SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NAM

Đăng vào ngày 2021-09-17 08:09:05 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

SINH LÝ HỌC

Giải phẫu chức năng bộ máy sinh sản nam


Hình. Cấu tạo bộ máy sinh dục nam

1. Bìu

Tinh hoàn

Chia thành nhiều thuỳ bằng các vách xơ, mỗi thuỳ có nhiều ống sinh tinh nhỏ ngoằn ngoèo, thành ống được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là tế bào Sertoli và các tế bào dòng tinh tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.

    1. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig sản xuất testosteron và các mạch máu

2. Dương vật

Dương vật có chức năng bài xuất nước tiểu, giao hợp và phóng tinh. Phần gốc dính vào bìu-mu háng, tận cùng là quy đầu. Bên trong chứa ống phóng tinh , hai thể hang và một thể xốp. Thể xốp cấu tạo bởi mô cương (mô liên kết-cơ, chứa những hốc máu, động mạch lò xo, tiểu động mạch và tĩnh mạch có các cấu trúc hãm tạo thành các van). Thể hang có nhiều hốc máu.

3. Hệ thống ống sinh sản nam: ống mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống xuất tinh, niệu đạo

Ống mào tinh là hệ thống ống dài 6m, cấu tạo bởi biểu mô trụ giả tầng, các lông tiết cứng bề mặt giúp cho việc hấp thu dịch thừa từ tinh hoàn và vận chuyển chất dinh dưỡng, giúp tinh trùng có khả năng di động. Khi có kích thích, co cơ trơn đẩy dịch từ mào tinh vào ống dẫn tinh. Nếu tinh trùng ở quá lâu >20 ngày sẽ bị thực bào tiêu hủy.

Ống dẫn tinh và ống xuất tinh: từ mào tinh hoàn chui qua lỗ bẹn, vòng trước xương mu rồi thành được cấu tạo bởi lớp sợi chun, cơ trơn sinh tinh, tinh trùng sống vài tuần nhưng khi  phóng  ra ngoài, sống tối đa từ 24-48 giờ.

4. Các tuyến sinh dục phụ

Tuyến tiền liệt

Bài tiết dịch tiền liệt tuyến có pH = 6,5, nhiều acid amin, ion calci,  enzym, phosphatase, tác dụng vào fibrinogen làm đông nhẹ tinh dịch ở đường sinh dục nữ, giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung.

5. Tinh dịch

Tinh dịch đồ

Nguồn gốc

Chức năng

Tinh trùng

Ống sinh tinh

Thụ tinh với noãn, mật độ >20 x 106/ml, hình thái bình thường >= 30%, tỉ lệ di động     tiến tới nhanh >=25%.

Fructose

Túi tinh

Cung cấp năng lượng cho di chuyển  tinh trùng

VitaminC

Túi tinh

Thành phần dinh dưỡng

Acid citric

Tuyến tiền liệt

Thành phần dinh dưỡng, tạo pH

Chất nhày

Tuyến hành niệu đạo

Làm trơn

Fibrinogen

Tuyến tiền liệt

Làm đông tinh dịch

Enzym đông

Tuyến tiền liệt

Chuyển fibrinogen thành fibrin, tinh dịch đông dính vào cổ tử cung và âm đạo

Prostaglandin

Túi tinh

Tăng co bóp nhu động của đường sinh dục nữ để đẩy tinh trùng về phía loa vòi tử cung, giảm độ quánh của chất nhày cổ tử cung

Fibrinolysin

 

Tan fibrin

Hệ đệm

Tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo

Tạo pH 7,2-7,6 trung hòa với pH acid của âm đạo, bảo vệ tinh trùng

Nước

Tất cả các tuyến

 

Giao hợp và phóng tinh

Giai đoạn hưng phấn: kích thích cơ học (sờ, nắn, đụng chạm tại chỗ) hoặc tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) > hoạt hóa hệ thần kinh trung ương đến tủy cùng, sợi phó giao cảm đi ra kích thích giải phóng NO > gây giãn mạch, cơ trơn, thể hang căng đầy máu > ép vào tĩnh mạch > máu ứ lại > dương vật to, dài ra, cương, cứng. Tuyến hành niệu đạo bài tiết dịch.

Giai đoạn cao nguyên-duy trì khoái cảm, cương cứng trong khoảng vài giây đến vài phút, nhịp tim, huyết áp, hô hấp duy trì ở mức cao.

Giai đoạn  cực khoái-phóng tinh (15 giây), trung tâm phản xạ nằm ở đoạn L1-S4, sợi giao cảm đi ra gây tăng nhu động ống dẫn tinh, tinh dịch được đẩy vào  ống xuất tinh. Tuyến tiền liệt bài tiết dịch.  Cơ thắt ống niệu quản, giữ nước tiểu trong bàng quang, cơ dương vật co, đẩy dịch từ các ống, tuyến sinh dục phụ qua lỗ niệu đạo.

Giai đoạn mềm trở lại: Sau phóng tinh, động mạch và các bó cơ co lại, đẩy máu ra khỏi mô cương theo đường tĩnh mạch và dương vật mềm trở lại.

 Sự sản sinh tinh trùng

  • Các giai đoạn của quá trình sản sinh tinh trùng : xảy ra chủ yếu ở ống sinh tinh trong thời gian khoảng 64 ngày


Hình. Các giai đoạn sản sinh tinh trùng

  • Giai đoạn đầu: tinh nguyên bào A phân chia 4 lần thành tinh nguyên bào B.

Là tế bào biểu mô của thành ống sinh tinh. Có 2-3 lớp. Tăng sinh liên tục.

  • Sự phân chia giảm nhiễm

Tinh nguyên bào --> tinh bào I --> tinh bào II --> tiền tinh trùng.

  • Sự phát triển của tiền tinh trùng.
    • Mất một ít bào tương, tổ chức lại chromatin của nhân để tạo ra đầu tinh trùng
    • Phần bào tương và màng tế bào còn lại thay đổi hình dạng để tạo đuôi tinh trùng.
  • Cấu tạo vi thể của tinh trùng gồm đầu, cổ, và đuôi (hình dưới).

Đầu: chứa nhân nằm sát với cổ, túi cực đầu phủ 2/3 nhân chứa hyaluronidase (phân giải proteoglycan của mô) và enzym phân giải protein, giúp tinh trùng đi vào bào tương, thụ tinh với noãn.
Cổ: có 9 sợi cột chia đoạn, trung thể
Đuôi: có 9 sợi đặc tiếp nối cột chia đoạn được quấn quanh bởi các ti thể
 Sự thành thục của tinh trùng ở mào tinh hoàn
Ở mào tinh hoàn 18-24 giờ, tinh trùng mới có khả năng vận động mạnh nhờ đuôi và lấy năng lượng từ ATP.
Dự  trữ  tinh trùng

  • Một lượng nhỏ trong mào tinh hoàn
  • Phần lớn ở ống dẫn tinh:

Hệ thống ống bài tiết chất ức chế giữ tinh trùng không hoạt động và duy trì khả năng thụ tinh ít nhất 1 tháng. Nếu hoạt động tình dục quá mức, thời gian dự trữ chỉ vài ngày.
Điều hoà sản sinh tinh trùng: Inhibin , FSH, LH.


Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng

  • Hormon
    • GnRH tác dụng thông qua LH và FSH.
    • LH kích thích tế bào Leydig bài tiết testosteron, testosteron kích thích sản sinh tinh trùng
    • FSH
      • Kích thích phát triển ống sinh tinh.
      • Kích thích tế bào Sertoli

Bài tiết dịch chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tinh trùng thành thục.
Bài tiết androgen binding protein (ABP), vận chuyển testosteron vào lòng ống sinh tinh giúp tinh trùng trưởng thành.

    • GH kiểm soát chức năng chuyển hoá của tinh hoàn, thúc đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào.
  • Các yếu tố khác
  • Nhiệt độ: Cơ Dartos của bìu co giãn nhằm đảm  bảo nhiệt độ tối thuận cho sự sản sinh tinh trùng (thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 - 2 độ).
      • Khi tinh hoàn không xuống bìu, các tế bào dòng tinh sẽ bị phá huỷ.
      • Nhiệt độ cao (ở đường sinh dục nữ): tinh trùng tăng chuyển hoá, tăng hoạt động.
      • Nhiệt độ thấp: giảm chuyển hoá, giảm hoạt động (bảo quản tinh trùng ở -175°C).
    • Độ pH:
      • Môi trường trung tính hoặc hơi kiềm: hoạt động mạnh
      • Môi trường acid: giảm hoạt động hoặc bị giết chết.
    • Kháng thể: có thể tiêu diệt tinh trùng. Nhờ tế bào Sertoli mà kháng thể không xâm nhập vào dịch ống sinh tinh. Phụ nữ có kháng thể cố định tinh trùng dễ thụ thai. Một số có kháng thể tiêu diệt tinh trùng nên dễ vô sinh.
    • Rượu, ma tuý, căng thẳng kéo dài làm giảm khả năng sinh tinh trùng.
    • Tia X, phóng xạ hoặc virus quai bị làm tổn thương tế bào dòng tinh
    •  

Tinh hoàn bài tiết các androgen (testosteron, dihydrotestosteron, androstenedion) và inhibin.

Testosteron

  1. Nguồn gốc: do tế bào Leydig bài tiết
  2. Bản chất hóa học: hợp chất steroid có 19C,  tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl-CoA.
  3. Vận chuyển và chuyển hoá:
    • 97% gắn lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc gắn chặt hơn với bêta globulin
    • Lưu hành trong máu khoảng 30 -60 phút.
    • Đến mô đích hoặc thoái hoá thành dạng bất hoạt rồi bài xuất khỏi cơ thể.
  4. Tác dụng

Thời kỳ bào thai
Từ tuần thứ 7 thời kỳ bào thai Kích thích phát triển cơ quan sinh dục ngoài và trong theo kiểu nam (dương vật, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh, ống dẫn tinh).
2-3 tháng cuối của thai kỳ, đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu. Nếu không đủ testosteron, tinh hoàn nằm ở ổ bụng sẽ khó sản sinh tinh trùng vì yếu tố nhiệt độ.
Từ tuổi dậy thì
Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát (phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh; mọc lông mu, lông nách, mọc râu; gây hói đầu; giọng nói trầm do thanh quản mở rộng; da dày thô; mọc trứng cá).
+ Kích thích sản sinh tinh trùng

  1. Kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm lần hai
  2. Kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli.

+ Tác dụng lên chuyển hoá protein và cơ:
Đồng hoá protein:    khối cơ tăng, tăng lắng đọng protein ở da làm da dày hơn, phì đại niêm  mạc thanh quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm hơn nữ.

  1. Tác dụng lên xương
    • Tăng tổng hợp khung protein của xương.
    • Phát triển và cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài.
    • Làm dày xương.
    • Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương.
    • Làm hẹp đường kính, tăng chiều dài và tăng sức mạnh của khung chậu (khung chậu nam có hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ).
  2. Tăng chuyển hoá cơ sở từ 5-10%
  3. Tăng sinh hồng cầu
  4. Tăng nhẹ sự tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa.

Điều hoà bài tiết testosteron

  1. Thời kỳ bào thai : HCG do rau thai bài tiết.
  2. Thời kỳ trưởng thành : LH do tuyến yên bài tiết.

Inhibin
Là glycoprotein, do tế bào Sertoli bài tiết.
Khi số lượng tinh trùng tăng, kích thích bài tiết inhibin, tạo feedback (-) ức chế bài tiết FSH và GnRH.

Rối loạn hoạt động chức năng sinh sản

● Suy giảm chức năng sinh dục nam

Sinh lý:

Tuổi càng cao, hoạt động chức năng của tinh hoàn càng giảm. Từ tuổi 40-50, sự bài tiết testosteron bắt đầu giảm nhưng chậm. Không có giai đoạn suy giảm hoàn toàn như nữ.


Bệnh lý:

- Bẩm sinh: tinh hoàn không hoạt động ở thời kỳ bào thai hoặc không có các receptor tiếp nhận androgen ở các mô đích do rối loạn di truyền nên các cơ quan sinh dục phụ của nữ tạo thành thay cho các cơ quan sinh dục phụ của nam.

- Trước tuổi dậy thì: Mất hoặc tinh hoàn không hoạt động nên không xuất hiện đặc tính sinh dục nam thứ phát, đặc tính giới tính trẻ em tồn tại suốt đời (xương mỏng, cơ không phát triển, cơ quan sinh dục giống trẻ con, không mọc râu, giọng nói thanh và cao như nữ, cao hơn người bình thường).

- Sau tuổi dậy thì: Cơ quan sinh dục giảm kích thước nhưng không trở về tình trạng trẻ con. Ham muốn tình dục giảm nhưng không mất hoàn toàn. Có hiện tượng cương dương nhưng ít khi có hiện tượng phóng tinh.

Cường sinh dục

- U tế bào Leydig (hiếm gặp): bài tiết testosteron gấp 100 lần bình thường.

+ Ở trẻ em: cơ xương phát triển nhanh, cốt hoá sớm nên lúc trưởng thành thấp hơn bình thường. Cơ quan sinh dục phát triển mạnh. Đặc tính sinh dục thứ phát xuất hiện sớm.

+ Ở nam giới trưởng thành: khó chẩn đoán vì các đặc tính giới tính đã có.

- U quái tế bào mầm chứa nhiều loại mô như mô rau thai, tóc, răng, xương, da... Thường không bài tiết hormon nhưng nếu chứa một lượng rau thai đáng kể khối u sẽ bài tiết lượng lớn HCG, estrogen và gây chứng u to ở đàn ông.

 

Resource: Sinh lý học

 

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay