TEST SINH LÝ GUYTON ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ CAO HỌC Y DƯỢC HCM

Đăng vào ngày 2024-05-10 21:47:11 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

SInh Lý Guyton Dịch YDS

Blood cells, Immunity, and Blood Coagulation

SINH LÝ GUYTON ÔN THI NỘI TRÚ CAO HỌC CHUYÊN KHOA
Y DƯỢC HỒ CHÍ MINH

BSNT Nguyễn Huy Thông

Zalo 0336644727

Câu 1.Trong 3 tháng giữa thời kỳ mang thai, quá trình sinh hồng cầu xảy ra chủ yếu ở

A. Túi noãn hoàng

B. Tủy xương

C. Hạch bạch huyết

D. Gan

[<br>]

Câu2. Sau khi hiến máu, quá trình sinh hồng cầu bắt đầu tăng lên trong vòng:

A. 30 phút

B. 24 giờ

C. 2 ngày

D. 5 ngày

E. 2 tuần

[<br>]

Câu7.Một phụ nữ 62 tuổi đến khám sức khỏe định kỳ. Bà ấy than phiền bị ngứa hai bàn tay, kèm theo đau đầu và chóng mặt. Xét nghiệm công thức máu cho thấy số lượng hồng cầu là 8.2 triệu/µl, số lượng bạch cầu là 37000/µl, số lượng tiểu cầu là 640000/µl. Nồng độ erythropoietin thấp hơn bình thường. Chẩn đoán sơ bộ là:

A. Giảm tiểu cầu

B. Đa hồng cầu tương đối

C. Đa hồng cầu thứ phát

D. Đa hồng cầu nguyên phát

E. Lơ xê mi dòng tủy

[<br>]

Câu8.Một phụ nữ 40 tuổi đến khám vì mệt mỏi. Mới đây cô ấy vừa được điều trị một bệnh nhiễm trùng. Các xét nghiệm cho thấy RBC = 1.8 x 106/µl, Hb = 5.2 g/dL, Hct =15, WBC = 7.6 x 103/µl, số lượng tiểu cầu PLT = 320000/µl, MCV = 92 fL, hồng cầu lưới là 24%. Giải thích nào sau đây phù hợp nhất cho trường hợp này?

A. Thiếu máu bất sản tủy

B. Thiếu máu tan máu

C. Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền

D. Thiếu vitamin B12

[<br>]

Câu9.Đáp án nào sau đây mô tả đúng nhất xét nghiệm của bệnh nhân thiếu máu do bất sản tủy?

Đáp án

Hct

Hb

MCV

EPO

A

B

C

D

E

F

G

 [<br>]

Câu10. Một bệnh nhân nam 34 tuổi, mắc bệnh tâm thần phân liệt, bị mệt mỏi kéo dài 6 tháng nay. Bệnh nhân vẫn ăn ngon miệng nhưng từ chối ăn rau trong 1 năm nay vì anh ta nghe thấy giọng nói trong đầu là rau bị tẩm thuốc độc. Khám lâm sàng và thần kinh bình thường. Xét nghiệm có Hb = 9.1 g/dL, WBC = 10000/µl3, MCV = 122. Chẩn đoán nào sau đây phù hợp nhất?

A. Mất máu cấp

B. Bệnh hồng cầu hình liềm

C. Thiếu máu bất sản tủy

D. Thiếu máu tan máu

E. Thiếu axit folic

[<br>]

Câu11. Một nam thanh niên 24 tuổi người Mỹ gốc Phi đến phòng khám cấp cứu 3 giờ sau khi khởi phát cơn đau ngực và lưng dữ dội. Tình trạng này xảy ra trong khi anh ta đang trượt tuyết. Anh ta sống ở Los Angeles và có tiền sử đã từng bị tình trạng này cách đây 5 năm khi đang thăm quan tiểu bang Wyoming. Hiện tại anh ta vẫn còn đau nhiều. Các xét nghiệm cho thấy:

Hb = 11 g/dl

WBC = 22000/ µl3

Hồng cầu lưới = 25%

Chẩn đoán của bệnh nhân này là gì? 

A. Mất máu cấp

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

C. Thiếu máu do bệnh mạn tính

D. Bệnh thận giai đoạn cuối

[<br>]

Câu12. Một người đàn ông 62 tuổi bị đau đầu, giảm thị lực và đau ngực. Khám lâm sàng thấy da đỏ và lách to. Công thức máu cho thấy Hct = 58%, WBC = 13300/µL, số lượng tiểu cầu PLT = 600000/µl. Độ bão hòa oxy máu động mạch là 95% trong điều kiện khí phòng. Bạn đề nghị điều trị nào dưới đây?

A. Hóa trị

B. Trích huyết

C. Bổ sung sắt

D. Liệu pháp thở oxy

[<br>]

Câu13.Một phụ nữ 45 tuổi xuất hiện mệt mỏi từ tháng 7 và xét nghiệm công thức máu khi đó bình thường. Cô ấy được nhập viện vì đau đầu dữ dội vào tháng 12, huyết áp đo được là 175/90 mmHg. Xét nghiệm cho thấy Hb = 8.3 g/dL, RBC = 2.2 x 106/µl, Hct =23%, MCV = 89 fL, WBC = 5100/µl, số lượng tiểu cầu 262 x 103/µl, hồng cầu lưới 0.8%. Chẩn đoán của bệnh nhân này là gì?

A. Thiếu axit folic

B. Thiếu sắt

C. Thiếu máu tan máu

D. Bệnh thận giai đoạn cuối

[<br>]

Câu14. Một phụ nữ 38 tuổi tiền sử khỏe mạnh đến khám sức khỏe định kỳ. Trong 2 tháng gần đây cô ấy đã đi bộ đường dài qua dãy Himalaya và Mount Everest. Bạn trông đợi xét nghiệm công thức máu của cô ấy có kết quả nào dưới đây?

Đáp án

Hct

Hb

MCV

EPO

A

B

C

D

E

F

G

Đáp án: C  B mới đúng chứ?

[<br>]

Câu15. Một bệnh nhân đến khám vì rất mệt mỏi và khó thở khi gắng sức, tiến triển từ từ nặng dần trong 2 tuần gần đây. Khám lâm sàng thấy tình trạng dinh dưỡng tốt, biểu hiện thoải mái nhưng hơi khó thở. Dấu hiệu sinh tồn: Mạch = 120 lần/phút, nhịp thở 20 lần/phút, huyết áp 120/70 mmHg. Khi bệnh nhân đứng dậy, mạch tăng lên đến 150 và huyết áp giảm còn 80/50. Xét nghiệm máu cho thấy Hb = 7 g/dL, Hct = 20%, RBC = 2x106/µl, số lượng tiểu cầu 400000/µl. Trên tiêu bản máu ngoại biên, hồng cầu nhỏ và nhược sắc. Chẩn đoán của bạn là gì?

A. Thiếu máu bất sản tủy

B. Suy thận

C. Thiếu máu thiếu sắt

D. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

E. Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ

[<br>]

Câu16. Một người được đưa vào môi trường có nồng độ oxy thấp, sau bao lâu số lượng hồng cầu lưới sẽ tăng?

A. 6 giờ

B. 12 giờ

C. 3 ngày

D. 5 ngày

E. 2 tuần

[<br>]

Câu17. Trong vòng 12 tuần gần đây, một người đàn ông 75 tuổi bị hẹp động mạch chủ mức độ trung bình xuất hiện khó thở và đau ngực khi gắng sức. Ông ta trông xanh xao.Xét nghiệm máu trong phân dương tính. Xét nghiệm máu cho thấy hemoglobin 7.2 g/dL, MCV = 75 fL. Trên tiêu bản máu ngoại biên, hồng cầu nhỏ và nhược sắc.Chẩn đoán nào sau đây phù hợp nhất?

A. Thiếu vitamin B12

B. Thiếu máu tan máu tự miễn

C. Thiếu máu do thiếu folat

D. Thiếu máu thiếu sắt

[<br>]

Câu18.Một nam thanh niên 24 tuổi đến khoa cấp cứu vì gãy chân. Anh ta được chỉ định xét nghiệm máu và bạch cầu là 22 x 103/µl. Sau 5 tiếng, xét nghiệm lại thấy bạch cầu còn 7 x 103/µl. Nguyên nhân gây tăng bạch cầu trong lần xét nghiệm đầu tiên là gì?

A. Tủy xương tăng sản xuất bạch cầu

B.Chuyển bạch cầu từ nơi dự trữ ra máu ngoại biên

C. Giảm phá hủy bạch cầu

D. Tăng sản xuất các phân tử selectin

[<br>]

Câu19. Sự bám dính của bạch cầu vào nội mạc mạch máu:

A. Là do sự giảm các phân tử selectin

B. Phụ thuộc vào sự hoạt hóa các intergrin

C. Là doức chế giải phóng histamin

D. Xảy ra ở động mạch nhiều hơn trong tĩnh mạch

[<br>]

Câu20.Trong đáp ứng viêm, thứ tự các tế bào viêm được huy động là?

A.Huy động bạch cầu mono từ máu, tăng tạo bạch cầu trung tính, hoạt hóa đại thực bào mô, bạch cầu trung tính trong máu xuyên mạch

B. Hoạt hóa đại thực bào mô, bạch cầu trung tính xuyên mạch, huy động bạch cầu mono trong máu, tăng tạo bạch cầu trung tính

C. Tăng tạo bạch cầu trung tính, hoạt hóa đại thực bào mô, bạch cầu trung tính xuyên mạch, huy động bạch cầu mono trong máu

D. Bạch cầu trung tính xuyên mạch, hoạt hóa đại thực bào mô, huy động bạch cầu mono trong máu, tăng tạo ra bạch cầu trung tính

[<br>]

Câu21.Ở người khỏe mạnh bình thường, thành phần tế bào máu nào dưới đây có đời sống ngắn nhất?

A. Đại thực bào

B. Tế bào T trí nhớ

C. Hồng cầu

D. Tế bào B nhớ

[<br>]

Câu22. Một người đàn ông 45 tuổi đến phòng khám cấp cứu vì tiêu chảy kéo dài 2 tuần và tiến triển nặng hơn trong vài ngày gần đây. Bệnh nhân tiểu ít và được nhập viện vì có dấu hiệu mất nước.Xét nghiệm có trứng giun trong phân.Số lượng bạch cầu nào sau đây có thể tăng?

A. Bạch cầu ái toan

B. Bạch cầu đa nhân trung tính

C. Bạch cầu lympho T

D. Bạch cầu lympho B

E. Bạch cầu mono

[<br>]

Câu23. Một bé trai 8 tuổi thường xuyên phải đi khám vì nhiễm trùng da dai dẳng không khỏi. Vừa qua bé có bị sởi và đã khỏi. Xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng cho kết quả bình thường. Nguyên nhân của nhiễm trùng kéo dài này có thể do bất thường của loại tế bào nào sau đây?

A. Lympho B

B. Tương bào

C. Bạch cầu đa nhân trung tính

D. Đại thực bào

E. Tế bào lympho TCD4

[<br>]

Câu24.Sự xuyên mạch của bạch cầu xảy ra ở đâu trong đáp ứng viêm với tác nhân nhiễm trùng?

A. Tiểu động mạch

B. Ống bạch huyết

C. Tiểu tĩnh mạch

D. Các động mạch bị viêm

[<br>]

Câu25.Một bệnh nhân 65 tuổi nghiện rượu xuất hiện đau ngực và ho khạc đờm. Công thức máu cho thấy số lượng bạch cầu là 42000/µl. Nguồn gốc của những bạch cầu này là?

A. Các phế nang

B. Tiểu phế quản

C. Phế quản

D. Khí quản

E. Tủy xương

[<br>]

Câu26. Một người đàn ông 26 tuổi bị đứt tay. Hóa chất trung gian nào sau đây là nguyên nhân chính gây đau trong đáp ứng viêm cấp này?

A. Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)

B. Bradykinin

C. Interleukin - 1

D. Yếu tố hoại tử u (TNF)

[<br>]

Câu27.Một bệnh nhân đến khám nha sĩ vì thấy có một vết loét trên môi. Vết loét không đau và không chảy dịch. Sau đó bệnh nhân được nhập viện vì có một cơn rét run. Xét nghiệm cho thấy Hct 30%, số lượng tiểu cầu 400000/µl, số lượng bạch cầu 4200/µl (trong đó bạch cầu lympho chiếm 68%, trung tính chiếm 20%).Chẩn đoán của bệnh nhân này là gì?

A. Nhiễm trùng nhẹ, không chữa được

B. Mất bạch cầu hạt

C. Thiếu máu bất sản tủy

D. Lơ xê mi cấp

[<br>]

Câu28. Hiện tượng nào xảy ra sau khi hoạt hóa bạch cầu hạt ưa base?

A. Giảm sự xuyên mạch của bạch cầu trung tính

B. Giảm sự di chuyển theo kiểu amip

C. Co các mạch máu

D. Tăng tính thấm mao mạch

[<br>]

Câu29. Sự xuất tiết dịch trong mô trong đáp ứng viêm cấp là do:

A. Giảm huyết áp

B. Giảm protein trong khoảng kẽ

C. Tắc mạch bạch huyết

D. Tăng các yếu tố đông máu

E. Tăng tính thấm mạch máu

[<br>]

Câu30. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với bệnh nhân AIDS?

A. Có khả năng tạo được đáp ứng kháng thể bình thường

B. Tăng số lượng tế bào T hỗ trợ

C. Tăng bài tiết interleukin

D. Giảm số lượng tế bào T hỗ trợ

[<br>]

Câu31.Sự trình diện kháng nguyên gắn trên phân tử MHC-I sẽ dẫn đến?

A. Tạo ra kháng thể

B. Hoạt hóa tế bào T gây độc

C. Tăng sự thực bào

D. Giải phóng histamin từ tế bào mast

[<br>]

Câu32. Thuật ngữ nào mô tả hiện tượngvi khuẩn được gắn với IgG và bổ thể làm cho chúng dễ bị nhận biết và thực bào?

A. Hóa ứng động

B. Opsonin hóa

C.Sự hòa màng của lysosom tạo thành tiêu thể thực bào

D. Sự truyền tin giữa các tế bào

[<br>]

Câu33. Interleukin-2 (IL-2) là một phân tử quan trọng trong đáp ứng miễn dịch. Chức năng của IL-2 là gì?

A. Gắn vào và trình diện kháng nguyên

B. Kích thích tăng sinh tế bào T gây độc

C. Diệt tế bào nhiễm virus

D. Được huy động trong phản ứng phản vệ

[<br>]

Câu34. CD4 là kháng nguyên bề mặt của tế bào nào sau đây?

A. Tế bào B

B. Tế bào T gây độc

C. Tế bào T hỗ trợ

D. Đại thực bào hoạt hóa

E. Tiền thân bạch cầu trung tính

[<br>]

Câu35.Hiện tượng nào xảy ra sau khi đại thực bào trình diện kháng nguyên?

A. Trực tiếp tạo ra kháng thể

B. Hoạt hóa tế bào T gây độc

C. Tăng sự thực bào

D. Hoạt hóa tế bào T hỗ trợ

[<br>]

Câu36.Sự hoạt hóa bổ thể dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Gắn IgG vào vi khuẩn xâm nhập

B. Bất hoạt bạch cầu ái toan

C. Giảm nồng độ bổ thể trong mô

D. Tạo ra các chất trung gian hóa học

[<br>]

Câu37. Một bé gái 9 tuổi hay bị chảy nước mũi và ngứa mắt vào mùa xuân hàng năm. Bác sỹ dị ứng tiến hành test da bằng hỗn hợp phấn hoa cỏ. Trong vài phút, tại chỗ test da xuất hiện đỏ da cục bộ và sưng phù. Phản ứng này nhiều khả năng là do:

A. phức hợp kháng nguyên – kháng thể tạo thành trong mạch máu dưới da

B. hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính sau khi tiêm kháng nguyên

C. hoạt hóa tế bào T CD4 hỗ trợ và sau đó tạo ra kháng thể đặc hiệu

D. hoạt hóa tế bào T gây độc để tiêu diệt kháng nguyên

[<br>]

Câu38. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với tế bào T gây độc?

A. Tế bào T gây độc cần sự hiện diện của hệ tế bào lympho B có thẩm quyền

B. Tế bào T gây độc cần sự hiện diện của hệ tế bào lympho T ức chế

C. Tế bào T gây độc được hoạt hóa bởi sự trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào bị bệnh

D. Tế bào T gây độc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách khởi động sự thực bào của đại thực bào

[<br>]

Câu39. Tế bào T hỗ trợ có đặc điểm:

A. Được hoạt hóa bởi sự trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào bị bệnh

B. Cần có sự hiện diện của hệ tế bào lympho B có thẩm quyền

C. Tiêu diệt vi khuẩn bằng cách thực bào

D. Được hoạt hóa bởi sự trình diện kháng nguyên của đại thực bào hoặc tế bào dendritic

[<br>]

Câu40.Sự truyền máu nào dưới đây sẽ dẫn đến phản ứng truyền máu ngay lập tức?

A. Truyền máu toàn phần nhóm máu O Rh – cho bệnh nhân nhóm máu O Rh +

B.Truyền máu toàn phần nhóm A Rh – cho bệnh nhân nhóm máu B Rh –

C.Truyền máu toàn phần nhóm AB Rh – cho bệnh nhân nhóm máu AB Rh +

D.Truyền máu toàn phần nhóm B Rh – cho bệnh nhân nhóm máu B Rh –

[<br>]

Câu41.Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong phản ứng truyền máu, có sự kết dính trong máu người nhận

B. Suy thận do phản ứng truyền máu xảy ra từ từ

C. Truyền máu Rh+ cho bất kỳ người nhận nhóm máu Rh – nào đều dẫn đến phản ứng truyền máu tức thì

D. Một người nhóm máu AB được coi là người nhận phổ thông

[<br>]

Thêm kháng thể kháng A             Thêm kháng thể kháng B

Câu42. Hình dưới đây mô tả nhóm máu nào?

 

A. A

B. B

C. O

D. AB

[<br>]

Một cặp vợ chồng đề nghị xét nghiệm nhóm máu cho người con 2 tuổi của mình (bố nhóm máu AB, RH (-); mẹ nhóm máu B, Rh (-). Kết quả xét nghiệm ngưng kết hồng cầu của đứa trẻ được thể hiện ở hình bên dưới.Kết luận nào sau đây về nguồn gốc của trẻ là đúng?

A. Đứa trẻ có thể là con đẻ của cặp đôi này

B. Người mẹ có thể là mẹ đẻ nhưng người bố có thể không phải là cha đẻ của đứa trẻ

C. Người bố có thể là cha đẻ nhưng người mẹ có thể không phải là mẹ đẻ của đứa trẻ

D. Cả người bố và người mẹ có thể không phải là bố mẹ đẻ của đứa trẻ

Anti-A + HC trẻ

 

Anti-B + HC trẻ

Anti-D + HC trẻ

Huyết thanh trẻ + HC nhóm A (người cho)

Huyết thanh trẻ + HC nhóm B (người cho)

Huyết thanh trẻ + HC nhóm D (người cho)

 

 

[<br>]

Câu44. Một bệnh nhân nữ 21 tuổi, nhóm máu B, sắp trải qua cuộc phẫu thuật. Số lượng tiểu cầu là 75000/µl. Bệnh nhân sẽ cần truyền tiểu cầu trước và trong phẫu thuật.Nhóm máu nào sau đây có thể sử dụng để tách tiểu cầu thích hợp với bệnh nhân này?

A. Chỉ có nhóm máu A

B. Chỉ có nhóm máu B

C. Chỉ có nhóm máu O

D. Nhóm máu B và O

E. Nhóm máu A và B

F. Chỉ có nhóm máu A và B

G. Chí có nhóm máu A, B và AB

[<br>]

Câu45.Câu nào sau đây là đúngvề bất đồng nhóm máu mẹ con (thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh, HDN)

A. Xảy ra khi mẹ Rh+ sinh đứa con Rh -

B. Có thể dự phòng được bằng cách truyền máu cho người mẹ

C. Truyền máu toàn phần sau khi sinh đứa con đầu tiên sẽ dự phòng được HDN

D. Bố đứa trẻ phải có nhóm máu Rh+

[<br>]

Câu46.Sự truyền máu nào sau đây sẽ gây ra phản ứng truyền máu?Giả sử bệnh nhân chưa được truyền máu trước đây.

A. Truyền khối hồng cầu nhóm O Rh– cho bệnh nhân nhóm AB Rh+

B.Truyền khối hồng cầu nhóm A Rh+ cho bệnh nhân nhóm A Rh -

C.Truyền khối hồng cầu nhóm AB Rh+ cho bệnh nhân nhóm AB Rh+

D.Truyền khối hồng cầu nhóm A Rh+ cho bệnh nhân nhóm O Rh+

[<br>]

47. Một bà mẹ nhóm máu A+, tiền sử khỏe mạnh, vừa sinh đứa con thứ 2. Người bố có nhóm máu O-. Biết rằng đứa trẻ có nhóm máu O- (O,Rh-), bạn chờ đợi điều gì xảy ra ở đứa trẻ này?

A. Đứa trẻ sẽ bị bất đồng nhóm máu mẹ con do bất đồng hệ Rh

B. Đứa trẻ sẽ bị bất đồng nhóm máu mẹ con do bất đồng hệ ABO

C. Đứa trẻ đồng thời mắc cả A và B

D. Đứa trẻ không thể bị bất đồng nhóm máu mẹ con

[<br>]

Câu48. Đơn vị máu nào sau đây có ít nguy cơ nhất gây ra phản ứng truyền máu tức thì khi truyền cho người nhận nhóm máu B+ (nhóm B, Rh+)?

A. Máu toàn phần A+

B. Máu toàn phần O+

C. Máu toàn phần AB+

D. Khối hồng cầu O+

[<br>]

Câu 49. Một phụ nữ có thai đến khám sức khỏe. Nhóm máu của cô ấy là AB, Rh – và của người chồng là A, Rh+. Đây là lần mang thai đầu tiên của cô ấy. Điều gì nên làm ở thời điểm này ?

A. Không cần làm gì

B. Tiêm kháng thể anti-D cho người mẹ ngay lúc này

C. Tiêm kháng thể anti-D cho người mẹ sau khi sinh

D. Tiêm kháng thể anti-D cho đứa trẻ sau khi sinh

E. Tiêm kháng thể anti-D cho đứa trẻ nếu đứa trẻ có nhóm máu Rh+

[<br>]

Câu50. Con đường nào sau đây mô tả đúng về con đường đông máu ngoại sinh?

A. Máu tiếp xúc với lớp collagen, hình thành chất hoạt hóa prothrombin, chuyển prothrombin thành thrombin, chuyển fibrinogen thành tơ fibrin

B. Chấn thương mô, hình thành chất hoạt hóa prothrombin, chuyển prothrombin thành thrombin, chuyển fibrinogen thành tơ fibrin

C. Hoạt hóa tiểu cầu, hình thành chất hoạt hóa prothrombin, chuyển prothrombin thành thrombin, chuyển fibrinogen thành tơ fibrin

D. Chấn thương mạch máu, hình thành chất hoạt hóa prothrombin, chuyển prothrombin thành thrombin, chuyển fibrinogen thành tơ fibrin

[<br>]

Câu51.Bệnh nào sau đây dẫn đến thiếu hụt yếu tố IX mà có thể chữa bằng cách truyền tĩnh mạch vitamin K ?

A. Hemophilia kinh điển

B. Viêm gan B

C. Tắc nghẽn đường mật

D. Thiếu hụt antithrombin III di truyền

[<br>]

Câu52. Một bệnh nhân bị thiếu hụt bẩm sinh yếu tố đông máu XIII (yếu tố ổn định fibrin). Phân tích mẫu máu của bệnh nhân có thể cho thấy?

A. Thời gian prothrombin kéo dài

B. Thời gian máu đông toàn phần kéo dài

C. Thời gian thromboplastin từng phần kéo dài

D. Cục máu đông dễ dàng bị phá vỡ

[<br>]

Câu53. Một trẻ nam 2 tuổi dễ bị bầm tụ máu và có tiền sử chảy máu chân răng. Ông ngoại của trẻ mắc bệnh rối loạn đông máu. Khám lâm sàng thấy trẻ có vài chỗ bầm máu nhỏ ở cẳng chân. Bạn nghi ngờ bệnh nhân này thiếu hụt yếu tố đông máu nào?

A.Yếu tố hoạt hóa Prothrombin

B. Yếu tố II

C. Yếu tố VIII

D. Yếu tố X

[<br>]

Câu54. Một trẻ nữ 11 tuổi đang trong thời kì tiền kinh nguyệt, bị đau đầu gối sau chấn thương nhẹ. Bạn thăm khám và quan sát thấy các bầm máu ở mô mềm. Trẻ này là trẻ mồ côi và không rõ tiền sử gia đình.Người mẹ nuôi khẳng định trẻ không còn vấn đề gì khác.Xét nghiệm aPTT kéo dài và PT bình thường.Xét nghiệm huyết học đầy đủ có thể cho thấy:

A.Giảm Canxi huyết tương

B. Tăng plasmin

C. Thiếu yếu tố VIII

D. Giảm số lượng tiểu cầu

[<br>]

Câu55. Con đường đông máu được khởi động nhờ thromboplastin của mô là:

A.Con đường ngoại sinh

B. Con đường nội sinh

C. Con đường chung

D.Ổn định mạng fibrin

[<br>]

Câu  56. Một phụ nữ 63 tuổi trở lại làm việc sau kì nghỉ ở New Zealand. Một vài ngày sau khi trở về nhà, cô ấy thức dậy và thấy sưng đau ở chân phải, chi màu xanh tím. Bệnh nhân lập tức đến phòng cấp cứu và khám thấy huyết khối tĩnh mạch sâu ở tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch chậu phải.Bệnh nhân này sẽ cần điều trị nào sau đây để giải quyết huyết khối?

A. Truyền heparin liên tục

B. Wafarin

C. Aspirin

D. Vitamin K

[<br>]

Câu57. Thuốc nào sau đây thích hợp nhất dùng để dự phòng thiếu máu cơ tim cục bộ thoáng qua?

A. Heparin

B. Warfarin

C. Aspirin

D. Streptokinase

[<br>]

Câu58.Thuốc nào sau đây là điều trị thích hợp đối với tắc mạch phổi diện rộng?

A. Heparin

B. Warfarin

C. Aspirin

D. Yếu tố hoạt hóa plasminogen của mô

[<br>]

Câu59.Tình trạng bệnh lý nào sau đây có xét nghiệm thời gian chảy máu kéo dài?

A. Hemophilia A

B. Hemophilia B

C. Giảm tiểu cầu

D. Sử dụng Coumarin

[<br>]

Câu60.Tại sao một số bệnh nhân suy dinh dưỡng bị chảy máu quá mức khi bị chấn thương?

A. Thiếu vitamin K

B. Tăng bắt giữ tiểu cầu do gan nhiễm mỡ

C. Tăng bilirubin làm bất hoạt thrombin

D. Nồng độ protein huyết tương thấp gây rối loạn yếu tố XIII

[<br>]

End !

Luyenthinoitru.com

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay