PHÂN BIỆT CỔ TRƯỚNG TRONG 1 SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Xơ gan
Là trường hợp cổ trướng nước vàng chanh – thẩm thấu – rivalta (-): nước cổ trướng tái phát rất nhanh, hơi dính; protein < 30g/l và ít tế bào.
Tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ thường rõ.
Gan thường teo lại, không sờ thấy (thỉnh thoảng mới có trường hợp xơ gan to).
Có thể kèm theo phù mềm 2 chi dưới (kín đáo hoặc rõ rệt) và các biểu hiện LS về suy gan (vàng da kín đáo hoặc rõ rệt, chảy máu dưới da – niêm mạc, ăn chất mỡ không tiêu..).
CLS: soi ổ bụng sau khi chọc tháo khá nhiều nước cổ trướng để việc tiến hành soi được thuận lợi: ở giai đoạn cổ trướng này, hình ảnh đầu đanh của gan xơ thường đã rõ khi soi nhìn thấy gan, phần nhiều không cần sinh thiết để xác định thêm trừ trường hợp trên nền xơ gan đã rõ có nghi K hóa.
Tuy nhiên, trong trường hợp Xơ gan hậu phát sau viêm gan do virut, hoặc xơ gan ứ mật thì cổ trướng nước vàng như nghệ.
+ Nước cổ trướng có thể nhiều hoặc ít, xuất tiết hay thẩm thấu tùy nguyên nhân gây vàng da, nhưng trong nước cổ trướng có nhiều sắc tố mật.
+ Xác định nguyên nhân loại cổ trướng này chủ yếu là xác định nguyên nhân vàng da.
2. K gan
Là trường hợp cổ trướng kèm theo gan to. Bệnh cảnh và tính chất cổ trướng giống như trong Xơ gan, chỉ khác ở chỗ: gan – to, rắn, gồ ghề (hoặc nhẵn) phát triển rất nhanh trong một thời gian ngắn (vài tuần, vài tháng).
Các biểu hiện cơ năng về suy gan và rối loạn chức năng gan mãi về sau mới có.
3. Suy tim
Giống như K gan, cổ trướng trong suy tim cũng kèm gan to. Cổ trướng có thể nhiều hoặc ít, hoặc tái phát nhiều lần cùng với suy tim.
Gan to, mềm hoặc hơi chắc nếu suy tim đã lâu.
Điểm đặc trưng của bụng báng trong suy tim là bao giờ cũng có những biểu hiện khác của suy tim:
+ Phù 2 chi dưới: đến giai đoạn suy tim đã có cổ trướng, phù chân thường xuyên – rõ.
+ TM cổ nổi.
+ Da hơi xanh tím, khó thở ít; phổi ít ran ướt ứ đọng.
+ Mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ (mạch nhịp phân ly). Sau khi xác định chẩn đoán nhờ CLS (đo áp lực TM – rất cao (bt 12cmH20 khi nằm); đo tốc độ tuần hoàn: rất chậm (bt 12 – 20s) ), cần tìm nguyên nhân gây suy tim không hồi phục – thường gặp là:
+ Các bệnh van tim.
+ Viêm màng ngoài tim có nước.
+ Viêm màng ngoài tim co thắt.
+ Bệnh tim phổi mạn.
4. Suy dinh dưỡng
Bệnh cảnh giống như trong viêm thận:
+ Là trường hợp cổ trướng nước trong – thẩm thấu – rivalta (-).
+ Nước cổ trướng trong, ít protein, ít tế bào. Trong Suy dinh dưỡng, cổ trướng thường không to; đồng thời phù chỉ khu trú ở 2 chi dưới, nhiều hoặc kín đáo; kèm tình trạng suy mòn. (Còn Viêm thận: phù toàn thân – mềm, trắng, xuất hiện đầu tiên mi mặt và mặt, kèm tràn dịch màng phổi 2 bên).
CLS: xét nghiệm nước tiểu không có protein, trụ niệu và HC -> điểm loại trừ cổ trướng + phù do thận. Định lượng protein máu giảm. Tìm bệnh nguyên phát gây suy dinh dưỡng: thường là các bệnh đường tiêu hóa mạn tính hoặc các nhiễm khuẩn mạn tính (nhất là Lao) hay các bệnh ác tính (K).
#DrD