SINH LÝ - Receptor cảm giác

Đăng vào ngày 2021-09-03 09:28:12 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Sinh Lý Học

GIỚI THIỆU

 > Hệ thống cảm giác tiếp nhận được những thông tin từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể bao gồm cảm giác khách quan và cảm giác chủ quan.

Cảm giác chủ quan là cảm giác do bản thân mỗi người cảm thấy, rất khó cắt nghĩa bằng sự rối loạn hay tổn thương một đường cảm giác riêng biệt nào.

Cảm giác khách quan là cảm giác do các bác sỹ khám, phát hiện được bao gồm: (1) cảm giác thân thể (somatic sensory) gồm có xúc giác, nóng lạnh, đau (cảm giác nông) và cảm giác ở xương, khớp (cảm giác sâu); (2) các giác quan đặc biệt như vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác

> Mọi cảm giác đặc trưng bởi bộ phận nhận cảm, đường dẫn truyền, trung tâm phân tích, xử lý thông tin trong hệ thần kinh trung ương. Đối với từng hệ thống cảm giác, mức độ cảm giác phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc tính của receptor tiếp nhận và bản thân cảm nhận chủ quan của từng cá thể.

SINH LÝ RECEPTOR

►Phân loại receptor

Receptor- bộ phận nhận cảm cảm giác có thể là một phân tử, một tế bào, một đám tế bào, một tập hợp nhiều tế bào tạo thành một cơ quan.

Bảng phân loại receptor

Theo tính chất giải phẫu
Tận cùng thần kinh tự do: đuôi gai trần
Tận cùng thần kinh có vỏ bọc mô liên kết
Tế bào, nhiều tế bào: tạo synap với neuron 1


Cảm giác đau, nhiệt, xúc giác, ngứa, nhột
Xúc giác tinh tế
Thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác

Theo vị trí
Receptor ngoài
Receptor trong
Receptor bản thể

 
Thị giác, vị giác, xúc giác, đau, nhiệt
Nhận kích thích áp suất, đau tạng
Vị trí cơ thể, cân bằng, chiều dài và sức căng cơ, vị trí các khớp

Theo nguồn kích thích

Cơ học, nhiệt, ánh sáng, hoá học, áp suất thẩm thấu

Theo tốc độ thích nghi
Chậm : Trương lực, tư thế
Nhanh: Khứu giác, vị giác

 
Duy trì điện thế khi vẫn còn kích thích
Giảm điện thế  khi vẫn còn kích thích

Các đặc tính chung của receptor

01. Tác nhân kích thích đặc hiệu với receptor đặc hiệu do

Ngưỡng xuất hiện điện thế hoạt động với kích thích đặc hiệu là thấp nhất
Tính đặc hiệu mang tính hệ thống liên quan đến cả hệ thống cảm giác: mỗi cảm giác đi theo con đường riêng và tận cùng ở những nơi xác định trong hệ thần kinh.
Tác nhân kích thích là đặc hiệu còn do nó không được receptor nào khác tiếp nhận.
Tác nhân kích thích chung (dòng điện): kích thích lên tất cả các mô chịu kích thích
Tác nhân ít đặc hiệu: cơ học, áp suất:  ấn lên receptor lạnh gây cảm giác lạnh chứ không gây cảm giác về áp suất, ấn lên nhãn cầu gây cảm giác “nổ đom đóm mắt”

02 Mức độ cảm giác, phân biệt được một kích thích tỷ lệ tương đối với sự gia tăng cường độ kích thích (Định luật Weber – Fechner)

                               S = a logR + b     
Trong đó:
                               S: Mức độ cảm giác
                               R: Cường độ kích thích
                               a, b: Hằng số

03 Kích thích cơ học, hóa học, vật lý làm thay đổi điện thế màng của receptor, tạo điện thế receptor. Cơ chế

- Biến dạng, kéo căng cấu trúc màng chứa receptor làm các kênh ion mở ra.
- Mở kênh ion do chất gắn hóa học
- Thay đổi nhiệt độ của màng
- Do tác dụng của bức xạ điện từ lên receptor

04. Biên độ điện thế receptor thường nhỏ, tỷ lệ với cường độ kích thích, khoảng cách lan truyền ngắn.

Khi tổng cộng các kích thích gây được điện thế receptor ≥ ngưỡng kích thích tại điểm sợi trục nối với receptor gây xuất hiện điện thế hoạt động lan xuống sợi trục (lúc này, cường độ kích thích tăng làm tăng tần số phát xung điện thế hoạt động của receptor chứ không tăng biên độ).

Cùng một loại cảm giác nhưng mỗi đuôi gai có ngưỡng xuất hiện điện thế hoạt động khác nhauà có thể tiếp nhận nhiều mức độ kích thích cảm giác.


Tương quan giữa điện thế receptor và tần số điện thế hoạt động

05. Khả năng thích nghi từng phần hoặc toàn phần

Khi kích thích liên tục, receptor phát xung với tần số rất cao và chậm dần rồi cuối cùng không đáp ứng nữa với nhiều mức độ:
Nhanh: tiểu thể Pacini
Chậm: receptor ở khớp và ở suốt cơ
Rất chậm: receptor với áp suất ở động mạch cảnh và ở động mạch chủ
Không thích nghi: receptor đau và receptor hóa học ở các tạng
Cơ chế receptor thích nghi:

    • Thay đổi cấu trúc receptor
    • Bất hoạt các kênh ion của receptor.

Các đường dẫn truyền

01. Bản chất là các bó sợi thần kinh mang thông tin cảm giác từ các receptor đến trung tâm cảm giác ở vỏ não, đồi thị và tiểu não theo các bó sợi trục riêng biệt và nguyên vẹn. Cường độ kích thích tăng làm tăng tần số xung động dẫn truyền các điện thế hoạt động, Tốc độ dẫn truyền trên sợi trục tùy thuộc vào sự myelin hóa và đường kính sợi trục.

Các loại sợi cảm giác          Đường kính (mm)         Tốc độ (m/giây)

Ia, Ib                                                       22                                    120

II (A beta)                                     13                                      70

III (A delta)                              5                                      15

IV (C)                                                      1                                       <2

> 02. Bó tủy - đồi thị saudẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế, phân biệt hai điểm, nhận biết hình dạng ba chiều, trọng lượng đồ vật, cảm giác sâu có ý thức về vị trí, áp suất, cảm giác rung, hướng động.

Nơron 1 đi vào cột sau của tủy tận cùng tại nhân thon và nhân chêm ở hành não. Trên đường đi nhận thêm các sợi cảm giác từ dây tam thoa (V) và các sợi xúc giác của vùng đầu – mặt.
Nơron 2 bắt chéo sang bên kia rồi tận cùng ở đồi thị. Chỗ bắt chéo tạo thành dải Reil giữa ở thân não.
Neuron 3 từ thân não lên trên đổi tên thành bó cung sau Median Lemniscus tận cùng ở nhân bụng sau của đồi thị (phức hợp bụng nền)
Đa số sợi trục nơron 3 từ đồi thị đi lên vùng cảm giác thân thể S-I của vỏ não theo đường bao trong và một số ít sợi tới vùng cảm giác S-II. Bó tủy - đồi thị sau có tính định hướng cao, đưa thông tin cảm giác của mỗi nửa cơ thể về đồi thị và vỏ não bên đối diện.

> 03. Bó tủy  - đồi thị  bên: dẫn truyền cảm giác đau và  nhiệt theo 3 neuron

Neuron 1:Từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: Bắt chéo trong tủy, theo cột trắng trước – bên đi lên và tận cùng ở đồi thị
Neuron 3:  Từ neuron 2 lên vỏ não: Ngứa, áp lực, rung, thô sơ

> 04. Bó tủy  - đồi thị trước: dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ, áp suất, rung, ngứa, nhột theo các sợi có myelin, đường kính nhỏ, truyền xung động chậm (vài mét – 40 mét/giây), không định hướng thật rõ nên cho cảm giác không chính xác bằng bó tủy đồi thị sau

Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: bắt chéo trong tủy, theo cột trắng trước – bên đi lên và tận cùng ở đồi thị
Neuron 3:  từ đồi thị lên vỏ não

05. Bó tủy tiểu não trước và sau: chuyển tín hiệu cảm giác về tư thế của mỗi nửa cơ thể về tiểu não cùng bên, thông tin cho tiểu não phối hợp động tác, làm mềm mại, tinh tế các động tác thuần thục cũng như duy trì tư thế và sự cân bằng

Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: bó tủy tiểu não thẳng, chéo đi lên tiểu não

Các vùng cảm giác ở vỏ não theo Brodmann

- Vùng cảm giác thân thể : nằm tại thuỳ đỉnh, sau rãnh trung tâm bao gồm:
+ Vùng S-I (vùng 1, 2, 3): nhận cảm giác của hầu hết các phần thân thể
+ Vùng S-II (vùng 40): ít quan trọng, chỉ nhận cảm giác của cẳng chân, cánh tay và mặt.
Vùng thị giác nằm ở thuỳ chẩm: gồm vùng thị giác sơ cấp (vùng 17) và vùng thị giác thứ cấp (vùng 18, 19).
Vùng thính giác nằm ở thuỳ thái dương: gồm thính giác sơ cấp (vùng 41, 42) và vùng thính giác thứ cấp (vùng 22).
Vùng vị giác  nằm ở hồi  đỉnh  lên (vùng 43)
Vùng khứu giác (vùng 28)
Vùng liên hợp cảm giác  nhận các tín hiệu từ các vùng cảm giác sơ cấp và các vùng khác của não. Tích hợp, phân tích, lưu giữ trí nhớ cảm giác, tạo đáp ứng thích hợp Tổn thương vùng này sẽ mất nhận thức về đồ vật, người, bản thân mình (mất nhận thức về hình thể, không nhận biết được cảm giác ở nửa người bên đối diện), gương mặt người quen.
Vùng phối hợp cảm giác thân thể  và tích hợp chung: vùng 5, 7, 39, 40
Vùng phối hợp thị giác: vùng 18, 19
Vùng phối hợp thính giác: vùng 22
Vùng Wernicke: nằm ở bán cầu không ưu thế, phân tích ngôn ngữ, phối hợp lời nói và cảm xúc…


Đặc điểm chung các vùng cảm giác ở vỏ não là:
Nhận cảm giác của nửa người đối bên.
Mỗi phần cơ thể có hình chiếu tương ứng , diện tích hình chiếu tỷ lệ với số lượng các receptor của phần đó, các vùng phía trên của vỏ não nhận cảm giác của các cơ quan, bộ phận ở phần dưới của cơ thể và ngược lại.

 

Resource: Sinh Lý Học

 

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay