Thuyên tắc phổi KHÔNG PHẢI nhồi máu phổi
Sinh viên Y2 nhớ rõ giải phẫu tuần hoàn phổi nhưng bác sĩ lâm sàng thì không, đặc biệt là bác sĩ hệ nội lại càng nhầm lẫn 2 bệnh cảnh nêu trên. Thậm chí một số Thầy đầu ngành Nội khoa cũng hay dùng từ “nhồi máu phổi” trong “thuyên tắc phổi”.
- Thuyên tắc phổi: Pulmonary Embolism (PE).
- Nhồi máu phổi: Pulmonary Infaction (PI).
* Hiểu rõ ngọn ngành:
- Khái niệm “nhồi máu” (infact): tình trạng tắc động mạch (ĐM) cung cấp oxy gây ra hoại tử mô cơ quan đích. Nhồi máu cơ tim và nhồi máu não là ví dụ điển hình cho khái niệm “nhồi máu”.
- PE: huyết khối gây tắc ĐM phổi, nhưng ĐM phổi không cấp máu cho nhu mô phổi, mà thay vào đó là ĐM phế quản.
- PI: huyết khối gây tắc ĐM phế quản (PQ) và gây hoại tử nhu mô phổi hạ lưu dòng máu.
+ ĐM PQ xuất phát từ ĐM chủ ngực nhưng tĩnh mạch (TM) PQ đổ máu về tĩnh mạch phổi nên bão hoà oxy máu tim trái thấp hơn máu mao mạch phổi.
+ Máu ĐM phổi bản chất là máu tĩnh mạch, nghèo oxy, nên không thể nuôi dưỡng hệ hô hấp.
+ Điều trị ho ra máu bằng cách gây tắc ĐM phế quản (chứ đâu có gây tắc ĐM phổi)
+ Nhiều trường hợp tắc ĐM phổi mạn tính (ví dụ do huyết khối từ tĩnh mạch chi dưới đi lên) nhưng không có hoại tử nhu mô phổi.
[Tiếng Việt phong phú nhưng lại có lúc nghèo nàn đến gây nhầm lẫn.]
*Do đặc điểm giải phẫu thành ĐM và thành TM khác nhau, cùng với sinh lý dòng máu di chuyển trong hệ ĐM và hệ TM khác nhau, dẫn đến cơ chế hình thành huyết khối ở 2 hệ mạch máu này cũng khác nhau. Do đó điều trị huyết khối ĐM và TM cũng khác nhau, chủ yếu dựa vào cơ chế, tức sinh lý bệnh hình thành huyết khối.
- Huyết khối hệ ĐM phần lớn là cục tiểu cầu được hình thành trên nền mảng xơ vữa. Điều trị bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor,…). Huyết khối ĐM PQ theo cơ chế này.
- Huyết khối hệ TM phần lớn là do máu lưu thông chậm hoặc xoáy (quẫn). Điều trị bằng thuốc kháng đông (kháng Vitamin K, kháng đông uống thế hệ mới: rivaroxaban, dabigatran,…). Huyết khối ĐM phổi theo cơ chế này.
- Rung nhĩ là trường hợp đặc biệt. Máu quẫn trong nhĩ trái hình thành cục huyết khối, xuống thất trái gây tắc động mạch não, tạng ổ bụng, thậm chí huyết khối đi sang nhĩ phải qua lỗ thông liên nhĩ (thường là bẩm sinh) gây tắc ĐM phổi. Điều trị (hoặc dự phòng) bằng kháng đông.
- Lovenox (enoxaparin) là loại kháng đông đặc biệt. Ở hệ TM, lovenox (a) vừa làm tan cục máu (b) vừa ngăn chặn cục máu tiếp tục to lên hoặc hình thành cục máu đông mới; ở hệ ĐM, lovenox chủ yếu có tác dụng (b).
——
Tui không chuyên về lĩnh vực này nên chỉ sử dụng kiến thức cơ bản để điều trị các bệnh nhân nguy kịch có các vấn đề liên quan.
Cre: Bs Nguyễn Thành Luân