Tim mạch: Nghiệm pháp Valsva

Đăng vào ngày 2022-07-20 13:03:46 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Nghiệm pháp Valsava

Vì sao nghiệm pháp Valsalva làm giảm hoặc mất sự tách đôi của tiếng T2?

 

1)    Các tiếng tim bình thường

•    Tiếng tim thứ nhất (T1): do sự đóng lại của van 2 lá và van 3 lá, nghe tối đa ở mỏm, trầm, kéo dài.

•    Tiếng tim thứ hai (T2): do sự đóng lại của van sigma động mạch chủ (A2) và động mạch phổi (P2), nghe tối đa ở đáy, âm sắc cao, ngắn hơn T1.

Khoảng cách yên lặng ngắn giữa T1 và T2 tương ứng thời kỳ tâm thu. Khoảng cách yên lặng dài giữa T1 và T2 tương ứng thời kỳ tâm trương

•    Tiếng tim thứ (T3): do sự thâu đầy máu thụ động, sự căng của thừng gân trong giai đoạn đổ đầy nhanh của tâm thất.

•    Ngoài ra có thể có thêm tiếng T4 do sự đổ đầy thất chủ động khi tâm nhĩ co, nhưng thường chỉ phát hiện qua tâm thanh đồ.

2. T2 tách đôi

Tiếng T2 tách đôi do sự đóng không đồng bộ của hai thành phần động mạch chủ và động mạch phổi. T2 tách đôi có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.

•    T2 tách đôi sinh lý: xảy ra ở thì hít vào làm tăng lượng máu về tim và chậm đóng van động mạch phổi. Trong kỳ hít vào bình thường, van động mạch chủ (A2) đóng trước van động mạch phổi (P2).

•    T2 tách đôi bệnh lý: : liên quan đến việc tăng khoảng thời gian giữa A2 và P2, làm cho 2 thành phần này nghe được trong cả thì thở ra và tách nhau càng rộng ở thì hít vào (T2 tách đôi rộng, gặp trong trường hợp block nhánh phải và hẹp van động mạch phổi) hoặc tách đôi cố định ở cả 2 thì hít vào, thở ra (T2 tách đôi cố định, gặp trong thông liên nhĩ).

3. Nghiệm pháp Valsalva

Nghiệm pháp Valsalva: thở ra hết sức rồi nín thở; hoặc: hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ nhưng vẫn đóng thanh môn lại. Nghiệm pháp này làm tăng áp lực trong lồng ngực, giảm lượng máu về tim, giảm sự đổ đầy của hai thất nên làm giảm hoặc đôi khi mất âm thổi của tiếng tim thì tâm trương cả về độ dài lẫn cường độ.

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay