 (u) để đi tiêu 2 - 3 lần/ngày
Rifaximin 550mg 1 viên x 2 (u)
-
Bệnh gan thận:
Terlipressin 2mg (TTM-BTD), tăng liều sau 2 ngày (max: 12mg)
Albumin (TTM) 20 - 40mg/ngày
Abcess gan
Lâm sàng:
-
Tam chứng Fontan: sốt cao + đau hạ sườn phải + gan to (ấn đau)
-
Hội chứng nhiễm trùng
-
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
-
Tràn dịch màng phổi dịch thấm, lượng ít
-
Phù
-
Vàng da
Cận lâm sàng:
-
CTM: Biểu hiện nhiễm trùng
-
CRP tăng
-
Siêu âm gan có ổ giảm âm, ranh giới rõ
-
ELISA với amip
-
Chọc dịch cấy - KSĐ
Chẩn đoán phân biệt:
-
Viêm túi mật
-
Abcess gan do sán, do nấm
Điều trị:
-
Chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm
-
Điều trị nội khoa:
Do amip: Metronidazol 750mg x 3 (uống) hoặc 0.5g/100ml x 3 (TTM)từ 10 - 14 ngày ngày hoặc Tinidazole 500mg 1v x 3 (u)
Do vi khuẩn: Cefotaxim 1g 2 ống (TMC) mỗi 8 giờ hoặc Ceftriaxone 1g 2 ống (TMC)/ngày
Viêm loét đại tràng xuất huyết
Lâm sàng:
Cận lâm sàng
Chẩn đoán: Viêm loét đại tràng xuất huyết (1) + Mức độ (2)
-
Triệu chứng lâm sàng gợi ý
Chẩn đoán phân biệt
-
Viêm dạ dày ruột
-
U đại tràng chảy máu
-
Hội chứng ruột kích thích
-
Mức độ theo Truelove and Witts
Điều trị
-
Nguyên tắc:
-
Điều trị triệu chứng
-
Điều trị đặc hiệu
-
Điều trị cụ thể:
-
Pentasa (mesalazin) 0.5g 8 viên (uống) trong 3 - 4 tuần
Duy trì: 2 đến 4 viên trong 12 tháng
-
Solumedrol 40mg 1 ống (TMC) sau khi triệu chứng lui, chuyển dạng uống, giảm 5mg/ngày mỗi tuần
-
Azathioprin 2.5mg/kg/ngày khi tái phát nặng, thường xuyên
Bệnh gan do rượu
Lâm sàng:
-
Tiền sử nghiện rượu, uống rượu nhiều năm, > 140g/ngày kéo dài
-
3 thể: viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan
-
Triệu chứng tiêu hóa + sụt cân, chán ăn + đau ¼ bên phải hoặc hạ sườn (P)
-
Vàng da
-
Hội chứng suy tế bào gan ± Hội chứng tăng áp cửa
-
Gan to, bề mặt nhẵn, mềm, ấn đau
Cận lâm sàng:
Điều trị:
-
Ngưng rượu
-
Methylprednisolone 16mg 2 viên (u) trong 4 tuần hoặc Pentoxifylline 400mg 1 viên x 3 (u) trong 4 tuần
Thận niệu
Bệnh thận mạn
Định nghĩa:
Bất thường về cấu trúc và/hoặc chức năng thận, ổn định, kéo dài trên 3 tháng:
-
Bất thường về mô bệnh học: giải phẫu bệnh
-
Xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng thể hiện bất thường cấu trúc, chức năng thận: hình ảnh học, albumin niệu, cặn lắng nước tiểu, rối loạn điện giải…
-
Giảm độ lọc cầu thận < 60 ml/phút/1.73 m2 da
Phân độ dựa theo eGFR và Albumin niệu:
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Chẩn đoán: Suy thận mạn (1) + Mức độ (2) + Nguyên nhân (3) + Biến chứng (4)
-
Phù kiểu thận + Thiếu máu mạn tính + HC Ure máu cao + Thay đổi lượng nước tiểu + Tiền sử
-
Mức độ dựa theo tiền sử hoặc KDIGO 2012
-
Nguyên nhân:
-
Biến chứng:
-
Rối loạn nước và điện giải: tăng Na+, tăng K+, giảm Ca++
-
Toan chuyển hóa, giảm dự trữ kiềm
-
Phù mức độ trung bình
-
Tăng huyết áp
-
Thiếu máu
-
Xuất huyết do rối loạn đông máu
-
Bệnh tim mạch
Điều trị
-
Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
Chỉ định lọc máu: GFR < 15ml/phút hoặc có biểu hiện của HC Ure máu cao, THA kháng trị, quá tải tuần hoàn, rối loạn điện giải nặng
Tổn thương thận cấp
Chẩn đoán:
Tổn thương thận cấp (1) + Nguyên nhân (trước thận – tại thận, sau thận – tại thận) (2) + Thể (thiểu niệu, không thiểu niệu) (3) + Thời gian (ngày, giờ thứ mấy) (4) + Phân độ (KDIGO 2012) (5) + Biến chứng (6)+ Tình trạng hiện tại
-
Chẩn đoán khi có ít nhất 1/3 dấu hiệu
-
Lượng nước tiểu < 400ml/24 giờ hoặc < 0,5ml/kg/giờ trong 6 giờ
-
Creatinin tăng 0.3 mg/dL (26.5 μmol/L) sau 48 giờ
-
Creatinin huyết thanh tăng > 50% so với creatinin nền (hoặc thấp nhất trong 7 ngày trước đó)
Triệu chứng lâm sàng: thường là triệu chứng của nguyên nhân gây AKI
-
Nguyên nhân:
-
Hình ảnh học:
-
Siêu âm: đánh giá kích thước, nhu mô thận để phân biệt AKI và CKD
-
Siêu âm Doppler thận để đánh giá tưới máu
-
X quang hệ niệu để loại trừ nguyên nhân sau thận
-
Thể:
-
Thiểu niệu: thể tích nước tiểu <0.5ml/kg/giờ trong 6 giờ hoặc <400ml/24 giờ
-
Thể không thiểu niệu: thường nghĩ tới nguyên nhân tổn thương ống thận trong thiếu máu thận, ĐTD
-
Giờ, ngày
-
Phân độ (giai đoạn) theo KDIGO 2012
-
Biến chứng:
-
Hội chứng Ure máu cao:
-
BUN > 100mg/dL
-
Rối loạn tri giác
-
Tăng thể tích dịch ngoại bào: tăng cân, phù kiểu thận, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, OAP
-
Hội chứng phổi thận
-
Rối loạn điện giải:
-
Hạ Natri máu: do tăng đào thải Natri ở nhóm AKI trước thận, tăng thể tích dịch ngoại bào do truyền dịch
-
Tăng Kali máu
-
Toan chuyển hóa: tăng anion gap
Điều trị
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Tối ưu hóa huyết động toàn thân và tại thận = dịch truyền, vận mạch
-
Ngưng các chất gây độc cho thận
-
Điều trị nguyên nhân dẫn đến AKI
-
Điều chỉnh rối loạn điện giải, toan - kiềm
-
Bù các yếu tố vi lượng
-
Chỉnh liều thuốc
-
Cân nhắc điều trị thay thế thận
-
Điều trị cụ thể:
Hội chứng thận hư
Lâm sàng:
Chẩn đoán: HCTH (1) + Nguyên phát hay thứ phát (2)+ Thuần túy hay không thuần túy (3) + Đáp ứng
corticoid? (4) + Biến chứng/bệnh kèm theo (5)
-
Có triệu chứng lâm sàng điển hình
Cận lâm sàng:
-
Nguyên phát hay thứ phát
-
Các nguyên nhân thứ phát:
-
Liên cầu
-
Virus: VGB, VGC, HIV, CMV,...
-
Tự miễn: Lupus, Henoch,...
-
Thuốc: NSAID, captopril, kháng vitamin K, thuốc cản quang
-
Nguyên phát được chẩn đoán sau khi loại trừ nguyên nhân thứ phát, dựa trên giải phẫu bệnh
-
Sang thương tối thiểu: chủ yếu ở trẻ em
-
Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng
-
Tăng sinh trung mô
-
Bệnh cầu thận màng: chủ yếu ở người trưởng thành
-
Thuần túy khi thõa 3 không:
-
Không tiểu máu
-
Không tăng huyết áp
-
Không suy thận
Không thuần túy khi không thỏa tiêu chuẩn trên
-
Phân loại đáp ứng Corticoid:
-
Biến chứng:
-
Tăng huyết áp
-
Suy thận mạn
-
Rối loạn lipid máu
Điều trị:
-
Nguyên tắc:
-
Điều trị nguyên nhân (HCTH thứ phát)
-
Điều trị triệu chứng
-
Điều trị đặc hiệu
-
Dinh dưỡng hợp lý
-
Điều trị biến chứng nếu có
-
Điều trị cụ thể:
-
Dinh dưỡng: hạn chế Na (<2g/ngày), lượng nước 1 -1,5 lít/ngày
-
Giảm phù:
Spironolacton 50mg 1 viên (u)
Furosemid 40mg 1 viên (u)
Hypothiazid 25mg 1 viên (u)
Truyền đạm khi: Phù kháng trị, phù nhiều + tràn dịch đa màng, suy thận cấp trước thận
Albumin 20% 50ml 5 chai (TTM) XXX giọt/phút
PPI chống loét do stress và corticoid
-
Điều trị đặc hiệu:
-
Thể không suy thận: Prednisone 100 -150 mg/cách ngày trong 8 tuần = Methyl 80 - 120 mg
-
Thể vừa (GFR: 50 - 90 ml/phút):
Prednisone 0.5mg/kg/ngày trong 8 tuần, sau đó giảm còn 0.25mg/kg/ngày
Cyclophosphamide 1 - 2mg/kg/ngày 6 -12 tháng
-
Thể nặng (GFR < 50ml/phút):
Prednisone 0.5mg/kg/ngày trong 8 tuần, sau đó giảm còn 0.25mg/kg/ngày
Cyclophosphamide 1.5mg/kg/ngày 1 - 2 năm
-
Điều trị mù khi không có sinh thiết:
Tấn công: Prednisolon 1 - 2mg/kg/ngày (max: 80mg) từ 1 - 2 tháng
Củng cố khi đạm niệu âm tính = ½ tấn công: 0.5mg/kg/ngày từ 4 - 6 tháng
Duy trì: 5 - 10mg dùng cách ngày hàng năm
Nhiễm trùng tiểu
Chẩn đoán: Nhiễm trùng tiểu (1) + Vị trí (2) + Cấp hay mạn (tái phát hay tái diễn) (3) + nguyên nhân (4) + yếu tố nguy cơ (5) + biến chứng (6)
-
Nhiễm trùng tiểu:
-
Lâm sàng:
Cận lâm sàng:
-
Vị trí:
-
Viêm thận - bể thận cấp (mạn khi tiền sử được chẩn đoán hoặc tái diễn nhiều lần) (
-
Hội chứng nhiễm trùng rõ
-
Đau vùng hông lưng, điểm sườn cột sống
-
Ấn đau hố thắt lưng, rung thận (+)
-
Tiểu đục, tiểu mủ, tiểu máu toàn dòng
-
Viêm bàng quang cấp
-
Hội chứng nhiễm trùng không rõ
-
Đau hạ vị
-
Rối loạn tiểu tiện
-
Rối loạn tính chất nước tiểu: tiểu đục, tiểu mủ, tiểu máu cuối dòng
-
Viêm tiền liệt cấp:
-
Hội chứng nhiễm trùng rõ
-
Đau vùng đáy chậu, lưng dưới
-
Thăm khám TLT: to, căng, ấn đau
-
Viêm niệu đạo:
-
Rối loạn tiểu tiện
-
Tiểu máu, mủ đầu bãi
-
Đỏ lổ tiểu
-
Cấp hay mạn: dựa vào tiền sử
Tái phát hay tái diễn: dựa vào nuôi cấy định danh vi khuẩn
-
Nguyên nhân:
-
Gram (-): 90%
-
E.coli: 80%
-
Khác: Klebsiella, Proteus, Enterobacter
-
Gram (+): 10%
-
Biến chứng:
-
Nhiễm trùng huyết
-
Áp xe thận
-
Áp xe TLT
Điều trị:
Hồi sức tích cực
Suy hô hấp
Phân loại:
-
Suy hô hấp do giảm oxy máu: PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 bình thường hoặc giảm
-
Suy hô hấp do tăng CO2: PaCO2 > 45mmHg, pH < 7.35 + PaO2 giảm
Theo biểu hiện lâm sàng:
-
Cấp tính: rối loạn khí máu, toan kiềm, đe dọa tính mạng
-
Mạn tính: kín đáo do bù trừ của thận
Cơ chế:
Chẩn đoán: Suy hô hấp (1) + Cấp hay mạn (2) + Mức độ (3) + Nguyên nhân (4)
-
Chẩn đoán suy hô hấp khi:
-
Cấp hay mạn: dựa vào sự xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng, thay đổi KMDM
-
Mức độ:
-
Nhẹ: Than khó thở
-
Trung bình: Xanh tím, khó thở, vã mồ hôi
-
Nặng: Xanh tím, khó thở, vã mồ hôi, tăng huyết áp, tăng mạch
-
Nguy kịch: khó thở, vã mồ hôi, xanh tím, trụy mạch, rối loạn ý thức
-
Nguyên nhân
-
Biến chứng:
-
Nhồi máu phổi
-
Chấn thương áp lực
-
Nhiễm trùng
-
Xơ hóa phổi
Điều trị:
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Đảm bảo đường thở
-
Duy trì thông khí
-
Cung cấp đầy đủ oxy
-
Điều trị nguyên nhân
-
Điều trị cụ thể:
Thông khí đường thở:
-
Khai thông đường thở, lấy dị vật, hút đàm nhớt
-
Chỉ định đặt NKQ, thở máy:
-
Suy hô hấp nặng hoặc tiến triển nhanh
-
Tăng tiết đàm nhớt, mất phản xạ ho
-
Có chỉ định thở máy
Oxy liệu pháp:
-
Mục tiêu: duy trì SpO2 > 90%, PaO2 > 60mmHg
-
Dụng cụ:
-
Cannula mũi từ 1 - 6 lít/phút, FiO2 tối đa 40%
-
Mặt nạ Venturi: cung cấp chính xác FiO2
-
Mask đơn giản từ 6 - 12 lít/phút, FiO2 tối đa 60%
-
Mask có túi thở lại 1 phần từ 8 lít/phút FiO2 tối đa 80%
-
Mask không thở lại: FiO2 tối đa 90%
-
HFNC cho FiO2 đến 100%, cung cấp áp lực cuối thì thở ra, giảm công thở
-
NIV: CPAP, BiPAP
-
Lựa chọn:
-
Không nhạy cảm Oxy: cho oxy liều cao, theo nhu cầu
-
Nhạy cảm Oxy do ứ CO2 mạn tính:
FiO2 cần tăng = [60 - PaO2 (khí phòng)]/3
Hoặc từ 1 - 3 lít
-
Chỉ định NIV:
-
Chỉ định thở máy:
Ngưng tim ngưng thở hoặc thở > 35 lần/phút và mệt cơ hô hấp
Thở vào gắng sức tối đa < 25cmH2O
Bệnh lý thần kinh cơ: dung tích sống < 10 - 15ml/kg
PaO2 < 60 mmHg với FiO2 > 60%
Rối loạn tri giác, mất khả năng bảo vệ đường thở, tăng tiết đàm nhớt
Tăng áp lực nội sọ
PaCO2 > 50mmHg, pH < 7.2 có tăng CO2 máu mạn hoặc <7.3
Sốc
Phân loại:
Nhiễm trùng huyết khi có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân với 2 dấu hiệu:
-
Nhiệt độ: dưới 36 độ C hoặc tăng trên 38 độ C
-
Mạch: > 90 lần/phút
-
Nhịp thở: > 20 lần/phút hoặc PaCO2 > 32 mmHg
-
BC: giảm dưới 4000 hoặc tăng trên 12000 hoặc BC non > 10%
Kết hợp với bằng chứng của ổ nhiễm trùng
Chẩn đoán: Sốc (1) + Nguyên nhân (2) + Biến chứng9 (3)
-
Chẩn đoán sốc khi:
-
Tụt HA không đáp ứng nhanh với liệu truyền dịch:
-
HATT < 90mmHg
-
Hoặc HATT giảm > 40mmHg so với HATT ổn định
-
Hiệu áp < 25 mmHg
-
MAP < 65mmHg
-
Giảm tưới máu mô:
-
Rối loạn ý thức
-
Thiểu niệu, vô niệu
-
Tím chi, da lạnh, ẩm, nổi bông
-
Chuyển hóa yếm khí:
-
Toan chuyển hóa
-
Tăng Lactate > 2 mmol/L
-
Đòi hỏi vận mạch để duy trì MAP 65mmHg
-
Nguyên nhân:
-
Tùy phân loại mà có các nguyên nhân khác nhau
-
Tùy nguyên nhân mà có các triệu chứng khác nhau
-
Đòi hỏi kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng
-
Sốc tim thường có tình trạng đau thắt ngực, rối loạn nhịp, hồi hộp đánh trống ngực
-
Sốc nhiễm khuẩn có bằng chứng của ổ nhiễm trùng khác + HC nhiễm trùng + Cấy máu dương
-
Sốc phản vệ có yếu tố tiếp xúc với dị nguyên
-
Biến chứng:
-
Suy hô hấp
-
Rối loạn thăng bằng toan kiềm: kiềm hô hấp > toan chuyển hóa do tăng acid lactic
-
Tổn thương thận cấp
Điều trị:
-
Nguyên tắc:
-
Đảm bảo thông khí
-
Cung cấp Oxy
-
Hỗ trợ tuần hoàn
-
Truyền dịch, vận mạch
-
Điều trị nguyên nhân
-
Điều trị các bệnh đồng mắc
-
Điều trị biến chứng
-
Điều trị cụ thể:
Phù phổi cấp
Phân loại:
Lâm sàng:
Chẩn đoán: Phù phổi cấp (1) + Nguyên nhân (2) + Biến chứng (3)
-
Phù phổi cấp
Dựa vào lâm sàng + cận lâm sàng + bệnh nền trước đó
Chẩn đoán phân biệt:
-
Phân biệt phù phổi cấp do huyết động và tổn thương
-
SHH cấp do nguyên nhân khác
-
Đợt cấp COPD
-
Cơn hen phế quản cấp
-
Dị vật đường thở
-
Nguyên nhân:
-
Dựa theo phân loại
-
Dựa theo bệnh nền hiện tại
-
Biến chứng:
-
Suy hô hấp cấp
-
Xơ hóa phổi
-
Viêm phổi bệnh viện
-
XHTH do stress
Điều trị:
-
Nguyên tắc điều trị:
-
Điều chỉnh rối loạn thông khí
-
Chống tăng áp lực phổi
-
Điều trị nguyên nhân
-
Dự phòng biến chứng
-
Điều trị cụ thể:
-
OAP huyết động:
-
OAP tổn thương
Huyết học
Thiếu máu
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Chẩn đoán: Thiếu máu cấp/mãn (1) + mức độ (2) + nguyên nhân (3)
-
Thiếu máu cấp/mãn:
-
Chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng:
-
Cấp: triệu chứng rầm rộ + nguyên nhân gây mất máu cấp
-
Mãn: triệu chứng diễn tiến từ từ + thay đổi da niêm/lông/tóc/móng + tiền sử có mắc bệnh lý gây thiếu máu mãn
-
Dựa vào cận lâm sàng qua phát hiện tình cờ. Tình trạng mất máu cấp chỉ xuất hiện sau 24 giờ trên CLS
-
Mức độ:
-
Dựa vào lâm sàng:
-
Thiếu máu mức độ nặng: Mệt khi gắng sức nhẹ (vệ sinh cá nhân), người xanh xao, nhợt cả lòng bàn tay
-
Thiếu máu mức độ trung bình: Mệt khi gắng sức ở mức vừa (còn đi vòng vòng được, vệ
sinh cá nhân được), nhợt cả lòng bàn tay
-
Thiếu máu mức độ nhẹ: Chỉ mệt khi gắng sức nặng, nhợt ở kết mạc mắt, lòng bàn tay
-
Dựa vào cận lâm sàng:
-
≥9: nhẹ
-
≥7: trung bình
-
≥4: nặng
-
<4: rất nặng
-
Nguyên nhân:
Điều trị
-
Nguyên tắc:
-
Điều trị nguyên nhân
-
Điều trị triệu chứng, biến chứng thiếu máu
-
Điều trị cụ thể:
-
Truyền khối hồng cầu 350ml cùng nhóm máu, 1 đơn vị giúp Hb tăng 1g/dL
-
Erythropoietin khi thiếu (thiếu máu do suy thận mạn)
Thiếu máu tán huyết
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Chẩn đoán: Thiếu máu tán huyết (1) + mức độ (2) + nguyên phát hay thứ phát do nguyên nhân (3)
-
Chẩn đoán khi có hội chứng thiếu máu + hội chứng tán huyết
Cận lâm sàng: gợi ý
-
Mức độ thiếu máu
-
Dựa vào lâm sàng:
-
Thiếu máu mức độ nặng: Mệt khi gắng sức nhẹ (vệ sinh cá nhân), người xanh xao, nhợt cả lòng bàn tay
-
Thiếu máu mức độ trung bình: Mệt khi gắng sức ở mức vừa (còn đi vòng vòng được, vệ
sinh cá nhân được), nhợt cả lòng bàn tay
-
Thiếu máu mức độ nhẹ: Chỉ mệt khi gắng sức nặng, nhợt ở kết mạc mắt, lòng bàn tay
-
Dựa vào cận lâm sàng:
-
≥9: nhẹ
-
≥7: trung bình
-
≥4: nặng
-
<4: rất nặng
-
Thứ phát:
-
Miễn dịch: Lupus, HC Evans
-
Thuốc
-
Nhiễm trùng
Nguyên phát: sau khi loại trừ nguyên nhân thứ phát
Điều trị:
-
Truyền máu khi Hb < 7 g/dL
-
Prednisolone 1 - 1.5mg/kg/ngày trong 4 tuần
-
Đáp ứng: giảm liều còn 0.3mg/kg/ngày trong 4 tuần > 0.15mg/kg/cách ngày trong 4 tuần
-
Không đáp ứng: Cắt lách > Thuốc độc tế bào hoặc thuốc sinh học
Suy tủy
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Chẩn đoán: Suy tủy (1) + mức độ (2) + nguyên nhân (3)
-
Chẩn đoán xác định khi có ⅔ tiêu chuẩn:
-
Hb < 10g/dL
-
BC Neu < 1500 TB/mm3
-
TC < 50000 TB/mm3
Và sinh thiết tủy, mật độ tế bào < 25%
-
Mức độ
Điều trị:
-
Không tiếp xúc nguyên nhân gây bệnh
-
Chỉ sử dụng khi sốt > 38.5 độ C
-
Truyền máu khi Hb < 7, mục tiêu > 8g/dL, có bệnh nền kèm theo > 10g/dL
-
Truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu < 20.000 hoặc có biểu hiện xuất huyết nặng
-
Điều trị đặc hiệu
-
Ức chế miễn dịch: Immunoglobulin kháng T
ATG 15 - 40 mg/kg/ ngày (TTM) trong 4 ngày
Corticoid 1 - 2mg/kg/ngày uống trong 14 ngày và giảm liều 0.5mg/kg/ngày đến ngày 28
Cyclosporin A 3 - 7mg/kg/ngày trong 3 - 6 tháng, giảm mỗi 3 tháng, ngừng khi đủ 18 tháng
Thalassemia
Chẩn đoán: Thalassemia loại (1) + mức độ (2) + bệnh phối hợp (3)+ biến chứng (4)
-
Chẩn đoán khi:
-
Lâm sàng:
-
Cận lâm sàng:
Chẩn đoán phân biệt:
-
Cường lách
-
Suy tủy
-
Mức độ:
Alpha-thalassemia:
-
Thể ẩn: không có triệu chứng lâm sàng
-
Thể nhẹ: CLS ± LS
-
Trung bình: LS + CLS, cần điện di
-
Nặng: đã chết
Beta-thalassemia:
-
Nhẹ: da xanh xao
-
Trung bình: LS + CLS xuất hiện muộn
-
Nặng: LS + CLS xuất hiện sớm
-
Bệnh phối hợp:
-
HbE, dựa vào CLS hoặc lâm sàng nặng nề
-
Cường lách
-
Biến chứng:
-
Tán huyết do miễn dịch do truyền máu nhiều lần
-
Quá tải sắt
-
Suy tuyến nội tiết
-
Tổn thương gan
Điều trị
-
Truyền máu
Khi Hb < 7 g/dL
Mục tiêu Hb > 10g/dL
-
Thải sắt:
Phân loại quá tải sắt:
<300: Không
<1000: Nhẹ
< 2500: Trung bình
Từ 2500 trở lên: Nặng
Chỉ định thải sắt từ khi Ferritin > 1000 ng/mL (Trung bình)
Deferiprone 500mg 3v x 3 (u)
-
Cắt lách:
Chỉ định:
-
Lách to nhiều, cản trở cuộc sống
-
Lượng máu truyền tăng > 50% trong 6 tháng
-
Lượng máu truyền mỗi năm > 250ml/kg
-
Giảm BC, TC nặng
Sau cắt lách: tiêm ngừa phế cầu, cúm, não mô cầu
-
Hỗ trợ:
-
Acid Folic 1mg/ngày
-
Calci D 500mg 1v (u) hoặc sau mỗi khi truyền 2 đơn vị máu