TEST GIẢI PHẪU MỚI NHẤT NĂM 2025 ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ

Đăng vào ngày 2025-02-09 22:25:16 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

BẢN CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TEST GIẢI PHẪU Y1

Thi thử lý thuyết giải phẫu I

8 cụm đúng sai + 60 câu MCQ – 60 phút

Họ và tên:  ……………………………………………

Tổ - Lớp:   ………………………………………..

Đề bài

Phần I: Cụm câu hỏi đúng sai ( Trả lời đúng hết 5 ý mới được điểm của một câu )

  1. Về ĐM nách
  1. Là nhánh của cung ĐM chủ.
  1. Đúng                            B.  Sai
  1. ĐM nách khi tới ngang bờ dưới cơ ngực lớn thì được tiếp tục bởi ĐM cánh tay.
  1. Đúng                            B.  Sai
  1. Đầu ngắn cơ nhị đầu là cơ tùy hành của ĐM nách.
  1. Đúng                            B.  Sai
  1. ĐM ngực trong là nhánh của ĐM nách.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. ĐM mũ cánh tay sau cùng với thần kinh bì đùi ngoài chui qua lỗ tứ giác.
  1. Đúng                 B. Sai

  1. Về TK quay
  1. TK quay tách ra từ bó sau đám rối cánh tay.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. Tổn thương TK quay gây nên hội chứng ống cổ tay.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. TK quay cùng ĐM cánh tay sâu đi chếch ra sau giữa dầu dài va đầu trong của cơ tam đầu để đi vào ngăn mạc sau của cánh tay.
  1. Đúng                 B. Sai
  1.  TK quay chi phối cho cơ tam đầu cánh tay.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. TK quay tận cùng bởi 2 nhánh nông và sâu.
  1. Đúng                 B. Sai

  1.  Về ĐM đùi
  1. ĐM đùi chạy tiếp theo ĐM chậu trong bắt đầu từ sau dây chằng bẹn.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. Trong ống cơ khép, tĩnh mạch đùi bắt chéo trước động mạch đùi ra ngoài.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. Nguồn cấp máu chính cho các cơ của đùi là: Đ/M đùi sâu.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. Đ/M đùi có một T/M đi kèm.
  1. Đúng                 B. Sai
  1. Đ/M thượng vị nông chạy lên trên về phía gai chậu trước trên.
  1. Đúng            B. Sai
  1. T/Kchi dưới
  1. T/K đùi là T/K lớn nhất cơ thể.
  1. Đúng            B. Sai
  1. T/K chậu hạ vị thoát ra ở bờ trong cơ thắt lưng lớn.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Tổn thương T/K đùi dẫn đến: liệt cơ căng mạc đùi.
  1. Đúng            B. Sai
  1. T/k tới cơ rộng trong đi trong ống cơ khép.
  1. Đúng            B. Sai
  1. T/K gan chân trong nằm ngoài Đ/M gan chân trong
  1. Đúng            B. Sai
  1. Vùng cổ
  1. Tam giác cảnh được giới hạn ở sau bởi cơ ức đòn chũm, ở trước bởi cơ vai móng, ở trên bởi bụng trước cơ hai bụng.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Cơ hai bụng có tác dụng hạ xương móng và cố định xương móng.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Đ/M cảnh trong tận cùng ở chất thủng trước bằng: Đ/M não trước và Đ/M não sau.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Tam giác dưới hàm dưới chứa tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Đ/M dưới đòn trái bị T/K lang thang và ống ngực bắt chéo
  1. Đúng            B. Sai
  1. Thính giác
  1. Ống tai ngoài được cấu tạo bởi: sụn ở 1/3 ngoài, xương ở 2/3 trong.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Ngách thượng nhĩ chứa nửa trên của xương đe và hầu hết xương bàn đạp.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Ống tai ngoài hướng từ sau ra trước.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Cơ căng màng nhĩ  được vận động bởi một nhánh T/K tới cơ chân bướm ngoài của T/K hàm dưới.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Ủ nhô thuộc thành sau của hòm nhĩ.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Thị giác
  1. Từ ngoài vào trong các lớp áo của nhãn cầu là: áo xơ, võng mạc, áo mạch.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Hạch mi nằm giữa t/k thị giác và cơ thẳng trong.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Góc mống mắt giác mạc của buồng trước được giới hạn ở trước bởi mô bè và cựa củng mạc và ở sau bởi chu vi mống mắt.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Giao thoa thị giác mằm ở trên và trước tuyến yên.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Các nhóm cơ vận nhãn do các t/k III,V, VI.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Thanh quản
  1. Tất cả các cơ nội tại đều do t/k quoặt ngược thanh quản chi phối.
  1. Đúng            B. Sai
  1. D/C nhẫn giáp giữa căng từ bờ trên của sụn nhẫn tới bờ dưới sụn giáp.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Sụn sừng là đôi sụn nhỏ nằm trên đỉnh sụn phễu.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Cơ nhẫn giáp có tác dụng kéo mỏm cơ ra sau và xoay mỏm thanh âm ra ngoài.
  1. Đúng            B. Sai
  1. Ổ thanh quản đi từ lỗ vào thành quản tới chỗ tiếp nói thanh-khí quản.
  1. Đúng            B. Sai

Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm MCQ (chọn ý trả lời đúng nhất trong số các phương án theo yêu cầu của câu hỏi)

Câu 1: Thủy dịch:

  1. Trong suốt, có protein
  2. Trong suốt, không có protein
  3. Đục, có protein
  4. Đục, không co protein

Câu 2: Thành trong của hòm nhĩ còn được gọi là:

  1. Thành màng
  2. Thành mê đạo
  3. Thành chũm
  4. Thành động mạch.

Câu 3: Các thành phần thuộc thành sau của hòm nhĩ:

  1. Lồi ống t/k mặt
  2. Vòi tai
  3. Lồi tháp
  4. Cửa sổ tiền đình

Câu 4: Ốc tai có:

  1. Đáy ốc tai và vòm ốc tai hướng vào trong.
  2. Đáy ốc tai hướng ngoài, vòm ốc tai hướng trong.
  3. Đáy ốc tai và vòm ốc tai hướng ra ngoài.
  4. Đáy ốc tai hướng trong, vòm ốc tai hướng ngoài.

Câu 5: Những mô tả sau đây về màng nhĩ đúng trừ:

  1. Nó là phần màng của ốc tai, chứa nội dịch
  2. Nó tạo nên toàn bộ thành ngoài hòm nhĩ
  3. Nó liên quan mật thiết với cán Xườn búa và thừng nhĩ
  4. Nó gồm phần chùng ở trên và phần căng ở dưới

Câu 6: Đứt t/k vận nhãn có thể gây ra các tình trạng sau đây trừ:

  1. Giãn đồng tử
  2. Mặt trước nhãn cầu được kéo ra ngoài
  3. Mất tiết dịch tuyến lệ
  4. Liệt cơ thể mi

Câu 7: Tất cả các mô tả sau đây về t/k thanh quản trong là đúng trừ:

  1. Là một nhánh của t/k thanh quản trên
  2. Cảm giác cho niêm mạc thành quản
  3. Vận động cho cơ nhẫn giáp
  4. Đ/M thanh quản trên đi kèm

Câu 8: Những mô tả sau đây về giác mạc đúng trừ:

  1. Mỏng hơn củng mạc
  2. Có độ lồi hơn củng mạc
  3. Dễ bị tổn thương
  4. Được bao quanh bởi viền giác mạc

Câu 9: Ống lệ có lỗ đổ vào ngách nào của mũi:

  1. Ngách mũi trên
  2. Ngách mũi giữa
  3. Ngách mũi dưới
  4. Không có đáp án nào

Câu 10: Thức ăn thường mắc ở đâu:

  1. Ngách hình lê
  2. Nghách quả trám
  3. Tiểu phế quản
  4. Phần trên dây thanh âm

Câu 11: Dây chằng nhẫn giáp giữa căng từ:

  1. Bờ trên của cung sụn nhẫn tới bờ dưới sụn giáp
  2. Từ bờ dưới của cung sụn nhẫn tới bờ trên sụn giáp
  3. Từ bờ trên của cung sụn nhẫn tới bờ trên sụp giáp
  4. Từ bờ dưới sụn nhẫn tới bờ trên cơ giáp.

Câu 12: Các sụn của thanh quản:

  1. Sụn thượng thiệt là sụn đơn là hình lá
  2. Sụn nhẫn gồm mảnh sụn nhẫn ở trước và cung sụn nhẫn ơ sau
  3. Sụn phễu mằm ở bờ dưới sụn nhẫn
  4. Là các loại sụn chun.

Câu 13 : Các mô tả sau đây về thanh quản là đúng, TRỪ:

  1. Các nếp thanh âm nằm trên thanh thất
  2. Các sợi T/k cảm giác  từ thanh quản được T/k lang thang đưa về não
  3. Thanh quản kéo dài xuống dưới tới mức đốt sống cổ sáu
  4. Thanh quản điều chỉnh luồng khí đi vào và ra khỏi phổi để phát ra âm

Câu 14 : Thứ tự các thành phần trong tuyến mang tai từ  nông đến sâu :

  1. TK mặt, TM sau hàm dưới, ĐM cảnh ngoài.
  2. TK mặt, TM sau hàm dưới, ĐM cảnh trong.
  3. TM sau hàm dưới, TK mặt, ĐM cảnh ngoài.
  4. TM sau hàm dưới, TK mặt, ĐM cảnh trong.

Câu 15. Tuyến dưới hàm :

  1. Phần nông nằm trong tam giác dưới cằm.
  2. Phần sâu chạy ra trước đến đầu sâu của tuyến mang tai.
  3. Là tuyến chủ yếu tiết thanh dịch.
  4. Ống tuyến dưới hàm thoát ra từ đầu sau của phần sâu.

Câu 16. Mô tả nào sau đây KHÔNG đúng về răng :

  1. Mặt răng về ổ miệng chính thức được gọi là mặt khẩu cái.
  2. Bộ răng sữa gồm có 20 chiếc.
  3. Mặt cắn của các răng sau răng nanh có những gò nhô lên gọi là các mấu răng.
  4. Nơi các răng của trung tâm tiếp xúc với nhau được gọi là mặt xa.

Câu 17. Mô tả nào sau đây KHÔNG đúng về lưỡi :

  1. Vận động cho các cơ lưỡi do các nhánh của TK hạ thiệt.
  2. TK lưỡi là một nhánh của TK hàm dưới chi phối cảm giác chung cho vùng trước rãnh tận.
  3. Các TM lưỡi đổ về TM cảnh trong.
  4. Thừng nhĩ chi phối cảm giác cho vùng trước rãnh tận, các nhú đài.

Câu 18. Thành phần KHÔNG nằm trong bao cảnh :

  1. TM cảnh trong.
  2. ĐM cảnh chung.
  3. TK hoành.
  4. TK X.

Câu 19. TM cảnh ngoài bắt đầu ở ngay sau góc xương hàm dưới do sự hợp lại của:

  1. TM tai sau và nhánh sau của TM xoang dưới.
  2. TM tai sau và nhánh trước của TM xoang dưới.
  3. TM chẩm và nhánh sau của TM xoang dưới.
  4. TM chẩm và nhánh trước của TM xoang dưới.

Câu 20. Mô tả nào sau đây về các xoang TM KHÔNG đúng:

  1. Xoang dọc dưới nằm ở nửa sau của bờ tự do liền đại não và đổ vào xoang thẳng.
  2. Hội lưu các xoang TM nằm ở ụ chẩm trong.
  3. Xoang ngang và xoang sigma chạy kế tiếp với nhau.
  4. Hội lưu các xoang là nơi thông nối của xoang dọc trên và xoang thẳng, xoang chẩm và xoang sigma.

Câu 21. Động mạch nào sau đây là nhánh của động mạch cánh tay:

  1. ĐM quặt ngược quay.
  2. ĐM quặt ngược trụ.
  3. ĐM bên trụ trên.
  4. ĐM mũ cánh tay sau.

Câu 22. Mô tả nào trong các mô tả sau về thần kinh trụ là đúng:

  1. Nó chạy dọc bên trong (liên quan với) 3 ĐM lớn của chi trên.
  2. Nó vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và cơ duỗi cổ tay trụ.
  3. Nó chỉ chứa các sợi vận động.
  4. Nó chạy sát dọc ĐM trụ từ nguyên ủy tới nơi tận cùng của ĐM này.

Câu 23. Câu nào sau đây đúng khi mô tả sự phân bố của thần kinh chi trên:

  1. TK cơ bì sinh ra từ bó trong của đám rối cánh tay.
  2. TK giữa không chi phối cho cơ ở cánh tay.
  3. TK trụ sinh ra từ bó ngoài của đám rối cánh tay.
  4. TK bì cẳng tay ngoài tận cùng ở phía trên khuỷu tay.

Câu 24. Câu nào sau đây đúng khi mô tả về bó ngoài của đám rối cánh tay:

  1. Là thành phần phía bên ngoài của đám rối cánh tay.
  2. Có 5 nhánh.
  3. Chứa các sợi thần kinh từ cổ VIII đến ngực I.
  4. Có nhánh là TK cơ bì.

Câu 25. Các mô tả sau đây về TK nách đều đúng TRỪ:

  1. Đi qua lỗ tứ giác.
  2. Tách ra từ bó trước của đám rối cánh tay.
  3. Chi phối cơ delta.
  4. Tổn thương TK nách có thể gây mất cảm giác vùng da trên mặt ngoài cánh tay.

Câu 26. Mô tả nào sau đây SAI về ngăn mạc trước của cẳng tay:

  1. Ngăn mạc trước cẳng tay có 4 lớp cơ.
  2. Các cơ được giữ sát vào các xương cổ tay bởi dải cân dày gọi là hãm gân gấp.
  3. Cơ gấp cổ tay quay do TK giữa vận động.
  4. Cơ sấp tròn do TK trụ vận động.

Câu 27. TK ngực dài chi phối các cơ nào sau đây:

  1. Cơ tam đầu cánh tay.
  2. Cơ răng trước.
  3. Cơ ngực bé.
  4. Cơ lưng rộng.

Câu 28. Hõm lào giải phẫu được mô tả ĐÚNG ở câu nào:

  1. Nằm phía trong cơ duỗi ngón cái dài.
  2. Giới hạn phía sau là cơ dạng ngón cái dài.
  3. Nằm giữa gân cơ duỗi ngón cái ngắn và cơ duỗi ngón trỏ.
  4. Là một chỗ trũng nằm ở nền đốt xương bàn tay thứ nhất và đầu dưới xương quay.

Câu 29. Bệnh nhân bị hội chứng Bàn tay hình vuốt do tổn thương phần nào của đám rối cánh tay:

  1. Bó trong đám rối cánh tay.
  2. Bó giữa đám rối cánh tay.
  3. Bó ngoài đám rối cánh tay.
  4. Nhánh sau của 4 TK sống cổ V đến ngực I.

Câu 30. Mô tả nào sau đây SAI về cung gan tay nông:

  1. Do nhánh tận của ĐM quay nối với nhánh bên của ĐM trụ.
  2. Nằm dưới cân gan tay.
  3. Có nhánh nối với cung ĐM gan tay sâu.
  4. Liên quan ở sau với các nhánh ngón tay chung của TK giữa.

Câu 31. Mô tả nào sau đây KHÔNG đúng về các cơ ở nách và cánh tay:

  1. Cơ nhị đầu cánh tay giúp ngửa cẳng tay có nguyên ủy từ xương vai.
  2. Cơ trên gai giúp giạng cánh tay tạo nên một phần của đai xoay, bám vào củ lớn xương cánh tay.
  3. Cơ lưng rộng tạo nên một phần nếp nách sau, được chi phối bởi một TK tách ra từ bó sau đám rối cánh tay.
  4. Cơ tròn lớn giúp giữ vững khớp vai, được chi phối bởi TK nách.

Câu 32. Cơ nào sau đây là cơ chính giúp giạng cánh tay:

  1. Cơ quạ cánh tay.
  2. Cơ delta.
  3. Cơ ngực lớn.
  4. Cơ ngực bé.

Câu 33. Một bệnh nhân bị tổn thương nặng TK quay do gãy 1/3 dưới xương cánh tay sẽ có triệu chứng:

  1. Mất duỗi cổ tay gây ra bàn tay hình vuốt.
  2. Mất cảm giác nửa dưới mặt ngoài cánh tay.
  3. Mất cảm giác ở mặt gan tay ngón cái.
  4. Không thể giạng các ngón tay dài.

Câu 34. ĐM nách là ĐM:

  1. Có nguyên ủy từ cung ĐM chủ.
  2. Có nhánh là ĐM cùng vai – ngực.
  3. Không cấp nhánh cho cánh tay.
  4. Phân chia thành ĐM quay và ĐM trụ.

Câu 35. Thành phần nào sau đây đi qua mặt nông của mạc gân gấp ở cổ tay:

  1. TK giữa
  2. Cơ gấp ngón cái dài.
  3. Cơ gấp cổ tay quay.
  4. Cơ gan tay dài.

Câu 36. Mô tả nào sau đây KHÔNG đúng về phần nách và cánh tay:

  1. Đầu dài cơ tam đầu chia khe ở vùng sau của nách thành 2 phần: lỗ tứ giác và tam giác bả vai.
  2. Lỗ tứ giác chứa: mạch mũ cánh tay sau và TK nách.
  3. Tam giác bả vai chứa: TK quay.
  4. Khe ở thành sau của nách được giới hạn bởi các cơ tròn và xương cánh tay.

Câu 37. Mô tả nào sau đây đúng về động tác của các cơ:

  1. Các cơ giun gấp các khớp gian đốt ngón.
  2. Cơ gấp các ngón sâu có nguyên ủy bám vào bờ ngoài các gân của một cơ khác.
  3. Cơ gấp các ngón nông gấp các khớp gian đốt ngón.
  4. Các cơ gian cốt duỗi các khớp gian đốt ngón khi các khớp đốt bàn tay – đốt  ngón tay được gấp lại.

Câu 38. Cơ nào có chức năng gấp khuỷu và ngửa cẳng tay:

  1. Cơ nhị đầu cánh tay.
  2. Cơ cánh tay.
  3. Cơ cánh tay quay.
  4. Cơ gấp cổ tay quay.

Câu 39. Mô tả nào sau đây SAI:

  1. ĐM cánh tay đi kèm với 2 TM.
  2. ĐM quay là nhánh bên của ĐM cánh tay.
  3. Phần trên của ĐM cánh tay nằm trong một ống cơ mạc, gọi là ống cánh tay.
  4. Nhánh ĐM bên trụ trên của ĐM cánh tay tiếp nối với các nhánh sau của ĐM quặt ngược trụ.

Câu 40. Thắt ĐM cánh tay ở vị trí nào sau đây để hạn chế nhất sự tổn hại có thể xảy ra với các cơ do thiếu máu:

  1. Gần hơn nguyên ủy của ĐM bên trụ dưới.
  2. Gần hơn nguyên ủy của ĐM bên trụ trên.
  3. Giữa nguyên ủy của ĐM bên trụ trên và ĐM bên trụ dưới.
  4. Xa hơn nguyên ủy của ĐM bên trụ dưới.

Câu 41. Thành phần nào sau đây không có trong ống cơ khép:

  1. TK tới cơ rộng trong.
  2. TK hiển.
  3. TM hiển.
  4. Đoạn dưới của ĐM đùi.

Câu 42. Nhánh của ĐM đùi tham gia vào vòng nối quanh khớp gối:

  1. ĐM mũ đùi ngoài.
  2. ĐM gối xuống.
  3. ĐM gối trên ngoài.
  4. ĐM chày trước.

Câu 43. Chức năng của cơ khoeo là:

  1. Gấp và xoay trong cẳng chân.
  2. Gấp ngón chân cái và gấp gan chân.
  3. Gấp gan chân và nghiêng trong bàn chân.
  4. Gấp và xoay ngoài cẳng chân.

Câu 44. ĐM nào sau đây KHÔNG tham gia vào vòng nối chữ thập của đùi:

  1. ĐM mũ đùi trong.
  2. ĐM mũ đùi ngoài.
  3. ĐM mông trên.
  4. ĐM xuyên thứ nhất của ĐM đùi sâu.

Câu 45. Chức năng của cơ mông lớn là:

  1. Giạng và xoay ngoài đùi.
  2. Duỗi đùi.
  3. Dạng và xoay trong đùi.
  4. Gấp đùi.

Câu 46. Những mô tả sau về cơ thắt lưng chậu đều đúng TRỪ:

  1. Có nguyên ủy bám vào các đốt sống thắt lưng và bám tận vào xương chậu.
  2. Có tác dụng gấp đùi vào thân.
  3. Là cơ gấp đùi mạnh nhất.
  4. Do một nhánh của đám rối thắt lưng và một nhánh từ TK đùi vận động.

Câu 47. TK mác chung dễ bị tổn thương nhất ở phần nào?

  1. Trong hố khoeo, nơi tách ra từ TK ngồi.
  2. Khi phân nhánh vào đầu ngắn cơ nhị đầu đùi.
  3. Ngay phía sau đầu xương mác.
  4. Nơi phân chia thành TK mác nông và TK mác sâu.

Câu 48. Các mô tả về tam giác đùi đều đúng, TRỪ:

  1. Nó giới hạn ở trên bởi dây chằng bẹn, ở ngoài bởi cơ may.
  2. Các thành phần của nó từ ngoài vào trong: TK đùi, ĐM đùi, TM đùi.
  3. Giới hạn ở trong bởi bờ ngoài cơ khép dài.
  4. Sàn của nó được tạo từ cơ thắt lưng chậu, cơ lược và cơ khép dài.

Câu 49. Nếu có mất cảm giác da và liệt cơ phía trong của gan chân, TK nào sau đây bị tổn thương:

  1. TK mác chung.
  2. TK chày.
  3. TK mác nông.
  4. TK mác sâu.

Câu 50. Chọn câu sai khi mô tả về TK chi dưới:

  1. Các TK bì của chi dưới hầu hết có nguyên ủy từ đám rối thắt lưng cùng.
  2. TK bì đùi trước có nguyên ủy từ đám rối thắt lưng.
  3. TK bịt sinh ra từ nhánh sau của đám rồi cùng.
  4. TK đùi có nguyên ủy từ nhánh sau của đám rối thắt lưng.

Câu 51. Những mô tả sau đây về TM hiển lớn đều đúng, TRỪ:

  1. Nó chạy qua mạc sàng và lỗ TM hiển trước khi đổ vào TM đùi.
  2. Nó luôn đi trước mắt cá trong.
  3. Nó có thể được sử dụng để tiêm truyền TM.
  4. Nó không tiếp nối với TM hiển bé và các TM sâu.

Câu 52. Vị trí tiêm mông lâm sàng là:

  1. ¼ trên ngoài mông.
  2. ¼ trên trong mông.
  3. ¼ dưới ngoài mông.
  4. ¼ dưới trong mông.

Câu 53.  Tất cả các cơ sau đây có nguyên ủy từ ụ ngồi, TRỪ:

  1. Đầu ngắn cơ nhị đầu đùi.
  2. Cơ bán gân.
  3. Đầu dài cơ nhị đầu đùi.
  4. Cơ bán màng.

Câu 54. Đứt dây chằng chỏm đùi dẫn đến tổn thương một nhánh của ĐM nào sau đây:

  1. ĐM mũ đùi trong.
  2. ĐM bịt.
  3. ĐM mông trên.
  4. ĐM mũ đùi ngoài.

Câu 55.  Mô tả nào sau đây về ĐM khoeo là đúng:

  1. Nó là thành phần nằm trước nhất và ngoài cùng trong số 3 thành phần đi qua hố khoeo.
  2. Nó có thể thắt được mà cẳng chân không bao giờ bị hoại tử nhờ có vòng nối quanh khớp gối.
  3. Nó chạy theo đường nối góc trên với góc dưới trám khoeo trên suốt đường đi.
  4. Nó chạy sát mặt sau cơ khoeo và tận cùng tại bờ dưới cơ này.

Câu 56. Mạng mạch mắt cá ngoài gồm có mấy ĐM:

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 57. ĐM nào sau đây liên tục với ĐM chày trước ở bàn chân:

  1. ĐM quặt ngược.
  2. ĐM mu chân.
  3. ĐM gan chân trong.
  4. ĐM chày sau.

Câu 58. Cơ nào vừa nghiêng ngoài vừa nghiêng trong bàn chân:

  1. Cơ mác ngắn.
  2. Cơ mác dài.
  3. Cơ mác ba.
  4. Cơ duỗi ngón chân cái dài.

Câu 59. Dây chằng nào sau đây trong các dây chằng sau quan trọng trong ngăn cản sự trượt ra sau của xương đùi trên xương chày:

  1. Dây chằng chêm đùi trước.
  2. Dây chằng khoeo chéo.
  3. Dây chằng chéo sau.
  4. Dây chằng chéo trước.

Câu 60. Một bệnh nhân vào viện trong tình trạng bị chém đứt ngang phía ngoài cẳng chân, động tác nào sau đây bị ảnh hưởng:

  1. Gấp gan chân và nghiêng ngoài bàn chân.
  2. Gấp gan chân và nghiêng trong bàn chân.
  3. Duỗi gan chân và nghiêng ngoài bàn chân.
  4. Duỗi gan chân và nghiêng trong bàn chân.

Thi thử lý thuyết giải phẫu I

Đáp án

 

Phần Cánh Tay

Câu 1: Cấu trúc của Lỗ tứ giác là: chọn đáp án sai

  • Xương cánh tay ở ngoài
  • Cơ tròn Bé ở trên
  • Cơ tròn lớn ở dưới
  • Đầu ngoài cơ tam đầu ở trong

Câu 2: giới hạn của rãnh Nhị đầu trong: chọn đáp án đúng

  • Ở ngoài là cơ sấp trong
  • Ở trước là cân cơ nhị đầu
  • Ở trong là gân cơ nhị đầu
  • Ở sau là cơ cánh tay

Câu 3: Đi trong rãnh nhị đầu trong không có thành phần nào:

  • Thần kinh giữa
  • Động mạch cánh tay
  • Động mạch bên trụ trên
  • Động mạch quặt ngược trụ trước

Câu 4: Cơ nào dưới đây nối chi trên với ngực: chọn đáp án sai:

  • Cơ răng trước
  • Cơ ngực bé
  • Cơ dưới đòn
  • Cơ delta

Câu 5: Cơ nào sau đây không do các nhánh bên của đám rối cánh tay vận động:

  • Cơ trên gai
  • Cơ dưới gai
  • Cơ thang
  • Cơ ngực bé

Câu 6: Cơ nào sau đây không thuộc thành sau của nách:

  • Cơ lưng rộng
  • Cơ dưới gai
  • Cơ dưới vai
  • Cơ tròn lớn

Câu 7: Vòng tròn gần hoàn chỉnh bao quanh khớp vai (đai xoay) gồm gân của những cơ nào: chọn đáp án sai:

  • Cơ trên gai
  • Cơ tròn lớn
  • Cơ dưới vai
  • Cơ dưới gai

Câu 8: Các cơ ngoại lai nối cột sống với chi trên: chọn đáp án sai

  • Cơ nâng vai
  • Cơ trám bé
  • Cơ trám lớn
  • Cơ tròn lớn

Câu 9: Chọn câu đúng:

  • Củ lớn xương cánh tay là nơi bám tận của cơ dưới vai
  • Củ lớn xương cánh tay cũng là nơi bám tận của cơ dưới gai
  • Cơ lưng rộng bám tận vào mào củ bé xương cánh tay
  • Cơ tròn bé bám vào củ bé xương cánh tay

Câu 10: Chọn câu đúng:

  • Đầu dài cơ tam đầu bám vào củ trên ổ chảo
  • Đầu dài cơ nhị đầu bám vào củ dưới ổ chảo
  • Mỏm quạ xương vai là nguyên ủy của đầu ngắn cơ nhị đầu
  • Cơ ngực bé cơ nguyên ủy từ mỏm quạ xương vai

Câu 11: Khi nói về cơ delta, chọn đáp án sai:

  • Cơ này là vị trí dùng để tiêm bắp
  • Bám tận vào lồi củ delta xương cánh tay
  • Cơ nguyên ủy từ 1/3 ngoài bờ - trước xương đòn, mỏm cùng vai; gai vai
  • Tại khớp vai, các sợi trước gấp và xoay ngoài cánh tay; các sợi ngoài dạng cánh tay, các sợi sau duỗi và xoay trong cánh tay

Câu 12: Chọn đáp án sai:

  • Thần kinh nách và động mạch mũ cánh tay sau đi qua lỗ tứ giác
  • Thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu xuyên qua vách gian cơ ngoài để vào ngăn mạc sau cánh tay
  • Thần kinh trụ và động mạch bên trụ dưới xuyên qua vách gian cơ trong
  • Hai vách gian cơ cùng xương cánh tay chia cánh tay thành 2 ngăn mạc trước và sau

Câu 13: Chọn đáp án sai:

  • Động tác gấp cẳng tay tại khớp khuỷu gồm có: cơ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ cánh tay quay
  • Động tác duỗi cẳng tay tại khớp khuỷu gồm có: cơ tam đầu cánh tay, cơ khuỷu
  • Cơ nhị đầu cánh tay còn tham gia ngửa cẳng tay tại khớp quay trụ gần
  • Các động tác gấp và ngửa cẳng tay trên các khớp quay – trụ chủ yếu do các cơ cẳng tay thực hiện

Câu 14: Chọn đáp án sai về cấu tạo của hố nách:

  • Thành trước là cơ ngực bé, cơ ngực lớn, cơ qạu cánh tay
  • Thành sau là cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ dưới vai
  • Thành ngoài là cơ quạ cánh tay
  • Thành trong là các bó của cơ răng trước

Câu 15: Chọn câu sai: cấu trúc của ống cánh tay:

  • Ở trước ngoài là cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay
  • Ở trong là mạc cánh tay
  • Ở sau là vách gian cơ trong
  • Trong ống cánh tay có: thần kinh giữa, động mạch cánh tay – thần kinh trụ, thần kinh cơ bì, thần kinh bì cẳng tay trong

Câu 16: Động tác xoay trong cánh tay là của các cơ nào: chọn đáp án sai

  • Cơ ngực lớn
  • Cơ lưng rộng
  • Cơ tròn bé
  • Cơ tròn lớn

Câu 17: chọn đáp án đúng

  • Cơ delta khép cánh tay
  • Cơ ngực lớn tham gia xoay ngoài cánh tay
  • Cơ tròn bé tham gia xoay trong cánh tay
  • Cơ tròn lớn và cơ lưng rộng tham gia duỗi cánh tay

Câu 18: Cơ nào sau đây không thuộc nhóm cơ mô cái:

  • Cơ gấp ngón cái ngắn
  • Cơ dạng ngón cái ngắn
  • Cơ khép ngón cái
  • Cơ duỗi ngón tay cái ngắn

Câu 19: Cơ nào sau đây không do thần kinh giữa chi phối

  • Cơ dạng ngón cái ngắn
  • Cơ giun 2
  • Cơ đối chiếu ngón cái
  • Cơ gấp ngón cái ngắn

Câu 20: Chọn đáp án sai về các cơ giun:

  • Có 4 cơ giun, nguyên ủy bám vào gân gấp sâu các ngón
  • Bám tận vào bờ ngoài của các gân cơ duỗi các ngón tay
  • Duỗi đốt giữa và xa tại khớp gian đốt ngón
  • Duỗi đốt gần tại khớp đốt bàn tay – đốt ngón tay

Câu 21: Cơ nào sau đây gây nên những cử động tinh tế ở bàn tay:

              Chọn đáp án SAI:

  • Cơ dạng ngón cái ngắn.
  • Cơ dạng ngón cái dài.
  • Cơ khép ngón cái.
  • Cơ đối chiếu ngón út.

Câu 22: Cơ nào sau đây được TK trụ chi phối vận động toàn bộ?

               Chọn câu trả lời đúng nhất :

  • Cơ gấp ngón út ngắn.
  • Cơ đối chiếu ngón cái ngắn.
  • Cơ khép ngón cái..
  • Cơ gấp ngón cái ngắn.

Câu 23: Các cơ nội tại của bàn tay bao gồm 4 nhóm:

              Chọn đáp án SAI:

  • Có 3 cơ thuộc nhóm cơ mô cái.
  • Có 3 cơ thuộc nhóm cơ mô út.
  • Nhóm cơ giun có 4 cơ.
  • Nhóm cơ giun có 8 cơ.

Câu 24: Cơ tùy hành của ĐM cánh tay:

              Chọn đáp án Đúng:

  • Cơ delta.                                                 
  • Cơ cánh tay.
  • Cơ tam đầu.
  • Cơ nhị đầu.

Câu 25: Chọn đáp án Đúng: Cơ tùy hành của ĐM quay:

  • Cơ cánh tay.
  • Cơ sấp tròn.
  • Cơ gập cổ tay quay.
  • Cơ cánh tay quay.

Câu 26: Chọn đáp án Đúng: Cơ tùy hành của ĐM nách:

  • Cơ tròn lớn.
  • Cơ tròn bé.
  • Cơ ngực lớn.
  • Cơ qua cánh tay.

Câu 27: Cơ nào không thuộc nhóm cơ cột sống đến cơ đai ngực?

  • Cơ thang.
  • Cơ nâng vai.
  • Cơ tròn lớn.
  • Cơ trám lớn.

Câu 28: Cơ nào là cơ ngoại lai của chi trên?

  • Cơ dưới vai.
  • Cơ dưới gai.
  • Cơ delta.
  • Cơ ngực bé.

Câu 29: Chọn đáp án Đúng: Cơ nhị đầu:

  • Đầu dài bám vào cả dưới ổ chảo.
  • Gân chính bám vào lồi củ xương trụ.
  • Là cơ ở ngăn mạc cánh tay sau.
  • Gấp cánh tay tại khớp khuỷu..

Câu 30: Thành phần nào không đi qua ngăn trước cánh tay?

  • TK giữa.
  • TK cơ bì.
  • TK nách.
  • ĐM cánh tay..

Câu 31: Thành phần nào có đi qua ngăn mạc cánh tay sau?

  • TK giữa.
  • TK trụ..
  • TK cơ bì.
  • TM nền.

Câu 32: Cơ nào được TK ngực lưng chi phối?

  • Cơ răng trước.
  • Cơ trám bé.
  • Cơ trám lớn.
  • Cơ lưng rộng..

Câu 33: Cơ nào được TK ngực dài chi phối?

  • Cơ lưng rộng.
  • Cơ răng trước.
  • Cơ delta.
  • Cơ ngực lớn.

Câu 34: Thành phần nào đi trong rãnh nhị đầu ngoài?

  • 2 TM cánh tay.
  • TK giữa.
  • ĐM quắt ngược trụ trước.
  • TK cơ bì.

Câu 35: Chọn đáp án SAI:.

  • TK ngực ngoài chi phối cho cơ ngực lớn.
  • TK ngực trong chi phối cho cơ ngực bé, 1 phần cơ ngực lớn.
  • TK dưới vai dưới chi phối cho cơ dưới vai và cơ tròn lớn.
  • TK vai sau chi phối cho cơ nâng cai, cơ tròn lớn và cơ tròn bé.

Câu 36: Cơ nào KHÔNG phải là cơ nội tại của các cơ vùng bả vai và lưng?

  • Cơ dưới gai.
  • Cơ tròn bé.
  • Cơ ngực bé.
  • Cơ qua cánh tay.

Câu 37: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tam giác bả vai tam đầu:

  • Bờ dưới là cơ trên lớn.
  • Bờ trong là đầu dài cơ tam đầu.
  • Cơ ĐM mỗi cánh tay sau đi qua.
  • Bờ trên là cơ tròn bé.

Câu 38: Điều nào là SAI khi nói về cách gian cơ trong:

  • Đi từ mào củ bé x cánh tay
  • Bám dọc mào trên lồi cầu trong bám tận đến mỏm trên lồi cầu trong.
  • Có TK giữa ở trên.
  • Có ĐM bên trụ trên. .

Câu 39: Điều nào là Đúng khi nói về tam giác cánh tay tam đầu?

  • Bờ dưới là cơ tròn lớn.
  • Có động mạnh mũ cánh tay sâu đi qua.
  • Có TK quay liên quan..
  • Bờ ngoài là đầu dài cơ tam đầu

Câu 40: Tam giác cơ tròn Chọn đáp án SAI:

  • Bờ trên là cơ tròn lớn.
  • Bờ dưới là cơ tròn bé..
  • Đầu ngoài cơ tam đầu chia  cơ tròn thành 2 khoang.
  • 2 khoang là tam giác bả vai tam đầu và  cánh tay tam đầu. 

Câu 41: 1. Ở cẳng tay, TK giữa KHÔNG chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay quay.

          2. TK giữa được tạo bởi rễ trên và rễ dưới .

          3. Trong ống cánh tay, TK giữa bắt chéo ĐM từ ngoài vào trong.

          4. Ở bàn tay, TK giữa chi phối cảm giác cho 3 ngón tay rưỡi mặt gan tay ( phía quay).

          Chọn đáp án đúng nhất:

          A. 1 sai.

          B. 2 đúng.

          C. 3 sai.

          D. 4 đúng.

Câu 42: Các cơ giun ở bàn tay chọn một..

              Chọn câu trả lời đúng nhất :

              A. Có 4 cơ.

              B. Bám vào gân gấp các ngón sâu.

              C. Tác dụng là gấp khớp bàn đốt. 

              D. Cả 1,2,3 đều đúng.

Câu 43: Các cơ gian cốt mu tay chọn một...

             Chọn câu trả lời Đúng nhất :

             A. Gồm 4 cơ.

             B. Bám vào gân gấp các ngón sâu.

             C. Tất cả được chi phối bởi TK giữa.

             D. 1 và 2 đúng.

Câu 44: Câu nào sau đây SAI:

             A. Cơ gian cốt mu khép các ngón tay.

             B. Ngón út đối được là do cơ đối ngón út.

             C. Ngón trỏ có riêng một cơ duỗi.

             D. Ngón út có riêng một cơ gấp.

.

Câu 45: Cơ gian cốt mu tay giạng các ngón tay Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:

             A. Mạc giữa gân duỗi cùng với xương cổ tay tạo thành ống cổ tay.

             B. Gân các cơ gấp ngón nông và sâu qua ống cổ tay xếp thành 2 lớp.

             C. Gân gấp các ngón nông ở phía trước.

             D. Gân gấp các ngón sâu ở phía sau.

Câu 46: Thần kinh trụ:

             1. Xuất phát từ bó trong đám rối cánh tay.

             2. Đi cùng với ĐM bên trụ trên qua vách gia cơ trong.

             3. Không chi phối vận động cho cơ nào ở vùng cánh tay.

             4. Chi phối cảm giác cho mô út.

             Chọn câu trả lời Đúng nhất :

             A. Nêu 1,2,3 đúng.

             B. Nếu 1,3 đúng.

             C. Nếu 2,4 đúng. .

             D. Nếu 1,2,3,4 đều đúng.

Câu 47: Cơ nào KHÔNG làm đọng tác gấp khuỷu:

             Chọn câu trả lời Đúng nhất :

             A. Cơ cánh tay quay.

             B. Cơ sấp đòn.

             C. Cơ cánh tay. .

             D. cơ khuỷu.

Câu 48: Thần kinh trụ: Chọn đáp án Đúng nhất:

             A. Chui qua mạc nông ở 1/3 dưới cẳng tay.

             B. Ở 1/3 giữa cánh tay đi trong động mạch nách.

             C. Ở 1/3 giữa cánh tay chui qua vách gian cơ trong cùng với động mạch bên trụ trên. .

              D. 2 và 3 đúng.

Câu 49:Vùng cánh tay trước gồm có(____) và thần kinh vận động cho cơ đó là(____)

            Chọn câu trả lời Đúng nhất :

             A. 1 cơ, thần kinh mũ.

             B. 2 cơ, thần kinh giữa.

             C. 3 cơ, thần kinh cơ bì.

             D. 2 cơ, thần kinh cơ bì.

             .

Câu 50: Câu nào sau đây SAI: Động mạch cánh tay sâu:

             A. Là một nhánh của động mạch cánh tay.

             B. Chui qua khoang tam giác bả vai tam đầu.

             C. Đi kèm với thần kinh quay tại rãnh quay.

             D. Cho 2 nhánh tận: động mạch bên giữa và động mạch bên quay.

ĐÁP ÁN

Câu 1: D sai:

 đầu ngoài cơ tam đầu không tham gia vào thành phần của lỗ tứ giác

Câu 2: B

A.Cơ sấp tròn ở trong

C.Gân cơ nhị đầu bám vào lồi củ xương quay ở ngoài

D.Ở sau là cơ tam đầu

E.không có ở trên

Câu 3: đáp án C: tách ra ở phía trên có nối với động mạch quặt ngược trụ sau ở phía sau mỏm khuỷu

Câu 4: D

Câu 5: C: cơ thang do thần kinh phụ (XI) chi phối

Câu 6: B

Câu 7: B: cơ tròn lớn không tham gia vào

Câu 8: D: cơ tròn lớn là cơ nội tại từ góc dưới xương vai -> mào củ bé xương cánh tay

Câu 9: B

A.sai vì cơ dưới vai: củ bé

C.cơ lưng rộng bám vào rãnh gian củ

D.cơ tròn bé: củ lớn

E. Cơ tròn lớn: mào củ bé

Câu 10: đáp án C

A.sai: củ trên ổ chảo

B.sai ở: củ dưới ổ chảo

D.sai ở: nguyên ủy

E.sai ở: xương vai

Câu 11: đáp án D: các sợi trước gấp và xoay trong; sợi sau: duỗi và xoay ngoài

Câu 12: C: thần kinh trụ và động mạch bên trụ trên xuyên qua vách gian cơ trong

Câu 13: đáp án

D.gấp cánh tay: cơ nhị đầu cánh tay

E.duỗi cánh tay: cơ tam đầu cánh tay

Câu 14: đáp án C: thành ngoài là xương cánh tay

Câu 15: Đáp án D: thần kinh cơ bì không đi trong ống cánh tay

Câu 16: đáp án C: cơ tròn bé xoay ngoài

Câu 17: D: đúng

A.sai: khép -> dạng

B.xoay ngoài -> xoay trong

C.tròn bé: xoay trong -> xoay ngoài

E.sai: quay tròn -> gấp

Câu 18: đáp án D: cơ này thuộc lớp sâu ngăn mạc cẳng tay sau

Câu 19: đáp án D: thần kinh giữa chỉ vận động đầu nâng cơ gấp ngón cái ngắn

Câu 20: đáp án D: gấp thay cho duỗi

Đáp án:

Câu 21: Đáp án B: cơ dạng ngón cái dài là cơ ngoại lai. Gây cử động mạnh và thô sơ.

Câu 22: Đáp án D: cơ gấp ngón tay cái ngắn do TK trụ và TK giữa chi phối.

Câu 23: Đáp án A: có 4 cơ.

Câu 24: Đáp án D.

Câu 25: Đáp án D.

Câu 26: Đáp án D: cơ qua cánh tay.

Câu 27: Đáp án C: cơ tròn lớn: cơ nội tại: từ X vai  X cánh tay.

Câu 28: Đáp án D.

Câu 29: Đáp án D. Do: A. Cơ dưới  cơ trên.

                                     B. X trụ  X quay.

                                     C. sau  trước.

                                     E. sấp cẳng tay  ngửa cẳng tay.

Câu 30: Đáp án C.

Câu 31: Đáp án B: TK trụ cơ lúc đi ra ngăn mạc cẳng tay sau.

Câu 32: Đáp án D.

Câu 33: Đáp án B

Câu 34: Đáp án D.

Câu 35: Đáp án D: cơ nâng vai 1 trám bé và trám lớn.

Câu 36: Đáp án B: cơ ngực bé là cơ ngoại lai.

Câu 37: Đáp án B.

Câu 38: Đáp án C:

Câu 39: Đáp án B: ĐM cánh tay sau.

Câu 40: Đáp án D

Câu 41: Đáp án D

Câu 42: Đáp án D

Câu 43: Đáp án A.

Câu 44: Đáp án A.

Câu 45: Đáp án A.

Câu 46: Đáp án D

Câu 47: Đáp án D

Câu 48: Đáp án D.

Câu 49: Đáp án C.

Câu 50: Đáp án B

Phần cơ cánh tay và cẳng tay sau

Câu 1: Ngăn trước của cánh tay không có cơ nào sau đây

A : cơ nhị đầu cánh tay

B: cơ cánh tay

C: cơ tam đầu cánh tay

D: cơ quạ cánh tay

Đáp án : C : cơ tam đầu cánh tay ở ngăn sau của cánh tay

Câu 2 : Nhận xét nào sau đây là sai

A : cơ nhị đầu cánh tay được động mạch cánh tay cấp máu

B : cơ quạ cánh tay được động mạch cánh tay cấp máu

C: cơ tam đầu cánh tay do động mạch cánh tay sâu cấp máu

D: các cơ ở vùng cánh tay do thần kinh cơ bì chi phối

Đáp án: D: các cơ vùng cánh tay trước do thần kinh cơ bì chi phối, các cơ vùng cánh tay sau do thần kinh quay chi phối ( cơ tam đầu)

Câu 3 : trong các cấu trúc sau cấu trúc nào không đi qua ngăn trước cánh tay

A: thần kinh cơ bì

B: thần kinh quay

C: động mạch cánh tay

D: tĩnh mạch nền

Đáp án: B : thần kinh quay đi ở mặt sau cánh tay

Câu 4 : nhận xét nào sau đây là sai

 A: cơ cánh tay gấp cẳng tay tại khớp khuỷu

B: cơ cánh tay có nguyên ủy ½ dưới mặt trước xương cánh tay

C: cơ cánh tay bám tận vào mổn vẹt xương trụ

D: cơ cánh tay được chi phối bởi thần kinh cơ bì

Đáp án : B : cơ  cánh tay có nguyên ủy 2/3 dưới mặt trước xương cánh tay

Câu 5 ; Đặc điểm nào sau đây của cơ nhị đầu cánh tay là đúng

A : bám vào củ trên ổ chảo

B: đầu dài  bám vào mỏm quạ

C: gân chính bám vào lồi của xương trụ

D chẽ cân phụ vào mạc cẳng tay

Đáp án :D . A bám vào xương vai. B đầu dài bám vào củ trên ổ chảo. C gân chính bám vào lồi củ xương quay

Câu 6: đặc điểm nào sau đây của cơ tam đầu cánh tay là đúng

A: đầu dài bám vào củ trên ổ chảo xương vai

B: đầu ngoài bám vào mặt trước xương cánh tay ở phía trong ngoài rãnh thần kinh quay

C: đầu trong bám vào mặt sau xương cánh tay ở phía trong ngoài rãnh thần kinh quay

D: bám tận tại  mỏm trên lồi cầu trong

Đáp án:  C / A đầu dài bám vào củ dưới ổ chảo. B đầu  ngoài bám vào mặt trước xương cánh tay ở phía trên ngoài rãnh thần kinh quay. D bám tân tại mỏm khuỷu  xương trụ

Câu 7  Động tác của cơ tam đầu:

A : duỗi cẳng tay tại khớp khuỷu

B : gấp cẳng tay tại khớp khủy

C: ngửa cẳng tay tại khớp quay trụ gần

D: gấp cánh tay tại khớp vai

Đáp án: A.  Tất cả các đáp án còn lại là hoạt động của cơ nhị đầu cánh tay

Câu 8 : cơ nào có chức năng gấp khuỷu  và  ngửa cẳng tay

A cơ cánh tay

B: cơ cánh tay quay

C: cơ nhị đầu cánh tay

D; cơ gấp cổ tay quay

Đáp án :C : cơ cánh tay , cơ gấp cổ tay quay . cơ cánh tay quay là cơ gấp khuỷu không tham gia vào động tác ngửa tay

 Câu 9 : Cẳng tay được bao bọc trong một mạc. mạc này gắn với

A: bờ sau xương trụ

B: bờ trước xương trụ

C: bờ trước xương quay

D: bờ sau xương quay

Đáp án :A

Câu 10: cấu trúc nào dưới đây không góp phần chia cẳng tay thành 2 ngăn

A: mạc cẳng tay

B vách sợi gian cơ

C: màng gian cốt

D: cơ gấp bàn tay

Đáp án :D

Câu 11: Nhận xét nào sau đây về hãm gân gấp là sai

A: hãm gân gấp là chỗ dày lên của mạc ở mặt trước xương cổ tay

B: bám ở trong vào xương móc và xương cả

C: ở  ngoài bám vào củ của xương thuyền và xương thang

D: hãm gân gấp cùng với mặt trước lõm của khối xương cổ tay giới hạn nên 1 ống thuần để thần kinh giữa và các gân gấp ngón tay đi qua

Đáp án :B bám ở tring vào xương móc và xương đậu

Câu 12: Nhận xét nào sau đây cảu hãm gân duỗi là sai

A bám vào các bờ của khối xương cổ tay

B: cùng với khối xương cổ tay giới hạn nên 1 khoang chứa các gân duỗi

C: mặt sâu cảu hãm gân duỗi tách ra các vách sợi đến bám vào xương cổ tay

D: chia ngăn chứa gân duỗi thành 5 hầm nhỏ riêng biệt

Đáp án ;D chia ngăn chứa gân duỗi thành 6 hầm nhỏ riêng biệt mỗi hầm được lót bằng bao hoạt dịch và chứa 1 gân duỗi

Câu 13: cơ nào sau đây không chạy xuống bám tân ở bàn tay và ngón tay

A cơ sấp vuông

B: cơ gan tay dài

C: cơ gấp cổ tay quay

D: cơ gấp cổ tay trụ

Đáp án: A. cơ sấp vuông không bám tận ở bàn tay và  ngón tay, gây nên cử động ở cẳng tay

Câu 14: cơ nào sau đây do thần kinh trụ vận động

A bó trong cơ gấp các ngón sâu

B: cơ gấp cổ tay quay

C: cơ sấp vuông

D: cơ gấp các ngón nông

Đáp án: A. các cơ còn lại do thần kinh giữa vận động

Câu 15 : nhận xét nào sau đây là sai:

A cơ sấp tròn có nguyên ủy tại mỏn trên kooi cầu trong xương cánh tay và mỏn vẹt xương trụ

B: cơ gấp cổ tay quay bám tân tại hãm gân gấp và cân gan tay

C cơ gấp cổ tay trụ bám tận tại xương đậu, xương móc, nền đốt bàn tay V

D: cơ gấp ngón cái dài có nguyên ủy ở phần  giữa mặt trước xương quay và màng gian cốt cẳng tay

Đáp án  :b:  cơ gấp cổ tay quay bám tận tại nền xương đốt bàn tay II

Câu 16 : cơ nào sau đây không thuộc lớp nông của cơ cẳng tay sau:

A: cơ duỗi cổ tay quay dài

B:cơ duỗi ngón cái ngắn

C: cơ duỗi ngón tay út

D: cơ duỗi  cổ tay cổ tay trụ

Đáp án: b : cơ duỗi ngón cái ngắn nằm ở lớp sâu

Câu 17 : nhận xét nào sau đây là sai

A: cả 7 cơ nông đều có đầu nguyên ủy bấm vào xương cánh tay

B: cơ cánh tay quay có tác dụng gấp cẳng tay

C: cơ khuỷu bám tận vào mỏm khuỷu xương trụ

D: cơ cánh tay chạy dọc bờ trong cẳng tay và còn lấn vào cả mặt trước cẳng tay

Đáp án :D cơ cánh tay chạy dọc bờ ngoài cẳng tay

Câu 18:  cơ  nào sau đây không thuộc lớp sâu ở vùng cẳng tay sau :

A: cơ giạng ngón cái dài

B:cơ duỗi ngón cái dài

C: cơ duỗi ngón cái ngắn

D: cơ duỗi cổ tay quay  ngắn

Đáp án :D cơ duỗi cổ tay quay ngắn ở lớp nông

Câu 19: cơ nào của lớp sâu mặt sau xương cánh tay không  gây ra cử động  ở bàn tay

A cơ ngửa

B: cơ giạng ngón cái dài

C: cơ duỗi ngón cái dài

D: cơ duỗi ngón cái ngắn

Đáp án :A  cơ ngửa là cơ ngắn nối đầu trên xương 2 xương cẳng tay và là cơ duy nhất ở lớp sâu không gây nên cử động ở bàn tay

Câu 20: tất cả các cơ  cẳng tay sau do thần  kinh  nào chi phối

A : thần kinh trụ

B: thần kinh quay

C: thần kinh giữa

D: thần kinh lang thang

Đáp án:  B: thần kinh quay chi phối toàn bộ cơ ở vùng cẳng tay sau

Câu 21: nhận xét nào về cơ cánh tay quay là sai

A: có nguyên ủy là mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay

B: bám tận ngay trên mỏn trâm xương trụ

C: gấp cẳng tay tại khớp khủy

D: ngửa và sấp cẳng tay về vị trí trung gian

Đáp án B: bám tận ngay trên mỏm tram xương quay

Câu 22:  nhận xét nào về cơ duỗi cổ tay quay dài là đúng

A: nguyên ủy  mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay

B: bám tận tại mặt mu của nền xương đốt bàn tay III

C : duỗi và giạng bàn tay tại khớp cổ tay

D: được thần kinh trụ chi phối

Đáp án C. A nguyên ủy mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. B bámt ân tại mặt mu của nền xương dốt bàn tay II. D được thần kinh quay chi phối

Câu 23:  nguyên ủy tại mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, bám tận tại nền xương dốt bàn tay II

A : cơ gấp cổ tay quay

B: cơ gan tay dài

C: cơ gấp cổ tay trụ

D:cơ gấp ngón cái dài

Đáp án: A

Câu 24: động tác của cơ gấp cổ tay quay:

A: gấp và khép  bàn tay tại khớp cổ tay

B: gấp và dạng bàn tại tại khớp cổ tay

C: gấp nhẹ bàn tay tại khớp cổ tay

D: gấp đốt xa ngón tay tại khớp gian đốt ngón

Đáp án C:  A cơ gấp cổ tay trụ -B cơ gấp cổ tay quay -D cơ gấp các ngón cái dài

Câu 25 : Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ gan tay dài:

A: nguyên ủy mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay

B: hãm gân duỗi và cân gan tay

C: gấp nhẹ bàn tay tại khớp cổ tay

D: thần kinh quay chi phối

Đáp án B : hẫm gân gấp và cân gan tay

Câu 26: Nhận xét nào sau đây là sai :

A: cơ gấp cổ tay quay  bám tận tại nền xương đốt bàn tay II

B: cơ gan tay dài bám tân tại hãm gân gấp và cân gan tay

C: cơ gấp ngón cái dài bám tận tại nề đốt xa ngón tay cái

D: cơ sấp vuông bám tận tại ¼  dưới mặt trước xương trụ

Đáp án D: bám tận tại ¼ dưới mặt trước xương quay

Câu 27: Nhân xét nào sau đây là đúng

A: đầu quay cơ gấp các ngón tay nông bám tân vào bờ trước xương quay

B: cơ gan tay dài bám tận  nền xương đốt ngón tay II

C: cơ gấp cổ tay quay làm gấp nhẹ bàn tay tịa khớp cổ tay

D: cơ gấp ngón cái dài gấp đốt gần ngón tay

Đáp án A- B cơ gan tay dài bám tận hãm gân gấp và cân gan tay- C cơ gấp cổ tay quay làm gấp  và giạng bàn tay tại khớp cổ tay-D cơ gấp ngón cái dài gấp đốt  xa ngón tay

Câu 28:  “có nguyên ủy mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, bám tận tại mặt mu của nề xương đốt bàn tay II”

A: cơ duỗi cổ tay quay dài

B: cơ cánh tay quay

C: cơ duỗi cổ tay quay ngắn

D: cơ duỗi ngón út

Đáp án A

Câu 29: đặc điểm nào sau đây không phải của cơ cánh tay quay

A: nguyên ủy mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay

B: bám tận ngay trên mỏn trâm xương quay

C: duỗi cẳng tay tại khớp khuỷu

D: ngửa và sấp cẳng tay về vị trí trung gian tại các khớp

Đáp án C: gấp cẳng tay tại khớp khuỷu

Câu 30:  cơ nào không bám tận tại mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay:

A: cơ duỗi cổ tay quay dài

B: cơ duỗi cổ tay quay ngắn

C: cơ duỗi ngón út

D: cơ duỗi ngón cái dài

Đáp án: D: bám tận tại giữa mặt sau xương trụ và màng gian cốt cẳng tay

Câu 31: Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ duỗi các ngón tay

A: bám tận tại mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay

B: nguyện ủy đốt xa và đốt giữa cảu các ngón tay từ  III-V

C: duỗi các đốt ngón tay và bàn tay

D: thần kinh quay chi phối

Đáp án :B nguyên ủy đốt xa và đốt giữa của các ngón tay từ II-V

Câu 32: “ nguyên ủy  mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và bờ sau xương trụ, bám tận tại nền xương đốt bàn tay V”

A: cơ duỗi cổ tay trụ

B: cơ duỗi ngón tay cái ngắn

C: cơ duỗi ngón tay cái dài

D: cơ duỗi ngón tay trỏ

Đáp án ; A

Câu 33 : vùng cẳng tay sau có bao nhiêu cơ >

A;8

B:10

C:12

D:14

Đáp án: 12

Câu 34: lớp sâu cơ vùng cẳng tay sau không có cơ nào sau đây

A: cơ giạng ngón cái dài

B: cơ duỗi ngón tay cái

C: cơ duỗi ngón cái dài

D: cơ duỗi các ngón tay

Đáp án :D

Câu 35: Nhận xét nào sau đây là sai

A; duỗi các đốt của ngón trỏ và bàn tay là động tác của cơ duỗi ngón tay trỏ

B: duỗi và giạng bàn tay tại khớp cổ tay là động tác của cơ duỗi cổ tay quay ngắn

C: cơ duỗi cổ tay quay dài duỗi và giạng bàn tay tại khớp cổ tay

D: cơ duỗi ngón tay cái ngắn duỗi đốt gần ngón cái, đốt bàn tay II và bàn tay

Đáp án D cơ duỗi ngón cái ngắn duỗi đốt gần ngón cái, đốt bàn tay I và bàn tay

Câu 36: Nhận xét nào sau đây là đúng

A:cả 7 cơ nông của mặt sau cơ cẳng tay đều có nguyên ủy bám vào xương cánh tay

B:cơ gấp ngón cái dài nằm ở lớp thứ 2 của vùng cơ cẳng tay trước

C: cơ vùng cẳng tay sau do thần kinh trụ chi phối

D: có 12 cơ ở mặt trước cẳng tay

Đáp án A. B- cơ gấp ngón cái dài nằm ở lớp thứ 3 cảu vùng cẳng tay trước. C- cơ vùng cẳng tay sau do thần kinh quay chi phối, D- có 8 cơ ở vùng trước cơ cẳng tay

Câu 37: nguyên ủy của cơ giạng ngón cái dài:

A: phần giữa mặt sau xương quay, xương trụ và màng gian cốt cẳng tay

B: giữa  mặt sau xương trụ và  màng gian cốt cẳng tay

C: phần dưới mặt sau xương trụ

D: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và mào cơ ngửa xương trụ

Đáp án A. B -nguyên ủy của cơ duỗi ngón tay cái ngắn. C- cơ duỗi ngón tay trỏ.D - nguyên ủy cơ  ngửa

 Câu 38: nền xương đốt bàn tay I là bám tận của cơ nào?

A: cơ giạng ngón cái dài

B: cơ duỗi ngón tay cái ngắn

C: cơ duỗi ngón cái dài

D: cơ duỗi cổ tay trụ

Đáp án A

Câu 39: Nhận xét nào về cơ duỗi ngón cái ngắn là sai

A: nguyên ủy  giữa mặt sau xương trụ và màng gian cốt cẳng tay

B: bám tận tại nền đốt gần ngón cái

C: duỗi đốt gần ngón cái

D: duỗi đốt bàn tay II và bàn tay

Đáp án D: duỗi đốt bàn tay I và bàn tay

Câu 40:  cơ nào có bám tận tại 1/3 trên mặt ngoài xương quay

A: cơ ngửa

B: cơ cánh tay quay

C: cơ duỗi cổ tay quay dài

D: cơ duỗi cổ tay quay ngắn

Đáp án :A

Câu 41: “nguyên ủy tại giữa mặt sau xương trụ và mảng gian cốt cẳng tay, bám tận tại nền đốt xa ngón cái”

A; cơ duỗi ngón tay trụ

B:Cơ duỗi ngón cái dài

C: cơ duỗi ngón tay trỏ

D:Cơ duỗi cổ tay trụ

 Đáp án : B

Câu 42: cơ nào không có tác dụng giạng

A:cơ duỗi cổ tay trụ

B:cơ duỗi ngón tay cái dài

C:cơ duỗi cổ tay quay dài

D: cơ duỗi cổ tay quay ngắn

Đáp án : A

Câu 43: nhận xét nào sau đây sai:

A: cở ngửa là cơ duy nhất ở lớp sâu vùng cẳng tay sau không xảy ra cử động ỏ bàn tay

B: cơ cánh tay quay chạy dọc bờ trong cẳng tay

C: cơ cánh tay quay bám tận vào xương quay

D: cơ khuỷu duỗi cẳng tay

Đáp án : B: cơ cánh tay chạy dọc bờ ngoài xương quay và còn lấn vào cả mặt trước cẳng tay

Câu 44: cơ nào không bám tận vào nề đốt xương ngón tay

A: cơ khuỷu

B: cơ duỗi ngón cái dài

C: cơ duỗi cổ tay quay dài

D: cơ duỗi các ngón tay

Đáp án: A: cơ khuỷu bám tận mổm khuỷu và phần trên than xương trụ

Câu 45: có giạng ngón cái dài do thần kinh nào chi phối

A: thần kinh quay

B :thần kinh trụ

C :thần kinh giữa

D: thần kinh X

 Đáp án :A

Câu 46: Nhận xét nào sau đây là sai:

A: cơ ngửa ngửa cẳng tay tại cá khớp quay  trụ

B: cơ duỗi ngón cái dài  bam tận nền đốt gần ngón cái

C: cơ khuỷu duỗi cẳng tay tại khớp khuỷu

D: cơ duỗi cổ tay quay dài bám tận tại mặt mu của nền xương đốt bàn tay II

Đáp án; B cơ duỗi ngón cái dài bám tận nền đốt xa ngón cái

Câu 47:  “bám tận tại nền đốt xa ngón cái, nguyên ủy tại phần dưới mặt sau xương trụ”

A: cơ duỗi ngón cái dài

B: cơ duỗi ngón tay trỏ

C: cơ  ngửa

D: cư cánh tay quay

Đáp án :B

Câu 48:    cơ giạng cánh tay bị liệt là do thần kinh  nào:

A; thần kinh nách

B: thần kinh quay

C: thần kinh trụ

D: thần kinh giữa

Đáp án: a

Câu 49: cơ nào trong các cơ sau có tác dung gấp cẳng tay nhưng không do thần kinh bì giữa và trụ chi phối

A: cơ cánh tay quay

B: cơ gan tay dài

C: cơ quạ cánh tay

D: cơ gấp các ngón tay dài

Đáp án A:

Câu 50: tạo nên 1 phân nếp nách, được chi phối bởi 1 thần kinh tách ra từ đám rối cánh tay

A: cơ nhị đầu cánh tay

B: cơ lưng rộng

C: cơ quạ cánh tay

D: cơ cánh tay quay

Đáp án B: cơ lưng rộng tạo nen 1 phần của nếp nách sau, do thầ n kinh ngực lưng chi phối

      

Động mạch chi trên

  • Động mach nách được tiếp tục bởi ĐM cánh tay từ?
  • Bờ dưới cơ ngực lớn
  • Bờ trên cơ ngực lớn.
  • Gân cơ nhị đầu
  • Củ lớn xương cánh tay

  • Cơ nào sau đây không thuộc cấu trúc nách ở sau ĐM nách?
  • Cơ tròn bé
  • Cơ tròn lớn
  • Cơ lưng rộng
  • Cơ dưới vai

  • Cấu trúc trung tâm của nách ở trong:
  • cơ răng trước
  • cơ ngực lớn
  • cơ ngực bé
  • cơ dưới đòn

4.Cấu trúc trung tâm của nách ở ngoài:

  • cơ quạ cánh tay
  • cơ đenta
  • cơ cánh tay
  • cơ tam đầu

5.Động mạch ngực trên chạy vào:

a. trong khoang gian sườn 1

b. khoang gian sườn 1, 2, 3

c. lên vùng cổ

d. chạy xen vào giữa cơ ngực lớn

6.Nhánh nào không phải tách ra từ ĐM ngực trên?

a. nhánh vai sau

b. nhánh đòn

c. nhành cùng vai

d. nhánh đenta

7. Nhánh ngực của ĐM ngực trên chạy về phía?

a. mặt sâu cơ ngực lớn

b. mặt sâu cơ ngực bé

c. khoang gian sườn 1

d. mặt sâu cơ dưới đòn

8. ĐM ngực ngoài tiếp nối với:

a. các nhánh của ĐM gian sườn

b. ĐM ngực trong

c. các nhánh của ĐM  cánh tay

d. ĐM ngực trên

9. ĐM ngực lưng không đi qua cơ nào sau đây:

a. cơ thang

b. cơ dưới vai

c. cơ lưng rộng

d. cơ răng trước

10. ĐM mũ cánh tay sau chui vào lỗ tứ giác cùng thần kinh nào?

a. thần kinh nách

b. thân kinh trụ

c. tk bì cẳng tay trong

d. tk cơ bì

11. Nhánh đầu tiên của ĐM cánh tay :

a. ĐM cánh tay sâu

b. ĐM cánh tay trước

c. ĐM cánh tay sau

d. ĐM bên trụ

12. ĐM cánh tay sâu đi vào tm giác cánh tay tam đầu cùng với:

a. thần kinh quay

b. tk trụ

c. tk nách

d. tk cơ bì

13. ĐM bên giữa tiếp nối ở sau khuỷu với:

a. ĐM quặt ngược gian cốt

b. ĐM cánh tay sau

c. ĐM bên trụ trên

d. ĐM bên trụ dưới

14. ĐM bên trụ trên xuyên qua vách gian cơ cùng:

q. tk trụ

b. tk cơ bì

c. tk nách

d. tk quay

15. ĐM bên trụ dưới tiếp nối với:

a. ĐM quặt ngược trụ

b. ĐM quặt ngược gian cốt

c. ĐM bên trụ trên

d. ĐM cánh tay sau

16. nhánh nào không phải do ĐM cánh tay sâu tách ra:

a. các nhánh cho cơ nhị đầu

b. các nhánh cho cơ tam đầu

c. nhánh nuôi xương cánh tay

d. nhánh delta

17. Cơ tùy hành của ĐM trụ:

a. cơ gấp cổ tay trụ

b. cơ sấp tròn

c. cơ gấp ngón tay nông

d. cơ gấp các ngón sâu

18. Nhánh sau động mạch quặt ngươc trụ tiếp nối với:

a. ĐM bên trụ dưới

b. ĐM bên trụ trên

c. ĐM cẳng tay

d. ĐM gian cốt chung

19. ĐM nào sau đây không thuộc vòng nối vai:

a. ĐM ngực trong

b. ĐM vai sau

c. ĐM trên vai

d. nhánh mũ vai của ngực lưng

20. Nhánh nào sau đây không tách ra trực tiếp từ ĐM trụ?

a. ĐM giữa

b. ĐM gian cốt chung

c. các nhánh cổ tay

d. nhánh gan tay sâu

21. Câu nào nói sai về ĐM quay:

a. lách qua khe giữa nền xương đốt bàn tay thứ 2 và thứ 3

b. tới mỏm trâm quay thì vòng quanh mặt ngoài cổ tay tới mu tay

c. chia thành ĐM chính ngón cái và cung gan tay nông

d. xuống dưới và ra ngoài qua ngăn mạc trước của cẳng tay

22. ĐM quay chạy qua cẳng tay với sự che phủ của:

a. cơ cánh tay quay

b. cơ quạ cánh tay

c. cơ delta

d. cơ sấp tròn

23. Trên đường đi xuống, ĐM quay không bắt chéo mặt trước cơ nào:

a. cơ duỗi ngón cái dài

b. cơ gấp các ngón nông

c. cơ gấp ngón cái dài

d. cơ sấp vuông

24. ĐM quặt ngược quay tiếp nối với:

a. nhánh bên quay của ĐM cánh tay sâu

b. nhánh bên của ĐM trụ

c. nhánh mũ vai của ĐM ngực lưng

d. ĐM trên vai

25. Nhánh nào sau đây không tách từ ĐM quay:

a. ĐM gan đốt bàn tay

b. ĐM quặt ngược quay

c. ĐM gan cổ tay

d. ĐM gan tay nông

26. Cung gan tay nông có đặc điểm:

a. Tiếp tục của ĐM trụ sau

b. nối với các nhánh của ĐM trụ

c. tách ra cùng lúc với nhánh gan tay sâu

d. ở trước cân gan tay

27. Nhánh nào sau đây không đc nối với cung gan tay nông:

a. nhánh mu cổ tay

b. nhánh gan tay nông

c. ĐM chính ngón cái

d. ĐM quay ngón trỏ

28. Đặc điểm không phải của cung gan tay nông:

a. sự tiếp tục của ĐM trụ sau khi tách ra nhánh gan tay sâu

b. chạy vào bên trong các gân gấp

c. bắt chéo trước các cơ gian cốt và các xương đốt ngón tay

d. Cung được hoàn thiện bằng cách nối với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ

29. Nhánh nào không phải của cung gan tay sâu:

a. nhánh nuôi xương

b. ĐM gan đốt bàn tay

c. các nhánh xuyên

d. các nhánh nhỏ cho cổ tay

30. Nhánh bên của ĐM cánh tay là:

a. ĐM quặt ngược trụ

b. ĐM quặt ngược quay

c. ĐM mũ cánh tay trươc

d. ĐM bên trụ dưới

31. Đặc điểm đúng với ĐM nách:

a. có một tĩnh mạch đi kèm

b. đi giữa cơ ngực bé và cơ ngực lớn

c. chạy dọc bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay

d. không có vòng nối với ĐM dưới đòn

32. ĐM trụ tách ra nhánh gan cổ tay ở:

a. trước khi bắt chéo hãm gân gấp

b. ngang cổ tay

c. cùng lúc với nhánh mu cổ tay

d. tại khớp cổ tay

33. Cơ tùy hành của ĐM nách:

a. cơ quạ cánh tay

b. cơ delta

c. cơ cánh tay quay

d. cơ gan tay dài

34. Nhánh của ĐM nách:

a. ĐM cánh tay

b. ĐM quặt ngược quay

c. ĐM ngực bên

d. ĐM dưới đòn

35. Nhánh của ĐM dưới vai chạy ra sau tam giác bả vai:

a. ĐM mũ vai

b. ĐM ngực lưng

c. ĐM vai sau

d. ĐM cùng vai

36. Nhánh cuối cùng của ĐM nách

a. ĐM mũ cánh tay trước và sau

b. ĐM ngực lưng

c. ĐM dưới vai

d. ĐM ngực ngoài

37.  Cơ tùy hành của ĐM cánh tay:

a. cơ nhị đầu cánh tay

b. cơ tam đầu cánh tay

c. cơ sấp tròn

d. cơ ngực bé

38. ĐM nào nằm trong ống cánh tay?

a. ĐM cánh tay

b. ĐM cẳng tay

c. ĐM mũ cánh tay trước

d. ĐM mũ cánh tay sau

39. ĐM nách đi cùng:

a. 2 TM

b. 1 TM

c. 1TK

d. 2 TK

40. Thần kinh nào không đi cùng ĐM cánh tay:

a. tk quay

b. tk trụ

c. tk bì cẳng tay

d. ĐM giữa

41. ĐM cánh tay sâu đi với:

a. tk quay

b. tk trụ

c. tk bì cẳng tay

d. ĐM giữa

42. Nhánh bên của ĐM trụ:

a. ĐM gian cốt chung

b. ĐM dưới vai

c. ĐM gan tay nông

d. ĐM mu cổ tay

43. Mô tả đúng với ĐM nách:

a. Nối ĐM đòn và ĐM cánh tay

b. đi kèm 2 TM nách

c. tận cùng bờ dưới cơ ngực bé

d. chạy vào trong cơ sấp tròn

44. ĐM giữa tách ra từ:

a. ĐM gian cốt trước

b. ĐM gian cốt chung

c. ĐM bên trụ trên

c. ĐM bên trụ dưới

45. ĐM gian cốt quặt ngược tách trực tiếp từ:

a. ĐM gian cốt sau

b. ĐM gian cốt trươc

c. ĐM gian cốt chung

d. ĐM trụ

46. ĐM trụ tách ra từ:

a. hố khuỷu ngang mức cổ xương quay

b. hãm gân gấp

c. bờ dưới xương cánh tay

d. bờ dưới cơ ngực bé

47. ĐM quay tách ra từ:

a. hố khuỷu ngang mức cổ xương quay

b. hãm gân gấp

c. bờ dưới xương cánh tay

d. bờ dưới cơ ngực bé

48. Nhánh của ĐM quay

a. ĐM chính ngón cái

b. ĐM giữa

c. ĐM nuôi xương quay

d. ĐM gan tay sâu

49. ĐM quặt ngược quay tách ra từ:

a. dưới nguyên ủy ĐM quay một đoạn ngắn

b. hãm gân gấp

c. ngang hố khuỷu

d. cùng lúc với ĐM chính ngón cái

50. ĐM cánh tay trên phần lớn đi cùng thần kinh:

a. giữa

b. cơ bì

c. trụ

d. quay

XƯƠNG CHI TRÊN

Câu 1: Chỏm của xương nào nằm ở đầu xa :

   A: Xương quay      

   B: Xương thuyền

   C: Xương trụ

   D: Xương nguyệt

Đ/án: Xương trụ có 1 chỏm ở đầu xa, còn các xương khác thì không.

Câu 2: Mô tả nào đúng với xương cánh tay:

   A: Nó có 2 hố là hố vẹt và hố khuỷu

   B: Nó là nơi bám tận của các cơ: ngực lớn,ngực bé,denta.

   C: Nó là nơi bám tận của cơ cánh tay

   D: Nó có 2 mỏm có thể sờ được dưới da là mỏm trên lồi cầu trong và ngoài.

Đ/án: D . nó có 3 hố( hố quay nữa);cơ ngực bé bám tận ở mỏm quạ; là nguyên ủy của cơ cánh tay.

Câu 3: Xương quay tiếp khớp với xương nào ở cổ tay:

   A: Xương thuyền và xương nguyệt

   B: Xương nguyệt và xương tháp

   C: Xương thang và xương thê

   D: Xương thang và xương thuyền

Đ/án: A

Câu 4: Mô tả nào sau đây đúng với xương đòn:

   A: Ấn dây chằng sườn đòn nằm ở mặt trên

   B: Đường thang và củ nón nằm ở mặt dưới

   C: Nó chỉ có 1 diện khớp là diện khớp ức

   D: Nó là nơi bám tận duy nhất của cơ denta

Đ/án: B . Ấn dây chằng sườn đòn nằm ở mặt dưới; nó có 2 diện khớp( diện khớp cùng vai nữa); cơ denta bám tận ở củ cơ đen ta xương cánh tay.

Câu 5: Trong khối xương cổ tay. Xương nào nằm ở hàng trên:

   A: Xương thang

   B: Xương thê

   C: Xương thuyền

   D: Xương móc

Đ/án: C . 3 cái kia ở hang dưới.

Câu 6: Điểm yếu nhất của khớp vai nằm ở đâu:

   A: Giữa dây chằng giữa và dưới

   B: Dây chằng dưới

   C: Dây chằng trên

   D: Giữa dây chằng trên và giữa

Câu 7: Dây chằng nào bám từ xương quay tới xương trụ:

   A: Dây chằng nón

   B: Dây chằng vuông

   C: Dây chằng thang

   D: Dây chằng vòng quay

Đ/án: B . Dây chằng nón,thang bám từ xương đòn tới mỏm quạ; Dây chằng vòng quay thì chỉ là 1 đai vòng quanh xương quay không bám vào xương quay.

Câu 8: Mô tả nào đúng về xương quay:

   A: Nó là nơi bám tận của cơ cánh tay quay

   B: Nó là 1 xương dài có đầu gần to hơn đầu xa

   C: Nó tiếp khớp ở đầu xa với xương thang và xương thê

   D: Nó nằm ở phía trong so vs xương trụ

Đ/án: A . Nó có đầu xa to hơn; Nó tiếp khớp vs xương thuyền và xương nguyệt;  Nó nằm ở phía ngoài xương trụ

Câu 9: Mô tả nào đúng về lồi củ xương quay:

   A: Là nơi tiếp khớp vs xương trụ ở đầu gần

   B: Là nơi bám tận của cơ sấp tròn

   C: Là nơi bám tận của cơ nhị đầu cánh tay

   D: Nằm ở đầu xa của xương quay

Đ/án: C

Câu 10: Các chi tiết nào không nằm trong ống cổ tay:

   A: Gân cơ gấp cổ tay quay

   B: Gân cơ gấp ngón cái dài

   C: Thần kinh giữa

   D: Gân cơ gấp các ngón tay sâu

Đ/án: A

Câu 11:Khi bị nhiễm trùng ở ngón tay nào thì dễ bị lan ra cả bàn tay nhất:

   A: Ngón 2

   B: Ngón 3

   C: Ngón 4

   D: Ngón 5

Đ/án: Ngón 5 . do nó có bao hoạt  dịch thông vs bao hoat dịch bàn tay.

Câu 12: Mô tả đúng về thừng chéo :

   A: Chạy từ xương chày tới xương mác

   B: Có vai trò giữ khớp quay trụ gần

   C: Có vai trò giữ khớp quay trụ xa

   D: giữ cho khớp vai không bị trật lên trên

Đ/án: B

Câu 13: Động tác của khớp quay trụ xa:

   A: Sấp bàn tay

   B: Ngửa bàn tay

   C: Sấp cánh tay

   D: Cả A và B đều đúng

Đ/án: D

Câu 14: Khớp khuỷu là khớp phức hợp,Khớp khuỷu gồm mấy khớp:

   A: 1

   B: 2

   C: 3

   D: 4

Đ/án:

Câu15: Xương nào ở cổ tay dễ bị gãy làm 2 mảnh:

   A: Xương móc

   B: Xương Thuyền

   C: Xương Thang

   D: Xương Nguyệt

Đ/án: B

Câu  16: Cấu trúc đi trong khuyết trên vai

   A: Động mạch trên vai

   B: Thần kinh trên vai

   C: Cả A và B đều đúng

   D: Cả A và B đều sai

Đ/án: B

Câu 17: Củ lưng nằm ở đâu:

   A: Mặt sau dưới xương quay

   B: Mặt trước trên xương quay

   C: Mặt sau trên xương trụ

   D: Mặt trước dưới xương quay

Đ/án: A

Câu 18: Tính vững chắc của khớp vai có thể bị giảm do gân cơ nào bị giãn ra:

   A: Cơ tam đầu

   B: Cơ lung rộng

   C: Cơ nhị đầu

   D: Cơ quạ cánh tay

Đ/án: C

Câu 19: Khớp quay trụ xa thuộc loại khớp gì:

   A: Khớp trục

   B: Khớp yên

   C: Khớp phẳng

   D: Khớp bản lề

Đ/án: A

Câu 20: Đai ngực có bao nhiêu khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng:

   A: 1

   B: 2

   C: 3

   D: 4

Đ/án: B.khớp ức đòn và khớp cùng vai đòn

Câu 21: Các câu sau đây đều sai trừ :

   A: Người bình thường có 14 đốt xương ngón tay

   B: Các xương bàn tay đều là xương dài

   C: 5 xương đốt bàn tay đk gọi tên từ trong ra ngoài lần lượt là xương đốt bàn I,II,III,IV và V.

   D: Mỗi xương đốt ngón tay đều có chỏm đốt ở đầu xa

Đ/án: D

Câu 22: Cơ nào bám tận ở đáy rãnh gian củ:

   A: Cơ ngực lớn

   B: Cơ tròn bé

   C: Cơ tròn lớn

   D: Cơ lưng rộng

Đ/án: D

Câu 26: Cân gan tay có hình gì:

   A: Tam giác

   B: Hình Thang

   C: Hình tròn

   D: Hình quả trám

Đ/án: A

Câu 27: Các cơ vùng vai-nách đều do đám rối cánh tay chi phối TRỪ:

   A: cơ trên gai

   B: cơ thang

   C: cơ dưới gai

   D: cơ  trám lớn

Đ/án: B

Câu 28 Thành phần  nào không đi xuyên qua mạc đòn ngực :

   A: tĩnh mạch đầu

   B: Các mạch ngực cùng vai

   C: thần kinh ngực ngoài

   D: động mạch ngực trên

Đ/án: D

Câu 29: Cấu trúc nào không đi qua ngăn mạc sau cánh tay:

   A: Thần kinh quay

   B: Thần kinh trụ

   C: Thần kinh giữa

   D: Động mạch cánh tay sâu

Đ/án: C

Câu 30: Thần kinh trụ và giữa cùng chi phối cho những cơ nào:

   A: Gấp các ngón tay nông và gấp ngón cái ngắn

   B: Gấp ngón cái ngắn và gấp ngón cái dài

   C: Gấp các ngón tay sâu và gấp ngón cái ngắn

   D: Gấp các ngón tay sâu và gấp ngón cái dài

Đ/án: C

Câu 31: Khi thần kinh cơ bì bị tổn thương, làm liệt các cơ mà nó chi phối. Cơ nào sẽ gấp chính cẳng tay tại khớp khuỷu:

   A: Cơ nhị đầu cánh tay

   B: Cơ cánh tay

   C: Cơ cánh tay quay

   D: Cơ sấp tròn

Đ/án: C

Câu 32 Thần kinh dưới vai dưới chi phối cho cơ nào sau đây:

   A: Cơ lưng rộng

   B: Cơ tròn bé                                    

   C: Cơ tròn lớn

   D: Cơ răng trước

Đ/án: C

Câu 33: Thần kinh ngực lưng chi phối cho cơ nào sau đây:

   A: Cơ lưng rộng

   B: Cơ tròn bé                                    

   C: Cơ tròn lớn

   D: Cơ dưới vai

Đ/án: A

Câu 34: Thần kinh dưới vai trên chi phối cho cơ nào sau đây:

   A: Cơ tròn bé                                    

   B: Cơ tròn lớn

   C: Cơ dưới vai

   D: Cả B và C đều đúng

Đ/án: D

Câu 35: Nhánh sau của thần kinh nách chi phối cho cơ nào:

   A: Cơ tròn bé

   B: Cơ tròn lớn

   C: Cơ denta

   D: Cơ dưới vai

Đ/án: A

Câu 36: Khi bị tổn thương rễ thần kinh C VIII và N I thì sẽ mất cảm giác da vùng nào:

   A: Trên ngoài cánh tay

   B: Ngoài cẳng tay

   C: Trong cẳng tay

   D: Trên vai

Đ/án: C

Câu 37: Vòng nối quanh vai không có sự tham gia của đọng mạch nào:

   A: Mũ cánh tay trước

   B: Động mạch trên vai

   C: Động mạch mũ vai

   D: Động mạch vai sau

Đ/án: A

Câu 38: Khi bị tổn thương rễ thần kinh C V và N VI thì cơ nào sau đây KHÔNG  bị ảnh hưởng:

   A: Cơ gấp các ngón tay sâu

   B: Cơ dạng ngón út

   C: Cơ cánh tay quay

   D: Cơ nhị đầu cánh tay

Đ/án: B

Câu 39: Động mạch cánh tay sâu tách ra nhánh denta chạy lên tiếp nối vs động mạch nào:

   A: Động mạch mũ cánh tay trước

   B: Động mạch mũ cánh tay sau

   C: Động mạch trên vai

   D: Nhánh denta của động mạch ngực-cùng vai

Đ/án: B

Câu 40: Ngang mức cấu trúc nào thì động mạch cánh tay chia thành động mạch trụ và quay:

   A: Hố vẹt

   B: Mỏm trên lồi cầu trong

   C: Cổ xương quay

   D: Bờ dưới cơ sấp tròn

Đ/án: C

Câu 41: Các mô tả sau đây đều đúng TRỪ:

   A:Tĩnh mạch đầu chạy qua rãnh denta-ngực đổ vào tĩnh mạch nách

   B: Tĩnh mạch nền hợp với tĩnh mạch cánh tay tạo tĩnh mạch nách

   C: Tĩnh mạch giữa cẳng tay thường tận cùng ở tĩnh mạch đầu hoặc tĩnh mạch giữa khuỷu

   D: Tĩnh mạch nền bắt đầu từ phần trong mạng lưới tĩnh mạch mu tay.

Đ/án: C

Câu 42: Mô tả nào trong các mô tả sau về đầu gần xương cánh tay là đúng:

   A:Nó có 1 chỏm ngăn cách với phần còn lại của đầu gần bằng cổ phẫu thuật

   B: Nó khớp với xương vai bằng 1 khớp bản lề

   C: Nó có các củ lớn và củ bé ngăn cách với nhau bằng rãnh gian củ

   D: Nó nối với than xương tại cổ giải phẫu

Đ/án: C

Câu 43: Những mô tả sau đây về động mạch trụ đều đúng TRỪ:

   A: Nó là 1 trong 2 nhánh tận của động mạch cánh tay

   B: Nó chạy qua cẳng tay trước theo 2 đoạn: đoạn chếch và đoạn thẳng

   C: Nó được cơ gấp cổ tay trụ tùy hành suốt chiều dài cẳng tay

   D: Nó tận cùng ở gan tay

Đ/án: C

Câu 44: Góp phần giữ vững khớp vai và được thần kinh nách chi phối là cơ nào:

   A: Cơ lưng rộng

   B: Cơ trên gai

   C: Cơ tròn bé

   D: Cơ nhị đầu cánh tay

Đ/án: C

Câu 45: Tổn thương thần kinh ngực lưng sẽ bị ảnh hưởng tới sức mạnh của động tác nào sau đây:

   A: khép cánh tay

   B: khép xương vai

   C: nâng xương vai

   D: duỗi cánh tay

Đ/án: D

Câu 46: Các mô tả sau về ngửa cẳng tay đều đúng TRỪ:

   A: Ngửa là làm bàn tay hướng ra trước

   B: Cử động ngửa  bị mất 1 phần khi thần kinh đi trong 1 rãnh phía sau xương cánh tay bị tổn thương

   C: Nó cần đến sư tham gia của khớp quay trụ gần và xa

   D: Nó cần đến sự tham gia của khớp khuỷu và khớp cổ tay

Đ/án: D

Câu 47: Mô tả nào sau đây về thần kinh quay là đúng

   A: Nó đi qua tam giác cánh tay tam đầu cùng động mạch bên trụ trên

   B: Nó không nằm sát xương cánh tay

   C: Nó vận động toàn bộ cơ vùng sau cánh tay và cẳng tay

   D: Nó đi qua rãnh nhị đầu ngoài cùng động mạch quay

Đ/án: C

Câu 50: Gấp các khớp gian đốt gần và chỉ đk chi phối bởi thần kinh giữa là:

   A: Cơ gấp các ngón sâu

   B: Các cơ gian cốt

   C: Các cơ giun

   D: Cơ gấp các ngón nông

Đ/án: D

Câu 51: Các mô tả về mỏm trên lồi cầu trong đều đúng TRỪ:

   B: Nó là nơi bám tận của nhiều cơ gấp cổ tay

   C: Nó là điểm mà động mạch cánh tay thường chia thành 2 nhánh tận là đm quay và đm trụ

   D: Nó ở gần tĩnh mạch nền hơn tĩnh mạch đầu

Đ/án: C

Câu 52: Bám tận vào các gân duỗi; khép và giạng các ngón tay:

   A: Các cơ giun

   B: Cơ gấp các ngón nông

   C: Các cơ gian cốt

   D: Cơ duỗi các ngón

Đ/án: C

Câu 53: Không duỗi được khớp đốt gần ngón 4. Cặp thần kinh nào sau đây bị tổn thương:

   A: TK quay và TK  giữa

   B: TK quay và TK trụ

   C: TK trụ và TK giữa

   D: TK quay và TK nách

Đ/án: B

Câu 54: Cơ ở vùng chi trên; bám tận vào bờ ngoài gân 1 cơ khác:

   A: Các cơ gian cốt

   B: Cơ gấp các ngón nông

   C: Cơ gấp các ngón sâu

   D: Các cơ giun

Đ/án: D

Câu 55: Đi giữa 2 đầu cơ sấp tròn; chi phối gấp đốt xa ngón cái:

   A: TK quay

   B: TK trụ

   C: TK giữa

   D: TK cơ-bì

Đ/án: C

Câu 56: Đi qua hõm lào giải phẫu:

   A: Động mạch gan đốt bàn tay

   B: Động mạch gian cốt trước

   C: Động mạch gian cốt sau

   D: Động mạch quay

Đ/án: D

Câu 57: Nó có 1 bờ cong ra trước ở ngoài và 1 bờ lõm ra ngoài ở trong:

   A: Xương vai

   B: Xương cánh tay

   C: Xương đòn

   D: Xương quay

Đ/án: C

Câu 58: Đi xuống giữa cơ gấp các ngón nông và sâu:

   A: Động mạch quay

   B: Động mạch gian cốt trước

   C: Động mạch trụ

   D: Động mạch gian cốt sau

Đ/án: C

Câu 60: Mô tả nào sau đây về thần kinh trụ là đúng:

   A: Nó vận động cơ gấp cổ tay trụ và duỗi cổ tay trụ

   B: Nó chạy dọc bên trong 3 động mạch lớn của chi trên

   C: Nó vận động 1 nửa số cơ nội tại bàn tay

   D: Nó chỉ chứa các sợi vận động

Đ/án: B

Câu 61: Bám nguyên ủy vào mạc ngực-thắt lưng;tạo nên nếp sau nách cùng cơ tròn lớn :

   A: Cơ ngực lớn

   B: Cơ lưng rộng

   C: Cơ rang trước

   D: Đầu dài cơ tam đầu

Đ/án: B

Câu 62: Tạo nên một phần nếp nách sau; đk chi phối bởi 1 thần kinh tách ra từ bó sau đám rối cánh tay:

   A: Cơ tròn bé

   B: Cơ trên gai

   C: Cơ lưng rộng

   D: Cơ nhị đầu cánh tay

Câu 63: Mô tả sau về khớp vai đều đúng TRỪ:

   A: Nó là 1 khớp hoạt dịch

   B: Nó là 1 khớp nhiều trục

   C: Nó là 1 khớp elip

   D: Nó linh hoạt hơn khớp hông

Đ/án: C

Câu 64: Cơ nào sau đây gấp cẳng tay nhưng không do thần kinh cơ bì, trụ, giữa chi phối:

   A: Cơ cánh tay

   B: Cơ nhị đầu cánh tay

   C: Cơ cánh tay quay

   D: Cơ sấp tròn

Đ/án: C

THẦN KINH CHI TRÊN

  • ở cổ đám rối thần kinh cánh tay nằm ở:
  • tam giác cổ sau
  • tam giác vai tam đầu
  • tam giác cổ trước
  • khe tứ giác
  • thần kinh lưng vai chi phối cơ:
  • cơ răng trước và cơ nâng vai
  • cơ tam đầu cánh tay và cơ đenta
  • cơ trám lớn và cơ trám bé
  • cơ nâng vai và các cơ trám
  •    thần kinh ngực dài chi phối cơ:
  • Cơ denta
  • Cơ lưng rộng
  • Cơ thang
  • Cơ răng trước
  • Thần kinh trên vai chi phối cơ:
  • Cơ trên gai và cơ dưới gai
  • Cơ trám lớn và cơ trám bé
  • Cơ thang và cơ denta
  • Các cơ trám và cơ nâng vai
  • Thần kinh của cơ ngực lớn:
  • Thần kinh ngực ngoài
  • Thần kinh ngực trong
  • Thần kinh dưới vai
  • Thần kinh ngực lưng
  • Thần kinh nào sau đây không thuộc phần thần kinh dưới đòn
  • Thần kinh ngực ngoài
  • Thần kinh ngực dài
  • Thần kinh ngực lưng
  • Thần kinh ngực trong
  • Hội chứng erb do tổn thương:
  • Rễ cổ 5 và 6
  • Rễ cổ 6 và7
  • Rễ cổ 7 và 8
  • Rễ cổ 8 và đốt sống 1

  •  Hội chứng Klumpkle do tổn thương:
  • Rễ cổ 5 và 6
  • Rễ cổ 6 và 7
  • Rễ cổ 7 và 8
  • Rễ cổ 8 và đốt sống 1
  • Thần kinh nào không thuộc các nhánh trên đòn:
  • Các nhánh tới cơ bậc thang và cơ dài cổ
  •  Thần kinh lưng vai
  •  Thần kinh ngực dài
  • Thần kinh ngực lưng
  •  Thần kinh trên vai không chi phối cho :
  • Cơ trên gai
  • Cơ dưới gai
  • Cơ trên vai
  • Khớp vai
  •  Nhánh thần kinh không thuộc nhánh bên của thần kinh giữa:
  • Thần kinh gian cốt trước
  • Nhánh nối với thần kinh trụ
  • Thần kinh gian cốt sau
  • Nhánh gan tay
  •  Nhánh cơ của thần kinh giữa tách ra ở gần khuỷu và đi tới các cơ.cơ nào không có nhánh của thần kinh giữa đi tới:
  • Cơ gấp các ngón sâu
  • Cơ gấp các ngón nông
  • Cơ gan tay dài
  • Cơ gấp cổ tay quay
  •  Tổn thương thần kinh  giữa ở vùng cẳng tay dẫn đến hội chứng:
  • Cơ ngửa
  • Cơ sấp
  • Cơ khép
  • ống cổ tay
  • hội chứng ống cổ tay dẫn đến teo và yếu cơ dạng ngón cái ngắn và rối loạn cảm giác ở ngón cái,ngón trỏ,ngón giữa và nửa ngoài ngón nhẫn nhưng cảm giác ở gan tay vẫn bình thường vì:
  • nhánh gan tay thần kinh giữa không đi qua ống cổ tay
  •  do thần kinh khác chi phối
  •  Do ba
  •  
  • Nhánh không thuộc các nhánh bên của thần kinh trụ:
  • Nhánh khớp
  • N hánh cơ
  • Nhánh  mu tay
  • Nhánh nối với thần kinh quay
  • Bàn tay hình vuốt là dấu hiệu điển hình của liệt các cơ ở bàn tay do thần kinh nào chi phối:
  • Thần kinh giữa
  • Thần kinh quay
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh bì cánh tay trong
  • Khi tới bờ ngoài xương cánh tay,thần kinh quay:
  • Cùng nhánh bên quay của động mạch gan tay sâu xuyên qua vách gian cơ ngoài để đi vào ngăn mạc trước cánh tay
  • Cùng động mạch cánh tay sâu đi chếch ra sau ở giữa đầu dài và đầu trong  cơ tam đầu
  • Đi chếch trong rãnh thần kinh quay
  • Chia thành các nhánh nông và sâu
  • Các nhánh bì của thần kinh quay:
  • Thần kinh bì cánh tay sau
  • Thần kinh bì cánh tay dưới ngoài
  • Thần kinh bì cánh tay trên ngoài
  • Thần kinh bì cẳng tay sau
  • Thần kinh bì cẳng tay sau phân phối vào vùng da:
  • Giữa mặt sau cánh tay
  • Nửa dưới mặt ngoài cánh tay
  • Giữa mặt sau cẳng tay
  • nhNửa dưới mặt ngoài cẳng tay
  • Thần kinh gan ngón chung tách ra 1 nhánh tới thần kinh giữa và chia thành 2 thần kinh gan ngón riêng cho các ngón tay
  • 1 và 2
  • 2 và 3
  • 3 và 4
  • 4 và 5
  • Nhánh sâu của thần kinh trụ không đi qua:
  • Các cơ của mô út
  • Các cơ gian cốt
  • Các cơ giun 1 và 2
  • Các cơ khép ngón cái
  • Nhánh nông của thần kinh quay nằm sát bờ ngoài động mạch quay ở :
  • 1/3 giữa cẳng tay
  • ½ trên cẳng tay
  • 1/3 trên cẳng tay
  • 1/3 dưới cẳng tay
  • Nhánh nông của thần kinh quay sau khi chạy vòng ra sau bờ ngoài xương mu ngón tay.Nhánh nào không thuộc nhánh thần kinh mu tay?
  • Bờ ngoài ngón cái và vùng mô cái liền kề
  • Bờ trong ngón cái
  • Bờ kề nhau của ngón trỏ và ngón giữa
  • Bờ kề nhau của ngón giữa và ngón nhẫn
  • Nhánh sâu của thần kinh quay sau khi đi ra bờ dưới cơ ngửa chia ra các nhánh vào cơ trong đó không có cơ:
  • Cơ duỗi ngón cái
  • Cơ duỗi ngón tay út
  • Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • Cơ duỗi cổ tay trụ
  • Dấu hiệu “bàn tay rơi” do :
  • Liệt các cơ gấp cổ tay và bàn tay
  • Liệt các cơ duỗi bàn tay và ngón tay
  • Liệt các cơ gấp bàn tay và ngón tay
  • Liệt các cỏ duỗi cổ tay và ngón tay
  • Ở trên khuỷu thần kinh quay hay bị tổn thương khi:
  • Bị chèn ép ở nách do đi nạng kéo dài
  • Tổn thương đoạn nằm trong rãnh thần kinh quay khi gãy xương bàn tay
  • Tổn thương do gãy xương quay
  • Bị chèn ép ở khủy
  • Dấu hiệu bàn tay rơi làm cho khả năng cầm nắm đồ vật bị  ảnh hưởng nặng do:
  • Bàn tay không nâng lên được
  • Bàn tay không hạ xuống được
  • Bàn tay không duỗi được
  • Bàn tay không gập được
  • Thần kinh nách đi ra từ:
  • Nhánh bên cảu thần kinh giữa
  • Bó sau của đám rối cánh tay
  • Bó ngoài của đám rối cánh tay
  • Bó trong của đám rối cánh tay
  • Nhánh sau thần kinh nách phân nhánh vào:
  • Cơ tròn nhỏ
  • Cơ tròn lớn
  • Cơ trám lớn
  • Cơ trám bé
  • Tổn thương thần kinh nách dẫn tới:
  • Teo và yếu cơ denta
  • Một vùng da mất cảm giác trên mặt ngoài cẳng tay
  • Teo và yếu cơ cánh tay
  • Teo và yếu cơ quạ cánh tay
  • Thần kinh cơ bì tách ra từ bó ngoài đám rối cánh tay ở:
  • Bờ dưới cơ ngực lớn
  • Bờ trên cơ ngực bé
  • Bờ dưới cơ ngực bé
  • Bờ dưới xương đòn
  • Thần kinh cơ bì đổi tên thành thần kinh bì cẳng tay ngoài ở:
  • ở ngay trên hố khuyủ
  • ở rãnh nhị đầu ngoài
  • ở rãnh nhị đầu trong
  • ở ngay dưới hố khuỷu
  • Thần kinh ngực trong chi phối cho cơ:
  • Cơ ngực lớn
  • Cơ ngực bé
  • Cơ denta
  • Cơ quạ cánh tay
  •  Cơ lưng rộng được chi phối bởi thần kinh:
  • Thần kinh ngực trong
  • Thần kinh ngực dài
  • Thần kinh lưng vai
  • Thần kinh ngực lưng
  • Bó sau của đám rối thần kinh cánh tay gồm:
  • Thần kinh nách và thần kinh quay
  • Thần kinh nách và thần kinh trụ’
  • Thần kinh bì cẳng tay trong và thần kinh bì cánh ta trong
  • Thần kinh trụ và rễ ngoài thần kinh giữa
  • Chọn câu sai:

Thần kinh giữa:

  • ở nách 2 rễ của thần kinh giữa vây quanh đoạn dưới cơ ngực bé của động mạch nách rồi hợp lại ở ngoài động mạch nách
  • ở hố khuỷu nó nằm trong rãnh nhị đầu ngoài ngay sau cơ nhị đầu và trước cơ cánh tay
  • ở cánh tay thần kinh giữa đi cạnh động mạch cánh tay
  • ở cẳng tay thần kinh giữa đi giữa 2 đầu cơ sấp tròn và ngăn cách với động mạch trụ bởi đầu sâu của cơ này

37. Câu sai khi nói về các nhánh bên của thần kinh quay:

  • Các nhánh cơ gồm các nhánh tới cơ tam đầu,cơ khuỷu, cơ cánh tay- quay, cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ cánh tay.
  • Thần kinh cơ bì tách ra ở rãnh nhị đầu trong và phân phối vào vùng da ở giữa mặt sau cánh tay.
  • Thần kinh bì cách tay dưới ngoài phân phối vào da của nửa dưới mặt ngoài cánh tay.
  • Thần kinh bì cẳng tay sau phân phối vào vùng da ở giữa mặt sau cẳng tay.

38. Thần kinh bì cẳng tay trong chứa các sợi từ nhánh trước của các thần kinh:

  • CV và CVI
  • CVI và CVII
  • CVII và CVIII
  • CVIII và N I

39. Thần kinh bì cẳng tay trong:

     A. Đi xuống ở dọc bên trong động mạch nách và động mạch cánh tay.

      B. Thân nhánh vào các mạch trước trong và sau trong cánh tay.

     C. Đi cùng tĩnh mạch đầu xuyên qua nạc cánh tay đi ra nông.

     D. Bắt nguồn từ bó sau của đám rối thần kinh cánh tay.

40. Nhánh thần kinh nhỏ nhất của đám rối thần kinh cánh tay:

   A. Thần kinh bì cẳng tay trong

  B. Thần kinh cơ bì

  C. Thần kinh bì cánh tay trong

  D. Thần kinh bì cẳng tay ngoài

41. Chọn câu sai: “Thần kinh bì cánh tay trong:”

  • Đi qua nách bắt chéo trước hoặc sau tĩnh mạch nách.
  • Nằm trong tĩnh mạch nách và tiếp nối với thần kinh gian sườn cánh tay.
  • Đi xuống ở phía trong động mạch cánh tay và tĩnh mạch nền tới khoảng giữa cẳng tay.
  • Chi phối cho da mặt trong cánh tay.

42. Chọn câu sai:

   Thần kinh cơ bì:

  • Tách ra từ cơ ngoài đám rối cánh tay ở ngang bờ dưới cơ ngực bé.
  • Các sợi của nó có nguồn gốc từ nhánh trước các thần kinh sống cổ từ cổ CV tới CVIII
  • Xuyên qua cơ quạ cánh tay rồi đi chếch xuống dưới và ra ngoài về phía bờ ngoài cánh tay ở giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay.
  • Ở ngay dưới khuỷu, nó xuyên qua mạc ở bên ngoài gân cơ nhị đầu và trở thành thân kinh bì cẳng tay ngoài.

43. Tôn thương thần kinh cơ bì làm cho gấp khớp khuỷu yếu đi một cách rõ rệt vì:

A. Liệt cơ tam đầu và phần lớn cơ cánh tay.

B. Liệt cơ tam đầu và cơ đen-ta

C. Liệt cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay.

D. Liệt cơ nhị đầu và phần lớn cơ cánh tay.

44. Chọn câu sai:

Đám rối cánh tay:

  • Tạo nên từ nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ dưới và phần lớn nhánh trước của thần kinh sống ngực I
  • Nhánh trước của thần kinh cổ IV thường tách một nhánh đi tới thần cổ V và thần kinh ngực I thường nhận một nhánh từ thần kinh ngực II
  • Nhánh trước của thần kinh cổ IV và V hợp thành thân trên, nhánh trước của thần kinh cổ VIII và ngực I tạo nên thân giữa, nhánh trước của thần kinh cổ VII trở thành thân dưới
  • Các thân của đám rối chạy tách ra ngoài ở tam giác cổ sau và sau xương đòn mỗi thân tách đôi thành phần trước và sau.

45. Chọn câu sai:

    Liên quan của đám rối cánh tay:

  • Đám rối cánh tay được chia thành phần trên đòn và phần dưới đòn.
  • Ở cổ đám rối nằm trong tam giác cổ sau, được che phủ bởi mạc cổ cơ bám da cổ và da.
  • Ở cổ các thân của đám rối hiện ra từ giữa cơ bậc thang giữa và sau.
  • Ở nách, phía trên cơ ngực bé, các bó ngoài và sau nằm ngoài động mạch, bó trong nằm sau động mạch.

46. Chọn câu sai:

Sự phân nhánh của thần kinh giữa:

  • Thần kinh gian cốt trước tách ra ngay sau nhánh cơ cuối cùng khi thần kinh giữa ra khỏi cơ sấp vuông.
  • Nhánh nối với thần kinh trụ thường tách ra ở phần gần của cẳng tay và đi vào trong ở giữa cơ gấp các ngón nông và sau để hòa nhập vào thần kinh trụ.
  • Nhánh gang tay tách ra ngay trên hãm gân gấp, nó phân nhánh vào da của mô cái và vùng giữa gan tay.
  • Các nhánh cơ tách ra ở gần khuỷu và đi tới cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gang tay dài và cơ gấp các ngón nông.

47. Nhánh cơ ở gan tay của thần kinh giữa không phân phối vào:

     A. Cơ gấp ngón cái ngắn

     B. Cơ khép ngón cái

     C. Cơ giạng ngón cái ngắn

     D. Cơ đối chiếu ngón cái

48. Chọn câu sai:

     Các nhánh tận ở gang tay của thần kinh giữa:

  • Nhánh cơ là nhánh ngoài cùng, phân phối vào cơ gấp ngón cái ngắn, cơ giạng ngón cái ngắn và cơ đối chiếu ngón cái.
  • Các nhánh gan ngón tay bao gồm các thần kinh gan ngón tay riêng và gan ngón tay chung.
  • Hai thần kinh gan ngón tay riêng đi tới hai bờ ngón tay cái.
  • Thần kinh gan ngón tay riêng tới bờ ngoài ngón giữa, thần kinh này còn chi phối cho cả cơ giun thứ nhất.

49. Tổn thương thần kinh giữa dẫn đến hội chứng:

A. Hội chứng cơ ngửa

B. Hội chứng cơ khép

C. Hội chứng ống cổ tay

D. Hội chứng ống cánh tay

50. Chọn câu sai:

Thần kinh trụ:

  • Thần kinh trụ đi xuống qua nách, cánh tay, khuỷu, cẳng tay và cổ tay rồi tận cùng ở gan tay.
  • Ở nách, nó nằm ngoài động mạch nách, giữa động mạch và tĩnh mạch nách.
  • Từ nách nó đi xuống vào ngăn mạc trước của cánh tay đến tận giữa cánh tay và nằm trong động mạch cánh tay.
  • Ở khuỷu, nó nằm trong rãnh giữa mỏm trên lồi cầu trong và mỏm khuỷu.

THẦN KINH CHI TRÊN

Câu 1:   Chọn đáp án đúng về đám rối cánh tay : đám rối cánh tay gồ 3 thân

  • Thân trên do ngành trước dây thần kinh cổ V và cổ VII ( dây cổ V đã nhận thêm 1 nhánh nhỏ của dây cổ IV) nối lại với nhau tạo thành
  • Thân giữa do ngành sau của dây cổ VII tạo thành
  • Thân dưới do ngành trước của dây thần kinh cổ VIII hợp với ngành trước của dây thần kinh ngực I tạo nên
  • Thân giữa do ngành trước của dây cổ V tạo nên

Giải thích: Câu A sai cổ VII, sửa thành cổ VI mới đúng

                  Câu B,D Thân giữa do ngành trước của dây cổ VII tạo nên

Câu 2:   Bó sau của ngành cùng đám rối thần kinh cánh tay gồm những dây thần kinh nào

  • Thần kinh cơ bì và thần kinh nách
  • Thần kinh bì cẳng tay trong và thần kinh bì cánh tay trong
  • Thần kinh giữa và thần kinh quay
  • Thần kinh nách và thần kinh quay

Câu 3:   Bó ngoài của ngành cùng đám rối thần kinh cánh tay gồm những dây thần kinh nào

  • Thần kinh cơ bì và thần kinh quay
  • Thần kinh cơ bì và rễ ngoài thần kinh giữa
  • Thần kinh nách và thần kinh trụ
  • Thần kinh cơ bì và rễ trong của thần kinh giữa

Câu 4:   Chọn đáp án sai : đám rối cánh tay

  • Thần kinh nách thuộc bó sau của ngành cùng đám rối cánh tay
  • Có 2 dây thuộc ngành cùng là day hoàn toàn cảm giác là thần kinh bì cánh tay trong và thần kinh bì cẳng tay trong
  • Có 4 dây hỗn hợp vừa vận động vừa cảm giác là dây cơ bì, nách, quay, giữa
  • Thần kinh giữa thuộc cả bó trong và bó ngoài

Giải thích : Có 5 dây vừa vận động vừa cảm giác là dây cơ bì, nách , quay, giữa, trụ

Câu 5:   Chọn đáp án đúng về đám rối cánh tay:

  • Bó ngoài do ngành trước của thân trên nối với ngành trước của thân giữa tạo nên
  • Bó trong do ngành trước của thân giữa và ngành trước của thân dưới tạo nên
  • Bó sau do ngành sau của thân trên và ngành sau của thân dưới tạo nên
  • Bó sau do ngành sau của thân giữa và ngành sau của thân dưới tạo nên

Giải thích: Bó trong do ngành trước của thân dưới tạo nên. Bó sau do ngành sau của cả 3 thân tạo nên

Câu 6:    Chọn đáp án đúng về đám rối cánh tay:

  • Bó sau mang những sợi thần kinh cho phần sau chi trên, đến từ các dây thần kinh từ cổ VI đến ngực I
  • Bó ngoài gồm những sợi thần kinh cho phần trước chi trên , dến từ các dây thần kinh từ cổ V đến cổ VII
  • Bó trong gồm những sợi thần kinh cho phần sau chi trên, đến từ các dây thần kinh từ cổ VIII đến ngực I
  • Bó trong gồm những sợi thần kinh cho phần trước chi trên, đến từ các dây thần kinh từ cổ VII đến ngực I

Giải thích: Bó sau mang những sợi TK cho phần sau chi trên, đến từ các dây TK từ cổ V đến ngực I.

                 Bó trong mang những sợi TK cho phần trước chi trên , đến từ các dây TK từ cổ VIII đến ngực I

Câu 7:     Mô tả nào về thần kinh cơ bì là không chính xác:

  • Tách ra từ bó ngoài đám rối cánh tay, là nhánh tận thứ nhất của bó ngoài, bé hơn và ở ngoài nhánh thứ hai là rễ ngoài của thần kinh giữa
  • Nằm ở ngang bờ trên cơ ngực bé
  • Các sợi của nó có nguồn gốc từ nhánh trước các thần kinh sống cổ từ cổ V đến cổ VII
  • Chạy chếch xuống dưới và ra ngoài, xuyên qua cơ quạ cánh tay, rồi chạy giữa 2 cơ nhị đầu cánh tay ở trước và cơ cánh tay ở sau

Giải thích: Thần kinh cơ bì nằm ở ngang bờ dưới cơ ngực bé

Câu 8:    Phát biểu nào sau đây là sai về thần kinh cơ bì:

  • Ở ngay dưới khuỷu, TK cơ bì xuyên qua mạc ở bên ngoài gân cơ nhị đầu và trở thành thần kinh bì cẳng tay ngoài
  • Là nhánh nhỏ nhất của đám rối cánh tay
  • Thần kinh cơ bì chi phối cho cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu và hầu hết cơ cánh tay
  • Thần kinh bì cẳng tay ngoài đi xuống dọc bờ ngoài cẳng tay tới tận cổ tay chi phối cho da của mặt trước ngoài cẳng tay

Giải thích: Nhánh nhỏ nhất của đám rối cánh tay là dây TK bì- cẳng tay trong

Câu 9:     Một bệnh nhân ko gấp được khớp khuỷu, mất cảm giác trên mặt trước ngoài của cẳng tay thì có thể do bị liệt dây TK nào sau đây:

  • Thần kinh nách
  • Thần kinh cơ bì
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh giữa

Câu 10:    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thần kinh bì-cánh tay trong:

  •  Tách ra từ bó trong đám rối cánh tay, là nhánh tận đầu tiên và bé nhất tách ra ở cao nhất và trong nhất của bó trong
  • Ở nách, TK bì cánh tay trong chạy trước tĩnh mạch nách đi chếch ra ngoài
  • Phân nhánh cảm giác cho da ở phần trên mặt trong cánh tay và nền nách
  • ở đáy nách, TK bì cánh tay trong còn nhận 1 nhánh nối từ TK gian sườn thứ II

Giải thích: ở nách , TK bì cánh tay trong chạy sau tĩnh mạch nách và đi chếch vào trong rồi chọc qua mạc cánh tay ra nông

Câu 11:     Phat biểu nào sau đây là đúng về TK bì cẳng tay trong

  • Bắt nguồn từ bó trong , chứa các sợ của nhánh trước của các thần kinh cổ VII và ngực I
  • Là nhánh tận thứ 2 của bó trong tách ra ở dưới và ngoài Thần kinh bì cánh tay trong, ở sát cạnh phía trong TK giữa
  • Nó đi xuống ở dọc bên trong động mạch nách và động mạch cánh tay, đến giữa cánh tay thì cùng tĩnh mạch nền xuyên qua mạc cánh tay đi ra nông
  • Sau  khi chọc qua mạc cánh tay ra nông, thần kinh bì cẳng tay trong tiếp tục đi cùng tĩnh mạch nền đến vùng khuỷu sau thi chia thành  2 ngành tận

Giải thích: Câu A sai cổ VII. Sửa thành cổ VIII

                  Câu B sai ở thần kinh giữa. Sửa thành thần kinh trụ

                  Câu D sai ở vùng khuỷu sau. Sửa thành vùng khuỷu trước

Câu 12:     Phát biểu nào sai về thần kinh giữa:

  • Được tạo nên bởi 2 rễ: rễ trong tách ra từ bó trong đám rối cánh tay, rễ ngoài tách ra từ bó ngoài đám rối cánh tay
  • Hai rễ hợp lại theo hình chữ Y tạo thành thần kinh giữa nằm ở trước ngoài động mạch nách
  • Là 1 dây thần kinh lớn của chi trên chạy dài từ nách tớ tận cùng bàn tay
  • Là dây thần kinh chỉ vận động

Giải thích: Dây thần kinh giữa vừa vận động vừa cảm giác

Câu 13:     Phát biểu nào sai về thần kinh giữa:

  • Ở nách dây giữa chạy chếch xuống dưới và ra ngoài , ở trước ngoài động mạch nách
  • Xuống cánh tay cùng động mạch cánh tay chạy trong ống cánh tay và bắt chéo sau động mạch từ ngoài vào trongtheo hình chữ X kéo dài
  • Ở hố khuỷu, nó nằm trong rãnh nhị đầu trong , ngay sau cân cơ nhị đầu và trước cơ cánh tay
  • Ở cẳng tay, khi động mạch nách chia thành 2 ngành cùng thì dây giữa lách giữa 2 đầu cơ sấp tròn bắt chéo trước động mạch trụ để chạy vào giữa trục cẳng tay, chạy sau cơ gấp nông các ngón tay

Giải thích: Chạy trong ống cánh tay và bắt chéo trước động mạch

Câu 14:      Chọn câu sai về thần kinh giữa:

  • Ở vùng cánh tay trước, dây giữa tách ra thành các nhánh cơ, thần kinh gian cốt trước , nhánh nối với thần kinh trụ và nhánh gan tay
  • Các nhánh cơ tách ra ở gần khuỷu và đi tới cơ sấp tròn , cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông
  • Thần kinh gian cốt trước tách ra ngay sau nhánh cơ cuối cùng khi thần kinh giữa ra khỏi cơ sấp tròn
  • Nhánh gan tay tách ran gay trên hãm gân gấp, nó phân nhánh vào da của mô cái và vùng giữa gan tay

Giải thích: Ở vùng cánh tay trước dây giữa ko tách 1 nhánh nào. Nó tách ra khi đi qua cẳng tay

Câu 15:      Chọn câu sai:

  • Nhánh nối với thần kinh trụ của thần kinh giữa thường tách ra ở phần gần cẳng tay và đi vào trong giữa các cơ gấp các ngón nông và sâu để hòa nhập vào thần kinh trụ
  • Thần kinh giữa tận cùng ở bờ trên hãm gân gấp bằng cách chia thành 1 nhánh cơ tới các cơ mô cái và các nhánh gan ngón tay
  • Nhánh cơ là nhánh ngoài cùng phân phối vào cơ gấp ngón cái ngắn, cơ giạng ngón cái ngắn và cơ đối chiếu ngón cái
  • Thần kinh giữa thường bị tổn thương ở cẳng tay và cổ tay

Giải thích : tận cùng ở bờ dưới hãm gân gấp

Câu 16:     Dây thần kinh giữa cảm giác cho vùng nào:

  • Nửa trong mu tay và hai ngón rưỡi phía trong kể từ ngón út
  • Da ở mặt sau và nửa dưới mặt ngoài cánh tay, mắt sau cẳng tay, nửa ngoài mu tay
  • Hơn nửa gan tay ở phía ngoài , mặt gam tay của 3 ngón rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái và cả mặt mucuar đốt II-III của các ngón đó
  • Da ở mặt trước cánh tay

Câu 17:     Dây thần kinh giữa vận động cho:

  • Hầu hết các cơ ở vùng cánh tay trước
  • Hầu hết các cơ ở vùng cẳng tay trước và cả ô mô cái vùng gan tay
  • Hầu hết các cơ ở vùng cánh tay sau
  • Hầu hết các cơ ở vùng cẳng tay sau và cả ô mô út vùng gan tay

Câu 18:     Tìm ý sai: Thần kinh giữa vận động cho cơ:

  • Cơ gan tay dài
  • Cơ sấp vuông
  • Cơ sấp tròn
  • Cơ gấp cổ tay quay

Câu 19:    Bàn tay khỉ là biểu hiện của tổn thương dây thần kinh nào

  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh quay
  • Thần kinh cơ bì
  • Thần kinh giữa

Câu 20:     Tìm phát biểu sai về thần kinh trụ

  • Tách ra từ bó trong của đám rối cánh tay, ở giữa rễ trong dây thần kinh giữa ở ngoài và dây thần kinh bì cẳng tay trong ở trong
  • Là 1 dây thần kinh lớn của chi trên đi từ nách xuống tận bàn tay
  • Ở cánh tay dây trụ tách ra các nhánh cơ và nhánh mu tay thần kinh trụ
  • Là 1 dây vừa vận động vừa cảm giác

Giải thích: Ở nách và cánh tay, dây thần kinh trụ ko tách ra 1 nhánh nào

Câu 21:      Tìm phát biểu đúng về thần kinh trụ

  • Ở nách dây trụ chạy dọc phía ngoài động mạch nách, trước khe giữa động mạch và tĩnh mạch
  • Ở cánh tay, 1/3 trên dây trụ chạy trong ống cánh tay cùng với động mạch cánh tay, tới 1/3 giữa cánh tay thì chọc qua vách gian cơ trong để ra vùng cánh tay sau, rồi đi thẳng xuống vùng khuỷu sau
  • Ở vùng khuỷu sau thần kinh trụ nằm ở rãnh giữa mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm khuỷu rồi chui qua giữa 2 đầu nguyên ủy cơ gấp cổ tay trụ để theo cơ xuống vùng cẳng tay trước
  • Ở vùng cẳng tay trước dây trụ chạy theo cơ gấp cổ tay trụ và song song ở phía ngoài động mạch trụ theo 1 đường vạch từ mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay đến bờ ngoài xương đậu

Giải thích: Câu A sai ở phía ngoài. Sửa thành phía trong

                  Câu C sai ở mỏm trên lồi cầu ngoài. Sửa thành mỏm trên lồi cầu trong

                  Câu D sai ở phía ngoài động mạch trụ. Sửa thành phía trong

Câu 22:      Thần kinh trụ ko vận động cho:

  • Cơ gấp cổ tay trụ
  • Cơ gấp sâu các ngón tay
  • Cơ dạng ngón út
  • Cơ gan tay dài

Câu 23:      Phát biểu sai là: Các nhánh bên của thần kinh trụ gồm:

  • Các nhánh khớp cho khớp khuỷu
  • Các nhánh cơ thường có 2 nhánh tách ra ở gần khuỷu, một cho cơ gấp cổ tay trụ, một cho nửa trong cơ gấp các ngón sâu
  • Nhánh gan tay tách ra ở khoảng giữa cẳng tay, đi xuống trước động mạch trụ và xuyên qua mạc để tận cùng ở da mô cái
  • Nhánh mu tay tách ra khoảng 5 cm trên cổ tay, nó đi xuống và ra sau, ở dưới gân cơ gấp cổ tay trụ chia thành 2 hoặc 3 thần kinh mu ngón tay

Giải thích:  Câu C sai ở da mô cái. Sửa thành da mô út

Câu 24:       Phát biểu nào sau đây là sai về thần kinh trụ:

  • Thần kinh trụ vừa vận động vừa cảm giác
  • Ngành tận của thần kinh trụ gồm 2 nhánh là nông và sâu
  • Nhóm nông đi trước cơ mô út tách ra 1 nhánh vận động cho cơ gan tay ngắn, 1 nhánh nối với thần kinh giữa và 2 nhánh mu ngón tay
  • Nhánh sâu lách giữa các cơ mô út rồi chọc qua mạc sâu gan tay vào ô gian cốt gan tay hướng ra ngoài theo cung mạch gan tay sâu

Giải thích: Sửa thành 2 nhánh gan ngón tay

Câu 25:        Phát biểu nào sai về thần kinh trụ:

  • Ở cẳng tay, dây trụ tách ra các nhánh cơ và nhánh mu tay thần kinh trụ
  • Các nhánh cơ vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và 2 bó ngoài cơ gấp sâu các ngón tay
  • Nhánh mu tay thần kinh trụ tách ra ở 1/3 dưới cẳng tay, đi xướng mu tay phân ra các thần kinh mu ngón tay
  • Ở cổ tay thần kinh trụ cho 1 nhánh gan tay thần kinh trụ

Giải thích: Câu B sai vì là 2 bó trong cơ gấp sâu các ngón tay mới đúng

Câu 26:   Bàn tay hình vuốt là dấu hiệu điển hình của liệt các cơ do thần kinh nào chi phối

  • Thần kinh quay
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh giữa
  • Thần kinh nách

Câu 27:    Dây thần kinh nào đi cùng động mạch mũ cánh tay sau qua lỗ tứ giác:

  • Thần kinh cơ bì
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh nách
  • Thần kinh bì cánh tay trong

Câu 28:    Phát biểu nào là sai :  Dây thần kinh nách

  • Tách ra từ bó sau của đám rối cánh tay, các sợi của nó bắt nguồn từ nhánh trước của các thần kinh sống cổ V, VI
  • Nó nằm ngoài thần kinh quay, ở sau động mạch nách và trước cơ dưới vai
  • Tại bờ dưới cơ dưới cơ dưới vai,nó cong ra sau ở dưới bao khớp vai cánh tay và cùng với động mạch mũ cánh tay sau chạy qua lỗ tam giác cánh tay- tam đầu
  • Chi phối cho cơ denta

Giải thích: TK nách đi qua lỗ tứ giác

Câu 30:    Tìm phát biểu đúng về thần kinh nách

  • Nhánh trước của thần kinh nách cùng với các mạch mũ cánh tay sau, vòng qua cổ giải phẫu xương cánh tay ở dưới cơ delta tới tận bờ trước cơ này, phân nhánh vào cơ và tách ra 1 số nhánh da nhỏ xuyên qua cơ để phân nhánh vào vùng da phủ trên phần dưới của cơ
  • Nhánh sau của thần kinh nách phân nhánh vào cơ tròn nhỏ và phần trước cơ delta
  • Nhánh sau xuyên qua mạc ở phần dưới bờ sau cơ delta, trở thành thần kinh bì cánh tay trên ngoài và chi phối cho da phần dưới cơ delta và phần trên đầu dài cơ tam đầu
  • Thân thần kinh nách tách ra 1 nhánh tới khớp khuỷu lúc đi dưới cơ dưới vai

Giải thích: Câu A: cổ giải phẫu thành cổ phẫu thuật

                  Câu B: phần trước cơ delta thành phần sau cơ delta

                  Câu D: khớp khuỷu thành khớp vai

Câu 31:     Tìm phát biểu sai về thần kinh quay:

  • Tách ra từ bó sau đám rối thần kinh cánh tay và là nhánh tận chính của bó sau
  • Là 1 trong 3 dây thần kinh lớn của chi trên kéo dài từ nách xuống tận cùng bàn tay
  • Thường chứa đựng các sợi của 5 rễ thần kinh cấu tạo của đám rối cánh tay ( song 1 số trường hợp ko có sợi của C5 và N1 )
  • Là dây thần kinh chỉ cảm giác cho da ở phía sau chi trên ko vận động

Giải thích: Thần kinh quay là dây thần kinh vừa vận động vừa cảm giác

Câu 32:      Dây thần kinh nào chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu

  • Thần kinh nách
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh quay
  • Thần kinh giữa

Câu 33:      Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thần kinh quay

  • Dây quay là 1 dây thần kinh lớn chạy kéo dài từ nách xuống tận cùng bàn tay
  • Ở nách thần kinh quay nằm sau động mạch nách trước cơ dưới vai rồi chạy qua tam giác cánh tay tam đầu ra vùng cánh tay sau cùng với động mạch cánh tay sâu
  • Ở cánh tay chạy chếch xuống dưới và ra ngoài trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau phần ba dưới xương cánh tay rồi chọc qua vách gian cơ ngoài để ra trước
  • Ở vùng khuỷu trước dây quay nằm trong rãnh nhị đầu ngoài xuống ngang mức nếp gấp khuỷu thì chia thành 2 ngành cùng tiếp tục đi xuống cẳng tay , bàn tay

Giải thích: Ở cánh tay dây giữa chạy chếch xuống dưới và ra ngoài trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau giữa xương cánh tay rồi chọc qua vách gian cơ ngoài để ra trước

Câu 34:      Nhánh nào không phải là 1 nhánh của thần kinh quay

  • Thần kinh bì cánh tay sau
  • Thần kinh bì cánh tay ngoài dưới
  • Thần kinh bì cánh tay ngoài trên
  • Thần kinh bì cẳng tay sau

Câu 35:      Dấu hiệu ‘‘bàn tay rơi’’ là dấu hiệu của liệt các cơ do thần kinh nào chi phối

  • Thần kinh quay
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh giữa
  • Thần kinh nách

Câu 36:      Cơ nào sau đây không phải do thần kinh quay chi phối

  • Cơ tam đầu cánh tay
  • Cơ gấp cổ tay quay
  • Cơ cánh tay quay
  • Cơ duỗi cổ tay trụ

Câu 37       Vùng da ở mặt sau và nửa dưới mặt ngoài cánh tay, mặt sau cẳng tay, nửa ngoài mu tay và mu hai ngón rưỡi kể từ ngón cái do thần kinh nào chi phối

  • Thần kinh quay
  • Thần kinh nách
  • Thần kinh trụ
  • Thần kinh giữa

Câu 38:      Phát biểu nào sai trong các phát biểu về thần kinh quay

  • Ở vùng cánh tay sau, thần kinh quay tách ra các nhánh bì và các nhánh cơ. Các nhánh bì gồm thần kinh bì cánh tay sau, thần kinh bì cánh tay ngoài dưới, thần kinh bì cẳng tay sau
  • Thần kinh bì cánh tay sau tách ra từ ổ nách trước gân cơ lưng rộng, cảm giác cho da ở giữa mặt sau cánh tay, dưới cơ delta
  • Thần kinh bì cánh tay ngoài dưới thường được coi như 1 nhánh trên của thần kinh bì cẳng tay sau, tách ra từ rãnh TK quay, chọc qua đầu dài cơ tam đầu tới cảm giác cho da ở phần dưới mặt ngoài cánh tay
  • Thần kinh bì cẳng tay sau tách ra từ trong rãnh thần kinh quay, cho 1 nhánh trên cảm giác cho da ở nửa dưới ngoài cánh tay

Giải thích: Chọc qua đầu dài cơ tam đầu sửa thành đầu ngoài cơ tam đầu

Câu 39:       Dây thần kinh quay ko chi phối cho phần nào sau đây

  • Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • Da ở mặt sau và nửa dưới mặ ngoài cánh tat
  • Mặt gan tay của 3 ngón rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái
  • Cơ giạng ngón cái dài

Giải thích: Mặt gan tay của 3 ngón rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái do thần kinh giữa chi phối

Câu 40:       Phát biểu nào sai về thần kinh quay:

  • Các nhánh cơ của thần kinh quay gồm 3 nhánh cho cơ tam đầu cánh tay. Nhánh cao nhất vận động cho đầu dài cơ tam đầu cùng với dây cơ bì – cánh tay sau. Nhánh thấp nhất vận động cho đầu trong cơ tam đầu
  • Ở rãnh nhị đầu ngoài dây quay tách ra các nhánh vận độngcơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • Ngành nông( ngành cùng) của thần kinh quay từ rãnh nhị đầu ngoài chạy thẳng xuống vùng cẳng tay theo cơ cánh tay quay và nằm trong bao cơ. Tới chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa cẳng tay thì luồn dưới gân cơ cánh tay quay để ra vùng cẳng tay sau
  • Ngành sâu( ngành cùng) của thần kinh quay từ rãnh nhị đầu ngoài đi xuống lách giữa 2 bó của cơ ngửa để ra vùng cẳng tay sau, chạy giữa 2 lớp nông sâu của vùng này và phân nhánh vận động cho các cơ của vùng

Giải thích: Sai ở 1/3 trên và 1/3 giữa. Sửa thành 1/3 giữa và 1/3 dưới

                                    Đề thi thử lý thuyết giải phẫu

  1. Tất cả các câu sau đây đều đúng trừ:
  1. Hai bên miệng giới hạn bởi môi và má
  2. Trên miệng ngăn cách với mũi vòm miệng
  3. Dưới miệng là nền miệng có xương hàm dưới, lưỡi và vùng dưới lưỡi
  4. Phía sau miệng thông với hầu qua eo hầu.
  1. Trong các câu mô tả về môi, câu nào sau đây sai:
  1. Môi là một nếp da cơ và niêm mạc, nằm xung quanh khe miệng
  2. Mặt ngoài môi trên, ở phần giữa có một rãnh nông, thẳng đứng gọi là nhân trung
  3. Ở hai bên, hai môi liên tiếp với nhau tạo thành mép, mép nằm ở góc miệng, phía trước răng hàm bé thứ hai
  4. Môi được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoài là da, giữa là cơ vân, trong là niêm mạc
  1. Chọn đáp án sai:
  1. Có ba tuyến nước bọt lớn đổ vào ổ miệng là tuyến mang tai, tuyến dưỡi lưỡi và tuyến khẩu cái.
  2. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất đổ vào ổ miệng.
  3. Tuyến dưới lưỡi là tuyến nhỏ nhất trong 3 tuyến chính
  4. Mạc tuyến mang tai do lá nông mạc cổ tạo nên
  1. Trong các câu miêu tả về răng, câu nào sau đây là sai:
  1. Răng gồm có 3 phần: vành (thân), cổ và rễ
  2. Ổ tủy răng gồm hai phần: ổ thân răng và ống rễ răng.
  3. Răng được cấu tạo bởi lớp mô cứng calci hóa là xương răng hay ngà răng bao phủ bởi men răng ở thân răng, và chất xê măng ở chân răng.
  4. Răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện trong ổ miệng từ khoảng 4 tuổi và thay thế toàn bộ răng sữa cho đến 10 tuổi
  1. Trong các câu nói về lưỡi, câu nào chưa chính xác:
  1. 2 phần của lưỡi ngăn cách nhau bởi rãnh tận.
  2. Niêm mạc lưỡi có nhiều nhú rất nhỏ gọi là nhú lưỡi.
  3. Động mạch chính tới lưỡi là động mạch lưỡi, nhánh của động mạch cảnh trong.
  4. Thần kinh vận động các cơ của lưỡi là thần kinh hạ thiệt.
  1. Chọn câu sai khi nói về mũi:
  1. Mũi là phần đầu của cơ quan hô hấp, có nhiệm vụ lọc, sưởi ấm và làm ẩm không khí hút vào. Nó còn là cơ quan khứu giác có chức năng ngửi. Mũi cũng tham gia vào việc phát âm.
  2. Mũi gồm hai phần: mũi ngoài và mũi trong.
  3. Các nhánh thần kinh mặt vận động các cơ mũi
  4. Mũi ngoài được gắn vào phần dưới trán bởi gốc mũi.
  1. Câu nào sau đây là sai:
  1. Các lỗ mũi mở vào tiền đình mũi, là phần đầu tiên của ổ mũi.
  2. Ngách bướm sàng có lỗ đổ vào của xoang bướm
  3. Ngách mũi trên không có lỗ xoang nào đổ vào
  4. Lỗ ống lệ tỵ nằm ở đường mũi dưới
  1. Nói về động mạch và thần kinh của mũi, câu nào sau đây chưa chính xác:
  1. Động mạch cấp máu cho ổ mũi chủ yếu là động mạch sàng sau và động mạch bướm khẩu cái.
  2. Tĩnh mạch mũi tạo thành đám rối dưới niêm mạc và thường chạy kèm theo động mạch
  3. Bạch huyết của mũi đổ vào các hạch cổ sâu
  4. Chi phối cảm giác chung của mũi do hai nhánh của thần kinh sinh ba: thần kinh mắt và thần kinh hàm trên.
  1. Trong các mô tả về hầu, mô tả nào sau đây chưa chính xác?
  1. Hầu là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hóa, nằm ở phía sau hốc mũi, ổ miệng và thanh quản
  2. Hầu chia thành 3 phần: tị hầu, khẩu hầu và thanh hầu
  3. Tị hầu ở phía trên khẩu cái mềm, đóng góp chính cho hệ khứu giác.
  4. Khẩu hầu là phần hầu nằm phía sau ổ miệng chính và phần sau của lưỡi, giới hạn bởi khẩu cái mềm ở trên và bờ trên thượng thiệt
  1.  Chọn đáp án chưa chính xác:
  1. Cấp máu cho hầu là các nhánh động mạch hầu lên
  2. Từ đám rối tĩnh mạch hầu, các tĩnh mạch dẫn máu về tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch mặt
  3. Bạch huyết của hầu chạy tới các hạch cổ nông
  4. Vận động và cảm giác phần lớn hầu là do các nhánh từ thần kinh đám rối hầu.
  1.  Chọn câu sai:
  1. Sụn thóc là 1 sụn thuộc vùng hầu
  2. Thanh quản có 6 sụn chính là sụn giáp, sụn nhẫn, sụn nắp thanh môn, sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm
  3. Thanh quản là 1 phần quan trọng của đường dẫn khí, đi từ tị hầu tới khí quản
  4. Thanh quản đảm nhiệm chức vụ là cơ quan phát âm chính
  1.  Trong các mô tả về các sụn của thanh quản, mô tả nào sau đây chưa chính xác:
  1. Sụn giáp là sụn đơn lớn nhất của thanh quản, nằm trên đường giữa, dưới xương móng, trên sụn nhẫn, trước sụn thượng thiệt
  2. Sụn nhẫn là 1 sụn đơn nằm dưới sụn giáp, hình 1 cái nhẫn
  3. Sụn phễu có có hình thap, ba mặt, một đỉnh và 1 đáy
  4. Sụn thóc là sụn nhỏ nằm ở trước trong màng giáp móng
  1.  Chọn đáp án sai:
  1. Các cơ nâng thanh quản gồm cơ giáp móng, cơ trâm móng, cơ hàm móng và cơ hai bụng, cơ trâm hầu và cơ khẩu cái hầu
  2. Các cơ hạ thanh quản gồm cơ vai móng, cơ ức móng, cơ ức giáp
  3. Ổ thanh quản thông với hầu bởi lỗ vào thanh quản
  4. Ổ thanh quản có 1 phần thắt hẹp ở giữa gọi la nếp thanh âm chia thanh quản thành 3 tầng.
  1. Chọn câu sai khi nói về thanh môn:
  1. Tầng trên thanh môn là tiền đình thanh quản
  2. Thanh môn hay còn gọi là cửa phát âm, là phần thắt hẹp nhất của ổ thanh quản, bao gồm nếp thanh âm, mỏm thanh âm và khe thanh môn
  3. Nếp thanh âm có nhiệm vụ kiểm soát dòng không khí đi qua khe thanh môn.
  4. Phần dưới thanh môn của thanh quản gọi là ổ dưới thanh môn, có hình bầu dục
  1. Nói về mạch và thần kinh của thanh quản, hãy chọn đáp án chưa chính xác:
  1. Thanh quản được cấp máu bởi động mạch thanh quản trên và động mạch thanh quản dưới.
  2. Đi kèm các động mạch tương ứng thì thanh quản có tĩnh mạch thanh quản trên và tĩnh mạch thanh quản dưới.
  3. Bạch huyết thanh quản đổ vào các hạch cổ nông
  4. Thần kinh thanh quản trên và thần kinh thanh quản quặt ngược cảm giác cho thanh quản.
  1.  Miêu tả về khí quản, câu nào chưa chính xác:
  1. Khí quản là ống dẫn khí tiếp theo thanh quản
  2. Khí quản bắt đầu từ bờ dưới sụn nhẫn, ngang mức đốt sống cổ 6  và tận hết ở trong lồng ngực.
  3. Khí quản là ống hình trụ, dẹt ở phía sau , tạo nên bởi các vòng sụn chồng lên nhau
  4. Nơi khí quản tận hết có hai lỗ của hai phế quản  không bị ngăn cách gọi là đáy tầu khí quản.
  1.  Chọn đáp án sai:
  1. Liên quan khí quản có hai phần là đoạn cổ và phần ngực
  2. Khí quản được cấp huyết bởi động mạch giáp trên và các nhánh phế quản của động mạch chủ ngực.
  3. Tĩnh mạch khí quản đổ vào đám rối tĩnh mạch giáp dưới
  4. Các bạch huyết của khí quản chạy tới các hạch bạch huyết trước khí quản và các hạch bạch huyết cạnh khí quản.
  1.  Chọn đáp án chưa chính xác khi mô tả về tuyến giáp:
  1. Tuyến giáp là 1 tuyến nội tiết
  2. Tuyến giáp nằm ở phần trước của cổ, phía trước các vòng sụn khí quản đầu tiên và hai bên thanh quản.
  3. Tuyến giáp mang nhiều mạch máu, màu nâu đỏ, nặng khoảng 25g
  4. Tuyến giáp sử dụng protein sản xuất ra các hormon giáp là thyroxin và triiodothyronin
  1.  Chọn câu sai:
  1. Tuyến giáp gồm có 2 thùy phải và trái nối với nhau bởi một rãnh tuyến giáp
  2. Tuyến giáp được bao bọc trong một bao mô liên kết mỏng gọi là bao sợi.
  3. Tế bào tiểu mô trụ  có tác dụng hấp thụ các ion iod từ trong các lưới mao mạch.
  4. Tuyến giáp có rất nhiều tiểu thùy, mỗi nang tuyến là 1 thùy tuyến.
  1.  Chọn câu sai;
  1. Tuyến giáp được cấp huyết rất phong phú, chủ yếu bởi hai động mạch là động mạch giáp trên và động mạch giáp dưới.
  2. Tĩnh mạch tuyến giáp tạo nên các đám rối ở trên mặt tuyến và phía trước khí quản.
  3. Bạch huyết tuyến giáp đổ vào ống ngực (bên trái) hoặc ống bạch huyết phải (bên phải)
  4.  Thần kinh vùng giáp gồm những sợi vận động đi từ hạch giao cảm cổ trên, giữa và dưới
  1.  Chọn đáp án sai:
  1. Phần trước nhỏ lồi hơn của nhãn cầu là giác mạc trong suốt tạo nên 1/6 trước nhãn cầu.
  2. Nhãn cầu cấu tạo gồm 3 lớp: lớp xơ, lớp mạch mà lớp võng mạc
  3. Phần lòng trắng của mắt mà ta quan sát được là củng mạc
  4. Đường vòng quanh nhãn cầu, cách đều hai cực và vuông góc với trục thị giác gọi là đường phân cách.
  1.  Chọn câu sai:
  1. Lớp xơ nhãn cầu bao gồm giác mạc và củng mạc
  2. Lớp mạch nhãn cầu bao gồm mống mắt, thể mi và màng mạch
  3. Mống mắt tiết ra thủy dịch
  4. Tiền phòng và hậu phòng của nhãn cầu thông nhau qua con ngươi và chứa thủy dịch
  1. Chọn câu sai:
  1. Võng mạc chia làm 3 phần gồm võng mạc thị giác, võng mạc thể mi và võng mạc mống mắt
  2. Võng mạc được tạo thành bởi hai phần cơ bản là phần sắc tố và phần thần kinh.
  3. Thủy dịch có thành phần giống huyết tương nhưng không có protein
  4. Dây thần kinh số 3 chi phối 3 cơ của nhãn cầu
  1. Chọn câu sai:
  1. Thần kinh thị giác cho cảm giác về các trạng thái đau nhức, mỏi…. của mắt
  2. Thần kinh ròng rọc hay dây thần kinh số 4 vận động cơ chéo trên.
  3. Thần kinh vận nhãn ngoài hay dây thần kinh số 6 vận động cơ thẳng ngoài.
  4. Các cơ nhãn cầu do 3 dây thần kinh chi phối
  1.  Chọn câu sai khi nói về động tác của các cơ nhãn cầu:
  1. Các cơ thẳng kéo nhãn cầu xoay về phía tên gọi của cơ.
  2. Cơ nâng mi trên tác dụng theo tên của nó
  3. Cơ chéo dưới xoay nhãn ra ngoài

            D. Cơ chéo trên xoay nhãn cầu ra ngoài

  1. D. D sai vì miệng thông với hầu qua eo họng.
  2. C. C sai vì mép nằm ở góc miệng phía trước răng hàm bé thứ nhất.
  3. A. A sai vì 3 tuyến nước bọt lớn gồm tuyến mang tai, tuyến dưỡi lưỡi và tuyến dưới hàm.
  4. D. D sai vì Răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện trong ổ miệng từ khoảng 6 tuổi và thay thế toàn bộ răng sữa cho đến 12 tuổi
  5. C. C vì Động mạch chính tới lưỡi là động mạch lưỡi, nhánh của động mạch cảnh ngoài.
  6. B. B vì Mũi gồm ba phần: mũi ngoài, mũi trong và xoang cạnh mũi.
  7. C. C sai vì ngách mũi trên có xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào
  8. A. A vì động mạch cấp máu cho ổ mũi chủ yếu là động mạch sàng trước và động mạch bướm khẩu cái.
  9. C sai vì Tị hầu ở phía trên khẩu cái mềm, đóng góp chính cho hệ hô hấp.
  10. C sai vì Bạch huyết của hầu chạy tới các hạch cổ sâu
  11.  A. A sai vì sụn thóc là 1 sụn thuộc thanh quản, nhỏ, nằm bờ sau ngoài màng giáp móng.
  12. D. D sai vì sụn thóc là 1 sụn nhỏ nằm ở bờ sau ngoài màng giáp móng
  13.  D. D vì ổ thanh quản có 1 phân thắt hẹp ở giữa là nếp thanh môn chứ không phải nếp thanh âm
  14.  D. D sai vì phần dưới thanh môn của thanh quản gọi là ổ dưới thanh môn có hình phễu ngược
  15. C. Bạch huyết thanh quản đổ vào các hạch cổ sâu
  16.  D. Nơi khí quản tận hết có hai lỗ của hai phế quản ngăn cách nhau bởi một mào trước sau gọi là đáy tầu khí quản
  17. B . B sai vì Khí quản được cấp huyết bởi động mạch giáp dưới và các nhánh phế quản của động mạch chủ ngực.
  18.  D. D vì Tuyến giáp sử dụng iod sản xuất ra các hormon giáp là thyroxin và triiodothyronin
  19. A. A vì Tuyến giáp gồm có 2 thùy phải và trái nối với nhau bởi một rãnh tuyến giáp
  20. D. Thần kinh vùng giáp gồm những sợi giao cảm đi từ hạch giao cảm cổ trên, giữa và dưới
  21. D. D vì Đường vòng quanh nhãn cầu, cách đều hai cực và vuông góc với trục thị giác gọi là đường xích đạo.
  22.  C. C vì mỏm thể mi tiết ra thủy dịch
  23. D. D vì Dây thần kinh số 3 chi phối 5 cơ của nhãn cầu là cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới,cơ thẳng trong, cơ nâng mi trên và cơ chéo dưới
  24.  A. A vì Thần kinh thị giác cho cảm giác về màu sắc mà mắt cảm thụ
  25. D vì cơ chéo trên xoay nhãn cầu vào trong và xuống dưới

26- 50

26. Ở phía trước mắt, củng mạc liên tiếp với giác mạc tại:

A.viền củng mạc

B.viền giác mạc  

C.viền võng mạc

D.viền mống mắt

Đ.a: B

27. Các cơ vận nhãn cầu do thần kinh III, IV và bao nhiêu chi phối:

A. TK V

B.TK VI

C.TK VII

D.TK VIII

Đ.a: B

28. Thành dưới ổ mắt không được tạo bởi xương nào sau đây:

A.xương lệ

B.xương Sàng

C.xương gò má

D. xương bướm

Đ.a: D

29. Đường thẳng nối điểm trung tâm giác mạc và điểm trung tâm sau của củng mạc đc gọi là:

A. trục ổ mắt

B.trục nhãn cầu

C.trục thị giác

D.trục mắt

Đ.a:C

30. Tầng thần kinh náo của võng mạc, lớp tế bào làm nhiệm vụ tập trung tạo nên thần kinh thị giác:

A.lớp tế bào cảm thụ as

B.lớp tế bào hai cực

C. lớp tế bào hạch

D.lớp thượng bì thần kinh

Đ.a:C

31. Bộ phận có khả năng điều chỉnh lượng sáng vào trong nhãn cầu là:

A. đồng tử

B. thể mi

C. mống mắt

D. thấu kính

Đ.a:C

32. Ngách mũi dưới là là nơi đổ vào của:

A.xoang bướm

B.xoang sàng

C. xoang trán

D. ống lệ mũi

Đ.a:D

33. Ổ mũi được cấp máu bời đông mạch bướm khẩu cái và :

A. Đm hầu lên

B.Đm mặt

C.Đm sàng sau

D.Đm sàng trước

Đ.a: C

34. Khi lỗ xoang hàm trên bị viêm mủ cần dẫn lưu ta thông qua con đường là:

A.thành ngoài ngách mũi dưới

B.thành ngoài ngách mũi giữa

C.thành ngoài ngách mũi trên

D.thành ngoài ngách mũi sàng

Đ.a:A

35. Thành dưới ổ mũi do:

(1)xương trán         (2)mảnh ngang xương khẩu cái          (3) mỏm khẩu cái xg hàm trên               (4)xg lá mía

A.1,2

B.2,3

C.3,4

D4,1

Đ.a:B

36. Khi vòi tai bị nhiễm trùng có thể lan đến:

A.tai trong

B.tai giữa

C.tai ngoài

D.ko sao

Đ.a:B

37. Các cơ khít hầu trên giữa dưới có vai trò gì:

A.nuốt

B. thở

C. nhai

D. phát âm

Đa: A

38. Sụn thượng thiệt được gấn vào xương móng bởi :

A. dây chằng giáp thượng thiệt

B. dây chằng móng thượng thiệt

C. dây chằng nhẫn thượng thiệt

D. dây chằng lưỡi thượng thiệt

Đa:B

39. Cơ thanh quản có tác dụng làm mở khe thanh môn là:

A.cơ phễu ngang

B.cơ nhẫn phễu sau

C.cơ nhẫn giáp

D.cơ nhẫn phễu bên

Đ.a:B

40. Khí quản  được tạo nên bởi bao nhiêu vòng sụn chữ C:

A.14-18

B.16-20

C.16-18

D.18-22

Đ.a:B

41. Khí quản được cấp máu bởi nhánh phế quản bởi đm chủ ngực và đm:

A.Đm giáp trên

B.Đm giáp dưới

C.Đm hầu lên

D.Đm lưỡi

Đ.a:B

42. Răng cối thứ nhất mọc lúc mấy tuổi:

A.5t

B.6t

C.7t

D.8t

Đ.a:B

43. Thần kinh chi phối cho vùng rãnh trước trừ nhú đài là:

A.tk hạ thiệt

B.tk lưỡi

C.tk thiệt hầu

D. thừng nhĩ

Đ.a:D

44. Niêm mạc thực quản là:

A.niêm mạc thượng mô trụ có lông chuyển

B niêm mạc thượng mô lát tầng

C. niêm mạc thượng mô trụ

D. niêm mạc thượng mô lát đơn

Đ.a:B

-TAI

45. Mê đạo xương bao gồm tiền đinh, ống bán xương và:

A.mê đạo màng

B.ngoại dich

C.ốc tai

D.nội dịch

Đ.a:C

46. Hố giữa gờ luân và gờ đối luân là

A.hố thuyền

B.hố nguyệt

C.hố tam giác

D.hõm nguyệt

Đ.a:A

47. ở người lớn viêm tai giữa có thể truyền qua màng não cứng qua đường

A.thần kinh từ hòm nhĩ qua khe đá trai

B. động mạch  từ hòm nhĩ qua khe đá trai

C.tĩnh mạch từ hòm nhĩ qua khe đá trai

D. đường khớp đá trai

Đ.a: C

48. Thần kinh màng nhĩ không bao gồm:

A.tk hàm dưới

B.tk lang thang

C.tk mắt

D.tk lưỡi hầu

Đ.a: C

50. Thành sau hòm nhĩ ko bao gồm

A: ụ nhô

B.hang chũm

C. hố đe

D. lồi tháp

51-75

51.Nhận xét nào trong số những nhận xét sau về lớp áo thần kinh là đúng:

A.Củng mạc dày nhất ở đường xích đạo và chỗ bám của cơ thẳng

B.Lá tối củng mạc chứa nhiều nguyên bào sợi và tế bào săc số

C.Giác mạc cấu tạo bởi 4 lớp ; có chức  năng hội tụ ánh sang vào võng mạc

D.Củng mạc được nuôi dưỡng bằng mạch máu và thể kính

> Chọn B: Củng mạc mỏng  nhất ở đường xích đạo và chỗ bám của cơ thẳng,dày nhất ở phía sau

.Giác mạc cấu tạo bởi 5 lớp(thượng mô giác mạc,lá giới hạn trước, chất riêng, lá giới hạn sau) ; có chức  năng hội tụ ánh sang vào võng mạc

Củng mạc được nuôi dưỡng bằng mạch máu

52.Nhận xét nào sau đây  về lớp áo mạch của nhãn cầu là đúng:

A.Lớp lá đáy mỏng của màng mạch dường như phi cấu trúc

B.Áo mạch giàu mạch máu và không chứa tế bào sắc tố

C..Góc mống mắt giác mạc là nơi thủy dịch ra khỏi phòng trước để vào tiểu quản lệ

D.Thượng mô của thể mi gồm 3 lá: lá nông, lá sâu, lá giữa

> Chọn A: .Lớp lá đáy mỏng của màng mạch dường như phi cấu trúc

.Áo mạch giàu mạch máu và chứa tế bào sắc tố

..Góc mống mắt giác mạc là nơi thủy dịch ra khỏi phòng trước để vào xoang TM củng mạc

.Thượng mô của thể mi gồm 2 lá: lá nông, lá sâu

53. Nhận xét sai về võng mạc là:

A.Điểm vàng chỉ chứa các tế bào nón ở hõm trung tâm

B.Điểm mù là nơi tập trung các thần kinh thị giác và nằm trên cực sau nhãn cầu

C.Chỗ chuyển tiếp giữa võng mạc tịt và võng mạc thị giác có miệng thắt.

D.Tầng thần kinh võng mạc do 3 lớp noron nối tiếp synap với nhau

>Chọn B: Điểm mù là nơi tập trung các thần kinh thị giác và nằm dưới cực sau nhãn cầu

54. Nhận xét nào về thần kinh thị giác và chi phối thị giác là đúng:

A.Thần kinh III, IV, VI chi phối cho các cơ vận nhãn

B.Ở đoạn ổ mắt, hạch mi nằm ngoài thần kinh thị giác và cơ thẳng ngoài

C.Thần  kinh thị giác là chặng thứ 2 trong đường dẫn truyền thần kinh thị giác

D.Dải thị giác nằm ngang trên và sau tuyến yên

> Chọn A: .Thần kinh III, IV, VI chi phối cho các cơ vận nhãn

.Ở đoạn ổ mắt, hạch mi nằm giữa thần kinh thị giác và cơ thẳng ngoài

.Thần  kinh thị giác là chặng thứ 3 trong đường dẫn truyền thần kinh thị giác ,chặng 1 là các tế  bào nón và tế bào que, chặng 2 là các tế bào 2 cực

.Dải thị giác nằm ngang trên và trước tuyến yên

55. Nhận xét nào sau đây về ổ mũi là đúng:

A.Vách mũi tạo nên bởi mảnh thẳng đứng của xương sàng, sụn vách mũi và xương là mía ở phía trước.

B.Niêm mạc vùng khứu của ổ mũi trùm lên toàn bộ xoăn mũi trên, chứa các tế bào khứu giác.

C.Nghách mũi giữa là nơi thông của 3 xoang:xoang hàm trên, xoang sàng trước  và giữa

D.Niêm mạc vùng hô hấp của ổ mũi là nơi là lớp thượng mô trụ có lông chuyển, dồi dào về mạch máu.

> Chọn D : .Vách mũi tạo nên bởi mảnh thẳng đứng của xương sàng, sụn vách mũi và xương là mía ở phía sau.

.Niêm mạc vùng khứu của ổ mũi trùm lên nửa trên xoăn mũi trên, chứa các tế bào khứu giác.

.Nghách mũi giữa là nơi thông của  4 xoang:xoang hàm trên, xoang sàng trước  và giữa và xoang trán

.Niêm mạc vùng hô hấp của ổ mũi là nơi là lớp thượng mô trụ có lông chuyển, dồi dào về mạch máu.

56. Thần kinh vùng mũi có:

A.TB khứu giác chi phối cho vùng mũi ngửi và 3 nghách mũi

B.TK hàm trên và thần  kinh mắt chi phối chi phối cảm giác chung và đối giao cảm

C.Dải khứu nằm dưới mảnh sàng, liên tiếp với hành khứu

D.Hệ thống khứu giác là hệ thống cảm giác duy nhất mà các noron chặng thứ 2 chiếu lên vỏ đại não

>Chọn D: .Hệ thống khứu giác là hệ thống cảm giác duy nhất mà các noron chặng thứ 2 chiếu lên vỏ đại não

.TB khứu giác chi phối cho vùng mũi ngửi, TK hàm trên và thần  kinh mắt chi phối chi phối cảm giác chung, nhánh hạch chân bướm-khẩu cái chi phối cảm giác giao cảm và đối giao cảm

. Dải khứu nằm trên mảnh sàng, liên tiếp với hành khứu

57. Nhận xét nào nào sau đây về thần kinh lưỡi là đúng:

A.Thần kinh hạ thiệt vận động cho các nhánh cơ

B.Thừng nhĩ chi phối cảm giác cho toàn bộ vùng trước rãnh

C.Thần kinh lưỡi chi phối cảm giác vị giác cho vùng sau rãnh tận

D.Nhánh lưỡi của thần kinh thiệt hầu chi phối cảm giác chung và cảm giác vị giác cho vùng sau rãnh tận và các nhú dạng chỉ

> Chọn A: .Thần kinh hạ thiệt vận động cho các nhánh cơ

.Thừng nhĩ chi phối cảm giác cho toàn bộ vùng trước rãnh trừ các nhú dạng đài

.Thần kinh lưỡi chi phối cảm giác chung cho vùng sau rãnh tận

.Nhánh lưỡi của thần kinh thiệt hầu chi phối cảm giác chung và cảm giác vị giác cho vùng sau rãnh tận và các nhú dạng đài

58. Nhận xét nào về răng là đúng:

A.Tất cả răng cối của răng vĩnh viễn đều có 4 mấu và không thay thế cho răng sữa nào cả

B. 2 răng tiền cối thay thế cho 2 răng cối của răng sữa và đa số có 2 mấu và 1 chân răng

C.Răng sữa có 24 cái mọc từ 6 tới 30 tháng tuổi

D.Răng cối hàm trên của răng sữa có 2 chân răng

> Chọn B: .Tất cả răng cối của răng vĩnh viễn đều có 4 mấu trừ răng cối thứ nhất của hàm dưới có 5 mấu và không thay thế cho răng sữa nào cả

. 2 răng tiền cối thay thế cho 2 răng cối của răng sữa và đa số có 2 mấu và 1 chân răng

.Răng sữa có 20 cái mọc từ 6 tới 30 tháng tuổi

.Răng cối hàm trên của răng sữa có 3 chân răng, răng cối hàm dước răng sữa có 2 chân răng

59. Nhận xét nào về tuyến  nước bọt mang tai là đúng:

A.Các tuyến nước bọt lớn có dịch tiết được ống ngoài tuyến dẫn tới ổ miệng hoặc đổ trực tiếp vào miệng

B.Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất có mặt nông liên quan với động mạch cảnh ngoài

C.Phần nông và phần sâu tuyến dưới hàm liên tiếp với nhau qua phần sau cơ hàm móng

D.Tuyến dưới lưỡi có 1 ống dưới lưỡi đổ vào đỉnh của nếp dưới lưỡi

> Chọn C;

.Các tuyến nước bọt lớn có dịch tiết được ống ngoài tuyến dẫn tới ổ miệng vào miệng, các tuyến nước bọt nhỏ đổ trực tiếp vào niêm mạc hoặc gián tiếp qua nhiều ống ngắn

.Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất có mặt nông liên quan với nhánh TK tai lớn, các hạch bạch huyết tai nông , da và các mô dưới da

.Phần nông và phần sâu tuyến dưới hàm liên tiếp với nhau qua phần sau cơ hàm móng

.Tuyến dưới lưỡi có 1 ống dưới lưỡi đổ vào sàn miệng ở cùng hoặc gần ống tuyến dưới hàm

60. Nhận xét nào về động mạch cảnh chung là đúng:

A.ĐM cảnh chung trái tách ra từ thân cánh tay đầu , sau khớp ức đòn trái

B.Nó tách ra ĐM cảnh chung ngoài và trong ở bờ dưới sụn giáp.

C.Ở ngực ĐM cảnh chung trái đi sau đoạn ngực của ĐM dưới đòn trái

D.Nó có xoang cảnh cảm nhận huyết áp và tiểu thế cảnh của nhận nồng độ khí cacbonic

> Chọn D:

.ĐM cảnh chung trái tách ra từ cung ĐM chủ , sau khớp ức đòn trái

.Nó tách ra ĐM cảnh chung ngoài và trong ở bờ trên sụn giáp.

.Ở ngực ĐM cảnh chung trái đi trước đoạn ngực của ĐM dưới đòn trái

.Nó có xoang cảnh cảm nhận huyết áp và tiểu thế cảnh của nhận nồng độ khí cacbonic

61. Nhận xét nào về bao cảnh và các thành phần trong bao cảnh là đúng

A.Phía trước ngoài có bụng sau cơ 2 bụng bắt chéo trước

B.Thành phần gồm có động mạch cảnh ngoài, TK quặt ngược thanh quản và tĩnh mạch cảnh trong

C.Thành phần gồm động mạch cảnh chung, TK IX và tĩnh mạch cảnh ngoài

D.Thành phần  gồm ĐM cảnh chung, TK X và tĩnh mạch cảnh trong

> Chọn D: Bao cảnh bị bắt chéo bởi bụng dưới cơ vai móng, nó gồm ĐM cảnh chung ở trong, TK X ở sau và tĩnh mạch cảnh trong ở ngoài

62. Nhận xét nào về động mạch cảnh ngoài là đúng:

A.Nó tận cùng bởi động mạch thái dương nông và động mạch hàm trên ở mỏm gò má xương thái  dương

B. Ở vùng tam giác cảnh, nó luôn đi ngoài động mạch cảnh trong

C.Ở vùng mang tai,nó là thành phần nằm sâu nhất

D.Động mạch thái dương nông cung cấp máu cho vùng sâu của mặt

> Chọn C

.ĐM cảnh chung tận cùng bởi động mạch thái dương nông và động mạch hàm trên ở sau lồi cầu xương hàm dưới

. Ở vùng tam giác cảnh, nó đi trước trong ĐM cảnh trong

.Ở vùng mang tai,nó là thành phần nằm sâu nhất , nông hơn là TM sau hàm dưới và nông nhất là TK mặt

.Động mạch thái dương nông cung cấp máu cho vùng trán ,đỉnh và thái dương; ĐM hàm trên cung cấp máu cho vùng sâu của mặt: cơ nhai,xương hàm trên, vòm miệng, xương hàm dưới, ổ mũi, màng não

63. Nhận xét về nhánh của động mạch cảnh ngoài bị sai là:

A.Động mạch  não trước cung cấp máu cho gần hết mặt trong bán cầu

B.Động mạch não giữa cung cấp máu cho gần hết mặt ngoài  bán cầu

C.Động mạch mắt chui qua ống thị giác để nối với động mạch mặt ở góc trong của mắt

D.Động mạch thông sau nối 2 ĐM não sau cùng bên

> Chọn D: Động mạch thông sau nối  ĐM não giữa và  ĐM não sau cùng bên

64. Nhận xét nào về động mạch dưới đòn nào sau đây là đúng:

A.Chủ yếu dẫn máu tới  chi trên

B.ĐM dưới đòn phải  bị ống ngực, TK hoành, TM cảnh trong bắt chéo trước

C.ĐM dưới đòn trái ở đoạn ngực nằm sau ống ngực
D. ĐM ngực trong, nhánh của ĐM dưới đòn cung cấp máu chủ yếu cho vùng tủy sống

>Chọn A: ĐM dưới đòn chủ yếu dẫn máu tới  chi trên

.ĐM dưới đòn phải  bị TK X, TK hoành,cơ bậc thang trước TM cảnh trong bắt chéo trước

.ĐM dưới đòn trái ở đoạn ngực nằm trước ống ngực
. ĐM
đốt sống, nhánh của ĐM dưới đòn cung cấp máu chủ yếu cho vùng tủy sống; ĐM ngực trong cung cấp máu chủ yếu cho 3 khoang gian sườn trước

65. Trong 1 lần phẫu thuật  b.s làm đứt dây thần kinh quai cổ, các cơ nào sau đây có thể bị ảnh hưởng:

A.Tất cả các cơ dưới móng

B.Tất cả các cơ dưới móng trừ cơ giáp móng

C.Tất cả các cơ dưới móng và cơ cằm móng

D. Tất cả các cơ trên móng

> Chọn B. TK quai cổ chi phối cho tất cả các cơ dưới móng trừ cơ giáp móng

66.Nhận xét nào về thần kinh tai lớn là đúng:

A.Nó uốn quanh TK phụ rồi lên dọc bờ sau cơ ức đòn chũm

B.Nó bắt chéo qua mặt nông cơ ức đòn chũm cùng TM cảnh trước

C.Nó uốn quanh gần điểm giữa cơ ức đòn chũm

D. Nó chia ra nhánh trước phân phối tới vùng da phủ tuyến mang tai và nhánh  sau phủ tới da phủ mỏm chũm và 2 mặt loa tai

> Chọn D .TK chẩm nhỏ uốn quanh TK phụ rồi lên dọc bờ sau cơ ức đòn chũm; TK tai lớn bắt chéo qua mặt nông cơ ức đòn chũm cùng TM cảnh ngoài. Nó chia ra nhánh trước phân phối tới vùng da phủ tuyến mang tai và nhánh  sau phủ tới da phủ mỏm chũm và 2 mặt loa tai.

TK ngang cổ  uốn quanh gần điểm giữa cơ ức đòn chũm

67.Nhận xét nào sau đây về thần kinh hoành là sai :

A. Nó chi phối cho cơ hoảnh và cảm giác vùng đỉnh màng phổi

B. Nó tạo nên ở bờ trong cơ bậc thang trước bởi các nhánh trước  CIII, CIV

C.Nó lách giữa ĐM và TM dưới đòn để vào ngực

D. TK hoành phải đi ngoài TM cánh tay đầu phải  và tĩnh mạch chủ trên ở phần trung thất trên.

> Chọn B: TK hoành chi phối cho cơ hoảnh và cảm giác vùng đỉnh màng phổi

. Nó tạo nên ở bờ ngoài cơ bậc thang trước bởi các nhánh trước  CIII, CIV. CV

.Nó lách giữa ĐM và TM dưới đòn để vào ngực

. TK hoành phải đi ngoài TM cánh tay đầu phải  và tĩnh mạch chủ trên ở phần trung thất trên.

68. Nhận xét nào về hầu là đúng:

A Đi từ nền sọ tới đầu trên thực quản, ngang mức đốt sống cổ VI

B. Khẩu hầu nằm trước đốt sống cổ III, IV

C.Nhánh TK XI cho cảm giác hầu

D. ĐM cung cấp máu cho hầu gồm ĐM cảnh trong,ĐM mặt, ĐM hàm trên

> Chọn A. Hầu đi từ nền sọ tới đầu trên thực quản ngang mức đốt sống cổ VI, khẩu hầu nằm trước đốt sống cổ II và III, phần thanh hầu nằm trước đốt sống cổ III,IV,IV. Nhánh của thần kinh IX,X cho cảm giác của hầu, nhánh thần kinh X chi phối cho các cơ của hầu. ĐM cung cấp máu cho hầu gồm ĐM cảnh ngoài, ĐM mặt, ĐM hàm trên

69. Vòng bạch huyết quanh hầu:

A Gồm hạnh nhân khẩu cái, hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân hầu và hạnh nhân vòi

B. Nằm ở phần khẩu hầu

C.Nằm ở phần  tỵ hầu

D. Nằm ở phần thanh hầu

> Chọn A: Vòng bạch huyết quanh hầu:

 Gồm hạnh nhân khẩu cái, hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân hầu và hạnh nhân vòi

. Nằm ở phần khẩu hầu và tỵ hầu

70. Các cơ nào sau đây có nhiệm vụ khép thanh âm:

A.cơ phễu ngang,cơ phễu chéo, cơ nhn phễu bên, cơ nhẫn-giáp, cơ giáp phễu

B. Cơ phễu ngang, cơ nhẫn phễu sau, cơ giáp phễu, cơ thanh âm

C.Cơ giáp phễu, cơ thanh âm, cơ giáp phễu, cơ thanh âm

D. Cơ nhẫn phễu sau, cơ thanh âm, cơ giáp phễu

>  Chọn A: .cơ phễu ngang,cơ phễu chéo, cơ nhn phễu bên, cơ nhẫn-giáp khép , cơ giáp phễu có tác dụng khép nếp thanh âm

.cơ nhẫn giáp co làm sụn giáp bị kéo xuống dưới và ra trước , làm căng và khép nếp thanh âm

.cơ nhẫn phễu sau: kéo mỏm cơ của sụn phễu ra sau và xoay mỏm thanh âm ra ngoài, làm mở khe thanh môn

.cơ nhẫn phễu bên : kéo mỏm cơ ra trước , xoay mỏm thanh âm vào trong , làm khép thanh môn

.cơ giáp phễu : khép thanh môn và làm trùng dây thanh âm

.cơ thanh âm : thay đổi độ căng của dây thanh âm

71. Nhận xét nào về ổ thanh quản là đúng:

A. Khe tiền đình nằm dưới ổ thanh quản.

B. Khe thanh môn là khe hẹp nhất của ổ thanh quản

C.Nó nằm ngang mức đốt sống cổ III,IV,V,VI

D. Nếp tiền đình phủ lên dây chằng thanh âm

> Chọn B.Khe tiền đình nằm trên ở thanh quản, ổ dưới nếp thanh môn nằm dười. .Khe thanh môn là khe hẹp nhất của thanh quản, ổ thanh quản có hình phễu khi đi lên trên và hình phễu ngược khi xuống dưới tính từ khe thanh môn.

.Nó nằm ngang mức sống cổ III,IV,V

. Nếp tiền đình phủ lên dây chằng tiền đình, nếp thanh âm phủ lên dây chằng thanh âm.

72. Nhận xét nào sau đây về cấu tạo của khí quản là đúng:

A Nó liên quan với bao cảnh đoạn ngực

B. Nó nằm trước thực quản ở cả đoạn ngực và đoạn cổ

C.Mỗi vòng sụn được khép kín chữ C bởi sụn hoàn toàn

D. Lớp niêm mạc bên trong  gấp dọc theo trục tạo bởi mô liên kết có lông chuyển

>Chọn B.

Khí quản ở đoạn cổ :

-phía trước từ sâu ra nông là eo tuyến giáp , các cơ dưới móng-> tạo tram khí quản

-phía sau là thực quản

-phía bên là bao cảnh

Khí quản ở đoạn ngực: thuộc trung thất trên

-phía trước là cung động mạch phổi

-phía sau là thực quản

-2 bên là mặt trung thất của 2 phổi

..Nó cấu tạo bởi 16 tới 20 vòng sụn sợi , mỗi vòng hình chữ C , phía sau được khép kín bởi các cơ khí quản, bến trong có lớp niêm mạc gấp nếp dọc theo trục tạo nên bởi  biểu mô hình trụ đơn có long chuyển, những lông này bị kích thích khi có vật lạ sẽ gây ho. ĐM giáp dưới ở trên khí quản và các nhánh phế quản của cung ĐM chủ ngực ở dưới

73. Nhận xét nào về tuyến giáp là đúng:

A .Nó là tuyến ngoại tiết liên quan tới chuyển hóa iot gây bệnh bướu cổ

B. Mặt ngoài bị che phủ bởi cơ ức móng, nông hơn là cơ ức giáp và bụng trên cơ vai móng

C.Nó nằm ngang mức sống cổ V tới ngực I

D. Các tuyến cận giáp nếu bị cắt bỏ sẽ gây cơn tetain do hạ Na trong máu

> Chọn C: Tuyến giáp nằm ngang mức sống cổ V tới ngực I, nó là tuyến nội tiết.

. Mặt ngoài bị che phủ bởi cơ ức giáp, nông hơn là cơ ức móng và bụng trên cơ vai móng

.Các tuyến cận giáp nếu bị cắt bỏ tất cả sẽ gây cơn tetani do hạ Kali trong máu

74. Miêu tả nào về ống tai ngoài là đúng:

A.2/3 ngoài là sụn,1/3 trong là xương

B.Mỏm lồi cầu xương hàm dưới nằm trước và ngăn vs phần sụn bởi 1 phần tuyến mang tai

C. Hố sọ và tiểu xoang chũm nằm sau

D. Phần sâu nhất nằm ngang ngách thượng nhĩ và trước dưới hang chũm

> Chọn  B

Ống tai ngoài:

.1/3 ngoài là sụn,2/3 trong là xương

.Mỏm lồi cầu xương hàm dưới nằm trước và ngăn vs phần sụn bởi 1 phần tuyến mang tai

. Hố sọ nằm trên và tiểu xoang chũm nằm sau

. Phần sâu nhất nằm dưới ngách thượng nhĩ và trước dưới hang chũm

75.Miêu tả sai về hòm nhĩ là:

A. Thuộc phần nhĩ xương thái dương

B. Nó chứa 3 xương nhỏ tiếp khớp với nhau bởi khớp sợi

C.Thành ngoài hòm nhĩ có lỗ tiểu quản thừng nhĩ sau cho thừng nhĩ đi qua để rời hòm nhĩ

D.Thành trong hòm nhĩ có ụ nhô,xoang nhĩ,cửa sổ tiền đình, cửa sổ ốc tai, lồi ống thần kinh mặt

>Chọn D

Hòm nhĩ:

. Thuộc phần đá xương thái dương

. Nó chứa 3 xương nhỏ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp) tiếp khớp với nhau bởi khớp hoạt dịch, truyền dao động song âm thành dao động cơ học

.Thành ngoài hòm nhĩ có lỗ tiểu quản thừng nhĩ sau ngay sau màng nhĩ và ngang mức vs cán xương búa; TK thừng nhĩ và 1 nhánh của ĐM tram chũm đi qua ống này vào hòm nhĩ. Lỗ tiểu quản thừng nhĩ trước mở ra ở đầu trong của khe đá nhĩ ; thừng nhĩ đi qua để rời hòm nhĩ

.Thành trong hòm nhĩ có ụ nhô,xoang nhĩ,cửa sổ tiền đình, cửa sổ ốc tai, lồi ống thần kinh mặt

76- 100

76.Câu nào sai khi nói về tai ngoài:

A.Gờ đối luân vây quanh một chỗ lõm sâu và rộng gọi là xoăn tai ngoài.

B.Loa tai được cấu tạo bằng mô xơ mỡ và sụn chun.

C.Ống tai ngoài có chức năng dẫn truyền các rung động về âm thanh tới màng nhĩ.

D.Mỏm lồi cầu của xương hàm dưới nằm trước ống tai ngoài.

77.Câu nào đúng trong các câu sau:

A.Cấu tạo ống tai ngoài 1/3 xương và 2/3 sụn.

B.Hòm nhĩ có 3 xương con di động, được nối với các thành ngoài và trước của hòm nhĩ.

C.Cửa sổ tiền đình nằm ở sau dưới ụ nhô.

D.Các tiểu xoang chũm nối tiếp với nhau và được lót bằng niêm mạc liên tiếp với niêm mạc hang chũm và hòm nhĩ.

78.Mô tả nào sai:

A.Giữa mê đạo màng và mê đạo xương chứa ngoại dịch,dịch trong mê đạo màng là nội dịch.

B.Trụ xương đơn của các ống bán khuyên trước và ngoài hợp lại thành trị xương chung.

C.Ống ốc tai có 3 thành là thành tiền đình,thành nhĩ và thành ngoài.

D.Cơ căng màng nhĩ đẩy kéo màng nhĩ vào trong và đẩy xương bàn đạp sát hơn vào cửa sổ tiền đình.

79.Câu nào sai khi nói về mê đạo màng:

A.Soan nang chiếm phần trên của tiền đình còn cầu nang ở phía trước của soan nang.

B.Cơ quan xoắn nằm trên thành nhĩ,gồm các tế bào chống đỡ và có 16000 tế bào lông.

C.Mê đạo màng gồm mê đạo tiền đình và mê đạo ốc tai.

D.Ốc tai có hình một con ốc xoắn 2 vòng rưỡi nằm trước tiền đình.

80.Mô tả nào sai khi nói về nhãn cầu:

A.Nó có đường kính trung bình là 24mm.

B.Củng mạc ở mặt trong gắn liền với mạch mạc bằng lá tối củng mạc chứa các tế bào hắc tố và nhiều nguyên bào sợi.

C.Đường cách đều 2 cực của nhãn cầu gọi là đường xích đạo.

D.Thủy dịch trong phòng sau của nhãn cầu có thành phần giống huyết tương

81.Câu nào đúng trong các câu sau:

A.Vết võng mạc nằm ở cực sau nhãn cầu,trên đĩa thần kinh thị giác..

B.Cơ thể mi co lại làm chùng dây chằng thấu kính ,làm giảm độ lồi của thấu kính.

C.Củng mạc có vai trò định hình cho nhãn cầu.

D.Màng mạch có vai trò nuôi dưỡng ổ mắt.

82.Câu nào sai trong những câu sau:

A.Các sợi TK thị giác bắt nguồn từ các sợi trục,các noron thuộc lớp hạch võng mạc.

B.Ngang mức giao thoa thị giác 1 số sợi trục của tế bào hạch tận cùng ở nhân trên giao thoa thị giác

C.Phần trong sọ của thần kinh thị giác chạy về phía sau ngoài từ ống thị giác tới giao thoa thị giác.

D.Đường lật từ kết mạc mí tới kết mạc nhãn cầu gọi là vòm kết mạc.

83.Câu nào sai về lớp áo trong của nhãn cầu:

A.Võng mạc thị giác dày hơn võng mạc tịt.

B.võng mạc bao gồm 1 tầng thượng mô hắc tố và 1 tầng thần kinh.

C.Thần kinh thị giác được tạo nên từ các sợi trục của tế bào hạch tập trung lại.

D.Động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc từ điểm mù tỏa nhánh ra xung quanh.

84.Khung sụn nâng đỡ cho phần dưới mũi bao gồm:

A.sụn mũi ngoài,sụn cánh mũi lớn và nhỏ,sụn mũi bên.

B.Các sụn mũi phụ,sụn vách mũi.

C.Cả A,B đều sai.

D.Cả A,B đều đúng.

85.Câu nào sai khi nói về mũi:

A.Thông với tỵ hầu qua lỗ mũi sau.

B.Thành dưới của mũi ngăn cách với miệng do mỏm khẩu cái xương hàm trên,mảnh ngang xương sàng.

C.Các thần kinh nguyên ủy của TK khứu giác nằm trong vùng niêm mạc khứu giác.

D.Các xoang cạnh mũi có 3 xoang lớn là xoang hàm trên,xoang bướm,xoang trán.

86.Câu nào sau đây sai

A.Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp có chức năng làm ấm,làm ẩm và lọc sạch không khí.

B.3 phần hợp nên mũi là mũi ngoài,ổ mũi và các xoang cạnh mũi.

C.Ổ mũi đc cấp máu bởi ĐM sàng trước và ĐM bướm khẩu cái.

D.Trong ổ mũi vùng hô hấp là vùng dưới xoăn mũi trên.

87.Câu nào sai trong các câu sau:

A.Vách mũi có thể bị lệch đến mức gây toàn tắc hoàn toàn 1 bên mũi.

B.Viêm mũi trong các xoang cạnh mũi thường xảy ra và mủ trong các xoang trán và sàng trước có thể chạy qua lỗ bán nguyệt vào xoang hàm trên nên xoang hàm trên trở thành nơi chứa mủ thứ phát.

C.Nhiểm trùng của xoang hàm trên có thể do lan từ miệng lên.

D.Vì xoang hàm trên ở cao hơn sàn xoang nên sự dẫn lưu tự nhiên của xoang bị trở ngại.

88. Vòm hầu gồm:

A.Thành trên và sau.

B.Thành trước và trên.

C.Thành sau và dưới.

D.Thành trước và dưới.

89. Câu nào đúng khi nói về hầu:

A.Hầu cấu tạo bằng 3 lớp mô: áo niêm mạc ,tấm sau niêm mạc,áo cơ.

B.Cơ khít hầu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế nuốt.

C.Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt và đám rối hầu rồi đổ về tĩnh mạch cảnh ngoài.

D.TK IX,X vận động các cơ hầu.

90. Mô tả nào sai khi nói về phần miệng của hầu:

A.Thông ở dưới với thanh hầu và ra trước với ổ miệng bởi lưỡi gà.

B.Hạnh nhân khẩu cái nằm giữa cung khẩu cái hầu và cung khẩu cái lưỡi.

C.Cung khẩu cái lưỡi ở trước cung khẩu cái hầu.

D.Vòng bạch huyết quanh hầu đc tạo nên từ 4 hạnh nhân quanh hầu.                                                                       

91. Chọn đáp án sai Thanh hầu ngăn cách với thanh quản bằng:

A.Sụn nhẫn,sụn phễu.

B.Cơ gian phễu.

C.Lỗ vào thanh quản.

D.Cơ phễu ngang.

92. Mô tả nào sai khi nói về thanh quản:

A.Ở nam dài và to hơn ở nữ.

B.Sừng dưới của sụn giáp khớp với mặt trước của mảnh sụn nhẫn tại khớp nhẫn giáp.

C.Bờ trước của màng tứ giác bám vào góc sụn giáp và sụn thượng thiệt

D.Nón đàn hồi bờ dưới dính vào bờ trên sụn nhẫn.

93. Các cơ ngoại lai của thanh quản có tác dụng:

A.Nâng và hạ thanh quản.

B.Cố định thanh quản.

C.Cả A,B đều đúng

D.Cả A,B đều sai.

94. Mô tả nào sai khi nói về ổ thanh quản:

A.Gồm 3 phần là tiền đình thanh quản,thanh thất và ổ dưới thanh môn.

B.Khe thanh môn là nơi hẹp nhất của ổ thanh quản.

C.Dây chằng thanh âm đi từ góc sụn giáp tới mỏm thanh âm sụn phễu.

D.Lỗ vào thanh quản đc giới hạn bởi bờ trên thượng thiệt,nếp gian phễu và nếp phễu thượng thiệt

95. Câu nào sai khi nói về tác dụng của các cơ nội tại:

A.Cơ phễu ngang  làm khép thanh môn.

B.Giáp phễu khép nếp thanh âm.

C.Nhẫn phễu sau làm mở khe thanh môn.

D.Cơ thanh âm làm thay đổi độ căng của nếp thanh âm khi phát âm.

96. Cơ không có tác dụng khép hay mở thanh môn là:

A.Nhẫn phễu sau.

B.Cơ phễu chéo.

C.Cơ phễu ngang.

D.Cơ nhẫn phễu bên.

97. Nêu giới hạn của khí quản:

A.Bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên đốt sống cổ 5.

B.Bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên đốt sống cổ 4.

C.Bờ trên đốt sống cổ 7 đến bờ trên đốt sống cổ 4.

D.Bờ trên đốt sống cổ 7 đến bờ trên đốt sống cổ 5.

98. Câu nào sai khi nói về các liên quan của khí quản:

A.nằm trước thực quản ,giữa 2 ổ màng phổi khi ở ngực.

B.Ở cổ,sau eo tuyến giáp và các cơ dưới móng.

C.Ở cổ,mặt trước khí quản có 1 khe không đc các cơ dưới móng che kín gọi là khe mở khí quản.

D.Ở ngực, cung động mạch chủ và các nhánh của cung này nằm phía trước khí quản.

99. Câu nào sai khi nói về khí quản:

A.Được cấu tạo bằng sụn,sợi và cơ trơn ở ngoài,lót trong bằng niêm mạc.

B.Khí quản được cấu tạo bởi 16 đến 20 sụn hình chữ C nằm chồng lên nhau,các vòng sụn được nối với nhau bằng cơ khí quản.

C.Vòng sụn cao 1 cm.

D.Lớp niêm mạc lót trong khí quản có nhiều tuyến khí quản.

100. Mạch và thần kinh của khí quản:

A.Được cấp máu bởi động mạch giáp dưới và nhánh khí quản của động mạch chủ ngực dưới.

B.Tĩnh mạch đổ vào đám rối tĩnh mạch giáp dưới,

C.Bạch huyết đổ vào các hạch bạch huyết trước và sau khí quản.

D.Tất cả cac câu trên đều đúng.

ĐA 76-100

76.A.Vì: gờ đối luân vây quanh 1 chỗ hõm sâu gọi là xoăn loa tai.

77.D.

A sai vi 1/3 sụn và 2/3 xương/

B sai vì 3 xương con nối với thành ngoài và trong của hòm nhĩ.

C.sai vì cửa sổ tiền đình nằm sau trên ụ nhô.

78. B sai vì trụ xương đơn của ống bán khuyên trước và sau hợp lại thành trụ xương chung

79. D sai vì ốc tai ở trong mê đạo xương

80. D sai vì thủy dịch có thành phần giống huyết tương nhưng k chứa protein.

81. D sai vì màng mạch có chức năng nuôi dưỡng lớp ngoài của võng mạc.

82. C sai vì TK thị giác chạy về phía sau trong từ ống thị giác tới giao thoa thị giác.

83. B sai vì võng mạc gồm 1 tầng thượng mô sắc tố và 1 tầng thần kinh.

84. C vì khung sụn không có sụn mũi.

85. B sai vi mảnh ngang xương khẩu cái chứ k phải mảnh ngang xương sàng.

86. Mũi là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm,làm ẩm và lọc sạch không khí

87. C sai vì lan từ răng lên.

88. B.

89. B

A sai tấm dưới niêm mạc k phải tấm sau niêm mạc.

C.tĩnh mạch cảnh trong k phải cảnh ngoài.

D.chỉ có TK X vận động cho các cơ hầu.

90. A sai vì hầu thông ra trước với ổ miệng qua eo họng

91. D

92 . B sai vì khớp với mặt bên chứ k phải mặt trước.

93 .C.

94. A sai vì phần giữa là ổ thanh quản trung gian.

95. B sai vì cơ giáp phễu khép thanh môn.

96.D vì nhẫn phễu bên khép khe thanh môn.

97. A

98. C sai vì đó là trám mở khí quản không phải khe mở khí quản.

99.C  Vòng sụn cao 2 đến 5 cm.

100. B.

A sai vì không phải nhánh khí quản mà là nhánh phế quản

C sai vì là đổ vào các hạch bạch huyết trước và cạnh khí quản.

101-125

101. Ngách thượng nhĩ chứa....

  1. Nửa trên xương búa và xương ghe
  2. Nửa trên xương ghe và xương bàn đạp
  3. Xương búa và nửa trên xương ghe
  4. Toàn bộ cả xương ghe và xương búa

   Đáp án: A

102. Thượng nhĩ cấu tạo 3 tầng: một tầng thượng bì ở ngoài, một tầng sợi trung gian và một tầng niêm mạc ở trong. Động mạch tới lớp thượng bì ngoài là:

  1. Nhánh loa tai sâu của ĐM hàm trên
  2. Nhánh trâm-chũm của ĐM chẩm
  3. Nhánh ĐM tai sau
  4. Nhánh nhĩ của Đm hàm trên

Đáp án: A. Nhánh trâm chũng của ĐM chảm. ĐM tai sau, nhánh nhĩ của ĐM hàm trên đều tới niêm mạc lớp bên trong

103. Các nhánh của thần kinh màng nhĩ đến từ các nhánh sau trừ...:

  1. Nhánh thái dương của thàn kinh hàm dưới
  2. Nhánh loa tai của thần kinh lang thang
  3. Nhánh nhĩ của thần kinh lưỡi hầu
  4. Thần kinh thừng nhĩ

Đáp án: D.

104. Ụ nhô ở thành trong của hòm nhĩ được tạo nên nhờ:

  1. Lồi ống bán khuyên
  2. Lồi ống thần kinh mặt
  3. Đám rối thần kinh nhĩ
  4. Lồi tháp

Đáp án: C. Ụ nhô do các thần kinh của đám rồi thần kinh nhĩ tạo nên, ứng với phần nhô ra của vòng đáy ốc tai,sau ụ nhô là xoang nhĩ, nơi tương ứng của ống bán khuyên sau

 

105. Trần mũi hay thành trên ổ mũi được tạo nên nhờ các xương sau trừ:

A. Xương mũi

B. Xương trán

C. Xương Bướm

D. Xương lá mía

     Đáp án: D. Thành trên ổ mũi là thành ngăn cách với hộp sọ do các xương mũi, xương trán, mảnh sàng và thân xương bướm

106. Ngách mũi trên do xoang nào đổ vào?

A. Xoang hàm trên và nhóm trước các tiểu xoang sàng

B. Xoang trán và xoang hàm trên

C. Xoang bướm và xoang trán

D. Nhóm sau các tiểu xoang sàng

           Đáp án: D. Xoang hàm trên đổ vào ngách mũi giữa

           Xoang trán: đổ vào ngách mũi giữa

               Xoang Bướm: đổ bào ngách bướm – sàng

               Các tiểu quản sàng: nhóm trước giữa đổ vào ngách mũi giữa, nhóm sau đổ vào ngách mũi trên

107. Niêm mạc ổ mũi được chia làm 2  vùng là vùng hô hấp và vùng khứu. Vùng hô hấp là vùng nào?

A. Vùng trên xoăn mũi trên

B. Vùng dưới xoăn mũi trên

C. Vùng dưới xoăn mũi giữa

D  Vùng dưới xoăn mũi dưới

           Đáp án: B

108. Thần kinh cảm giác cho hầu là

A. TK X

B. TK XI

C. TK XII

D. TK X và XI

           Đáp án: D. Thần kinh X, XI cho phối cảm giác cho hầu và thần kĩnh chi phối vận động cho các cơ của hầu

109. TM xoáy dẫn máu về TM nào?

A. TM mi sau

B. TM mắt

C. TM mặt

D. TM cảnh trong

    Đáo án: C

110. Sưởi ấm, làm ẩm, lọc không khí trước khi vào phổi do:

A. Niêm mạc mũi

B. Niêm mạc thanh quản

C.  Niêm mạc khí quản

D. niêm mạc thanh hầu

           Đáp án: A

111. Tuyến nước bọt dưới hàm có liên qun mật thiết tới thần kinh nào?

A. Thần kinh Hạ thiệt

B. Nhánh cằm của thần kinh mặt

C. Thần kinh lưỡi

D. Nhành bờ hàm dưới của thần kinh mặt

               Đáp án: C. thần kinh lưỡi nằm bắt chéo với ống nước bọt dưới hàm 2 lần: 1-phía trên thần kinh trong cơ dưới móng và 2- phía trên thần kinh trong cơ càm móng

112. Túi lệ nằm ở vị trí nào?

A.Phía sau phần lệ của cơ vòng mi

B. Nằm trong xương sàng

C. Sau dây chằng mi trong

D. trong hố lệ

               Đáp án:C. Túi lệ nằm sau dây chằng mi trong, trước phần lệ của cơ vòng mi, ngoài xương sàng.

113. Từ trước ra sau giác mạc được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 3 lớp

B. 4 lớp

C. 5 lớp

D. 6 lớp

   Đáp án C.5 lớp là thượng mô giác mạc, lá giới hạn trước, chất riêng, lá giới hạn sau, nội mô buồng trước

114. Vùng mi là.........

A. Phần nhẵn phía sau của thể mi

B. Phần gấp nếp phá trước của thể mi

C. Dây chằng treo thấu kính

D. Mỏm mi

Đáp án: C. Các sợi của vùng mi (dây chằng treo thấu kính) kéo dài tới các mỏm mi và vượt qua các mỏm mi để hòa lẫn vào màng đáy của thượng mô nông của vùng mi

115. Đường đi của thủy dịch khi tiết ra tới xoang tĩnh mạch củng mạc là:

A. Phòng trước, con ngươi, phòng sau

B. Phòng sau, con ngươi, phòng trước

C. Phòng sau, con ngươi, phòng trước, góc mống mắt-giác mạc

D. Phòng sau, con ngươi, phòng trước, rãnh củng mạc

     Đáp án: C. Các mỏm mi nhô ra vào phòng sau và tiết thủy dịch tại đây, phòng trước và phòng sau thông nhau qua con ngươi. Nơi giao nhau giữa mống mắt và giác mạc là góc mống mắt-giác mạ cũng là nơi thủy dịch qua phòng trước vào xoang TM củng mạc

116. Khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương hay bị teo thì:

A. Mắt lác ngoài

B. Mắt bị lác trong

C. Nhìn mọi vật như nhìn qua 1 ống nứa

D. Không thể đưa mắt nhìn lên, xuống

    Đáp án: C. Dây thần kinh thị giác dẫn truyền cảm giác về ánh sáng và các đồ vật về não. Nếu dây này bị teo sẽ khiến người bệnh nhìn các vật như nhìn vào một ống nứa. Ngoài ra, nếu khối u đè vào dây thị giác sẽ sinh bệnh bán manh, chỉ nhìn thấy một bên mắt

117.  Thấu kính không có tính chất nào?

A. Là khố chất lỏng trong suốt- chất thấu kính

B. Mặt sau, mặt sau tựa vào hố kính

C. Mặt trước tiếp xúc tụ do với bờ mống mắt

D. Dính vào miệng thắt võng mạc

    Đáp án: D. Vì thể thủy tinh (nằm sau thấu kính) dính vào miệng thắt võng mạc

118. Nhánh từ phần dưới của thần kinh vận nhãn tới cơ nào trong các cơ ngoài nhã cầu?

A. CƠ thẳng ngoài

B. CƠ thẳng trong

C. CƠ thẳng trên

D.CƠ thẳng dưới

    Đáp án: B Nhánh từ phần dưới của thần kinh vận nhãn bắt chéo dưới dây thần kinh thị giác đi đến cơ thẳng trong

119. Thủy dịch được tiết ra từ.....

A. Vòng mi

B. Vành mi

C. Mỏm mi

D. Vùng mi

     Đáp án: C. Mỏm mi là ngồn tiết ra thủy dịch

120. Cơ thể mi không có tính chất nào trong các tính chất sau?

A. Điều tiết độ lồi của thấu kính

B. Là các sợ cơ trơn trong thể mi

C. Điều chỉnh ánh sáng lọt vào nhãn cầu

D. Làm chùng dây chằng thấu kính

    Đáp án: C . Mống mắt là màn chằn điều chỉnh ánh sáng lọt vào nhãn cầu

121. Hõm trung tâm ở cực sau nhãn cầu, có tính chăt nào?

A. CHỉ chứa tế bào nón

B. Chỉ chứa tế bào que

C. Hầu hết là tế bào nón

D. Hầu hết là tế bào que

    Đáp án: A. Hõm trung tâm nằm trong Vết võng mạc, phái ngoài đĩa thần kinh thị giác, nơi chỉ chứa tế bào nón. Đây là nơi nhìn rõ nhất và chi tiết nhất

122. Thần kinh thị giác tạo nên bởi....?

A. Các sợi trục của lớp tế bào cảm thụ ánh sáng

B. Các sợi trục của lớp tế bào lớp tế bào 2 cực

C. Các sợi trục của lớp tế bào hạch

D. Các sợi dọc của lớp tế bào hạch

    Đáp án: C. Tầng thần kinh võng mạc có 3 lớp noron tiếp nối synap theo thứ tự ngoài vào là lớp tế bào cảm thụ ánh sáng, lớp tế bào 2 cực, lớp tế bào hạch. Nhưng chỉ có các sợ trục của tế bào hạch tạo nên Thần kinh thị giác

123.  Ống tuyến nước bọt ngang tai đi xuyên qua cơ nào?

A. Cơ cắn

B. Cơ mút

C. Cơ chân bướm trong

D. Cơ chân bướm ngoài

    Đáp án: B. Ống tuyến nước bọt ngang tai bắt chéo cơ cắn, xuyên qua thể mỡ má và cơ mút, cuối cùng đổ vào mặt trong của má bởi 1 lỗ nhỏ đối diên thân răng cối thứ 2.

124. Thần kinh có nhiệm vụ cảm giác chung và vị giác ở lưỡi là:

A. Thần kinh thừng nhĩ

B. Thần kinh lưỡi

C. Thần kinh Thiệt hầu

D. Thần kinh lưỡi-hầu

    Đáp án: C. Thần kinh thừng nhĩ càm giác vị giác cho 2/3 trước lưỡi trừ nhú đài. Thần kinh lưỡi cảm giác chung cho 2/3 trước lưỡi (vùng trước rãnh tận). Thần kinh thiệt hầu cảm giác chung và vị giác cho phần sau lưỡi (kể cả nhú đài)

125. Khi đóng mở khí quản thường rất nguy hiểm vì rất dễ làm tổn thương đến?

A. TM giáp giữa

B. TM giáp dưới

C. Thần kinh lang thang

D. ĐM giáp dưới

     Đáp án: B 

126- 150

126. Thần kinh nào chi phối cảm giác vị giác cho vùng trước rãnh trừ các nhú đài?

A.TK hạ thiệt

B.TK thiệt hầu

C.TK lưỡi

D.Thừng nhĩ

127. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Trong giải phẫu răng gồm có 5 mặt : mặt cắn, mặt gần, mặt xa, mặt môi, mặt lưỡi

B.Bộ răng sữa, rang cối hàm trên có 2 chân răng , răng cối hàm dưới có 3 chân răng

C.Bộ răng sữa mọc trong khoảng thời gian từ 6 thangs đến 30 tháng tuổi

D.Bộ răng vĩnh viễn , răng cối thứ nhất hàm dưới có 5 mấu ở mặt nhai

128. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Tuyến mang tai nằm dưới ống tai ngoài, giữa ngành xương hàm dưới và cơ ức dòn chum

B.Mặt nông được che phủ bởi da và mô dưới da, nơi chứa các nhánh của thần kinh hàm dưới

C.Tuyến dưới hàm gồm phần nông và phần sâu, tuyến chủ yếu chỉ tiết ra thanh dịch

D.Tuyến dưới lưỡi ngăn cách cơ cằm lưỡi bởi ống tuyến dưới hàm và tk lưỡi

129. Các câu sau đều đúng trừ?

B.ống tuyến nước bọt mang tai đổ vào mặt trong của má bằng 1 lỗ ở đối diện thân răng cối thứ 2 hàm trên

A.trong tuyến mang tai, TK mặt nằm nông hơn TM cảnh ngoài, sâu nhất là động mạch canhr ngoài

C.khẩu cái mềm là một vạt mô mềm di động

D.ổ miệng chính thức thông với hầu qua eo họng

130. Mặt trong tuyến nước bọt dưới lưỡi là gì?

A.Hố dưới lưỡi

B.Cơ cằm lưỡi, TK lưỡi

C.Sàn miệng

D.Cơ hàm móng

131. Cơ nào do thần kinh thanh quan trên ci phối?

A.Nhẫn giáp

B.Nhẫn phễu sau

C.Giáp phễu

D.Nhẫn phễu bên

132. Các câu sau đêu đúng trừ?

B.Thanh quản nằm đối diện các đót sống cổ III IV V

C.Cơ nhẫn giáp làm căng dây chằng thanh âm

D.Dây chằng nhẫn giáp giữa căng từ bờ trên của cung sụn nhẫn tớ bờ dưới sun giáp

A.ổ thanh quản gồm : tiền đình, ổ thanh môn trung gian, ổ dưới thanh môn

133. Khí quản được cấp máu bởi

A.ĐM phế quản ĐM giáp dưới

B.ĐM hàm trên

C.ĐM hàm dưới

D.ĐM mặt

134. Các câu sau đêu đúng trừ?

A.Tuyến giáp ngang mức đốt sống cổ VI đến ngực I

B.Mặt sau trong tuyến giáp : mặt bên sụn nhẫn

C.Mặt nông được che phủ bởi cơ ức giáp

D.Mặt sau trong nằm sát bao cảnh và trùm lên ĐM cảnh chung

135. Các câu sau đêu đúng trừ?

A.Khí quản có lớp sụn sợi cơ trơn ở ngoài ở trong lót bằng niêm mạc

B.Khí quản có 16-20 vòng sụn hình chữ C chông nhau

C.Hình thể trong khí quản có các TB biểu mô có long chuyển

D.Tĩnh mạch ở khí quản đổ vào TM giáp trên

136. Các cơ hầu do TK nào vận động?

A.TK X

B.TK IX

C.TK XI

D.TK X va XI

137. Hầu được cấu tạo?

A.Áo niêm mạc áo mạch áo cơ

B.Áo xơ áo mạch áo trong

C.Áo xơ áo mạch áo cơ

D.Áo niêm mạc tấm dưới niêm mạc áo cơ

138. Vòng bạch huyết quanh hầu gồm?

A.2 Hạnh nhân khẩu cái 2 hạnh nhân vòi hạnh nhân hầu hạnh nhân lưỡi

B.2 Hạnh nhân khẩu cái hạnh nhân vòi 2 hạnh nhân  hầu hạnh nhân lưỡi

C.Hạnh nhân khẩu cái hạnh nhân vòi 2 hạnh nhân  hầu 2 hạnh nhân lưỡi

D.2 Hạnh nhân khẩu cái 2 hạnh nhân vòi hạnh nhân  hầu hạnh nhân lưỡi

139. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Hạnh nhân vòi bị viêm có thể gây ù tai

B.Hầu đi từ nền sọ đến sang đốt sống cỏ VI

C.Thanh hầu nằm trước các đốt sống cổ III IV V

D.Thành sau của khẩu hầu trước đốt sống cổ I và II

140. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Tai ngoài dung để thu nhận song âm và truyên âm thanh tới màng nhĩ

B.Loa tai là một xơ chun mỏng được che phủ bởi da

C.Tuyến mang tai nằm giữa phần sụn ống tai ngoài và mỏm lồi cầu xương hàm dưới

D.Các tiểu xoang chum nằm trên phần xương ống tai ngoài

141. Các câu sau về tai giữa đều đúng trừ?

A.Các xương nhỏ tiếp khớp với nhau bằng khớp hoat dịch và được vận động bởi cơ

B.Thong sau với hang chum và tiểu quản chũm

C.ở bên thông với vòi tai

D.sàn hòm nhĩ ngăn cách với hành tĩnh mạch trên bằng 1 mảnh xương hẹp

142. Các tk của màng nhĩ đến từ

A.Nhánh tai thái dương của tK hàm dưới

B.Nhánh loa tai của tk lang thang

C.Nhánh nhĩ của tk lưỡi hầu

D.Cả 3

143. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Nhánh loa tai sâu của Đm hàm trên cấp máu cho mành nhĩ

B.Màng nhĩ đặt 1 góc 55 độ với sàn ống tai ngoài

C.Màng nhĩ cấu tạo bởi 3 tầng : tầng thượng bì, tầng sợi trung gian, tầng niêm mạc

D.TM nông của màng nhĩ dẫn tới TM cảnh trong

144.Thành trong của hang chum là gì?

A.Đường vào hang chum

B.ống bán khuyên ngoài

C.ống tk mặt

D.ống bán khuyên sau

145. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Thành ngoài hang chum tạo bởi mỏm sau ống tai của phần tria xương thái dương

B.Hang chum có mặt từ khi sinh ra

C.Vòi tai đi về phía trước trong và tạo 1 góc khoảng 45 độ so với mp dọc

D.Chiều dài vòi tai với 24mm phần xương và 12mm phần sụn

146. Thành dưới của tiền dình lien quan với?

A.Hòm nhĩ qua cửa sổ tiền đình

B.Mảnh xoắn ốc của ốc tai

C.Soan nang và cầu nang

D.Thang tiền đình của ốc tai

147. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Giác mạc cấu tạo gồm 5 lớp

B.Củng mạc có cấu tạo 3 lớp mô : lá trên củng mạc, niêm mạc, lá tối củng mạc

C.Phần trước của củng mạc được che phủ bởi kết mạc

D.Củng mạc là một lớp mô do các sợi collagen, các sợi chun, nguyên bào sợi tạo nên

148. TK nào chi phối cơ chéo trên?

A.TK vận nhãn

B.TK ròng rọc

C.TK vận nhãn ngài

D.TK thị giác

149. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Màng mạch được cấu tạo bởi TB sắc tố, các tiểu ĐM, các tiểu TM

B.Thể mi có màu nâu nhớ các tb hắc tố trong lá sâu của nội mô

C.Cơ thể mi có vai trò điều tiết độ lồi của thấu kính

D.Mống mắt có chức năng điều chỉnh lượng sáng trong nhãn cầu

150. Các câu sau đều đúng trừ?

A.Võng mạc có vai trò hấp thụ ánh sang ngăn sự phản xạ và phân tán ánh sang trng nhãn cầu

B.Thấu kính người trưởng thành thì vô mạch không màu trong suốt

C.Khi sự lưu thong thủy dịch bị trở ngại áp lực nhãn cầu tăng gây đau đầu

D.Phòng sau cùng la phòng kính vì chứa thể kính gòm dịch kính và màng kính

ĐA 126- 150

126. d

127. b răng cối hàm trên có 3 chân răng. Dưới có 2 chân răng

128. b nhánh của TK tai lớn

129. b TM sau hàm dưới

130. b

131. a

132. d ổ thanh quản trung gian

133 a

134. a cổ V đến ngực I

135. d

136. a

137. d

138. c

139. d  cổ II đến III

140. d hố sọ giữa

141. c thong ở trc với vòi tai

142. d

143. d

144. d

145. d phần sục 24mm phần xương 12mm

146. b

147. b lớp trên củng mạc chất riêng củng mac lớp tối củng mạc

148. b

149. b trong lá sâu của thượng mô

150. tất cả đều đúng. Ko có đáp án (clgt?????)

Mấy đứa nạp sau

*****

phần thanh quản

  1. Cơ nào sau đây của thanh quản mở khe thanh môn
  1. Cơ nhẫn phễu sau
  2. Cơ nhẫn phễu bên
  3. Cơ nhẫn giáp
  4. Cơ giáp phễu
  1. Sụn nào có phần đáy tam giác với mỏm cơ và mỏm thanh âm
  1. sụn nhẫn
  2. sụn phễu
  3. sụn nắp
  4. sụn chêm
  1. Cơ nào của thanh quản làm tăng độ căng của dây thanh âm
  1. Cơ nhẫn giáp
  2. Cơ nhẫn phễu  bên
  3. Cơ phễu ngang
  4. Cơ giáp phẫu
  1. thần kinh cảm giác chính của thanh quản là
  1. thần kinh thanh quản trên
  2. thần kinh quặt ngược thanh quản
  3. thần kinh thanh quản dưới
  4. thần kinh giao cảm
  1. động mạch thanh quản trên là nhánh của
  1. động mạch lưỡi
  2. động mạch giáp trên
  3. động mạch cổ ngang
  4. động mạch thân giáp cổ

Phần hầu

  1. Tận cùng của hầu ngang với thành phần nào?
  1. bờ dưới sụn nhẫn
  2. đốt sống cổ V
  3. đốt sông cổ II
  4. khuyết cảnh
  1. Cựa thuộc về
  1. Xương  móng
  2. Khí quản
  3. sụn nắp
  4. hầu
  1. cơ nào sau đây đi vào thành hầu giữa nguyên uỷ của cơ khít hầu giữa và khít hầu trên
  1. cơ trâm hầu
  2. cơ khẩu hầu
  3. cơ hầu vòi
  4. cơ giáp móng
  1. mạc nền hầu tạp thành lớp nào của thành hầu
  1. màng nhầy
  2.  lớp dưới niêm mạc
  3. lớp cơ dọc
  4. mạc má hầu
  1. cơ khíp hầu gắn vào thành phần nào sau đây
  1. xương  móng
  2. gờ vòi
  3. sụn nhẫn
  4. sụn giáp

phần mắt

  1. nhãn cầu có đặc điểm nào sau đây
  1. giác mạc là cấu trúc khúc xạ chủ yếu của mắt
  2. nhãn cầu có 4 lớp
  3. nhãn cầu có hình thoi dài
  4. giác mạc cos tính trong suốt
  1. đặc tính của thấu kính
  1. thấu kính được giữ tại chỗ bởi cơ thể mi
  2. hình dạng thấu kính thay đổi bởi dây chằng treo thấu kính
  3. là thể trong suốt lồi 2 mặt
  4. thấu kính là 1 cấu trúc phản xạ chính của mắt
  1. ngoài việc chi phối cho nhãn cầu, thần kinh vận nhãn còn cung cấp các sợi đối giao cảm cho thành phần nào sau đây
  1. cơ co thắt con ngươi
  2. tuyến lệ
  3. tuyến mũi
  4. cơ chéo trên
  1. thần kinh vận nhẫn chi phối cho cơ nào
  1. cơ nâng mi trên
  2. cơ thẳng trên
  3. cả 2 d.a đều đúng
  4.  cả 2 đ.a đều sai
  1. Khe ổ mắt trên là phần thông nối giữa ổ mắt với phần nào sau đây
  1. Cánh lớn xương bướm
  2. mảnh ổ mắt xương trán
  3. phần đá xương thái dương
  4. yên bướm

phần tai

  1. tai giữa gốm thành phần nào sau đây
  1. bình tai
  2. ốc tai
  3. các xương con
  4. gờ luân
  1. Cho các đặc tính sau đây của màng nhĩ: Nằm nghêng trong ống tai ngoài, tạo nên lớp bởi 3 lớp, là thành ngoài của tai giữa, nơi lõm nhất ở mặt ngoài là rốn màng nhĩ. Số đặc điểm đúng là:
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  1. Các xương của mê đạo gồm có:
  1. Xương bàn đạp
  2. Xương đe
  3. Xương búa
  4. tiền đình
  1. thần kinh đến tai giữa gồm có nhánh nào
  1. thần kinh tai thái dương
  2. thần kinh thiệt hầu
  3. thần kinh lang thang
  4. thần kinh tai lớn
  1. động mạch nào cho nhánh đến mê đạo
  1. động mạch hàm
  2. động mạch nền
  3. đông mạch mặt
  4. đông mạch trâm chũm

phần miệng

  1. cơ nào tạo nên cung khẩu cái
  1. cơ khẩu lưỡi
  2. cơ khẩu hầu
  3. cả 2 đ.a trên đều đúng
  4. cả 2 đ.a trên đều sai
  1. thần kinh chi phối cho cơ màng khẩu cái
  1. thần kinh lang thang
  2. thần kinh thiệt hầu
  3. thần kinh sinh 3
  4. thần kinh dưới lưỡi
  1. thần kinh chi phối cảm giác cho 1/3 sau của lưỡi
  1. thần kinh thiệt hầu
  2. thần kinh lang thang
  3. thần kinh mặt
  4. thần kinh dưới lưỡi
  1. tất cả mô tả sau đây về lưỡi là đúng trừ
  1. nó thông với thanh quản qua lỗ vào thannh quản
  2. nó ngăn cách với ổ thanh quản bởi sụn giáp, sụn phễu và cơ nhẫn-phễu bên
  3. nó liên tiếp ở dưới với thực quản
  4. nó thông ở trên với khẩu hầu
  1. tất cả các điểm sau được dùng để phân biệt răng cối với răng tiền cối trừ
  1. số chân răng
  2. số mấu của thân răng
  3. kích thước của răng
  4. tính chất men răng

Đề thi giải phẫu

Câu 1: Động mạch thanh quản trên là nhánh của:

A. Động mạch lưỡi.

B. Động mạch ngang cổ.

C. Động mạch giáp lưỡi.

D. Động mạch giáp trên.

Câu 2: Động mạch nào sau đây vào não và trở thành động mạch chính của não bộ:

  1. ĐM cảnh ngoài.
  2. ĐM cảnh trong
  3. ĐM hàm.
  4. Đm đốt sống.

Câu 3: Động mạch nào sau đây đi chéo lên trên, nằm dưới thân sau cơ nhị thân và cơ trâm móng, đến mặt sau của tuyến dưới hàm:

  1. ĐM lưỡi.
  2. ĐM mặt.
  3. ĐM hàm.
  4. ĐM giáp trên.

Câu 4: Động mạch giáp dưới là nhánh của động mạch nào:

  1. ĐM vai sau.
  2. ĐM thân sườn cổ.
  3. ĐM cảnh ngoài.
  4. ĐM thân giáp cổ.

Câu 5: Tất cả các TM sau đây đều là TM cổ sâu trừ:

  1. TM cảnh trong.
  2. TM cảnh ngoài.
  3. TM cổ sâu.
  4. TM đốt sống.

Câu 6: Quai cổ chi phối tất cả các cơ sau đây trừ:

  1. Giáp móng.
  2. Vai móng.
  3. Ức giáp.
  4. Ức móng.

Câu 7: TM giáp giữa đổ vào TM nào sau đây:

  1. TM cảnh ngoài.
  2. TM cảnh trước.
  3. TM cảnh sau.
  4. TM cảnh trong.

Câu 8: Cơ nhị thân có gân trung gian gắn vào:

  1. Mỏm lồi cầu xương hàm dưới.
  2. Sụn giáp.
  3. Xương móng.
  4. Mỏm trâm.

Câu 9: Eo tuyến giáp bắt chéo qua cấu trúc nào sau đây?

  1. Xương móng.
  2. Các vòng sụn khí quản 2,3,4.
  3. Sụn nhẫn.
  4. Sụn giáp.

Câu 10: Cơ vai móng, cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ nhị thân giới hạn nên tam giác nào?

  1. Tam giác chẩm.
  2. Tam giác dưới hàm.
  3. Tam giác cảnh.
  4. Tam giác dưới cằm.

Câu 11: TM nào sau đây hợp với TM sau hàm tạo thành TM cảnh ngoài?

  1. TM tai sau.
  2. TM thái dương nông.
  3. TM ngang mặt.
  4. TM cảnh trong.

Câu 12: ĐM dưới đòn phải bị cơ nào bắt chéo?

  1. Cơ bậc thang trước.
  2. Cơ ức đòn chũm.
  3. Cơ bậc thang giữa.
  4. Cơ bậc thang sau.

Câu 13: Da đầu phía trước và mặt đổ về TM nào sau đây?

  1. TM mặt.
  2. TM sau hàm dưới.
  3. TM thái dương nông.
  4. TM dưới đòn.

Câu 14: TM mắt trên và dưới nối nhau thông qua TM:

  1. Xoang hang.
  2. Đám rối chân bướm.
  3. TM trên ổ mắt.
  4. TM thái dương nông.

Câu 15: TK cổ C1, C2 cho ra 1 dây nối, từ đây cho ra 1 nhánh, nhánh này tiếp xúc với TK nào?

  1. TK hạ thiệt.
  2. TK hoành.
  3. TK lang thang.
  4. TK phụ.

Câu 16: TM dưới đòn hợp với TM cảnh trong thành TM cánh tay đầu ở ngang mức cấu trúc nào sau đây?

  1. Bờ ngoài xương sườn 1.
  2. Phía sau khớp cùng vai – đòn.
  3. Phía sau đầu ức xương đòn.
  4. Phía sau khớp quạ đòn.

Câu 17: Các bạch huyết cổ sau nằm trong tam giác nào sau đây?

  1. Tam giác cảnh.
  2. Tam giác vai đòn.
  3. Tam giác dưới hàm.
  4. Tam giác chẩm.

Câu 18: Cơ nào là mốc cơ quan trọng nhất ở vùng cổ:

  1. Cơ dài đâu.
  2. Cơ dài cổ.
  3. Cơ ức đòn chũm.
  4. Cơ thẳng đầu bên.

Câu 19: Nhánh nào của ĐM cảnh trong tham gia tiếp nói với ĐM cảnh ngoài:

  1. ĐM mắt.
  2. ĐM thông sau.
  3. ĐM mạch mạc trước.
  4. ĐM cho tuyến yên.

Câu 20: ĐM não sau nối với ĐM cảnh trong cùng bên thông qua ĐM:

  1. Đm thông sau.
  2. ĐM thông trước.
  3. ĐM màng não giữa.
  4. ĐM nền.

Câu 21: Mô tả nào của ĐM cảnh ngoài và cảnh trong là đúng?

  1. Ở bao cảnh, ĐM cảnh ngoài nông hơn, nhiều nhánh hơn.
  2. Ở trong tam giác cảnh, ĐM cảnh ngoài ở trước hơn, trong hơn, không có nhánh.
  3. Ở trong tam giác cảnh, ĐM cảnh ngoài ở trước hơn, trong hơn, nhiều nhánh hơn.
  4. Ở trong tam giác cảnh, ĐM cảnh ngoài ở trước hơn, ngoài hơn, nhiều nhánh hơn.

Câu 22: Mô tả nào sau đây về TK hoành là đúng?

  1. Bắt chéo mặt trước TM dưới đòn.
  2. Bắt chéo mặt nông cơ bậc thang trước.
  3. Bắt chéo mặt sau ĐM dưới đòn.
  4. Ở trong so với ĐM cảnh chung.

Câu 23: Mô tả nào sau đây về ĐM cảnh ngoài là đúng?

  1. Đi mặt ngoài tuyến mang tai.
  2. Cấp máu cho hầu hết da đầu.
  3. Nó là ĐM chính cấp máu cho mắt.
  4. Nó nằm ngoài hơn ĐM cảnh trong ngay từ nguyên ủy.

Câu 24: TM não lớn đổ về:

  1. Xoang dọc trên.
  2. Xoang ngang.
  3. Xoang dọc dưới.
  4. Xoang thẳng.

Câu 25: Xoang cảnh có đặc điểm sai là:

  1. Cảm nhận về nòng độ khí CO2.
  2. Cảm nhận về huyết áp.
  3. Nằm ngang mức bờ trên sụn giáp.
  4. Có phía trên là tiểu thể cảnh cảm nhận nồng độ CO2.

Câu 26: Câu nào sau đây về hạch bạch huyết là không đúng?

  1. Não, tủy sống và màng não không có bạch huyết.
  2. Hạch bạch huyết bên trái đổ vào ống ngực.
  3. Hạch bạch huyết bên phải đi vào TM cảnh trong, ống ngực, TM dưới đòn phải.
  4. Hạch bạch huyết dù nông hay sâu đều đổ vào hạch cổ sau nằm dọc bao cảnh.

Câu 27: Chọn câu sai:

  1. 2 ĐM não trước thông với nhau qua ĐM thông trước.
  2. ĐM chẩm (cảnh ngoài) nối tiếp với ĐM cổ sâu (cảnh trong).
  3. 2 ĐM cảnh ngoài tiếp nối rộng rãi với nhau.
  4. Thắt ĐM cảnh chung ít nguy hiểm hơn ĐM cảnh trong.

Câu 28: Tìm câu sai:

  1. Lan truyền vi khuẩn là do đi theo TM mắt vào trong xoang TM não.
  2. Giữa TM mắt và TM mặt có sự nối tiếp và có các van.
  3. TM sau hàm dưới là do sự gộp lại của TM thái dương nông và TM hàm trên.
  4. TM cnahr ngoài là do TM tai sau và nhánh nông của TK sau hàm dưới.

Câu 29: Các câu sau đều đúng trừ:

  1. ĐM cảnh chung tách đôi thành 2 ĐM tại bời trên sụn giáp.
  2. ĐM dưới đòn trái bị ống ngực và TK X bắt chéo.
  3. Ở tuyến mang tai, ĐM cảnh ngoài ở sâu và trong nhất.
  4. TM dưới đòn bắt chéo cơ bậc thang trước.

Câu 30: Nếu thắt ĐM thanh quản trên, cần chú ý nếu không sẽ tổn thương TK nào?

  1. TK thanh quản ngoài.
  2. TK thanh quản trong.
  3. TK thanh quản trên.
  4. TK hạ thiệt.

Câu 31: gần với lồi cầu chẩm gồm:

  1.  Lỗ lớn, ống hạ thiệt, hố tĩnh mạch cảnh, củ hầu.
  2.  Lỗ lớn, hố TM cảnh, Củ hầu, ống và hố lồi cầu.
  3.  Lỗ lớn, ống hạ thiệt, củ hầu, ống và hố lồi cầu.
  4.  Lỗ lớn, ống và hố lồi cầu, hố tĩnh mạch cảnh, ống hạ thiệt.

Câu 32: Xương bướm tiếp xúc với xương nào?

  1. Xương sàng, xương trán, xương thái dương, xương chẩm, xương lá mía.
  2. Xương sàng, xương trán, xương đỉnh, xương thái dương, xương chẩm, xương lá mía.
  3. Xương sàng, xương trán, xương đỉnh, xương hàm trên, xương thái dương, xương gò má, xương chẩm.
  4.  Xương sàng, xướng trán, xương đỉnh, xương thái dương, xương gò má, xương lá mía, xương khẩu cái, xương chẩm, xương hàm trên.

Câu 3: Ấn hạch TK sinh 3 nằm trên xương nào?

  1. Xương chẩm.
  2. Xương đỉnh.
  3. Xương thái dương.
  4. Xương bướm.

Câu 4: Cơ nào có chức năng nâng và đưa môi dưới ra trước, nâng và làm nhăn da cằm:

  1. Cơ cằm
  2. Cơ hạ môi dưới.
  3. Cơ cao.
  4. Cơ hạ góc miệng.

Câu 5: Có mấy cơ trên móng và mấy cơ dưới móng?

A.4 và 3.

B. 4 và 4.

C.4 và 5.

D.3 và 4.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng?

  1. TM mặt là con đường lan truyền nhiễm trùng từ vùng mặt và xoang TM sọ vì TM trên ổ mắt nối với TM mắt trên ( đổ vào xoang TM hang) và giữa 2 hệ thống này không có van.
  2. TM mặt bắt đầu từ TM góc, TM góc được tạo nên ở góc mắt trong bởi sự hợp lại cảu TM trên ròng rọc và TM dưới ổ mắt.
  3. TM mặt đổ vào TM cảnh ngoài.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 7: Tìm câu không đúng trong các câu sau:
A. ĐM cảnh chung trái tách trực tiếp từ cung ĐM chủ, vậy có một đoạn trong ngực.

B. ĐM cảnh chung phải là 1 trong 2 nhánh tận của thân cảnh tay đầu. Bắt đầu từ phía sau khớp ức dòn phải đi lên. Vậy hoàn toàn ở cổ.

C. ĐM cảnh chung trái và phải đều cho 2 nhánh tận là ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài.

D. Ở xoang cảnh có chứa các bộ phận cảm nhận nồng độ CO2 trong máu.

Câu 8: TM cảnh trong nhận bao nhiễu TM bên:

A.6

B.8

C.10

D.12

Câu 9: Tìm câu đúng:

  1. Các xoang màng cứng là những TM đặc biệt, thành của xoang được tạo nên bởi ngoại cốt mạc của xương sọ và màng não cứng bên trong được lợp bằng 1 lớp nội mô.
  2. Các xoang màng cứng có van, máu trong các xoang đều đổ về TM cảnh ngoài.
  3. TM của các xoang màng cứng không thể tiếp nối với đám rối TM đốt sông.
  4. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 11: vòng bạch huyết quanh họng gồm bao nhiêu hạnh nhân:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 12: Có bao nhiêu cơ nội tại ở thanh quản:

  1. 5
  2. 6
  3. 7
  4. 8

Câu 13: Cơ nào có chức năng nâng xương móng và cố định xương móng, hạ xương hàm dưới?

  1. Cơ 2 bụng.
  2. Cơ hàm móng.
  3. Cơ trâm móng.
  4. Cơ cằm móng.

Câu 14: dây TK sinh 3 có các nhánh sau?

  1. TK hàm trên, TK mặt, TK tai lớn, TK chẩm bé.
  2. TK hàm trên, TK hàm dưới, TK mặt.
  3. TK hàm dưới, TK tai lớn, TK chẩm bé.
  4. TK chẩm lớn, TK chẩm bé, TK mặt.

Câu 15: thứ tự mọc răng vĩnh viễn ở người là:

A.6,2,3,1,4,5,8,7.

B. 2,3,5,6,1,4,7,8.

C. 6,2,3,5,4,1,8,7.

D.6,1,2,4,3,5,7,8.

1, Bán kính của hạch bạch huyết khoảng bao nhiêu?

  A.  0,05-1mm;

  B.  0,5-10mm;

  C.  0,1-2mm;

  D.  1-20mm.

2, Hệ bạch huyết

  1. Là một hệ độc lập với hệ tuần hoàn;
  2. Trong lòng mạch không có van;
  3. Không có vòng tuần hoàn bạch huyết trong cơ thể;
  4. Bạch huyết của cơ thể đổ về ống ngực.

3, Hệ bạch huyết vận chuyển

  1. Bạch huyết;
  2. Protein ứ đọng;
  3. Máu;
  4. Cả A và B.

4, Câu nào sau đây đúng về hệ bạch huyết

  1. Mao mạch bạch huyết tiếp nối với mao mạch tĩnh mạch;
  2. Mao mạch bạch huyết là các ống nội mô có đầu tịt nằm trong các khoảng kẽ;
  3. Phần cơ thể dưới cơ hoành có 4 thận bạch huyết;
  4. Các mạch bạch huyết hợp lại tạo thần ống bạch huyết.

5, Câu nào sau đây sai về hệ bạch huyết

  1. Các mao mạch bạch huyết hợp lại thành mạch bạch huyết;
  2. Các mạch bạch huyết hợp lại tạo thành thân bạch huyết;
  3. Không có vòng tuần hoàn bạch huyết trong cơ thể;
  4. Bạch huyết ở ½ trên cơ thể đổ về ống ngực. (vì bạch huyết bên trái chứ k phải bên trên).

6, Phần cơ thể trên cơ hoành có bao nhiêu thân bạch huyết

  1. 3;
  2. 4;
  3. 5;
  4. 6.( vì mỗi bên 3).

7, Cơ tai trước nguyên ủy và bám tận của nó lần lượt là

  1. Mạc trên sọ, phía trước gờ luân;
  2. Mạc trên sọ, phía trên gờ luân;
  3. Mạc trên sọ, phía trước loa tai;
  4. Mạc trên sọ, lồi xoăn tai.

8, Theo định khu và chức năng, các cơ mặt được xếp thành bao nhiêu nhóm

  1. 3;
  2. 4;
  3. 5;
  4. 6.

9, Cơ có chức năng kéo góc trong lông mày xuống,gây ra các nếp nhăn ngang trên sống mũi

  1. Cơ cau mày;
  2. Cơ cao;
  3. Cơ mũi;
  4. Cơ hạ mày.

10, Cơ thái dương thuộc loại cơ gì

  1. Cơ hình quạt;
  2. Cơ vòng;
  3. Cơ hình thoi;
  4. Cơ vuông.

11, Cơ có tác dụng nhắm mắt là

  1. Cơ cau mày;
  2. Cơ hạ mày;
  3. Cơ nâng mi trên;
  4. Cơ vòng mắt.

12, Một bệnh nhân không thể ngậm miệng do liệt

  1. Cơ cắn, cơ thái dương;
  2. Cơ cắn, cơ chân bướm trong;
  3. Cơ cắn, cơ chân bướm ngoài;
  4. Cơ cắn, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài.

13, Cơ có nguyên ủy là mạc tuyến mang tai, bám tận là trụ xơ-cơ ngoài góc miệng là cơ?

  1. Cơ thổi kèn;
  2. Cơ cười;
  3. Cơ mút;
  4. Cơ cằm.

14, Vận động các cơ nhai là các thần kinh

  1. Thần kinh sinh ba; thần kinh mặt;
  2. Thần kinh sinh ba, thần kinh hàm trên;
  3. Thần kinh mặt, thần kinh hàm trên:
  4. Thần kinh sinh ba, thần kinh hàm dưới.

15, Cơ giáp móng có vài trò?

  1. Hạ xương móng và nâng sụn giáp;
  2. Hạ sụn giấp và nâng xương móng;
  3. Cố định xương móng;
  4. Cố định sụn giáp, sụn nhẫn

16,Động mạch ngang cổ tách ra từ động mạch nào?

  1. Động mạch nách;
  2. Động mạch cổ;
  3. Động mạch sườn cổ;
  4. Động mạch giáp cổ.

17, Miêu tả về động mạch cảnh chung là đúng?

  1. Động mạch cảnh chung ở hai bên có đường đi và nguyên ủy giống nhau;
  2. Động mạch cảnh chung tách thành hai nhánh tận cùng ở ngang bờ dưới sụn giáp;
  3. Ở ngực, tĩnh mạch cảnh trong đi sát bên ngoài động mạch cảnh chung;
  4. Ở cổ, các động mạch cảnh chung đi dọc ở hai bên thực quản và hầu.

18, Thần kinh nào sau đây được tạo thành bởi sự phối hợp cách nhánh trước của các thần kinh cổ 2 và 3

  1. Tai lớn;
  2. Chẩm nhỏ;
  3. Ngang cổ;
  4. Cổ sau.

19, Tĩnh mạch góc được tạo bởi sự hợp lại của?

  1. Tĩnh mạch trên ròng rọc và tĩnh mạch trên ổ mắt;
  2. Tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch cảnh trong;
  3. Tĩnh mạch sau hàm dưới và tĩnh mạch chẩm;
  4. Tĩnh mạch trên ổ mắt  và tĩnh mạch mặt .

20, Các nhận xét sau đều đúng trừ

  1. Động mạch cảnh ngoài tận hết bằng hai nhánh động mạch thái dương nông và động mạch hàm trên sau khi tới sau cổ lồi cầu xương hàm dưới;
  2. Động mạch mắt là nhánh tận của động mạch cảnh trong;
  3. Động mạch giáp cổ là một thân động mạch ngắn;
  4. Động mạch lưỡi cấp máu cho lưỡi và sàn miệng.

21, Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Thần kinh chẩm nhỏ là nhánh nông của đám rối cổ;
  2. Thần kinh hoành là nhánh sâu của đám rối cổ;
  3. Thần kinh ngang cổ uốn quanh gần điểm giữa bờ sau cơ ức đòn chũm;
  4. Thần kinh trên đòn ngoài bắt chéo đầu trong xương đòn và phân phối vào da phủ trên khớp vai và nửa trên cơ delta.

22, Phát biểu nào sau đây đúng ?

  1. Tĩnh mạch cảnh ngoài được tạo nên bởi sự hợp lại của tĩnh mạch tai sau và nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm dưới;
  2. Tĩnh mạc não nông bao gồm tĩnh mach não trên và tĩnh mạch não giữa sâu;
  3. Máu ở phía trước da đầu và ở mặt đổ vào tĩnh mạch lưỡi;
  4. Máu ở phần trước da đầu và ở mặt đổ vào tĩnh mạch sau hàm dưới;

23, Động mạch gian sườn trước là nhánh của động mạch nào?

  1. Động mạch ngực trong;
  2. Động mạch đốt sống;
  3. Động mạch giáp cổ;
  4. Động mạch sướn cổ.

24, Tác dụng của tiêu thể cảnh là

  1. Cảm nhận CO2 trong máu;
  2. Cảm nhận huyết áp;
  3. Cảm nhận áp suất cơ;
  4. Không có tác dụng.

25,Thần kinh hoành được tạo thành bởi nhánh sâu của ngành trước các thần kinh cổ

  1. 2,3;
  2. 3,4,5;
  3. 2,3,4;
  4. 3,4.

26, Động mạch dưới đòn

  1. Có nguyên ủy đường đi hai bên giống nhau;
  2. Động mạch dưới đòn tận cùng ở điểm sau giữa xương đòn bằng cách đổi tên thành động mạch nách;
  3. Động mạch dưới đòn trái tách ra từ thân động mạch cánh tay đầu;
  4. Động mạch dưới đòn có bốn nhánh tận.

27, Nhóm mạch, thần kinh nào sau đây nằm trong bao cảnh

  1. Tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh chung, thần kinh lang thang;
  2. Tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài;
  3. Tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài, động mạch cảnh chung, thần kinh lang thang;
  4. Tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài, thần kinh lang thang.

28, Thần kinh hàm trên đi vào ổ mắt qua

  1. Lỗ tròn xương hàm trên;
  2. Lỗ bướm khẩu cái;
  3. A,B sai;
  4. A,B đúng.

29, Thành phần nào đi qua lỗ tĩnh mạch cảnh

  1. Tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh lang thang;
  2. Tĩnh mạch cảnh trong, động mạch hàm trên;
  3. Tĩnh mạch cảnh ngoài và thần kinh lang thang;
  4. Tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh tiền đình ốc tai.

30, Giới hạn của tam giác cảnh ?

  1. Cơ ức đòn chũm, cơ hàm móng, bụng sau cơ hai bụng;
  2. Cơ hàm móng, cơ vai móng, cơ hai bụng;
  3. Cơ ức đòn chũm, bụng trên cơ vai móng, bụng sau cơ hai bụng;
  4. Cơ hàm móng, cơ ức đòn chũm, cơ hai bụng.

Câu 1: Các câu sau đây đều đúng, TRỪ:

A. Các cơ quanh tai là những cơ kém phát triển.

B. Cơ tai sau bám tận phần trên mặt sau loa tai.

C. Cơ tai trên có nguyên ủy là mạc trên sọ.

D. Cơ tai trước có bám tận ở phía trước gờ luân.

Câu 2: Cơ thái dương đỉnh:

A. Là cơ phát triển.

B. Nguyên ủy là đường gáy dưới xương chẩm và mỏm chũm xương thái dương.

C. Cơ thái dương đỉnh là một trong số các cơ nhai.

D. Bám tận là cân trên sọ.

Câu 3: Mô tả đúng về cơ nhai:

A. Nhóm cơ nhai gooomg 4 cơ là cơ cắn, cơ thái dương đỉnh, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài.

B. Cơ chân bướm ngoài bám vào xương bướm bằng 2 đầu, đầu trên bám vào cánh lớn, đầu dưới bám vào mặt trong mảnh ngoài mỏm chân bướm.

C. Các cơ nhai là những cơ chỉ vận động xương hàm dưới trong khi nhai và nuốt.

D. Cơ chân bướm trong bám vào mặt ngoài mảnh trong chân bướm, ụ xương hàm trên và mỏm tháp xương khẩu cái.

Câu 4: Mô tả về các cơ quanh miệng là đúng, TRỪ:

A. Cơ nâng môi trên và cánh mũi nguyên ủy tại phần dưới mỏm trán xương hàm trên.

B. Cơ hạ góc miệng bám tận ở trục ốc.

C. Cơ gò má nhỏ bám tận tại môi trên, hòa lẫn vào cơ vòng miệng.

D. Cơ nâng góc miệng nằm giữa cơ gò má lớn và cơ gò má bé.

Câu 5: Cơ nào sau đây có động tác cố định xương móng:

A. Cơ hàm móng.

B. Cơ cằm móng.

C. Cơ trâm móng.

D. Cơ hai bụng

Câu 6: Phát biểu sai là:

A. Cơ ưc móng do các nhánh thần kinh quai cổ CI, CII, CIII chi phối.

B. Cơ vai móng do các nhánh thần kinh từ quai cổ CIII , CIV chi phối.

C. Cơ ưc giáp do các nhánh thần kinh từ quai cổ CI - CIII chi phối.

D. Cơ giáp móng do thần kinh CI qua đường thần kinh XII chi phối.

Câu 7: Các cơ dưới đây thuộc nhóm cơ trước cột sống, TRỪ:

A. Cơ dài cổ.

B. Cơ dài đầu

C. Cơ chéo đầu trên.

D. Cơ thẳng đầu trước.

Câu 8: Thần kinh chi phối cảm giác bản thể của cơ ức đòn chũm là

A. TK CI.

B. TK CII.

C. TK CIII.

D. TK CIV.

Câu 9: Động tác cơ cơ làm nghiêng đầu về vai cùng bên đồng thời làm xoay mặt về phía đối diện ;à của cơ:

A. Cơ bám da cổ.

B. Cơ thang.

C. Cơ ức móng.

D. Cơ ức đòn chũm.

Câu 10: Các mô tả dưới đây đều đúng, TRỪ:

A. Cơ bám da cổ do nhánh cổ của thần kinh sinh ba chi phối.

B. Thần kinh phụ chi phối vận động cơ ức đòn chũm.

C. Các cơ dưới móng khi co làm hạ thấp xương móng và thanh quản trong lúc nói và nuốt.

D. Nhóm cơ trên móng và nhóm cơ dưới móng có tác dụng đối kháng nhau.

Câu 11: Mô tả về cơ trâm móng là đúng, TRỪ:

A. Nguyên ủy tại mỏm trâm xương thái dương.

B. Bám tận tại chỗ nối thân với sừng lớn xương móng.

C. Do nhánh của thần kinh CI qua đường thần kinh XII chi phối

D. Thực hiện động tác nâng và kéo xương móng ra sau, kéo dài sàn miệng

Câu 12: Động tác của cơ gò má nhỏ:

A. Nâng môi trên, làm lộ các răng hàm trên.

B. Nâng môi trên, làm thay đỏi rãnh mũi môi ( Rãnh sâu khi buồn)

C. Kéo góc miệng lên trên và ra ngoài khi cười.

D. Nâng góc miệng làm lộ răng khi mỉm cười.

Câu 13: Các cơ sau đều là cơ dưới chẩm, TRỪ:

A. Cơ chéo đầu trên.

B. Cơ thẳng đầu sau lớn.

C. Cơ thẳng đầu sau nhỏ.

D. Cơ thẳng đầu sau trước.

Câu 14: Cơ cằm móng bám tận ở:

A. Mặt trước thân xương móng và đường đan sợi giữa.

B. Mặt trước thân xương móng.

C. Tại chỗ nối thân với sừng lớn xương móng.

D. Mặt sau thân xương móng.

Câu 15: Phát biểu khồn đúng về cơ hai bụng:

A. Gồm hai bụng nối với nhau bằng một gân trung gian.

B. Có bụng sau có nguyên ủy tại khuyết chũm xương thái dương.

C. Bụng trước do thần kinh mặt chi phối.

D. Động tác nâng xương móng và cố định xương móng, hạ xương móng.

Câu 16: Phát biểu không đúng về hệ bạch huyết là:

A. Lượng dịch từ kẽ đi vào mao mạch lớn hơn lượng dịch đi từ các mao mạch đi vào dịch kẽ

B. Nồng độ protein trong mao mạch lớn hơn trong dịch kẽ.

C. Các mạch bạch huyết có nhiệm vụ đưa lượng dịch và protein bị ứ lại ở dịch kẽ trở lại hệ tuần hoán máu.

D. Phần cơ thể dưới cơ hoành có ba thân bạch huyết.

Câu 17: Phần nào sau đây không phải là một trong các thân bạch huyết:

A. Phần cơ thể dưới cơ hoành.

B. Phần cơ thể trên cơ hoành.

C. Ống bạch huyết phải.

D. Ống ngực trái.

Câu 18: Chất hạch của hạch bạch huyết chứa chủ yếu:

A. Đại thực bào.

B. Tế bào lympho.

C. Các mạch bạch huyết.

D. Đại thực bào và tế bào lympho.

Câu 19: Có bao nhiêu mạch bạch huyết đến từ ngoài vào đi vào hạch ở rốn hạch:

A. 3-4

B. 4-5.

C. 5-6.

D. 6-7.

Câu 20: Mô tả không đúng về lách là:

A. Lách nằm trên đường tuần hoàn máu.

B. Một phần có vai trò là dự trữ máu.

C. Lách nằm ở trong ô dưới hoành phải của ổ phúc mạc.

D. Lách được cấu tạo bởi các mô bạch huyết và xen giữa chúng là mô màu đỏ ( Tủy đỏ).

Câu 21: Động mạch cảnh chung phải tách ra từ:

A. Cung động mạch chủ.

B. Thân động mạch cánh tay đầu.

C. Động mạch dưới đòn phải.

D. Động mạch chủ trên.

Câu 22: Máu tĩnh mạch ở cổ được tĩnh mạch nào thu nhận:

A. TM dưới đòn.

B. TM cảnh trong.

C. TM đơn.

D. TM dưới đòn và TM cảnh trong.

Câu 23: Thần kinh hoành do các rễ từ các thần kinh sống cổ bao nhiêu tạo nên?

A. I – III

B. II-IV.

C. III-IV.

D. IV-V.

Câu 24: Thần kinh thuộc phần nhánh nông của đám rối cổ là:

A. TK chẩm lớn

B. TK tai nhỏ.

C. TK dưới đòn.

D. TK ngang cổ.

Câu 25: Thần kinh có sợi vân động cho các bám da của mặt, đầu và cổ là:

A. TK số VI.

B. TK số VII.

C. TK số VIII.

D. TK số X.

Câu 26: Mô tả không đúng về thân bạch huyết phần cơ thể trêm cơ hoành là:

A. Thân dưới đòn nhận bạch huyết ở đầu và cổ.

B. Thân cảnh nhận bạch huyết ở đầu và cổ.

C. Thân phế quản trung thất nhận bạch huyết ở ngực.

D. Các thân bên phải đổ vào ống ngực

Câu 27: Tĩnh mạch cổ sâu đi kèm với động mạch cổ sâu rồi đổ vào:

A. TM dưới đòn.

B. TM đốt sống.

C. TM cánh tay đầu phải.

D. TM cánh tay đầu trái.

Câu 28: Thần kinh nào sau đây khi bị kích thích quá sẽ gây nấc:

A. TK ngang cổ.

B. TK lang thang.

C. TK hoành.

D. TK chẩm nhỏ.

Câu 29: Tê bì ở vùng tam giác cổ trước có thể là do tổn thương:

A. TK ngang cổ.

B. TK tai lớn.

C. TK thanh quản trên.

D. Rễ trên của quai cổ.

Câu 30: Mô tả không đúng về thần kinh hoảnh là:

A. TK hoành đi xuống trên mặt nông cơ bậc thang trước.

B. Do các rễ từ thần kinh sống cố III-V tạo nên.

C. TK hoành là một nhánh sâu của đám rối cổ.

D. TK hoành bắt chéo mặt trước TM dưới đòn.

Câu 1: Ống bạch huyết ngực do các thân thắt lưng và ruột hợp lại ở ngang mức:

A. Đốt sống ngực XI hoặc XII.

B. Đốt sống ngực XII hoặc thắt lưng I.

C. Thắt lưng I hoặc II.

D. Đốt sống ngực X hoặc XI.

Câu 2: Thân bạch huyết ở nửa trái cơ thể trên cơ hoành đổ về:

A. Ống bạch huyết ngực

B. Ống bạch huyết trái

C. Đổ trực tiếp vào hội lưu tĩnh mạch cảnh trong-dưới đòn trái.

D. Đổ trực tiếp vào hội lưu tĩnh mạch cảnh trong-tay đầu trái.

Câu 3: Các thân bạch huyết dưới cơ hoành gồm:

A. Thân bụng và thân chậu hông.

B. Thân bụng và 2 thân thắt lưng.

C. Thân ruột và 2 thân thắt lưng.

D. Thân thắt lưng, ruột và chậu hông.

Câu 4: Các hạch bạch huyết cổ sâu trên nằm trong tam giác cổ nào sau đây:

A. Tam giác cảnh.

B. Tam giác dưới hàm.

C. Tam giác dưới cằm

D. Tam giác vai đòn.

Câu 5: Máu cung cấp cho đầu cổ từ:

A. Động mạch cảnh.

B. Động mạch cảnh là chủ yếu và một phần động mạch nách.

C. Động mạch cảnh là chủ yếu , 1 phần động mạch nách và một phần động mạch dưới đòn.

D. Động mạch cảnh là chủ yếu và 1 phần động mạch dưới đòn.

Câu  6: Động mạch cảnh chung tách thành động mạch cảnh trong và ngoài ở:

A. Bờ dưới sụn giáp

B. Bờ trên sụn giáp.

C. Ngang mức sụn nhẫn.

D. Ngang mức xương móng.

Câu 7: Động mạch nào sau khi vào võ não trở thành động mạch chính của sọ não:

A. Động mạch cảnh ngoài.

B. Động mạch hàm.

C. Động mạch cảnh trong.

D. Động mạch cảnh chung.

Câu 8: Động mạch cảnh chung phải và trái có đường đi tương tự nhau bắt đầu từ:

A. Nền cổ

B. Ngang mức bờ dưới sụn nhẫn.

C. Ngang khuyết xương ức.

D. Ngang mức bờ trên sụn nhẫn

Câu 9: Vị trí tương đối của tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh chung và thần kinh Ĩ đi trong bao cảnh ở cổ là:

A. Động mạch cảnh chung ở ngoài, tĩnh mạch cảnh  trong ở trong, thần kinh X ở sau.

B. Tĩnh mạch cảnh trong ở ngoài, động mạch cảnh chung ở trong, thần kinh X ở trước.

C. Động mạch cảnh chung ở ngoài, tĩnh mạch cảnh trong ở trong, thần kinh X ở trước

D. Tĩnh mạch cảnh trong ở ngoài, động mạch cảnh chung ở trong, thần kinh X ở sau.

Câu 10: Các nhận định dau nói về động mạch cảnh chung đúng, TRỪ:

A. Động mạch cảnh chung ở hai bên có nguyên ủy và đường đi khác nhau.

B. Ở ngực, động mạch cảnh chung trái chạy chếch lên trên ở sau rồi ở bên trái khí quản.

C. Tại chỗ chẽ đôi của động mạch cảnh chung có các bộ phận cảm nhận huyết áp và nồng độ CO2 máu.

D. Động mảnh cảnh chung phải tách ra từ thân động mạch cánh tay đầu.

Câu 11: Động mạch cảnh ngoài tận cùng bằng các nhánh:

A. Động mạch thái dương sâu và động mạch hàm trên.

B. Động mạch lưỡi và động mạch mặt.

C. Động mạnh thái dương nông và động mạch hàm trên.

D. Động mạch thái dương nông và động mạch mặt.

Câu 12: Ở trong vùng tuyến mang tai, thành phần nào trong các thành phần sau nằm sâu nhất?

A. Thần kinh mặt và các nhánh của nó.

B. Tĩnh mạch hàm dưới.

C. Động mạch cảnh trong.

D. Động mạch cảnh ngoài.

Câu 13. Động mạch cảnh trong tận cùng bằng các nhánh:

A. Động mạch màng não giữa và trước

B. Động mạch màng não giữa và sau.

C. Động mạch màng não trước và sau.

D. Động mạch màng não trước, giữa và sau.

Câu 14: Máu ở phần trước da đầu và ở mặt đổ vào:

A. Tĩnh mạch cảnh ngoài.

B. Tĩnh mạch mặt.

C. Tĩnh mạch sau hàm dưới.

D. Tĩnh mạch cảnh trong.

Câu 15: Tĩnh mạch góc được tạo nên bởi sự hợp lại của các tĩnh mạch:

A. Tĩnh mạch mũi ngoài và tĩnh mạch mang tai.

B. Tĩnh mạch mũi ngoài và tĩnh mạch ròng rọc.

C. Tĩnh mạch mũi ngoài và tĩnh mạch trên ổ mắt.

D. Tĩnh mạch trên ổ mắt và tĩnh mạch ròng rọc.

Câu 16: Các tĩnh mạch của não bao gồm:

A. Tĩnh mạch đại, tiểu và thân não.

B. Tĩnh mạch đại, tiểu, gian và thân não.

C. Tĩnh mạch đại, tiểu và gian não.

D. Tĩnh mạch đại, thân và gian não.

Câu 17: Tĩnh mạch cảnh trong bắt đầu từ:

A. Chỗ liên tiếp của rãnh xoang ngang và xích ma.

B. Hố tĩnh mạch cảnh nơi tiếp xúc với rãnh xoang xích ma.

C. Một phần ba trước rãnh xoang xích ma.

D. Một phần ba sau rãnh xoang xích ma.

Câu 18: Đám rối cổ được tạo nên bởi:

A. Rễ thần kinh sống của 4 thần kinh cổ đầu tiên

B. Rễ trước thần kinh sống của 4 thần kinh cổ đầu tiên.

C. Rễ thần kinh sống của 5 thần kinh cổ đầu tiên.

D. Rễ trước thần kinh sống của 5 thần kinh cổ đầu tiên.

Câu 19: Trung khu thị giác của võ não là:

A. Thùy trán

B. Thùy đỉnh.

C. Thùy chẩm.

D. Thùy thái dương.

Câu 20: Điều nào sau đây nói về ống tai ngoài là sai:

A. Thành sau dài hơn thành trước.

B. Một phần ba ngoài là sụn, hai phần ba trong là xương.

C. Cong hình chữ S.

D. Có hau chỗ thắt hẹp là gần đầu trong tấm sụn và ở xương chỗ cách xoăn tai 2cm.

Câu 21: Cơ mặt do thần kinh nào vận động?

A. Thần kinh mặt và một ít thần kinh sinh ba.

B. Chỉ do thần kinh VII.

C. Thần kinh X và thần kinh VII.

D. Thần kinh VII và một phần thần kinh XI.

Câu 22. Phần trên mỏm trán xương hàm trên là nguyên ủy của cơ nào?

A. Cơ nâng góc miệng.

B. Cơ cau mày.

C. Cơ nâng môi trên và cánh mũi.

D. Không là nguyên ủy của cơ nào trong cách cơ kể trên.

Câu 23: Cơ nào kéo góc miệng sang bên như khi trong trạng thái căng thẳng:

A. Cơ mút

B. Cơ gò má lớn.

C. Cơ gò má bé.

D. Cơ cười.

Câu 24: Tam giác cảnh được giới hạn bởi các cơ:

A. Cơ ức đòn chũm, bụng trước cơ hai bụng, bụng trên cơ vai móng.

B. Cơ ức đòn chũm, cơ thang, bụng trên cơ vai móng.

C. Cơ thang, bụng sau cơ hai bụng, bụng dưới cơ vai móng.

D. Cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ hai bụng, bụng trên cơ vai móng.

Câu 25: Tam giác cổ sau được giới hạn  bởi:

A. Cơ ức đòn chũm, cơ thang, cơ ngực lớn.

B. Cơ ức đòn chũm, cơ thang và phần ba giữa xương đòn.

C. Cơ thang, bụng dưới cơ vai móng, bụng sau cơ hai bụng.

D. Cơ ức đòn chũm, bụng trên cơ vai móng, cơ trám lớn.

Câu 26: Cơ hai bụng có phần trung gian gắn vào:

A. Xương móng.

B. Sụn giáp.

C. Mỏm trâm.

D. Sụn nhẫn.

Câu 27: Có bao nhiêu cơ ở cổ có bám tận ở xương móng?

A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 28: Thần kinh chi phối cho cơ bám da cổ là:

A. TK X.

B. TK XI.

C. TK VII.

D. TK IX.

Câu 29: Nguyên ủy cơ chân bướm ngoài là:

A. Mặt trong mành ngoài chân bướm và cánh lớn.

B. Mặt ngoài mảnh ngoài mỏm chân bướm và cánh lớn.

C. Mặt ngoài mành trong mỏm chân bướm và cánh bé.

D. Mặt trong mảnh trong mỏm chân bướm và cánh bé.

Câu 30: Thần kinh chi phối bụng trước cơ hai bụng là:

A. Thần kinh huyệt răng dưới.

B. Thần kinh cơ cắn.

C. Thần kinh chân bướm trong.

D. Thần kinh tai thái dương.

Câu 1: Những cơ nào tham gia động tác cúi đầu:

A. Cơ thẳng đầu bên, cơ dài cổ.

B. Cơ thẳng đầu trước, cơ dài cổ.

C. Cơ bậc thang trước, cơ bậc thang sau.

D. Cơ bậc thang giữa.

Câu 2: Cơ hai bụng do thần kinh nào chi phối?

A. Thần kinh huyệt răng dưới.

B. Thần kinh mặt.

C. Thần kinh hàm dưới.

D. Cả B và C.

Câu 3: Cấu trúc nào ở sau là cơ bậc thang trước?

A. Tĩnh mạch dưới đòn.

B. Động mạch dưới đòn.

C. Đám rối cánh tay.

D. Cả B và C.

Câu 4: Tam giác cơ và tam giác cảnh được ngăn nhau bởi:

A. Bụng trước cơ vai móng.

B. Bụng sau cơ vai móng.

C. Bụng trên cơ vai móng.

D. Bụng sưới cơ vai móng.

Câu 5: Cơ này thuộc loại cơ cười:

A. Cơ chân bướm ngoài.

B. Cơ thổi kèn.

C. Cơ vòng miệng.

D. Cơ gò má lớn.

Câu 6: ĐỘng mạch trên ổ mắt là nhánh của động mạch nào sau đây?

A. Động mạch thái dương nông.

B. Động mạch ngang mặt.

C. Động mạch mắt.

D. Động mạch mặt.

Câu 7: Cơ nào trong các cơ sau không do thần kinh mặt vận động?

A. Cơ chân bướm trong.

B. Cơ tai sau.

C. Cơ tai trước.

D. Cơ thái dương đỉnh.

Câu 8: Động mạch nào sau đây đi chéo lên trên, nằm dưới thân sau cơ nhị thân và cơ trâm móng, đến mặt sâu của tuyến dưới hàm?

A. Động mạch lưỡi.

B. Động mạch mặt.

C. Động mạch hàm.

D. Động mạch chẩm.

Câu 9: Tam giác dưới hàm được tạo bởi:

A. Bụng trước cơ hai bụng, thân xương móng, đường giữa.

B. Cơ ức đòn chũm, bờ dưới xương hàm dưới, cơ ức móng.

C. Bờ dưới xương hàm dưới, cơ hai bụng.

D. Cơ ức móng, xương móng, cơ ức đòn chũm.

Câu 10: Trong tam giác dưới hàm có thành phần nào?

A. Tuyến dưới hàm.

B. Động mạch lưỡi.

C. Động mạch mặt.

D. Tĩnh mạch mặt.

Câu 11: Ống tuyến mang tai xuyên qua cơ nào:

A. Cơ cắn.

B. Cơ chân bướm trong.

C. Cơ chân bướm ngoài.

D. Cơ mút.

Câu 12: Cơ nào sau đây không thuộc loại cơ có hai bụng?

A. Cơ nhị thân.

B. Cơ chẩm trán.

C. Cơ cười.

D. Cơ vai móng.

Câu 13: Phần dưới móng có những tam giác nào?

A. Tam giác cơ, tam giác cảnh.

B. Tam giác cơ, tam giác dưới cằm.

C. Tam giác dưới cằm, tam giác cảnh.

D. Tam giác dưới cằm, tam giác dưới hàm.

Câu 14: Thần kinh hoành bắt chéo trước:

A. Cơ bậc thang sau.

B. Cơ bậc thang trước.

C. Cơ bậc thang sau???????

D. Cơ vai móng.

Câu 15: Tĩnh mạch nào hợp lại thành tĩnh mạch góc:

A. Tĩnh mạch mắt và mặt.

B. Tĩnh mạch dưới ổ mắt và trên ổ mắt.

C. Tĩnh mạch trên ròng rọc và dưới ổ mắt.

D. Tĩnh mạch trên ròng rọc và trên ổ mắt.

Câu 16: Tĩnh mạch cảnh trong không nhận tĩnh mạch:

A. Tĩnh mạch lưỡi.

B. TĨnh mạch màng não.

C. Tĩnh mạch tai sau

D. Tĩnh mạch mặt.

Câu 17: Cơ nào khi co làm nhướn mày, nhăn trán, diễn tả sự ngạc nhiên?

A. Cơ chẩm trán.

B. Cơ cau mày.

C. Cơ mảnh khảnh.

D. Cơ vòng mắt.

Câu 18: Cơ nào không thuộc cơ mặt:

A. Cơ thái dương.

B. Cơ nâng môi trên và cánh mũi.

C. Cơ gò má nhỏ.

D. Cơ mút.

Câu 19: Chi phối cảm giác cho da đầu vùng chẩm và vùng chũm là?

A. TK tai lớn

B. TK chẩm nhỏ.

C. TK chẩm lớn.

D. TK trên đòn.

Câu 20: Quai cổ cho các nhánh vận động toàn bộ các cơ dưới móng, TRỪ:

A. Cơ vai móng.

B. Cơ ức giáp.

C. Cơ giáp móng.

D. Cơ ức móng.

Câu 21: Tĩnh mạch nào sau đây không phải là tĩnh mạch nông ở cổ:

A. Tĩnh mạch cảnh ngoài.

B. Tĩnh mạch cảnh trước.

C. Tĩnh mạch nối.

D. Tĩnh mạch cảnh trong.

Câu 22: Động mạch nào sau đây sinh ra từ động mạch cảnh ngoài ở ngang bờ trên của thân sau cơ nhị thân?

A. Động mạch mặt.

B. Động mạch chẩm.

C. Động mạch tai sai.

D. Động mạch hầu lên.

Câu 23: Hạch bạch huyết ở cổ sâu trên nằm trong tam giác cổ nào?

A. Tam giác cảnh

B. Tam giác chẩm.

C. Tam giác dưới cằm.

D. Tam giác dưới hàm.

Câu 24: Cơ quan nào làm mốc quan trọng ở vùng cổ?

A. Cơ dài đầu.

B. Cơ bậc thang trước.

C. Cơ bậc thang sau.

D. Cơ thẳng đầu.

Câu 25: Động mạch thanh quản trên là nhánh của:

A. Động mạch lưỡi.

B. Động mạch ngang cổ.

C. Động mạch giáp lưỡi.

D. Động mạch giáp trên.

Câu 26: Từ xoang cảnh, động mạch cảnh trong đi qua mấy đoạn trước khi tách ra?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 27: Nền của tam giác cổ sau do các cơ nào tạo thành?

A. Cơ bậc thang giữa.

B. Cơ bám da cổ.

C. Cơ thang.

D. Cơ nhẫn giáp.

Câu 28: Động mạch đốt sống nhận phát sinh từ động mạch nào?

A. Động mạch cánh tay đầu.

B. Động mạch dưới đòn.

C. Động mạch gian sườn trên cùng.

D. Động mạch cánh tay đầu.

Câu 29: Tĩnh mạch đốt sống nhận tĩnh mạch nào?

A. Tĩnh mạch giáp trên.

B. Tĩnh mạch giáp giữa.

C. Tĩnh mạch hàm dưới.

D. Tĩnh mạch chẩm.

Câu 30: Tĩnh mạch nào không phải là tĩnh mạch cổ sâu của cổ?
A. Tĩnh mạch đốt sống.

B. Tĩnh mạch cảnh trong.

C. Tĩnh mạch cảnh trước

D. Tĩnh mạch giáp dưới

  1. Thần kin nào chi phối cho cơ cằm móng:
  1. Thần kinh hạ thiệt
  2. Thần kinh hàm dưới
  3. Nhánh thần kinh cổ I
  4. Thần kinh mặt
  1. Động mạch nào đi qua tam giác cảnh:
  1. Động mạch cảnh trong
  2. Động mạch cảnh ngoài
  3. Đoạn đầu của động mạch cảnh chung
  4. Đoạn đầu của động mạch cảnh ngoài
  1. Thần kinh giáp dưới chi phối cho cơ nào dưới đây:
  1. Cơ ức móng
  2. Cơ cằm móng
  3. Cơ hai bụng
  4. Cơ trâm móng
  1. Động mạch giáp trên tiếp nối nhánh của động mạch nào?
  1. Động mạch giáp dưới
  2. Động mạch lưỡi
  3. Động mạch dưới đòn
  4. Động mạch hầu lên
  1. Thắt ĐM nào sau đây là nguy hiểm nhất?
  1. Động mạch cảnh trong
  2. Động mạch cảnh chung
  3. Động mạch cảnh ngoài
  4. Nhánh động mạch cảnh ngoài
  1. Vòng động mạch não được tạo bởi nhánh tận của các động mạch nào?
  1. Động mạch cảnh trong và động mạch não sau
  2. Động mạch cảnh trong và động mạch nền
  3. Động mạch não trước và động mạch não sau
  4. Động mạch não trước và động mạch nền
  1. Nguyên ủy của cơ hạ môi dưới:
  1. Đường chéo xương hàm dưới
  2. Đường đan chân bướm hàm dưới
  3. Hố nanh xương hàm trên
  4. Đường chéo xương hàm dưới, giữa lỗ cằm và đường thân xương
  1. Xoang nào lớn nhất trong các xoang mũi:
  1. Xoang hàm trên
  2. Xoang trán
  3. Xoang bướm
  4. Xoang sàng
  1. TM cảnh trong có bao nhiêu chỗ phình:
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  1.  Khe ổ mắt trên cho các nhánh TK nào đi qua:
  1. TK ròng rọc, TK vận nhãn
  2. TK vận nhãn, TK phụ
  3. TK vận nhãn ngoài, TK đá bé
  4. TK phụ, TK ròng rọc
  1. Chức năng của cơ nào sau đây khác với các cơ còn lại:
  1. Phễu chéo
  2. Phễu ngang
  3. Cơ nhẫn phễu bên
  4. Cơ nhẫn phễu sau
  1. TK hoành xuất hiên bờ ngoài cơ nào?
  1. Cơ ức đòn chũm
  2. Cơ nâng vai
  3. Cơ bậc thang trước
  4. Cơ dài cổ
  1. Viêm AV là viêm hạnh nhân nào sau đây?
  1. Hạnh nhân hầu
  2. Hạnh nhân khẩu cái
  3. Hạnh nhân lưỡi
  4. Hạnh nhân vòi
  1. TM cảnh trong phân ra bao nhiêu nhánh ở đoạn cổ:
  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3
  1. Lỗ tròn cho TK nào đi qua:
  1. TK hàm dưới
  2. TK mặt
  3. TK hàm trên
  4. TK mắt
  1. Chọn phương án trả lời đúng:
  1. Cơ hai bụng do TK mặt chi phối
  2. Động tác của cơ cằm móng là nâng xương móng, nâng sàn miệng, hạ xương hàm dưới
  3. TK cổ II chi phối cơ ức móng và cơ vai móng
  4. Cơ bậc thang trước, cơ thẳng đầu trước và bên có tác động gấp đầu và cổ.
  1. Sọ có bao nhiêu khớp hoạt dịch:
  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 5
  1. Chọn câu sai, cơ bám da mặt:
  1. Một đầu bám vào xương hoặc cân sọ mặt
  2. Bám quanh các hốc tự nhiên
  3. Do TK V vận động
  4. Có nhiều cơ bám quanh miệng
  1. Nguyên ủy cơ gò má lớn là:
  1. Sau đường khớp xương gò má - hàm trên
  2. Trước đường khớp xương gò má – thái dương
  3. Bờ dưới ổ mắt ở ngay trên lỗ dưới ổ mắt
  4. Hố nanh xương hàm trên ngay lõ dưới ổ mắt
  1.  Các cơ vùng cổ bên là:
  1. Cơ ức đòn chũm, cơ bám da cổ
  2. Cơ nhị thân, cơ bám da cổ
  3. Cơ ức đòn chũm, cơ trâm móng
  4. Cơ ức đòn chũm, cơ nhị thân
  1. Chọn đáp án đúng về hệ bạch huyết:
  1. Dẫn lưu bạch huyết của toàn bộ chơ thể dưới cơ hoành
  2. Cơ quan bạch huyết quan trọng và lớn nhất cơ thể là gan
  3. Vai trò của bạch huyết là lưu thông bạch huyết ở đầu cổ ngực
  4. Các hạch bạch huyết có vai trò làm sạch bạch huyết trước khi dẫn về hệ tuần hoàn máu
  1. Mô tả sai của cơ ức đòn chũm:
  1. Che phủ mặt trước ngoài của ĐM cảnh chung và trong
  2. Nó là một mốc bề mặt vùng cổ
  3. Khi quay làm mặt qua về bên đó
  4. Nó nằm giữa vùng cổ trước và vùng cổ bên.
  1. ĐM cảnh ngoài có:
  1. 5 nhánh bên và 2 nhánh tận
  2. 6 nhánh bên và 2 nhánh tận
  3. 5 nhánh bên và 3 nhánh tận
  4. 6 nhánh bên và 3 nhánh tận
  1. Chọn đáp án đúng:
  1. Cơ ức đòn chũm, bụng trên cơ vai móng, bụng dưới cơ nhị thân tạo thành tam giác cảnh
  2. Tam giác sưới cằm được tạo bởi thân xương móng, bụng trên cơ nhị thân, bụng trên cơ vai móng
  3. Tam giác hai bụng được tạo bởi xương hàm dưới, bụng dưới cơ nhị thân, bụng trên cơ vai móng
  4. Tam giác cơ được tạo bởi bờ trước cơ ức đòn chũm, bụng trên cơ vai móng, bụng dưới cơ nhị thân.
  1. TK mặt vào thái dương qua lỗ nào:
  1. Lỗ rách
  2. Lỗ TM cảnh
  3. Lỗ tai trong
  4. Lỗ tròn
  1. Cơ nào là mốc chủ yếu của vùng cổ:
  1. Cơ hàm móng
  2. Cơ ức đòn chũm
  3. Cơ ức móng
  4. Cơ trâm móng
  1.  ĐM cảnh chung tách thành ĐM cảnh trong và cảnh ngoài tại:
  1. Đốt sống cổ II
  2. Đốt sống cổ III
  3. Đốt sống cổ IV
  4. Đốt sống cổ V
  1. TK phụ chi phối cơ nào:
  1. Cơ ức đòn chũm
  2. Cơ hàm móng
  3. Cơ bậc thang trước
  4. Cơ bậc thang giữa
  1. Lỗ nào không thuộc mặt não:
  1. Lỗ rách
  2. Lỗ tròn
  3. ổ mắt
  4. phẫn mũi
  1.  lỗ bầu dục cho TK nào đi qua:
  1. Thần kinh hàm trên
  2. TK thị giác
  3. TK hàm dưới
  4. TK mặt.

  1. Các cơ bám da mặt được chi phối bởi thần kinh
  1. TK mặt
  2. TK lang thang
  3. TK hoành
  4. TK số VIII
  1. Các cơ có động tác làm bộc lộ trạng thái cười:
  1. Cơ nâng môi trên, cơ gò má lớn, cơ cười, cơ nâng góc miệng
  2. Cơ gò má lớn, cơ nâng góc miệng, cơ cười
  3. Cơ gò má nhỏ, cơ cười, cơ gò má lớn
  4. Cơ gò má lớn, cơ cười, cơ cằm.
  1. Các cơ nhai bao gồm:
  1. Cơ cằm, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài, cơ thái dương
  2. Cơ cằm, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài, cơ cắn
  3. Cơ cắn, cơ thái dương đỉnh, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài
  4. Cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài
  1. Nguyên ủy và bám tận của cơ chân bướm ngoài:
  1. Nguyên ủy: hai đầu, đầu trên bám vào cánh bé, đầu dưới bám vào mảnh ngoài mỏm chân bướm; bám tận cổ lồi cầu xương hàm dưới.
  2. Nguyên ủy: 2 đầu, đầu trên bám vào cánh lớn xương bướm, đầu dưới bám vào mảnh ngoài mỏm chân bướm; bám tận: hố chân bướm ở mặt trước cổ lồi cầu xương hàm dưới
  3. Nguyên ủy: 2 đầu, đầu trên bám vào cánh lớn xương bướm, đầu dưới bám vào mảnh trong mỏm chân bướm; bám tận: lồi cầu xương hàm dưới
  4. Nguyên ủy: 2 đầu, đầu trên bám vào cánh lớn xương bướm, đầu dưới bám vào mảnh trong mỏm chân bướm; bám tận: lồi cầu xương hàm dưới
  1. Cơ nào có chức năng khép miệng:
  1. Cơ chân bướm ngoài
  2. Cơ chân bướm trong
  3. Cơ cằm
  4. Cơ hạ góc miệng
  1. Cơ nào bám vào trụ xơ cơ ngoài góc miệng:
  1. Cơ vòng miệng, cơ nâng môi trên, cơ nâng góc miệng, cơ hạ góc miệng
  2. Cơ vòng miệng, cơ nâng góc miệng, cơ hạ góc miệng, cơ cằm
  3. Cơ gò má lớn, cơ nâng góc miệng, cơ vòng miệng, cơ mút, cơ hạ môi dưới
  4. Cơ vòng miệng, cơ gò má bé, cơ nâng góc miệng, cơ hạ góc miệng, cơ mút
  1. Chọn ý đúng về 4 cơ dưới móng khi co:
  1. Làm hạ thanh quản và xương móng khi nuốt và nói
  2. Hạ xương móng và nâng thanh quản lúc nuốt và nói
  3. Hạ xương móng và cố định thanh quản lúc nuốt và nói
  4. Cố định xương móng và thanh quản lúc nuốt và nói
  1. Chọn câu đúng:
  1. Cơ 2 bụng có 1 đầu bám trực tiếp vào xương móng
  2. Cảm giác da ở phần cổ trước do TK lang thang chi phối
  3. Miệng không há được có thể do liệt thần kinh sinh ba
  4. Xoang cảnh do ĐM cảnh trong phồng lên
  1. Câu đúng là:
  1. ĐM cảnh trong nằm trong hơn so với ĐM cảnh ngoài
  2. Trừ cơ 2 bụng, các cơ trên móng và dưới móng đều có tên xuất phát từ nguyên ủy và bám tận
  3. Tam giác dưới hàm dưới được giới hạn hai bên bởi bụng trước cơ 2 bụng và phía sau bởi xương móng
  4. Cơ vai móng, cơ 2 bụng là bụng trước và bụng sau
  1. Các bờ của tam giác cảnh gồm:
  1. Cơ ức đòn chũm, bụng trước cơ hai bụng, bụng sau cơ nhị thân
  2. Cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ hai bụng, bụng sau cơ nhị thân
  3. Cơ ức đòn chũm, bụng trên cơ 2 bụng, bụng sau cơ nhị thân
  4. Cơ ức đòn chũm, bụng trên cơ 2 bụng, cơ thang
  1. Cơ ức đòn chũm là mốc để ngăn cách:
  1. Vùng cổ giữa và vùng cổ sau
  2. Vùng cổ giữa và vùng cổ bên
  3. Vùng cổ sau và vùng cổ trước
  4. Vùng cổ bên và vùng cổ trước
  1. Các cơ của khẩu cái bao gồm:
  1. Cơ căng màn khẩu cái, cơ nâng màn khẩu cái, cơ lưỡi gà
  2. Cơ căng màn khẩu cái, cơ nâng màn khẩu cái, cơ khẩu cái mềm
  3. Cơ khẩu cái lưỡi, cơ khẩu cái hầu, cơ khẩu cái mềm
  4. Cơ khẩu cái lưỡi, cơ khẩu cái hầu, cơ khẩu cái cứng
  1. Chọn phát biểu đúng:
  1. Mạc cổ là mạc bao bọc cơ bám da cổ và các thần kinh, tĩnh mạch, bạch huyết nông
  2. Mạc cổ đặc lên bao bọc các mạch cảnh tạo nên bao cảnh
  3. Mạc mặt bao phủ các cơ ở mặt và tuyến nước bọt mang tai
  4. Mạc cổ được chia làm 3 vùng: lá nông mạc cổ, lá sau khí quản và lá trước sống
  1. ĐM cảnh ngoài chui vào trong tuyến mang tai ở mặt nào:
  1. Trong
  2. Ngoài
  3. Sau trong
  4. Dưới
  1. Nơi có bộ phận nhận cảm huyết áp là:
  1. Tiểu thể cảnh
  2. Hạch TK ở cổ
  3. Xoang cảnh
  4. TK ngang cổ
  1.  TK nhận nhiệm vụ truyền thông tin về huyết áp cà nồng độ CO2 về trung tâm tim mạch và hô hấp ở hành não là:
  1. TK lang thang
  2. TK IX
  3. TK hoành
  4. TK hạ thiệt
  1. Cơ nào bắt chéo ngang trước bao cảnh:
  1. Cơ ức đòn chũm
  2. Cơ ức móng
  3. Cơ móng giáp
  4. Cơ vai móng
  1. ĐM cảnh ngoài tận cùng thành ĐM thái dương nông và ĐM hàm trên ở:
  1. Sau cổ lồi cầu xương hàm dưới
  2. Bờ dưới tuyến nước bọt mang tai
  3. Bờ trên loa tai
  4. Bờ sau góc xương hàm dưới
  1. ĐM thanh quản trên là nhánh của ĐM nào:
  1. ĐM hầu lên
  2. ĐM giáp trên
  3. ĐM ngang cổ
  4. ĐM giáp cổ
  1. ĐM mặt tiếp nối với ĐM mắt ở vị trí:
  1. Bờ trên ổ mắt
  2. Góc mắt ngoài
  3. Góc mắt trong
  4. Bờ dưới ổ mắt
  1. Dùng tay sờ vào phía trước bình tai và sau tuyến nước bọt mang tai cảm nhận được mạch đập là do:
  1. ĐM mặt
  2. ĐM hàm trên
  3. ĐM tai trước
  4. ĐM thái dương nông
  1. Chọn phương án đúng:
  1. Thắt ĐM cảnh trong ít nguy hiểm hơn thắt ĐM cảnh chung
  2. ĐM cảnh trong gồm 4 đoạn: đoạn cổ, đoạn nhĩ, đoạn xoang hang và đoạn não
  3. ĐM dưới đòn ở 2 bên có nguyên ủy khác nhau nhưng độ dài 2 bên giống nhau
  4. TM cảmh trong nằm trước cơ bậc thang trước
  1. TM cảnh ngoài là sự hợp lại của:
  1. Nhánh trước của TM sau hàm dưới và TM tai sau
  2. Nhánh sau của TM sau hàm dưới và TM tai sau
  3. Nhánh trước của TM tai sau và TM sau hàm dưới
  4. Nhánh sau của TM tai sau và TM sau hàm dưới
  1. Các ĐM có nhánh nối với nhau:
  1. ĐM dưới đòn và ĐM chậu ngoài
  2. Đm dưới đòn và ĐM chậu trong
  3. Đm nách và ĐM cảnh trong
  4. ĐM nách và ĐM cảnh ngoài
  1. Cơ đối kháng với cơ thằng mặt là cơ:
  1. Cơ chéo trên
  2. Cơ thẳng dưới
  3. Cơ chéo dưới
  4. Cơ thằng ngoài
  1. Con đường lan truyền nhiễm trùng vùng mặt vào xoang TM sọ là:
  1. Từ TM sau hàm dưới
  2. Từ TM mặt
  3. Từ động mạch mặt
  4. Từ động mạch thái dương nông
  1. Thần kinh hoành được tách ra từ:
  1. Nhánh C1, C2
  2. Nhánh C3, C4
  3. Nhánh C3, C4, C5
  4. Nhánh C2
  1. Quai cổ phân nhánh vào tất cả các cơ dưới móng trừ cơ:
  1. Vai móng
  2. Giáp móng
  3. ức móng
  4. giáp ức
  1. ống ngực
  1. bắt chéo trước ĐM dưới đòn phải
  2. bắt chéo trước ĐM dưới đòn trái
  3. bắt chéo sau ĐM dưới đòn phải
  4. bắt chéo sau ĐM dưới đòn trái
  1. tiểu thể cảnh là nơi:
  1. nhận cảm huyết áp
  2. Đổ vào của ĐM cảnh chung và ĐM dưới đòn
  3. Cảm nồng độ khí CO2 trong máu
  4. Đổ vào của ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài.

  1. Xương trán gồm mấy phần chính:
  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5
  1. Phần nào sau đây không thuộc xương trán:
  1. Trai trán
  2. Gò má
  3. ổ mắt
  4. phần mũi
  1. lỗ nào sau đây không thuộc mặt não:
  1. lỗ rách
  2. lỗ tròn
  3. lỗ bầu dục
  4. lỗ gai
  1. Lỗ tròn cho dây TK nào đi qua
  1. TK hàm trên
  2. TK hàm dưới
  3. TK thị giác
  4. Tk khứu giác
  1. Giữa xương đỉnh và xương trán là đường khớp
  1. Lamda
  2. Khớp dọc
  3. Khớp vành
  4. Khớp xương
  1. Cơ nào là cơ mốc chủ yếu của vùng cổ:
  1. Cơ hàm móng
  2. Cơ ức đòn chũm
  3. Cơ ức móng
  4. Cơ trâm móng
  1. Cơ vai móng, cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ nhị thân tạo nên giới hạn của tam giác nào:
  1. Tam giác chẩm
  2. Tam giác hàm dưới
  3. Tam giác vai đòn
  4. Tam giác cảnh
  1. ĐM nào là động mạch chính của não bộ:
  1. Cảnh noài
  2. ĐM hàm dưới
  3. ĐM cảnh trong
  4. ĐM dưới đòn
  1. TK lang thang rời khỏi sọ qua lỗ nào:
  1. Lỗ cảnh
  2. Lỗ gai
  3. Lỗ bầu dục
  4. Lỗ rách
  1. TK nào chi phối bụng sau cơ nhị thân
  1. TK sinh ba
  2. TK mặt
  3. TK lang thang
  4. TK dưới lưỡi
  1. Cơ nào sau đây của thanh quản mở khe thanh môn:
  1. Nhẫn phễu sau
  2. Nhẫn phễu bên
  3. Giáp phễu
  4. Nhẫn giáp
  1. Đám rối cổ tạo nên bởi nhánh trước của mấy TK sống cổ đầu tiên:
  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6
  1. TK nào sau đây không thuộc nhánh nông của đám rối cổ:
  1. TK chẩm nhỏ
  2. TK tai lớn
  3. TK hoành
  4. TK ngang cổ
  1. Cơ nào sau đây không thuộc cơ nhai:
  1. Cơ cắn
  2. Cơ thái dương
  3. Cơ chân bướm trong
  4. Cơ mút
  1. Cơ da đầu chi phối bởi TK nào:
  1. Trên ổ mắt
  2. Chẩm lớn
  3. Chẩm nhỏ
  4. Nhánh thái dương và nhánh tai của TK mặt
  1. TK mặt vào thái dương qua lỗ nào:
  1. ống cảnh
  2. lỗ rách
  3. Lỗ ống tai trong
  4. Lỗ tĩnh mạch cảnh
  1. Thành phần nào đi qua lỗ gai:
  1. TK đá lớn
  2. ĐM màng não giữa
  3. TK lang thang
  4. TK phụ
  1. Không thể há miệng là do liệt cơ
  1. Chân bướm trong
  2. Chân bướm ngoài
  3. Cơ thái dương
  4. Cơ cắn
  1. Mô tả đúng cho động mạch cảnh ngoài là:
  1. Nó cấp máu cho hầu hết da đầu
  2. Là động mạch cấp máu chính cho mặt
  3. Nó nằm ngoài hơn động mạch cảnh trong từ nguyên ủy
  4. Nó không cho nhánh vào trong sọ
  1. Mô tả về cơ ức đòn chũm sai là:
  1. Nó là một mốc bề mặt vùng cổ
  2. Che phủ mặt trước ngoài của động mạch cảnh chung và trong
  3. Khi co làm mặt quay về bên đó
  4. Nó nằm giữa vùng cổ trước và vùng cổ bên.
  1. Hệ bạch huyết gồm mấy thành phần chính:
  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5
  1. Vai trò của hạch bạch huyết là:
  1. Làm sạch bạch huyết trước khi dồn về hệ tuần hoàn máu
  2. Lưu thông bạch huyết ở đầu, cổ, ngực
  3. Dẫn lưu bạch huyêt của toàn bộ cơ thể dưới cơ hoành
  4. Tuần hoàn máu
  1. Cơ quan bạch huyết quan trọng và lớn nhất cơ thể là:
  1. Lách
  2. Tụy
  3. Gan
  4. Tim
  1. Mô tả nào sai về xương ở vòm sọ:
  1. Chúng là loại xương dẹt
  2. Chúng tiếp khớp với các xương lân cận bằng khớp sụn
  3. Chúng được cấu tạo bởi 2 bản xương đặc kẹp một lớp xương xốp ở giữa
  4. Được lót ở mặt trong bằng màng não cứng.
  1. Mô tả sai về cơ vòng mắt là:
  1. Được chi phối bởi TK mặt
  2. Cơ biểu cảm của mặt
  3. Chức năng là mở mắt
  4. Liệt cơ vòng mắt làm nước mắt tràn qua bờ mi dưới
  1. TM não lớn đổ về:
  1. Xoang dọc trên
  2. Xoang ngang
  3. Xoang thẳng
  4. Xoang dọc dưới
  1. Vị giác của 2/3 trước của lưỡi là:
  1. TK sinh ba
  2. TK mặt
  3. TK lang thang
  4. TK thiệt hầu
  1. Động mạch cảnh ngoài có:
  1. 5 nhánh bên và 2 nhánh tận
  2. 4 nhánh bên và 2 nhánh tận
  3. 6 nhánh bên và 2 nhánh tận
  4. 5 nhánh bên và 3 nhánh tận
  1. Nhánh tận của động mạch cảnh ngoài có:
  1. ĐM lưỡi
  2. ĐM hầu lên
  3. ĐM giáp trên
  4. ĐM thái dương nông
  1. Cơ nào tham gia vào việc hạ góc miệng xuống dưới và mở rộng miệng:
  1. Cơ vòng môi
  2. Cơ mút
  3. Cơ hàm móng
  4. Cơ bám da cổ.

Đề thi Giải Phẫu – Hệ CN 2016

  1. Phần xương, cơ :
  • Định hướng xương
  • Phân loại xương dài, xương ngắn
  • Đặc điểm hình thể chung của các đốt sống, số lượng đốt sống cổ, ngực....
  • Có bao nhiêu cặp xương sườn, xương sườn thật, xương sườn giả là những cặp số mấy
  • Xương chi trên thì đoạn nào di động, đoạn nào cố định
  • Chỏm con và ròng rọc xương cánh tay, vị trí của chúng ?
  • Xương trụ tiếp giáp với những xương nào của xương bàn tay
  • Hiện tượng bàn tay rũ do tổn thương thần kinh nào ?
  • Cổ phẫu thuật là ranh giới của cái gì ?
  • Các cơ của lớp nông vùng cẳng tay trước ? Các cơ nào có vai trò duỗi / gập cánh tay
  • Xương chi dưới : định hướng xương; ổ cối được định hướng ntn ?
  • Khi bị ngã tổn thương phần ổ cối những thì xương nào ở phần chậu bị tổn thương ?
  • Ụ ngồi là bám tận của cơ nào
  • Cơ mông lớn, cơ delta, cơ ngực lớn nguyên ủy và bám tận – chủ yếu hỏi các cơ lớn trong sách và rất cơ bản
  • Các lớp cơ nông sâu vùng trước, vùng sau cẳng chân, động tác của các nhóm cơ đó
  1. Phần khớp :
  • Khớp nào là khớp phẳng ?
  1. Phần cơ :
  • Lớp nông, lớp sâu, trước sau của chi trên và dưới
  • Các cơ cơ bản và nông, lớn của vùng ngực
  • Cơ nội tại, cơ ngoại lai của vùng vai
  • Cơ nào là cơ trên móng, dưới móng
  • Cơ khuỷu, cơ cánh tay quay....
  • Cơ nào là cơ nhai
  • Các cơ của vùng bụng....
  1. Phần tuần hoàn :
  • Động mạch cảnh chung, đến đâu thì phân ra ? – bờ trên sụn giáp
  • Động mạch nách phân làm bn nhánh ?
  • Động mạch cánh tay chia làm bn nhánh ?
  • Động mạch đùi chia là bn nhánh ?
  • Đông mạch thân tạng, chậu chung, động mạch chủ ngực, chủ bụng
  • Tĩnh mạch cử a có những nhánh nào ?
  • Phần động mạch tĩnh mạch tim sẽ hỏi ứng dụng như : tổn thương động mạch vành thì sẽ làm sao
  • Tuần hoàn thai nhi, các dây chằng và tĩnh mạch sau khi sinh sẽ tên là gì
  1. Phần hô hấp :
  • Xoang nào không đổ vào ngách mũi giữa
  • Mũi được bao phủ bởi gì
  • Phổi trái hay phổi phải dung tích lớn hơn, phổi nào dễ bị dị vật mắc hơn, phân làm bao nhiêu thùy, động mạch tĩnh mạch nuôi
  • Phần nào không thuộc trung thất, cuống phổi nằm ở mặt nào
  • Phổi có mấy đỉnh, mấy măt....
  1. Phần tiêu hóa :
  • Răng
  • Các phần của dạ dày
  1. Phần tiết niệu :
  • Hình như không có @@
  1. Phần sinh dục :
  • Cơ quan nào là cơ quan SD trong/ ngoài ở nam/nữ
  1. Phần thần kinh :
  • Tất cả thần kinh của chi trên và chi dưới

ĐỀ THI THỬ GIẢI PHẪU

NỘI DUNG

  1. Phần Câu Hỏi MCQ:

Câu 1: Đâu là chi tiết của xương đùi:

  1. Diện nhĩ
  2. Củ vuông
  3. Đường cung
  4. Đường cơ dép

Câu 2: Các mô tả dưới đây về xương chậu là đúng, trừ:

  1. Xương chậu gồm 3 xương là xương cánh chậu, xương ngồi ở phía sau dưới, xương mu ở phía trước dưới
  2. Mặt loa tai thuộc xương cánh chậu là nơi tiếp khớp với xương cùng
  3. Phần tiếp khớp của ổ cối nằm ở trung tâm gọi là hố ổ cối
  4. Lỗ bịt nằm ở giữa xương mu ở trong và xương ngồi ở ngoài

Câu 3: Nếu ổ cối bị gãy ở phần trước thì xương nào bị gãy?

  1. Xương cánh chậu và xương ngồi
  2. Xương đùi và xương mu
  3. Chỉ xương cánh chậu
  4. Xương cánh chậu và xương mu

Câu 4: Xương sên tiếp khớp với tất cả các xương sau trừ:

  1. Xương chày
  2. Xương mác
  3. Xương gót
  4.  Xương ghe
  5. Xương hộp

Câu 5: Nhận định sau về khớp gối là sai

  1. Khớp gối là khớp phức hợp gồm khớp phẳng và khớp bản lề
  2. Bờ trước của sụn chêm trong và ngoài được nối với nhau bằng dây chằng ngang khớp gối
  3. Dây chằng ngoài bao khớp gồm có: dây chằng bánh chè, dây chằng bên chày, dây chằng bắt chéo trước và dc bắt chéo sau
  4. Dây chằng bắt chéo trước của khớp gối ngăn cản sự di lệch ra sau của xương đùi trên xương chày

Câu 6: Khi bàn tay ở tư thế ngửa, xương quay tiếp khớp ở khớp quay- cổ tay với xương nào trong các xương sau đây:

  1. Xương tháp và xương thang
  2. Xương nguyệt và xương thang
  3. Xương nguyệt và xương thuyền
  4. Xương thuyền và xương móc
  5. Xương cả và xương thuyền

Câu 7: Đặc điểm của các xương cổ tay, chọn đáp án đúng:

  1. Có 7 xương cổ tay
  2. Tất cả xương cổ tay đều thuộc loại xương ngắn
  3. Mặt trên của các xương hàng dưới tiếp khớp với các xương đốt bàn tay
  4. Xương đốt bàn thứ 5 tiếp khớp với xương đậu

Câu 8: Xương cánh tay không tiếp khớp với các xương nào sau đây:

  1. Xương vai
  2. Xương đòn
  3. Xương trụ
  4. Xương quay

Câu 9: Xương thang tiếp khớp với:

  1. Xương thê
  2. Xương cả
  3. Xương tháp
  4. Xương nguyệt

Câu 10: Xương nào sau đây không phải là xương hộp sọ:

  1. Xương sàng
  2. Xương bướm
  3. Xương khẩu cái
  4. Xương trán

Câu 11: Chi tiết nào sau đây không thuộc phần ở mắt:

  1. Hõm ròng rọc
  2. Hố tuyến lệ
  3. Khuyết sàng
  4. Rảnh trên ổ mắt
  5. Lỗ thị giác

Câu 12: Mô tả nào sau đây về thần kinh giữa là không đúng:

  1. Nó ngằm trong hơn so với thần kinh cơ bì.
  2. Nó bắt chéo sau động mạch cánh tay.
  3. Nó đi qua ống cổ tay.
  4. Nó chi phối các cơ mặt nông cẳng tay.

Câu 13: Ý nào sau đây mô tả về thần kinh quay không đúng:

  1. Nó không cho bất kì nhánh nào trước khi chui ra vùng cánh tay sau.
  2. Nó có 1 đoạn ngắn ở cẳng tay trước, trước khi chia ra 2 nhánh nông và sâu.
  3. Nó cùng động mạch vai dưới chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu.
  4. Nó chi phối cho toàn bộ các cơ vùng cẳng tay sau.

Câu 14: Xương cánh tay không tiếp khớp với xương nào?

      A. Xương vai              B. Xương đòn       

      C. Xương quay        D. Xương trụ

Câu 15: Các cơ vùng vai và nách do thần kinh nào chi phối (trừ cơ thang)?

  1. Nhánh bên của đám rối cánh tay.
  2. Thần kinh phụ.
  3. Đám rồi cổ.
  4. Thần kinh quay.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng về động mạch dưới đòn?

  1. ĐM dưới đòn phải tách ra từ ĐM cánh tay đầu ở trước khớp ức đòn chũm.
  2. Mặt sau của ĐM dưới đòn phải tựa lên cơ bậc thang.
  3. Đoạn ngực của ĐM dưới đòn trái nằm sau ĐM cảnh chung trái, trước ống ngực.
  4. Đoạn cổ của ĐM dưới đòn trái không bị ống ngực bắt chéo

Câu 17: Ứng dụng lâm sàng để đo huyết áp thường dựa vào mạch đập của :

  1. ĐM cánh tay ở ngày trên khuỷu.
  2. TM nền do TM nền nằm nông dưới lớp da.
  3. ĐM cánh tay sâu.
  4. ĐM quay.

Câu 18: Bệnh nhân có biểu hiện teo và yếu cơ giạng ngón cái ngắn và rồi loạn cảm giác ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngoài ngón nhẫn là do?

  1. Thần kinh giữa bị tổn thương do bị chèn ép.
  2. Thần kinh trụ bị các khối u chèn ép.
  3. Thần kinh quay bị tổn thương.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 19: Cơ nào sau đây không do thần kinh quay chi phối:

  1. Cơ duỗi các ngón tay
  2. Cơ duỗi ngón cái dài
  3. Cơ khoeo
  4. Cơ tam cánh tay.

Câu 20: TK trụ đi sát thành phần nào sau đây ở trên đường đi của nó nhất:

  1. ĐM bên trụ trên
  2. ĐM bên trụ dưới.
  3. ĐM cánh tay sâu
  4. ĐM bên giữa.

Câu 21: Nhánh nào động mạch nách dưới cơ ngực bé

  1. Đm ngực trên
  2. Đm vai trước
  3. Đm mũ cánh tay trước
  4. Đm cùng vai ngực
  5. Đm mũ cánh tay sau

Câu 22. Câu nào Sai về Đm cánh tay sâu

  1. Là 1 nhánh Đm cánh tay
  2. Chui qua tam giác bả vai tam đầu
  3. Không tiếp nối vs Đm mũ cánh tay sau
  4. Cho 2 nhánh tận Đm bên Giữa và bên quay

Câu 23. Tĩnh mạch sâu của chi trên là

  1. Tĩnh mạch đầu
  2. Tĩnh mạch nền
  3. Tĩnh mạch nách
  4. Tất cả
  5. Không có đáp án đúng

Câu 24. Phát biểu đúng Động mạch cánh tay

  1. Chạy tiếp động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực lớn đến chỏm xương quay
  2. Động mạch cánh tay luôn chạy trong ống cánh tay
  3. Động mạch bên trụ dưới tách ra dưới khuỷu tay
  4. ở phần 3 trên cánh tay thần kinh giữa ở trước ngoài và thần kinh trụ và bì cẳng tay nằm trong Đm

Câu 25. Phát biểu đúng Đm quay

  1. là nhánh tận cửa động mạch cánh tay ở hố khuỷu ngang chỏm xương quay
  2. ở cảng tay chạy dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay, cơ luôn nằm trước trong động mạch
  3. ở cổ tay và bàn tay: lúc chạy vòng ra ngoài mu tay Đm đi dưới gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn
  4. Chỉ đi ngang qua mà không chui qua hõm lào giải phẫu 

Câu 26. Phát biểu đúng tĩnh mạch

  1. Tĩnh mạch nông và sâu không tiếp nói vs nhau
  2. Tĩnh mạch đầu bắt nguồn từ phần trong mạng lưới tĩnh mạch mu tay
  3. Tĩnh mạch giữa cẳng tay bắt nguồn từ cung tĩnh mạch gan tay nông
  4. Tĩnh mạch nông chỉ nằm dưới 1 lớp cơ

Câu 27: Mô tả nào sau đây về lưỡi là sai:

  1. Phần trước rãnh tận được cảm giác bởi nhánh của thần kinh sinh ba.
  2. Cảm giác về vị giác của phần trước rãnh tận và nhú dạng đài là của thừng nhĩ.
  3. Các cơ của lưỡi do thần kinh hạ thiệt chi phối.
  4. Nhú có ở cả 2 mặt của lưỡi.

 Câu 28: Mô tả đúng về tuyết nước bọt mang tai:

  1. Ống tuyết đổ trực tiếp vào ổ miệng chính.
  2. Tuyến có mặt trước trong, mặt sau trong, mặt ngoài.
  3. ống tuyến mang tai bắt chéo bờ trong cơ cắn.
  4. TK mặt đi mặt nông của tuyến.

Câu 29: Mỗi răng gồm:

  1. 4 phần: mấu răng,  thân răng, cổ răng, chân răng.
  2. 3 phần: thân răng, cổ răng, chân răng.
  3. 4 phần: men răng, thân răng, cổ răng, chân răng.
  4. 3 phần: thân răng, chân răng, men răng.

Câu 30: Các tuyến nước bọt lớn là:

  1. Tuyến mang tai, tuyến khẩu cái, tuyến dưới lưỡi.
  2. Tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm, tuyến mang tai.
  3. Tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến khẩu cái.
  4. Tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm, tuyến khẩu cái.

Câu 31: Khi nói về lưỡi, câu nào sau đây đúng?

  1. Cơ trâm lưỡi là cơ nội tại của lưỡi.
  2. Lưng lưỡi gồm 2 phần là phần miệng và phần hầu.
  3. Lưỡi không tham gia động tác nhai.
  4. Niêm mạc phần hầu của lưng lưỡi có nhiều nhú lưỡi.

Câu 32: Khi nói về các tuyến nước bọt, chọn sai:

  1. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất.
  2. Ống tuyến dưới hàm đổ vào sàn miệng trên đỉnh của 1 nhú niêm mạc nằm ở bờ bên hãm lưỡi.
  3. Chỉ có 3 cặp tuyến nước bọt là: tuyến mang tai, tuyến dưỡi hàm, tuyến dưới lưỡi.
  4. Tuyến dưới lưỡi đội niêm mạc sàn miệng lên tạo thành nếp dưới lưỡi.

Câu 33: Nằm trong hố hạnh nhân là:

  1. Hạnh nhân khẩu cái
  2. Hạnh nhân hầu
  3. Hạnh nhân vòi
  4. Hạnh nhân lưỡi

Câu 34: Chọn đúng khi nói về răng:

  1. Răng được bọc bằng lớp men răng.
  2. Mỗi răng chỉ có 1 lỗ đỉnh chân răng.
  3. Mọc răng khôn thì sẽ thông minh hơn.
  4. Ổ răng chứa mạch máu và thần kinh nuôi răng.

Câu 35: Câu nào đúng về tuyến mang tai:

  1. Ống tuyến nước bọt mang tai bắt chéo mặt nông cơ cắn.
  2. Tuyến mang tai nằm sau đầu trên cơ ức đòn chũm.
  3. Có các bờ là bờ trước ngoài, bờ sau ngoài và bờ sau.
  4. Ống tuyến nước bọt mang tai đổ vào ổ miệng chính thức

Câu 36: Đối chiếu từ nông vào sâu của tuyến nước bọt mang tai:

  1. ĐM – TM – TK..
  2. TM – ĐM – TK.
  3. TK – TM – ĐM.
  4. TK – ĐM – TM.

Câu 37: Thần kinh cảm giác cho phần sau rãnh tận của lưỡi:

  1. Thừng nhĩ.
  2. TK hàm dưới, nhánh của TK sinh ba.
  3. TK mặt.
  4. TK thiệt hầu.

Câu 38: Cơ nào không phải cơ nội tại của lưỡi:

  1. Cơ dọc trên.
  2. Cơ móng lưỡi.
  3. Cơ ngang lưỡi.
  4. Cơ thẳng đứng lưỡi.

Câu 39: Thần kinh .................. cảm giác da ở mặt ngoài và sau của 1/3 dưới cẳng chân, đến cổ chân và gót.

  1. Mác nông.
  2. Hiển to.
  3. Bắp chân.
  4. Đùi ngoài.                                                                   

Câu 40: Thành phần nào dưới đây không có trong ống cơ khép :

  1. Thần kinh hiển trong.      
  2. Động mạch đùi.
  3. Thần kinh dưới của cơ rộng      
  4. Tĩnh mạch hiển     

Câu 41: Tất cả các cơ dưới đây được chi phối bởi thần kinh bịt, ngoại trừ :

  1. Cơ thon.
  2. Cơ lược.                                                            
  3. Cơ bịt ngoài.
  4. Cơ khép nhỡ.

Câu 42: Động mạch thẹn ngoài xuất phát từ động mạch :

  1. Thượng vị nông.
  2. Mũ chậu nông.                                                 
  3. Bẹn
  4. Đùi

Câu 43: Câu nào trong các câu sau đây SAI về TK ngồi:

  1. TK ngồi là TK lớn nhất cơ thể.
  2. Chức năng của TK ngồi là vận động và cảm giác toàn bộ chi dưới.
  3. TK ngồi được cấu tạo bởi 2 TK là TK chày và TK mác chung được bọc trong một bao chung.
  4. TK ngồi ra khỏi chậu hông ở dưới cơ hình lê
  5. TK ngồi ở vùng mông nằm giữa cơ mông lớn và nhóm cơ ụ ngồi-xương mu-mẫu chuyển.

Câu 44: Câu nào sau đây ĐÚNG khi nói về ống cơ khép:

  1. Là một khe gian cơ nằm ở mặt ngoài của 1/3 giữa đùi.
  2. Thành sau được tại bởi cơ khép dài và cơ khép ngắn.
  3. Thành trước-trong là cơ may.
  4. Thành ngoài do cơ rộng trong tạo nên.
  5. Chứa ĐM và TM đùi, TK hiển và TK tới cơ rộng trong, không chứa TK bịt.

Câu 45: Cho hình vẽ sau: Các chi tiết số 1, 2 , 3 lần lượt là:      

  1. TK chày, TM khoeo, ĐM khoeo.
  2. TK chày, ĐM khoeo, TM khoeo.
  3. ĐM khoeo, TK chày, TM khoeo.
  4. ĐM khoeo, TM khoeo, TK chày.
  5. TM khoeo, ĐM khoeo, TK chày.

Câu 46: Một bệnh nhân bị ngã gãy xương chậu, làm tổn thương thần kinh ngồi, bệnh nhân này có thể có các biểu hiện sau:

  1. Mất thắng bằng
  2. Mất cảm giác vùng cẳng chân và bàn chân, yếu cơ, có cảm giác rần rần như kiến bò
  3. Không thể gấp cẳng chân
  4. Không thể đứng trên gót chân hay ngón chân
  5. Tất cả đều đúng.

Câu 47: Chi tiết nào sau đây không có trên xương gót:

  1. Rãnh gân cơ mác dài.
  2. Ròng rọc sên.
  3. Rãnh gân cơ gấp ngón cái dài.
  4. Ròng rọc mác

Câu 48: Khi tổn thương thần kinh nào trong các thần kinh sau sẽ gây teo và yếu cơ tứ đầu đùi, gây khó khăn cho việc đi bộ, chân có xu thế khuỵu xuống:

  1. Thần kinh đùi
  2. Thần kinh ngồi
  3. Thần kinh mác chung
  4. Thân kinh chày

Câu 49: Phát biểu nào sau đây là sai:

  1. Động mạch khoeo chạy tiếp theo động mạch đùi bắt đầu từ lỗ gân cơ khép lớn
  2. Động mạch gối xuống là nhánh dưới cùng của động mạch đùi tách ra ở đầu dưới của ống cơ khép
  3. Động mạch mũ chậu nông chạy lên trên về phía gai chậu trước trên, tiếp nối với các động mạch mũ chậu sâu, mông trên, mũ đùi trong.
  4. Động mạch đùi sâu tách ra từ mặt sau ngoài của động mạch đùi ở dưới dây chằng bẹn 3,5 cm

Câu 50: Cơ nào sau đây không phải do thần kinh gan chân trong chi phối:

  1. Cơ gan chân
  2. Cơ giạng ngón cái
  3. Cơ giun I
  4. Cơ gấp các ngón chân ngắn

Câu 51: Chọn câu sai trong các câu sau:

  1. Cơ thắt lưng-chậu là cơ gấp đùi mạnh nhất
  2. Cơ may, cơ thon gấp cẳng chân
  3. Cơ tứ đầu đùi gấp đùi
  4. Các cơ mác giúp nghiêng ngoài bàn chân

Câu 52: Câu nào sai về tĩnh mạch hiển lớn:

  1. Là tĩnh mạch lớn nhất cơ thể
  2. Bắt đầu từ đầu trong của cung tĩnh mạch mu chân và đi lên ở trước mắt cá trong
  3. Đổ vào tĩnh mạch đùi ở dưới dây chằng bẹn 3 cm
  4. Tiếp nối nhiều với tĩnh mạch hiển bé và các tĩnh mạch sâu

Câu 53: Câu nào sai về ống cơ khép?

  1. Thành sau tạo bởi cơ khép dài và cơ khép ngắn
  2. Thành ngoài do cơ rộng trong tạo nên
  3. Thành trước trong là lá mạc phủ mặt sâu cơ may
  4. Ống cơ khép chứa động mạch,tĩnh mạch đùi, thần kinh hiển, thần kinh tới cơ rộng trong và thần kinh bịt

Câu 54: Khí quản không được cấp máu bởi:

  1. Thân đm giáp cổ
  2. ĐM giáp dưới
  3. ĐM giáp trên
  4. ĐM phế quản
  5. ĐM phổi

Câu 55: Khí quản được chia thành 2 phế quản chính trái và phải ở đốt sống ngực?

  1. 2-3
  2. 3-4
  3. 4-5
  4. 5-6
  5. 6-7

Câu 56: Cơ nào sau đây không KHÉP thanh môn:

  1. Cơ phễu chéo        
  2. Cơ phễu ngang
  3. Cơ phễu sau
  4. Cơ thanh âm

Câu 57:  Cơ nào sau đây có tác dụng MỞ thanh môn:

  1. Cơ nhẫn phễu sau
  2. Cơ giáp phễu
  3. Cơ giáp nhẫn         
  4. Cơ phễu ngang

Câu 58: Thần kinh nào là TK chính điều khiển các cơ nội tại thanh quản:

  1. TK thanh quản trên         
  2. TK thanh quản quặt  ngược
  3. Nhánh TK thanh quản ngoài     
  4. Nhánh TK thanh quản trong
  5. Tất cả đều sai

Câu 59. Chọn đúng. Thành trong của hòm nhĩ là:

  1. Thành tĩnh mạch cảnh
  2. Thành mê đạo
  3. Thành chũm
  4. Thành động mạch cảnh

Câu 60. Chọn sai:

  1. Trục của phần đá xương thái dương song song với ống bán khuyên sau.
  2. Trụ xương chung là sự hợp thành của trụ đơn ống bán khuyên trước và sau.
  3. Các bóng ống bán khuyên chứa các mào là nơi chứa tế bào cảm thụ thăng bằng.
  4. Mê đạo xương gồm tiền đình, các ống bán khuyên và ống ốc tai.

Câu 61. Chọn sai:

  1. Cơ bàn đạp do thần kinh mặt chi phối.
  2. Thần kinh tiền đình và ốc tai là dây số 8.
  3. Cơ căng màng nhĩ do thần kinh tới cơ chân bướm của thần kinh hàm trên chi phối.
  4. Thần kinh của màng nhĩ đến từ thần kinh hàm dưới, thần kinh lang thang và thần kinh lưỡi hầu.

Câu 62. Xương đe có đặc điểm:

  1. Có một chỏm và 2 trụ.
  2. Có mỏm thấu kính nằm ở trụ  ngắn.
  3. Trụ dài gắn với hố đe bằng dây chằng.
  4. Tất cả sai.

Câu 63. Chọn đúng

  1. Thuỷ dịch nằm trong một màng thuỷ dịch.
  2. Tăng chiết quang dịch kính gây đục thuỷ tinh thể.
  3. Ống kính có thành phần giống huyết tương.
  4. Giữa phòng trước và phòng sau chứa thuỷ dịch.

Câu 64. Điểm giống nhau của giác mạc và củng mạc:

  1. Đều được phủ kết mạc
  2. Đều có bản chất là mô liên kết trong suốt.
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 65. Chọn đúng

  1. Tầng sắc tố chứa melanin có vai trò hấp thụ ánh sáng, tăng phân tán ánh sáng trong nhãn cầu.
  2. Thấu kính tựa lên hố kính của thể kính.
  3. Thân các nơron thần kinh ở võng mạc gọi là nhân mắt.
  4. Bán kính độ cong thấu kính tăng dần theo tuổi.

Câu 66. Cho các ý sau:

        1. Túi kết mạc nằm giữa kết mạc mí và kết mạc phủ giác mạc, củng mạc.
        2. Cơ ngoài nhãn cầu do thần kinh II, III, IV chi phối
        3. Hố tuyến lệ nằm ở góc trên ngoài của thành trên ổ mắt
        4. Thần kinh thị giác gồm 4 đoạn trước khi giao thoa

Phát biểu đúng là :

  1. 1
  2. 1-4
  3. 4
  4. 1-2-3-4

Câu 67. Cho các ý sau:

              1. Thành sau và thành mê đạo của tai giữa liên quan với toàn bộ đoạn  trong xương đá của thần kinh mặt.
              2. U nhô ở thành mê đạo do đỉnh ốc tai tạo nên.
              3. Cửa sổ ốc tai thông hòm nhĩ với ốc tai màng và được đậy kín bởi màng nhĩ phụ.
              4. Cửa sổ tiền đình thông hòm nhĩ và tiền đình của mê đạo xương và được đạy kín bằng xương bàn đạp.

Tập hợp các ý đúng

  1. 1,3,4      
  2. 2,4       
  3. 1,2,3    
  4. Chỉ có 4 đúng

Câu 68. Cho các ý sau:

        1. Khi cơ thể mi co làm chùng dây treo thấu kính ,làm tăng độ đàn hồi của thấu kính
        2. Lớp cơ vòng của mống mắt làm giãn đồng tử còn lớp cơ hình tia làm co đồng tử
        3. Vành mi là một vòng tròn do 70-80 gờ lồi gọi là nếp mi tạo nên
        4. Hõm trung tâm là nơi chỉ có các tế bào nón

Tập hợp các ý đúng

  1. 1,2,3   
  2. 2,4    
  3. 2,3  
  4. Chỉ có 4

Câu 69.  Điều nào sau đây đúng khi nói về các cơ vùng mặt:

  1. Một đầu bám vào mạc, một đầu bám vào da
  2. Một đầu bám vào xương, một đầu bám vào da
  3. Khi co làm dịch chuyển da
  4. Khi co làm dịch chuyển khớp

Câu 70. Các cơ nào sau đây vận động xương hàm dưới khi nhai và nói:

  1. Cơ cắn, cơ nâng góc miệng, cơ hạ góc miệng
  2. Cơ nâng môi trên, cơ hạ môi dưới, cơ vòng miệng
  3. Cơ vòng miệng, hai cơ chân bướm ngoài và trong
  4. Cơ cắn, cơ thái dương, hai cơ chân bướm ngoài và trong

Câu 71. Cơ naò không nằm trên xương móng:

  1. Cơ trâm móng
  2. Cơ hai bụng
  3. Cơ vai móng
  4. Cơ hàm móng

Câu 72. Tam giác cảnh không được giới hạn bởi:

  1. Cơ ức đòn chũm
  2. Bụng trên cơ vai móng
  3. Bụng sau cơ hai bụng
  4. Bụng trước cơ hai bụng

Câu 73. Tĩnh mạch mặt bắt đầu từ:

  1. Tĩnh mạch góc
  2. Tĩnh mạch trên ròng rọc
  3. Tĩnh mạch trên ổ mắt
  4. Tĩnh mạch dưới ổ mắt

Câu 74. Đám rối thần kinh cổ:

  1. Được tạo bởi nhánh trước của 5 dây thần kinh sống cổ đầu tiên
  2. Chỉ vận động các cơ ở cổ
  3. Chỉ cảm giác cho da vùng cổ
  4. Có sự hình thành quai nối từ sự tiếp nối giữa các nhánh trước

Câu 75. Phân nhánh động mạch cảnh ngoài:

  1. 4 nhánh bên, 2 nhánh tận
  2. 5 nhánh bên, 2 nhánh tận
  3. 6 nhánh bên, 2 nhánh tận
  4. 7 nhánh bên, 2 nhánh tận

Câu 76. Động mạch mắt là 1 nhánh của:

  1. ĐM cảnh chung trái
  2. ĐM cảnh chung phải
  3. ĐM cảnh trong
  4. ĐM cảnh ngoài

Câu 77. Bụng trước của cơ vai móng xuất phát từ

  1. Xương ức
  2. Xương móng
  3. Xương đòn
  4. Không phải các xương trên

Câu 78. Động mạch giáp dưới không cấp máu cho

  1. Tuyến giáp
  2. Tuyến dưới hàm
  3. Tuyến cận giáp
  4. Hầu

Câu 79. Mỏm vẹt là một phần của xương nào ?

  1. Đỉnh
  2. Hàm dưới
  3. Xương trán
  4. Bướm

Câu 80. Cho các ý sau:

              1. Trong bộ răng sữa răng cối hàm trên có hai chân răng, răng cối hàm có ba chân răng
              2. Thứ tự mọc răng sữa: răng cửa trung tâm, răng cửa bên, răng nanh, răng cối một, răng cối 2
              3. Răng tiền cối thứ nhất của hàm trên có hai chân răng
              4. Bộ răng vĩnh viễn, răng cối thú nhất hàm dưới có bốn mấu

Tập hợp các ý đúng

  1. 1,2,3   
  2. 2,3    
  3. 1,3,4    
  4. 2,4

  1. Phần Câu Hỏi Đúng Sai:

Câu 1: Về Chi trên

  1. Trên mỏm cùng vai của xương vai có một mặt khớp nhỏ với đầu gần xương đòn
  2. Xương đòn là xương duy nhất nối chi trên với bộ xương trục
  3. Giữa củ lớn và củ bé của xương cánh tay là rãnh gian củ, rãnh này chạy xuống phần gần của thân xương và chứa gân của cơ đenta
  4. Mặt trước mỏm khuỷu xương trụ là mặt khớp và góp phần tạo nên khuyết ròng rọc, mặt trên của nó là nơi bám của cơ cánh tay

Câu 2. Về xương bướm

  1. Hố yên ở hố sọ giữa
  2. Lưng yên ngăn cách rãnh giao thoa thị giác và hố yên.
  3. Chứa lỗ bầu dục
  4. Góp phần tạo nên ổ mắt

Câu 3: Về xương hàm dưới:

  1. Tạo khớp chỏm cầu với xương thái dương.
  2. Có lồi cằm ở mặt sau.
  3. Là chỗ bán của các cơ: cơ thái dương, cơ mút, cơ cắn, cơ chân bướm trong.
  4. Là xương đơn duy nhất trong số các xương mặt.
  5. Có lưỡi hàm dưới che miệng lõ hàm dưới.

Câu 4: lỗ sau năm trong nền sọ:

  1. Lỗ tròn
  2. Lỗ trâm chũm
  3. Lỗ ống tai trong
  4. Lỗ sang

Câu 5: Về Đầu mặt cổ:

  1. ĐM lưỡi là nhánh của ĐM cảnh trong.
  2. TM lưỡi đổ vào TM mặt hoặc trực tiếp đổ vào TM cảnh trong.
  3. TK hạ thiệt vận động các cơ của lưỡi trừ cơ dọc trên.
  4. Nhú dạng đài xếp thành hình chữ V phía sau rãnh tận.

Câu 6: Về thần kinh giữa:

  1. Thần kinh giữa được tạo nên bởi 2 rễ: rễ trước tách từ bó ngoài đám rối cánh tay và rễ sau tách từ bó trong đám rối cánh tay.
  2. Khi đi qua vùng nách và vùng cánh tay trước, tk giữa không cho một nhánh bên nào.
  3. Thần kinh giữa chi phối cho toàn bộ cơ vùng cẳng tay trước.
  4. TK giữa chi phối cho cơ giun II và III.

Câu 7: Về chi trên

  1. TK quay đi qua rãnh nhị đầu trong.
  2. Rãnh nhị đầu ngoài được giới hạn bởi thành trong là bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay.
  3. Đi kèm với dây tk quay trong rãnh nhị đầu là Đm bên trụ trên.
  4. TK giữa đi qua rãnh nhị đầu trong.

Câu 8: Về chi trên

  1. TK quay đi qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu.
  2. TK trụ đi qua ống cổ tay.
  3. Cơ tùy hành của ĐM trụ là cơ gan tay dài.
  4. Đứt tk giữa ở ống cổ tay sẽ không giạng được ngón cái.

Câu 9: Về đầu mặt cổ

  1. Tĩnh mạch lưỡi thu máu tĩnh mạch của lưỡi đổ về tĩnh mạch cảnh trong
  2. Thần kinh hạ thiệt vận động cho các cơ của lưỡi
  3. Kích thước các rang cối tang dần từ răng cối thứ nhất đến răng cối thứ ba
  4. Tuyến dưới hàm có 3 mặt là: mặt dưới, mặt ngoài và mặt trên.

Câu 10: về động mạch nách

  1. Bắt đầu từ khoảng sau điểm giữa xương đòn là sự tiếp tục của ĐM dưới đòn
  2. Tĩnh mạch nách chạy dọc phía ngoài động mạch nách
  3. Động mạch cánh tay sâu là nhánh cuối cùng của động mạch nách
  4. Đm mũ cánh tay trước và sau chạy vòng quanh cổ giải phẫu

Câu 11: Về cung gan tay nông

  1. là sự tiếp tục của động mạch trụ sau khi tách ra nhánh gan tay sâu
  2. cung gan tay nông là cung khép kín bởi các nhánh nối với động mạch quay
  3. tách ra 1 động mạch cho bờ ngoài ngón út và 2 Đm gan ngón chung
  4. nhánh sâu thần kinh trụ chay gần như song song với cung gan tay

Câu 12: Về xương:

  1. Xương thuyền tiếp khớp với 5 xương
  2. Thân xương đùi tạo với đường thẳng đứng góc 7 độ
  3. Có 7 xương cổ chân
  4. Xương sên tiếp giáp với xương thuyền, xương chày, xương gót và xương hộp

Câu 13: Về chi dưới

  1. Ba cơ lớn nhất của vùng mông là : cơ mông lớn , cơ mông nhỡ, cơ mông nhỏ.
  2. Cẳng chân có ba ngăn mạc: ngăn trước, ngăn ngoài và ngăn sau.
  3. Tam giác đùiđược giới hạn ờ trên bới dây chằng bẹn, ờ ngoài bời cơ may và ờ trong bởi bờ trong cơ khép ngắn
  4. Thành sau ống cơ khép được tạo bời cơ khép dài và cơ khép ngắn
  5. thần kinh mác nông chi phối cơ mác dài và mác ngắn thuộc ngăn trước vùng cẳng chân trước

Câu 14: Về Chi dưới

  1. Cơ mác dài giúp gấp gan chân và nghiêng ngọài bàn chân; giữ vững các vòm gan chân.
  2. Nhóm cơ nông vùng cẳng chân sau gồm cơ bụng chân và cơ gan chân.
  3. Toàn bộ các cơ vùng cáng chân sau do thần kinh chày vận động. 
  4. Ở mu chân không có cơ nào.
  5. Có bốn lớp cơ ở gan chân

Câu 15: Về chi dưới

  1. Lớp cơ sâu ở gan chân gồm 4 cơ
  2. Ngãn mạc sau vùng cẳng chân được mạc ngang sâu chia thành phần nông và phần sâu
  3. Hãm gân cơ duỗi dưới (inferior extensor retinaculum) là một dải mạc hình chữ v
  4. Lớp cơ nông ở gan chân gồm 3 cơ
  5. Lớp cơ giữa ở gan chân còn có gân của cơ gấp các ngón chân dài

Câu 16: Về mạch máu chi dưới:

  1. Động mạch đùi chạy tiếp theo động mạch chậu trong bắt đầu từ sau dây chằng bẹn, giữa gai chậu trước-trên và khớp mu.
  2. Cùng nằm trong tam giác đùi với động mạch đùi có tĩnh mạch đùi ở trong, thần kinh đùi và các nhánh của nó ở ngoài.
  3. Động mạch đùi được vây quanh bởi các cơ và mạc tạo nên ống cơ khép
  4. Tĩnh mạch đùi bắt chéo trước động mạch đùi

Câu 17: Về thanh-khí quản

  1. Màng tứ giác có 4 bờ, trong đó bờ trên là dây chằng tiền đình     
  2. Nhờ các cơ nội tại thanh quản mà cả khối thanh quản được vận động
  3. Cơ thanh âm thuộc nhóm cơ nội tại thanh quản 
  4. Khí quản được 16-20 vòng sụn hình chữ C, khuyết ở sau, nằm chồng lên nhau bao bọc
  5. Dây chằng nhẫn khí quản nối từ bờ trên sụn nhẫn tới bờ trên vòng sụn khí quản đầu tiên

Câu 18. Về cơ bàn đạp

  1. Liệt cơ bàn đạp dẫn đến hội chứng giảm thính.
  2. Cơ bàn đạp gắn với cổ xương bàn đạp
  3. Cơ bàn đạp nằm trong khoang rỗng của lồi tháp
  4. Cơ bàn đạp có tác dụng hỗ trợ cơ căng màng nhĩ.

Câu 19. Về hang chũm

  1. Hang chũm thông với hố sọ sau là một bất thường.
  2. Nằm ở thành trên của hòm nhĩ
  3. Đường tiếp cận ngoại khoa vào hang chũm thường là thành ngoài:
  4. Hang chũm khi mới sinh nhỏ, to dần khi trưởng thành

Câu 20. Cho các nhận xét sau, chọn đúng – sai.

  1. Vùng khứu là vùng trên xoăn mũi trên, có màu đỏ tươi vì có các tế bào khứu giác.
  2. Xoang hàm trên và xoang sàng giữa, sau đổ vào ngách mũi giữa
  3. Xoang hàm trên có lỗ đổ cao hơn sàn xoang nên dịch thường bị ứ đọng, vì vậy để dẫn lưu dịch ra cần chọc vào thành ngoài ngách mũi dưới hoặc qua hố nanh trên mặt trước xương hàm trên.
  4. Tiền định mũi được che phủ bởi niêm mạc có chức năng cản bụi và các dị vật thở

Câu 21. Đám rối cổ:

  1. Tạo thành bỏi nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ đầu tiên
  2. Đám rối cổ tiếp nối với các thần kinh sọ IX, X,XI
  3. Quai cổ phân nhánh vào tất cả các cơ dưới móng
  4. Thần kinh hoành được tạo nên bởi các nhánh sau thần kinh cổ III, IV, V ở bờ ngoài cơ bậc thang trước.

Câu 22. Đúng/sai. Các mạc cổ:

  1. Mạc cổ nông hay lá nông mạc cổ là tấm dưới da cổ.
  2. Lá trước khí quản tạo nên bao mạc cho tuyến giáp.
  3. Lá trước sống tạo nên khoang sau hầu.
  4. Khoang trên ức nằm giữa hai lớp của lá bọc.

Câu 23 Đúng/sai. Các cơ vùng đầu, mặt, cổ:

  1. Có 4 cơ nhai.
  2. Các cơ nhai vận động cho xương hàm trên và xương hàm dưới khi nhai và nói.
  3. Các cơ mặt đều do thần kinh mặt vận động trừ cơ bám da cổ.
  4. Các cơ hạ xương móng: cơ giáp-móng, cơ ức-móng, cơ hàm móng.

Câu 24. Cho các ý sau:

  1. Vùng hô hấp của niêm mạc ở mũi là vùng dưới xoăn mũi trên có màu hồng do có sự dồi dào về mạch máu.
  2. Ngách mũi trên có lỗ đổ của xoang sàng trước , ngách mũi giữa là nơi mở thông của xoang trán.
  3. Thần kinh lưỡi chi phối cảm giác chung cho vùng trước rãnh tận.
  4. Thần kinh thừng nhĩ chi phối cảm giác vị giác cho vùng trước rãnh và các nhú dạng đài , thần kinh thiệt hầu cảm giác vị giác cho phần sau rãnh tận.

Câu 25. Cho các ý sau:

  1. Động mạch thông sau, động mạch mạc trước và động mạch mắt là những nhánh bên của động mạch cảnh trong.
  2. Thứ tự đường đi của động mạch cảnh trong: đoạn cổ, đoạn đá, đoạn hang, đoạn não.
  3. Động mạch hàm trên là nhánh bên của động mạch cảnh ngoài.
  4. Trong vùng mang tai, động mạch cảnh ngoài đi ở mặt ngoài của tuyến mang tai rồi chui vào trong tuyến.

Giải phẫu

Nhiều thần kinh mặt , sinh ba 
- chiều dài bờ ruộtbằng chiều dai ruột 
Thừng nhĩ hòa n

 Có một câu phần hậu môn.hỏi vị trí ruột thừa trừ cái nàohập vào tk hàm dưới

Liên quan của phổi trái với phần trên cơ hoành,liên quan của cuống phổi phải

Liết nửa ng bên phải do tắc động mạch nàoa, Hành tá tràng thuộc phần phải tá tràng trên
b, tá tràng trên lq trên trước vs thùy vuông gan 
c, ống mật chủ lq sau vs tá tràng trên
d, tt xuống lq sau vs đầu tụy
Chon a,b,c hay a,c,d....

Đề lớp F sáng ni 
1.cung trước cổ 1
2.rãnh sườn
3.diện sườn ngang đs ngực
4.mảnh đs thắt lưng
5.diện nhĩ
6.rễ trc
7.ống cổ tử cung
8.tk hoành
9.lỗ xoang tm vành
10.vật hang
11.dc liềm
12.phế quản chính dưới trái
13.mép dính gian đồi thị
14.thể hạnh nhân
15.niệu quản
16.lưỡi phổi
17.phế quản phải
18.manh tràng
19.khuyết tâm vị
20.đáy vị
21.đại tràng ngang
22.van 3 lá
23.đm chậu chung phải
24.thừng đm rốn
25.khuyết túi mật 
Còn 5 chi tiết nựa bạn quên mất rồi :((.Bạn rhi xác cũ nên tìm kim cụng hơi vất vả
Các bạn ca sau thi tốt nha!!!

hầu hết là những câu cơ bản, có 70 câu chọn ABCD, ko có câu hỏi theo cụm. Một số câu khó: sụn chêm ở đoạn nào của thanh quản, thủy dịch ở mắt là huyết tương có hay k có protein, trám mở khí quản giữa 2 cơ nào, động mạch thái dương nông k cấp máu cho vùng nào, vùng mông dưới tk nào chi phối, nhánh bên tk quay k chi phối cơ nào, cơ nào k hòa vào vào cơ vòng miệng. Có nhiều câu về đám rối cánh tay, k có câu về đám rối cùng vs thắt lưng, test sau sách k trúng câu mô cả:(( chúc các bạn thi tốt

Vẫn là câu k trúng test sau sách mô ạ.
Chi trên: liên quan đm nách, các bó thần kinh nách. Thần kinh quay chi phối các cơ nào: khuỷu, ngửa... Đm gan tay nông, sâu. Mấy câu như là bị cắt vào tay ở phần mô thì tổn thương cấy chi.. (cẳng tay, cánh tay)
Chi dưới: liên quan đm kheo, tm kheo, tk. Liên quan tk mác nông (sâu), tk đùi với cơ ở cẳng chân. Các cơ vùng mông đc đm nào cấp máu....
Mắt: thêm là liệt cơ mô lác trong, cơ mô qua ròng rọc
À đm cảnh trong, tm.cảnh trong cụng phải đến 7-8 câu, toàn liên quan với cơ, đường đi ntn thôi nha.
Chúc các bạn thi tốt!!

Đề thi thực tập gp sáng nay nhá mn
Đường thang
Mỏm cùng vai
Hõm khớp chỏm x quay
Lồi củ x trụ
Lồi củ chày 
Trần hòm nhĩ
Hố dưới hàm
Cổ x sên
X thuyền
Mào củ bé 
Ống tủy chân răg
Đm mặt
Cơ bậc thang tr
Ụ nhô
Nón đàn hồi 
Thể mi 
Mảnh ngang x sàng
Rễ trong tk giữa
Đầu dài cơ nhị đầu ct
Đm quay
Gân thủng
Cơ hình lêNói chung thi tt giải phẫu các chi tiết thầy cô cắm thi thường rất điển hình nak. Các em cứ bình tĩnh nak. Kinh nghiệm năm ngoái là các chi tiết không phải là không biết mà vào phòng thi đôi khi run nên quên mất.

Một số chú ý:
Nhìn đúng số, đúng kim nhé. Tránh ghi nhầm. Đi thi mang đầy đủ bút, thẻ. Kiểm tra bút à quan trọng.
Có mấy chi tiết khó các năm: 
Củ cảnh. 
Vách lưỡi.
Thung lũng thượng thiệt.
Ngách hình lê.( mô hình thanh quản)
Quai tĩnh mạch hiển.
Mấy cái hố ở xương hàm nak.
Mô hình tai ngoài mấy cái chi tiết của tai thì có thể hỏi cái động mạch hay tĩnh mạch cảnh trong chỗ mô hình tai. Mỏn trâm.
....
Nhưng mà thường thì chỉ có 1-2 chi tiết khó các chi tiết còn lại điển hình như trong atlas với sách đỏ đen viêt thôi.
Tk mác chung 
Tm hiển bé
Tm hiển lớn
Cơ chày tr
Tk cơ bì
Gai ngồi
Cơ cằm lưỡi
Hố gian lồi cầuDiện khớp cùng vai

Khuyết trên vai xg vai
Hố quay xg cánh tay
Diện khớp dưới xg quay
Bờ gian cốt xg trụ
Ngành trên xg mu
Chỏm xg sên
Diện gian lồi cầu trước xg chày
Mép trong đường ráp xg đùi
Nền xg đốt bàn tay 4
Bàn 2 
Mỏm trán xg hàm trên
Hố chân bướm xg hàm dưới
Cơ giáp móng
Tuyến dưới lưỡi
Mỏm trâm xg thái dương
Đm chẩm nhỏ
Tk quặt ngược thanh quản
Đm trung tâm võng mạc
Thanh thất
Lỗ đỉnh ống chân răng
Bàn 3
Tk cơ bì
Đầu dài cơ nhị đầu cánh tay
Đm cánh tay
Cơ duỗi cổ tay quay dài
Nhánh gan tay tk trụ
Đm đùi
Tm khoeo
Cơ lược
Tk mác chung
Cơ mác dài

1.cơ ở vùng cẳng tay trước có 4 cơ nông đúng hay sai?

2.Môt bệnh nhân ko có khả năng duỗi ngón tay thì cho biết bệnh nhân đó đã bị tổn thương thần kinh nào ?

3.vùng đùi trc đc chi phối bởi thân kinh nào ?

4.vùng cánh tay sau có cơ nào ?

5.khi bị chấn thương ở vùng xương quay –trụ thì cơ nào sau đây ko bị ảnh hưởng

A. cơ bán  gân                B.cơ sấp vuông       C.cơ khuỷu

6.cơ nào trong các cơ sau thuộc vùng đùi trước :

A.cơ bán gân    B.cơ bán màng      C.cơ tứ đầu đùi       D.cơ nhị đầu đùi

7.cuống phổi chức phận ko có thành phần nào sau đây

A.động mạch phổi        B.tĩnh mạch phổi      C.động mạch phế quản     D.phế quản chính

8.cơ nào ở phía trc ngoài của vùng bụng ?

9.mạch máu nào sau đây đổ về tâm nhĩ trái

A.động mạch phổi    B.động mạch chủ      C.tĩnh mạch phổi        D.tĩnh mạch chủ

10.thành phần của hệ hô hấp lần lượt từ ngoài vào trong là gì ?

11.tuyến nc bọt dưới hàm là một tuyến nc bọt lớn của vùng miệng đúng hay sai ?

12.tất cả các tuyến nc bọt của vùng mặt đều đổ vào tiền đình miệng Đ/S?

13.thận nằm sau phúc mạc đúng hay sai?

14.khi đặt xông hậu môn ta cần chú ý góc nào ?

A.góc trực tràng –đại tràng     B.góc đại tràng trái

C.góc hỗng hồi tràng               D.góc đại tràng phải

15.tất cả dịch mật đc tiết ra đều đi qua ống mật chủ đúng hay sai?

16. tá tràng ôm chặt thân tụy đúng hay sai ?

17.lách nằm ở vị trí nào của cơ thể ?

18.vỏ và tủy của tuyến thượng thận là hai vùng riêng biệt đúng hay sai?

19.tử cung có những mặt nào ?

20.thần kinh ròng rọc chi phối cơ nào ?

21.thần kinh phụ chi phối cơ nào

22.thấu kính nằm ở trc mống mắt dúng hay sai?

23.tuyến nào sau đây là tuyến ngoại tiết /

A.vùng hạ đồi    

B.tuyến giáp

C.tụy

D.tuyến tùng

Review Giải phẫu 2019-2020

60 câu/ 50p

  1. Xương- khớp
  1. Khuyết ngồi lớn thuộc bờ nào ( bờ sau )
  2. Các xương cấu trúc khớp gối ( xương đùi,xương chày, xương bánh chè )
  3. Xương đốt sống thuộc loại xương nào ( xương ngắn )
  4. Xương có chức năng bảo vệ (A. dẹt   B. ngắn  C. dài   D. không đều)
  5. Xương nào không có phần trai (
  6. Xương cổ tay nào ở lớp thứ 2 từ ngoài vào trong ( xương thê, cả,
  7. Khớp nào là khớp sợi:

A. khớp mu

B. khớp hàm trên

C. Khớp khuỷu tay

D. Khớp vai

  1. Hệ cơ
  1. Cơ có chức năng đóng/ mở thanh môn
  2. Cơ nông nhất vùng cẳng chân sau
  3. Cơ nằm ở phía trong đùi
  4. Cơ nằm sâu nhất cẳng tay trước
  5. Các cơ trên móng và dưới móng thường được đặt tên theo?
  1. Hệ tuần hoàn
  1. Tĩnh mạch nào có van ( A. Tm quay   B. TM cảnh trong  C. TM dưới đòn  D tm Đùi.)
  2. ĐM nền nhận máu từ đm nào
  3. ĐM mũ cánh tay trước xuất phát từ đâu
  4. Ống bạch huyết k nhận bạch huyết ở đâu
  5. ĐM không ở trong vòng tuần hoàn hệ thống
  6. Vị trí van 2 lá, 3 lá tương ứng với sườn mấy? (Hình ảnh X-quang của tim)
  7. Động mạch nào không tách ra từ đm chậu trong
  1. ĐM đùi   
  2. ĐM bịt
  3. ĐM chậu trong
  1. TM nào k đổ vào tm chủ trên
  1. ĐM nào không tách từ động mạch chủ
  1. ĐM thân tạng
  2. ĐM mạc treo tràng dưới
  3. ĐM dưới đòn trái
  4. ĐM cảnh chung trái
  1. Hố bầu dục của tim
  1. Hệ hô hấp
  1. Đường dẫn khí gồm những thành phần nào
  2. Rốn phổi nằm ở mặt nào
  3. Chọn đáp án đúng 
  1. Thành dưới ổ mũi là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm
  2. Tiền đình mũi được bao phủ bởi một lớp da
  3. Xoang trán thông với ổ mũi qua khe mũi trên
  1. Hệ tiêu hóa
  1. Thành phần tạo nên ổ miệng chính thức
  2. Góc tá- hỗng tràng nằm ở vị trí nào
  1. Trước đốt TL II    
  2. Trước đốt sống TL III
  3. Bờ sườn trái trước đốt TL I
  4. Bờ sườn phải trước đốt TL II
  1. Dạ dày liên quan đến ( A. tụy  B. tá tràng  C. gan  D. bàng quang)
  1. Phần nối dạ dày với tá tràng
  1. Phần thực quản không thắt ở đâu
  1. Ranh giới giữa thanh hầu và thực quản
  2. Đoạn bắt chéo cung ĐM chủ
  3. Đoạn bắt chéo phế quản chính trái
  4. Chỗ đổ vào dạ dày




  1. Hệ tiết niệu
  1. Niệu đạo phải đi qua?
  2. Cực trên thận ngang bờ dưới xương sườn XI, đúng hay sai?
  3. Tinh trùng đổ vào niệu đạo ở đoạn nào
  1. Hệ sinh dục
  1. Triệt sản nam thì thắt ở đâu
  2. Tử cung có mấy đoạn thắt
  3. Chỗ tinh trùng gặp trứng ở đâu




  1. Hệ thần kinh
  1. Thần kinh nào tách ra từ đám rối cùng
  2. Thần kinh sọ nào vừa có chức năng vận động, vừa cảm giác
  3. Thần kinh nào tách ra từ đám rối thần kinh cánh tay
  4. Thần kinh thuộc bó trong đám rối cánh tay
  1. Giới thiệu về bộ môn

Phần giữa – bên là mặt cắt trong không gian nào

Danh mục: Tài liệu

Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay