Miễn dịch và ung thư
VAI TRÒ TẬP THỂ DỤC:
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHỐI U BẰNG TẬP THỂ DỤC: TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TẾ BÀO T BẰNG MYOKINE
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Cancer Cell (Tế bào ung thư) , Kurz và cộng sự báo cáo cách tập thể dục có tác dụng ức chế phát triển khối u bằng các quá trình miễn dịch. Nghiên cứu các cơ chế này đặc biệt có ý nghĩa vì các yếu tố lối sống ngày càng trở nên quan trọng như là LIỆU PHÁP HỖ TRỢ CHO BỆNH UNG THƯ.
Đối với nhiều bệnh ung thư, chẳng hạn như UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG và UNG THƯ VÚ, có dữ liệu thuyết phục rằng HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT có tác động đến SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHỐI U, SỰ TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH, TỶ LỆ TỬ VONG VÀ TỶ LỆ TÁI PHÁT.
Các cơ chế rất đa dạng và ban đầu được cho là do tác động gián tiếp, chẳng hạn như tăng chuyển hóa trao đổi chất, tác dụng chống viêm của hoạt động trhể chất, chức năng điều hòa nội tiết và cơ chế chống oxy hóa.
Nghiên cứu của Kurz và cộng sự cho thấy tập thể dục tạo ra các chức năng tác động miễn dịch trực tiếp thông qua phóng thích MYOKINE, là chất ức chế phát triển của khối u.
Bằng chứng cho thấy tập thể dục có tác động trực tiếp đến khả năng miễn dịch tế bào để chống lại bệnh ung thư hiện rất thuyết phục. Tác dụng huy động và kích hoạt của mỗi đợt tập thể dục nhiều lên tế bào diệt tự nhiên (NK) và tế bào T thể hiện một quá trình thiết yếu của sự tương tác giữa tập thể dục và khối u. Ở đây, cơ chế cường giao cảm adrenergic tương tác với các tín hiệu kích hoạt thông qua myokine. Để đáp ứng với tập luyện thường xuyên và tăng cường sức khỏe tim phổi, người ta thấy sự thích nghi lâu dài của hệ tạo máu, được phản ánh bằng thay đổi tỷ lệ các quần thể tế bào T đối với các tế bào non trẻ hơn và ít các loại tế bào biệt hóa cao. Ngoài ra, tập thể dục nhiều và thường xuyên làm tăng tỷ lệ tế bào T điều hòa, góp phần tạo ra môi trường miễn dịch cân bằng.
Từ các thí nghiệm trên động vật, chúng ta có thể biết rằng việc chạy bộ thường xuyên ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào CD8 + và tế bào T gây độc tế bào phát triển các chức năng chống khối u được cải thiện.
Trong bất kỳ hình thức hoạt động thể chất nào, cơ vân (cơ bắp) co lại và giải phóng các phân tử tín hiệu khác nhau hoạt động theo cách tự tiết, cận tiết và nội tiết. Chất lượng và số lượng của các phân tử được tiết ra phụ thuộc vào chế độ, thời gian và cường độ tập luyện. Ngoài nhiều tác dụng về trao đổi chất, myokine còn thể hiện nhiều chức năng miễn dịch. Nhiều phân tử trong số này, chẳng hạn như IL-6, tham gia vào thông tin chéo mạnh với tế bào T, liên quan đến huy động cũng như di cư và xâm nhập vào các cơ quan và mô. Điều này cũng đã được chứng minh đối với myokine IL-15, IL-15 được biểu hiện ở cơ vân và được phóng thích vào tuần hoàn. Cho đến nay, đây là myokine duy nhất thúc đẩy sự sống còn của tế bào T gây độc tế bào (Loại tế bào chủ chốt tiêu diệt tế bào ung thư).
Đây chính xác là nghiên cứu của Kurz et al. (2022) kết nối rất tốt và lấp đầy khoảng trống về cơ chế. Đầu tiên, nghiên cứu cho thấy một cách ấn tượng là rèn luyện sức bền sẽ huy động tế bào T vào máu thông qua việc tăng giải phóng adrenaline. Các tế bào T gây độc tế bào IL-15Ra tích tụ và xâm nhập vào khối u. Quá trình này qua trung gian IL-15, nhưng nghiên cứu này bổ sung thêm một khía cạnh trọng tâm của miễn dịch học tập thể dục trong bối cảnh các bệnh về khối u. Con đường truyền tín hiệu phân tử chính xác của IL-15 trong tế bào CD8 cần được làm sáng tỏ trong các nghiên cứu trong tương lai. Mô hình ung thư tuyến tụy được sử dụng ở đây có ý nghĩa đặc biệt vì đây là bệnh lý khối u có tỷ lệ tử vong đặc biệt cao. Điều quan trọng là sự thâm nhập cao của tế bào CD8 + sau khi tập thể dục cũng được thể hiện ở các khối u ở người, nhờ đó dữ liệu trên người hỗ trợ cho kết quả của mô hình động vật. Điều này dường như không xảy ra ở tất cả các loại khối u thông qua tập thể dục.
Một khía cạnh quan trọng khác của hoạt động thể chất chỉ đại diện cho một liệu pháp hỗ trợ, nhằm hỗ trợ liệu pháp chính và giảm tác dụng phụ. Vì vậy, thường thiếu công trình khoa học coi hoạt động thể chất đi kèm với liệu pháp thuốc miễn dịch. Kurz và cộng sự. (2022) đã chỉ ra rằng trong bối cảnh sử dụng chất ức chế điểm kiểm tra PD-1, hoạt động thể chất có tác dụng hỗ trợ trị liệu. Tại thời điểm này, điều quan trọng vẫn là phải làm rõ cơ chế phân tử theo loại bài tập nào mà mô khối u được nhạy với liệu pháp miễn dịch PD-1 (Hình 1 ).
Các phát hiện này cho thấy tầm quan trọng lớn đối với myokine IL-15, tăng trong tuần hoàn trong 10–120 phút sau khi rèn luyện sức bền và sức mạnh, bất kể tuổi tác hay tình trạng tập luyện. Bên cạnh nhiều tác dụng chuyển hóa, chẳng hạn như cải thiện hấp thu glucose và hấp thu axit béo vào cơ vân, IL-15 dường như còn có nhiều chức năng miễn dịch, chẳng hạn như kích hoạt tế bào diệt tự nhiên (NK). Mức độ mà các kết luận có thể được rút ra ở đây về IL-15 như một mô phỏng tập thể dục phải được các nghiên cứu trong tương lai thể hiện. Tuy nhiên, chắc chắn hoạt động thể chất cũng có thể đóng góp đáng kể vào điều trị khối u thông qua giải phóng IL-15 và kích hoạt tế bào CD8 +. Nếu xem xét hiệu quả toàn diện của tập thể dục đối với các bệnh về khối u, bệnh nhân sẽ hưởng lợi từ nhiều tác dụng khác. Đối với liệu pháp tập thể dục, người ta đã chứng minh một cách thuyết phục rằng nó làm giảm mệt mỏi liên quan đến ung thư, chống suy nhược, tăng hiệu suất cơ bắp và tim mạch, nâng cao chất lượng cuộc sống và nhiều yếu tố quan trọng khác cho bệnh nhân (Nadeau và cộng sự, 2018).
Từ góc độ lâm sàng, điều quan trọng là phải nghiên cứu các khuyến nghị tập thể dục chính xác hơn. Điều này bao gồm phương thức, khối lượng, thời lượng và cường độ tập luyện tối ưu. Các giao thức tập thể dục trong nghiên cứu của Kurz et al. (2022) chắc chắn là một khởi đầu tốt để tiếp cận các chế độ tập luyện khác biệt trên mô hình chuột. Tuy nhiên, tất cả các mô hình này chắc chắn có rào cản cao trong việc chuyển đổi từ mô hình chuột sang bệnh nhân và đào tạo trong môi trường lâm sàng. Đối với IL-15, gia tăng toàn thân cũng được gây ra bởi việc tập luyện sức mạnh hoặc có đối kháng kèm theo tác dụng đồng hóa trên mô cơ. Điều này sẽ đặt ra câu hỏi ở mức độ tập luyện sức mạnh nào cũng có tác dụng tương tự trong liệu pháp điều trị khối u. Các nghiên cứu trong tương lai nên đề cập đến chương trình tập thể dục tối ưu để giải phóng IL-15 đáng kể ở bệnh nhân, bao gồm cả các phương pháp điều trị hiện tại khác trong ung thư.
Tham khảo :
https://www.nature.com/articles/s41392-022-01116-6
Hình ảnh minh họa: Tác động cảu tập thể dục đến toàn thân và môi trường quanh bướu.