Sinh Lý - Tính hưng phấn của noron

Đăng vào ngày 2021-09-02 23:48:24 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Sinh lý học

Đặc tính sinh lý của nơron

Tính hưng phấn: nơron là những tế bào có tính hưng phấn cao thậm chí có khả năng tự hưng phấn. Cơ sở của đặc tính sinh lý này là sự phân cực của màng trong trạng thái nghỉ (điện thế nghỉ) và sự khử cực màng trong trạng thái hưng phấn (điện thế hoạt động) là kết quả hoạt động của các kênh ion trên màng tế bào.

Điện thế màng

Điện thế màng nơron được tạo nên do sự chênh lệch nồng độ ion giữa trong và ngoài màng, có giá trị khoảng -70mV.

Sự biến đổi điện thế màng

Điện thế phân độ

 

Điện thế phân độ

    • Điện thế phân độ tạo ra khi các kênh protein có cổng đóng-mở hoạt động, cho phép các ion đặc hiệu đi qua.
    • Sự thay đổi độ tập trung và phân bố các ion tạo ra sự thay đổi điện thế nghỉ của màng tế bào. Điện thế phân độ có thể là thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc giảm tính phân cực màng
    • Mức độ mở các kênh ion phụ thuộc vào cường độ kích thích, tăng cường độ kích thích gây tăng điện thế màng khi đáp ứng: Nếu làm tăng tính phân cực của màng (ưu phân cực): điện thế ức chế, Nếu làm giảm tính phân cực của màng (tăng tính hưng phấn): điện thế kích thích

Điện thế hoạt động

    • Điện thế hoạt động là tín hiệu thần kinh hay còn gọi là xung động thần kinh. Được tạo ra ở vùng tiếp nối sợi trục với thân neuron
    • Sự phát sinh và dẫn truyền điện thế hoạt động đều có sự tham gia của kênh Na và kênh K đóng mở theo điện thế
    • Điện thế hoạt động là sự biến đổi nhanh chóng điện thế màng thành giá trị dương rồi quay trở lại giá trị âm ban đầu

Các giai đoạn của điện thế hoạt động

    • Ở trạng thái nghỉ, các kênh Na, K có cổng đóng mở theo chất gắn đều đóng
    • Kênh Na mở phát sinh điện thế hoạt động, Sự phát sinh điện thế hoạt động phụ thuộc vào cường độ kích thích và điện thế phân độ do kích thích đó: Nếu điện thế phân độ là điện thế ức chế (ưu phân cực) sẽ không làm mở cổng hoạt hóa của kênh Na, Nếu điện thế phân độ là điện thế kích thích  nhưng chưa đến ngưỡng -55mV cũng sẽ không làm mở cổng hoạt hóa của kênh Na; Khi điện thế phân độ cao hơn ngưỡng -55mV sẽ gây hiện tượng mở kênh Na đóng mở theo điện thế làm xuất hiện điện thế hoạt động
    • Quy luật tất hoặc không
    • Tái cực: K+ đi ra
    • Giai đoạn trơ tuyệt đối (thời gian khử cực), trơ tương đối (thời gian tái cực

Sự dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục nơron

 

Theo quy luật "tất cả hoặc không".

Dẫn truyền xung động thần kinh là dẫn truyền điện thế hoạt động: khi tổng đại số các kích thích, ức chế tại vùng gò Hillock  đạt tới ngưỡng làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền toàn bộ màng sợi trục

Dẫn truyền theo cả hai chiều
Tốc độ dẫn truyền ở sợi trục có myelin nhanh hơn sợi không có myelin (xung động nhảy cách qua eo Ranvier).

Tốc độ dẫn truyền tỷ lệ với đường kính sợi trục

Phân loại sợi theo tốc độ dẫn truyền

Loại sợi

Đường kính (mm)

Tốc độ (mét/giây)

Chức năng

Aa

15 (9 – 20)

70 – 120

Sợi cảm giác ở suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân.
Ab

8

30 – 70

Sợi truyền xúc giác (da)
Ag

5

15 - 45

Sợi vận động ở suốt cơ
Ad

3

5 - 30

Dẫn truyền cảm giác nhiệt và đau “nhanh” (da)
B

3

3 - 15

Sợi trước gạch giao cảm
C

1 (0,5 – 2)

0,5 - 2

Dẫn truyền cảm giác đau “chậm”, sợi sau hạch giao cảm (không có myelin)

Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung động xuất hiện trên sợi thần kinh càng cao

Xung động được dẫn truyền riêng trong từng sợi và trên sợi trục còn nguyên vẹn.

 Resource: Sinh Lý Học

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay