📚CƠ CHẾ BỆNH SINH HỘI CHỨNG NÃO GAN
Cho đến hiện nay, cơ sở sinh lý bệnh của hội chứng gan – não là do suy tế bào gan và luồng thông cửa – chủ do phẫu thuật hay do sự hình thành tự nhiên của tuần hoàn bàng hệ.
Hội chứng não – gan là kết quả của nhiều yếu tố, như các chất đạm bao gồm protein, acid amin, amoniac, mercaptan, rối loạn chuyển hóa và sự tích tụ chất dẫn truyền thần kinh ức chế do không qua được gan chuyển hóa có thể đóng một vai trò quan trọng.
Về cơ chế bệnh sinh của hội chứng não – gan có rất nhiều giả thuyết, trong đó bằng chứng chắc chắn nhất là thuyết ngộ độc amoniac.
Shunt nối thông cửa – chủ là nguyên nhân quan trọng của bệnh não liên quan đến ngộ độc amoniac, còn được gọi là bệnh não do nitrogen.
1. Sự hình thành và chuyển hóa của amoniac
✍️ Amoniac được tạo ra chủ yếu từ ruột, thận và cơ vân, nhưng đường tiêu hóa là cửa ngõ chính vào cơ thể của amoniac. Hấp thu amoniac trong ruột chủ yếu là amoniac không ion (NH3), chúng được khuếch tán vào niêm mạc ruột. NH3 khuếch tán dễ dàng vào máu và có tính độc hại, chúng có thể qua được hàng rào máu não.
✍️ NH4 là dạng muối, tương đối không độc và không qua được hàng rào máu-não. Amoniac được tế bào biểu mô ống thận bài tiết dưới dạng NH4 làm nước tiểu acid.
+ Khi cơ thể nhiễm kiềm, một lượng lớn NH3 được hấp thu vào tĩnh mạch thận để vào máu, làm amoniac máu tăng.
+ Khi cơ thể nhiễm acid, amoniac đổ vào trong lòng ống thận dưới dạng muối amoni (ví dụ như NH4Cl) để bài tiết qua nước tiểu, Đây là một cơ chế quan trọng bài tiết acid của thận.
2. Các hình thức thải trừ amoniac của cơ thể:
✍️ Amoniac được gan chuyển hóa thành ure, đây là con đường chuyển hóa chính. Sau quá trình trao đổi chất, amoniac trong vòng ornithine được chuyển thành ure.
✍️ Não, gan, thận và các mô: chuyển hóa amoniac thành glutamate và glutamine (α-ketoglutarate kết hợp với NH3 → glutamic acid, glutamic kết hợp với NH3 → glutamine).
✍️ Bài tiết amoniac dưới dạng ure của thận là cơ chế chính để đào thải amoniac ra khỏi cơ thể, ngoài thải ra một lượng lớn urê, thận cũng loại trừ một số lượng lớn amoniac dưới dạng bài tiết NH4.
Khi nồng độ amoniac trong máu quá cao, một lượng nhỏ có thể được phổi đào thải qua hơi thở.
3. Suy chức năng gan
✍️ Suy chức năng gan là nguyên nhân chính gây bệnh não của amoniac khi amoniac trong máu cao. Tăng cao amoniac quá mức trong máu cũng có thể do nguyên nhân ngoại sinh hay nội sinh.
+ Ngoại sinh như uống quá nhiều thực phẩm đạm thủy phân hoặc sử dụng ma túy.
+ Tăng amoniac máu nội sinh có thể do quá trình tạo amoniac quá mức của vi khuẩn đường ruột, chẳng hạn như bệnh nhân suy thận hoặc có hội chứng thận hư lại ăn quá nhiều đạm, ure trong máu cao được bài xuất qua niêm mạc ruột già rồi được chuyển thành amoniac, sau đó amoniac lại khuếch tán vào niêm mạc ruột rồi vào máu.
Xuất huyết tiêu hóa, máu trong đường ruột bị phân hủy thành amoniac rồi được hấp thu vào máu. Quá trình sản xuất amoniac từ lượng đạm trong thức ăn cũng tương tự.
✍️ Trong suy chức năng gan, gan giảm hoặc mất khả năng chuyển amoniac thành ure. Khi có shunt cửa – chủ amoniac trong tĩnh mạch cửa đổ thẳng vào tĩnh mạch chủ mà không qua gan do đó không được gan chuyển hóa làm tăng amoniac máu.
#bácsĩnộitrú
#nguyễnhuythông
#yhànội
#ônthinộitrú