TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TĂNG MEN GAN

Đăng vào ngày 2024-05-10 18:05:43 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Ths BSNT Nguyễn Huy Thông

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TĂNG MEN GAN 

Ths BSNT Nguyễn Huy Thông
-
Nhân một trường hợp tăng men gan do rượu đã cai rượu thành công, GGT giảm nhiều, chức năng gan tốt lên, tĩnh mạch thực quản giãn độ I, đông máu hồi phục bình thường, hồng cầu to MCV 108 đã giảm xuống còn 92 sau 1 tháng điều trị Vitamin B12
❤️❤️❤️
🍱🍱🍱
CHIA SẺ KIẾN THỨC NỘI KHOA
☘️
Gan là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, trong đó có nhiệm vụ chuyển hóa các chất. 
Chính vì vậy, gan có rất nhiều các loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
🍭🍭🍭
 “Tăng men gan” là tình trạng các men này bị phóng thích vào máu do tế bào gan bị hoại tử. 
Hay nói một cách khác, tăng men gan, đặc biệt là tăng các men transaminase trong máu là hiện tượng gián tiếp cho biết đang có quá trình viêm và hoại tử tế bào gan. Ngoài ra, các loại men khác như γ-glutamyl transferase (GGT) và phosphatase kiềm lại liên quan đến tình trạng bất thường về bài tiết ở gan.
👀👀👓👓👓
Transaminase là các enzyme nội bào, thường tăng khi có tổn thương tế bào gan, bao gồm: men aspartate aminotransferase (AST) hay còn gọi là glutamic-oxaloacetic transaminase (SGOT). 

Men này có trong bào tương và ti thể ở nhiều loại tế bào (theo thứ tự giảm dần): gan, cơ tim, cơ xương, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. 
🧵🧵🧵

Do vậy, sự tăng của AST không đặc hiệu cho gan vì còn có thể do bất thường ở các nơi khác. 
Còn men alanine aminotransferase (ALT) hay glutamic-pyruvic transaminase (SGPT) hiện diện chủ yếu ở trong bào tương tế bào gan nên sự tăng ALT đặc hiệu hơn cho tổn thương ở gan. 

Chức năng của các men này là xúc tác các phản ứng chuyển gốc amin (NH2) giữa các acid amin với nhau. Aminotransferase còn có thể tăng khi có tăng tính thấm màng tế bào mà không bắt buộc phải có hoại tử tế bào gan. Mức tăng aminotransferase không giúp tiên lượng mức độ tổn thương tế bào gan. 
----
Một số nguyên nhân gây tăng men gan thường gặp

🥔🥔🥔
- Bệnh gan do rượu: thường dựa vào tiền căn nghiện rượu mạn, xét nghiệm men AST/ALT >2, thường kèm tăng GGT. Phân tích tế bào máu thường phát hiện thể tích hồng cầu (MCV) tăng do thiếu acid folic.
- Viêm gan virus B và C là 2 loại viêm gan thường gặp nhất: tiền căn có sử dụng ma túy, xăm mình, tiêm chích, quan hệ nhiều bạn tình, truyền máu. Xét nghiệm AST/ALT<1. 
☘️
Cần tìm các dấu ấn huyết thanh chẩn đoán viêm gan virus như HBsAg, antiHBs, antiHBc-IgM, HBV DNA, anti- HCV, HCV RNA
☘️
- Bệnh gan thoái hóa mỡ (NASH): thường gặp ở bệnh nhân có thể trạng béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Xét nghiệm: AST/ALT <1, rối loạn lipid máu, tăng đường huyết đói. Siêu âm gan thường có hình ảnh gợi ý nhưng chẩn đoán chính xác cần phải sinh thiết gan.
- Viêm gan do thuốc: bệnh sử có sử dụng một số thuốc nghi ngờ độc cho gan, ngay cả các thảo dược, đông y, thực phẩm chức năng. Cần ngưng thuốc và điều trị nâng đỡ để chờ đợi sự hồi phục.
- Bệnh Wilson là bệnh di truyền do ứ đọng chất đồng trong cơ thể, biểu hiện tổn thương ở gan (xơ gan), não (rối loạn kiểu ngoại tháp), thận, hồng cầu (tán huyết) và xuất hiện vòng Kayser-Fleischer ở mắt. 
🎂🎂
Xét nghiệm: AST/ALT > 2,2; cerulo- plasmin/máu < 200mg/L, đồng niệu 24giờ > 100μg (1,6μmol). Trong đợt bùng phát, bilirubin tăng cao nhưng phosphatase kiềm bình thường.
🍡🍡
- Bệnh ứ sắt mô (hemochromatosis): tiền căn gia đình có người bị bệnh tương tự. Bệnh này rất hiếm gặp ở Việt Nam. Xét nghiệm có tình trạng quá tải sắt biểu hiện bằng sắt huyết thanh > 180μg/dl,

độ bão hòa transferrin > 50%, ferritine > 300ng/mL (nam) hoặc > 250 ng/mL (nữ). Cần xác định gen và sinh thiết gan để có chẩn đoán chính xác hơn.
- Bệnh gan tự miễn: thường gặp ở nữ, kèm theo các tổn thương ở da niêm, khớp, thận. Xét nghiệm điện di protein có tăng đỉnh γ. Các kháng thể miễn dịch tăng như ANA, ASMA, pANCA, anti-LKM1. Sinh thiết gan giúp ích cho chẩn đoán.
- Bệnh lý cơ: thường do vận động nặng, sưng đau, yếu cơ, hoặc sử dụng một số thuốc
gây ly giải cơ vân. Xét nghiệm tìm CK máu, myoglobin niệu
- Tán huyết: bệnh cảnh thiếu máu với AST> ALT, Hb giảm, hồng cầu lưới tăng, haptoglobin (+), test Coomb (+)
- Bệnh thiếu α1-antitrypsin: bệnh nhi bị vàng da tắc mật kéo dài, tiền căn gia đình hoặc bản thân bị khí phế thủng ở người trẻ. Xét nghiệm: giảm α1-antitrypsin, xác định gen (protease inhibitor (Pi)ZZ) và sinh thiết gan.
-
CHIA SẺ MIỄN PHÍ ĐỌC LẠI KHI CẦN.

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay