TĂNG KALI MÁU
ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ Y HÀ NỘI
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
Sự phân bố kali trong cơ thể
➢Plasma chiếm 25% dịch ngoại bào
➢Tổng lượng kali trong plasma 20-25 mEq # 0.4%
tổng lượng Kali của cơ thể
➢ Do đó, [K] máu không nhạy đối với sự thay đổi kali của toàn cơ thể.
_______________________________
📍📍📍📍📍📍📍
Định nghĩa: Tăng K máu là tình trạng [K] máu > 5mEq/l
Theo European Resuscitation Council Guideline
• Tăng kali máu nhẹ: 5.5-5.9 mmol/L
• Tăng kali máu trung bình: 6.0-6.4 mmol/L
• Tăng kali máu nặng: ≥6.5 mmol/L
—> Bất kì một nguyên nhân nào gây nên sự thay đổi nồng độ K máu đều vô cùng nguy hiểm, gây đe doạ đến tính mạng. Mức độ nặng của tăng kali máu: các RL điện tim
_______________________________
Các nguyên nhân gây tăng K máu
✍️Tăng nhập
• Truyền máu lượng lớn
• Cung cấp kali (IV hoặc uống)
• Chế độ ăn nhiều kali
• Muối thay thế
✍️Tăng sản suất
• Tán huyết
• Ly giải cơ
• Bỏng diện rộng
• Hội chứng ly giải u (hoá trị, xạ trị điều trị ung thư)
• Hoạt động thể lực quá mức
• Chấn thương
✍️Tái phân bố: chuyển từ nội bào ra ngoại bào
• Toan máu (chuyển hóa hoặc hô hấp): để tăng pH máu thì trên màng tế bào kênh K+/H+ được hoạt hoá trao đổi 1H+ vào tế bào cho ion K ra ngoại bào
• Thiếu insulin
• Thuốc
▪Succinylcholine
▪Beta-blockers
▪Digoxin (ngộ độc hay quá liều)
• Tăng kali máu liệt chu kỳ gia đình
✍️Giảm bài tiết
• Giảm GFR (vd: suy thận cấp hoặc suy thận mạn gđ cuối)
• Giảm hoạt động của mineral corticoid (aldosterol)
• Khiếm khuyết bài tiết bởi ống thận (Vd, toan hóa ống thận typ II và IV)
• Thuốc (vd: NSAIDs, cyclosporine, lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể)
✍️Tăng giả
• Mẫu máu xét nghiệm bị tán huyết
• Garrot quá lâu
• Tăng tiểu cầu
• Tăng bạch cầu
_________________________________
Lâm sàng của tăng Kali máu
➢[K] tăng càng nhanh, triệu chứng càng nặng
nề
➢Tăng [K]/máu mãn thường dung nạp ở mức nồng độ 7-8mEq/l, trong khi tăng kali máu cấp sẽ nghiêm trọng như ngưng tim xảy ra ở ngưỡng [K] thấp hơn
➢Biểu hiện thần kinh cơ: yếu cơ, mất phản xạ, liệt hướng lên, giảm thông khí
➢Triệu chứng dạ dày ruột: buồn nôn, nôn, đau quặn từng cơn và tiêu chảy
_________________________________
💊💊💊Điều trị tăng Kali máu
Step 1: Protect the heart
Step 2: Shift K+ into cells
Step 3: Remove K+ from body
Step 4: Monitor K+ and glucose
Srep 5: Prevent recurrence
- Nếu không có rối loạn tim mạch, bước đầu tiên là xác định tăng kali/máu thật sự.
➢Ngưng cung cấp Kali
➢Bệnh nhân không triệu chứng với sự tăng nhẹ Kali (5 - 6.0 mEq/l) cần xác định và điều trị nguyên nhân gốc
➢Khi có triệu chứng, điều trị cần tích cực :
▪Đối kháng tác dụng trên màng tế bào
▪Chuyển K từ dịch ngoại bào vào trong tế bào ▪Lấy K+ khỏi cơ thể
📌Đối kháng tác dụng trên màng tế bào
➢Chỉ định khi tăng kali máu nặng (> 7mEq/l) và hoặc kèm thay đổi nghiêm trọng trên ECG (mất sóng P và QRS giãn)
➢Tác dụng chỉ kéo dài 15 – 30 phút
➢Calcium chlorid hoặc Calcium gluconate
➢Nếu ngộ độc digitalis: không sử dụng calcium (Magne thay thế)
📌 Chuyển kali vào trong tế bào
Insulin + glucose
50g–100g Glucose (D20% 500ml) + 10-20 đơn vị Insulin thuờng TTM
➢Nếu có hiệu quả [K+] sẽ giảm 0.5-1.5 mmol/L ➢Khởi đầu tác dụng sau 15 – 30 phút
➢Thời gian tác dụng 4 – 6 giờ.
➢Chỉ định khi tăng kali máu nặng (K+ ≥ 6,5 mmol/L) cũng có thể chỉ định khi tăng kali máu mức độ trung bình (K + = 6,0 - 6,4 mmol/L)
Natri Bicarbonate
➢Bicarbonate chỉ hiệu quả chuyển kali vào tế bào nếu bệnh nhân toan toan máu.
➢Hiệu quả bắt đầu sau 4 giờ và kéo dài khoảng > 6 giờ.
Albuterol
➢Phun khí dung: 10-20mg trong >15 phút
➢TTM: 0.5mg trong 100ml D5W TTM trong >15ph
➢Có thể giảm [K] 1 – 1.5 mmol/l
➢Tác dụng sau 10 - 30 phút, kéo dài khoảng 3-6 giờ.
➢Hiệu quả ở bn suy thận cần hạn chế dịch nhập.
➢Chỉ định khi tăng kali máu nặng (K+ ≥ 6,5 mmol/L) cũng có thể chỉ định khi tăng kali máu mức độ trung bình (K + = 6,0 - 6,4 mmol/L)
📌 Tăng thải kali
Resonium (Sodium polystyrene sulfonate)
➢Liều: 15-45g uống hoặc thụt tháo, pha với 50ml dung dịch sorbitol 20% hoặc lactulose (15x4)
➢Giảm [K] 0.5 – 1 mEq/l ➢Hiệu quả sau 1 – 2 giờ ➢Kéo dài 4 – 6 giờ
➢Chỉ định trong điều trị tăng kali máu mức độ trung bình và nhẹ
Lợi tiểu quai hoặc thiazide
➢Liều: 20-80mg phụ thuộc vào tình trạng dịch và chức năng thận
➢Hiệu quả giảm kali phụ thuộc vào đáp ứng với lợi tiểu
➢Khởi phát sau 30 – 60 phút ➢Kéo dài 4 – 6 giờ
Lọc máu
➢Lọc máu: và phương pháp hiệu quả và đảm bảo loại trử kali ra khỏi cơ thể.
➢Làm giảm [K] 1 mEq/l trong giờ đầu và mỗi 1mEq/l 2 giờ sau đó.
#bácsĩnộitrú
#nguyễnhuythông
#yhànội
#ônthinộitrú