SINH LÝ_ ĐIỀU HOÀ HÔ HẤP

Đăng vào ngày 2021-09-29 08:07:37 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

SINH LÝ HỌC

ĐIỀU HOÀ HÔ HẤP

Nhịp thở cơ bản được điều hòa bởi những trung tâm hô hấp nằm ở thân não. Khi nghỉ ngơi, nhịp thở bình thường dao động từ 15 đến 20 lần/ mỗi phút,  khi vận động mức độ sử dụng oxy có thể tăng 15 đến 20 lần ở người bình thường, 30 lần ở những vận động viên điền kinh, nhịp hô hấp cũng thay đổi. Sự điều hòa chức năng hô hấp nhằm đáp ứng được những trạng thái hoạt động khác nhau của con người.

►Cấu tạo và hoạt động của các trung tâm hô hấp

1.Trung tâm hít vào

Trung tâm hít vào nằm ở phần lưng hành não, có vai trò cơ bản nhất điều hoà nhịp hô hấp.

Tự động phát xung động thành nhịp gây co cơ liên sườn ngoài, cơ hoành, gây hít vào với tần số 15 lần/phút.

Xung động gây hít vào "tăng dần" trong hai giây rồi đến giây thứ ba thì đột nhiên ngừng, gây thở ra 3giây, rồi lại bắt đầu chu kỳ mới.

Dây phế vị và thiệt hầu đem cảm giác từ các receptor cảm thụ về hóa học, áp suất ở ngoại vi về bó nhân đơn độc; còn nhận thêm vài sợi ở chất lưới tủy gần đó.

2.Trung tâm  thở ra

Nằm phía trước và sau của nhóm lưng, cách 5mm, chi phối hoạt động cơ liên sườn trong, cơ bụng, chỉ hoạt động khi cần thở ra gắng sức. Khi trung tâm hít vào phát xung động thì trung tâm thở ra bị ức chế.

3. Trung tâm ức chế 

Nằm ở cầu não, liên tục phát xung động ức chế có chu kỳ trung tâm hít vào.

4. Trung tâm điều chỉnh thở: Nằm gần trung tâm hít vào, tác dụng gửi tín hiệu kích thích trung tâm hít vào gây động tác hít vào gắng sức. Bình thường chịu sự chi phổi của trung tâm ức chế

5.Vai trò của các receptor nhận cảm về hoá học

Receptor tại trung ương : Nằm ở hành não, nhạy cảm với ion H+, CO2 tạo synap trực tiếp với trung tâm hít vào.

CO2 thấm được qua các hàng rào máu – não rất nhanh, có tác dụng mạnh là do:                                                          

CO2 + H2O nhờ CA tạo thành H2CO3 > H+ + HCO3¯   ,  H+sinh ra tác động rất mạnh lên vùng nhạy cảm hoá học gây tăng thông khí.

Receptor tại ngoại biên (quai động mạch chủ và xoang cảnh) : Nhạy cảm với ion H+, CO2, O2, tín hiệu truyền về trung tâm hô hấp qua dây IX, X

Các yếu tố điều hoà hô hấp

Nhịp thở thay đổi theo giới, tuổi và chuyển hoá của cơ thể, bình thường 14-18 lần/phút.

 

1. Vai trò của CO2

 

 

Ở nồng độ bình thường, CO2 có tác dụng duy trì nhịp hô hấp cơ bản. CO2 thấp quá sẽ gây ngừng thở (cấp cứu người ngất bằng hỗn hợp carbogen 95% O2 và 5% CO2 tốt hơn O2 nguyên chất).

Khí CO2 tăng kích thích tăng hô hấp.

Cơ chế:

Tác động gián tiếp qua H+ vào vùng nhạy cảm hoá học ở trung tâm hô hấp.

Tác động vào các receptor nhận cảm hoá học ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ gây phản xạ tăng hô hấp.

Ở trẻ sơ sinh, do tuần hoàn nhau thai bị cắt, cơ thể chưa thải được CO2 và do cử động, CO2 trong máu tăng kích thích trung tâm hít vào gây nên tiếng khóc chào đời.

2. Vai trò của O2

Khi nồng độ oxy < 60 mmHg, kích thích vào các cảm thụ hoá học của động mạch cảnh và quai động mạch chủ, làm trung tâm hô hấp tăng tính mẫn cảm với CO2 gây tăng cả tần số và biên độ thở.

3. Vai trò của các receptor nhận cảm về áp suất

Huyết áp tăng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tác động vào các receptor nhận cảm áp suất ở đây làm giảm hô hấp và ngược lại.

5. Vai trò của thần kinh cảm giác nông

Nhất là dây V, kích thích nhẹ làm thở sâu, kích thích mạnh làm ngừng thở.

Vận động, cử động khớp (chủ động hay thụ động) đều làm tăng hô hấp do kích thích các sợi cảm giác xuất phát từ gân, cơ gây tăng thông khí khi  vận cơ.

6. Vai trò của dây X

Phản xạ Hering –Breuer : Khi hít vào, các phế nang và tiểu phế quản giãn ra, kích thích các đầu cảm thụ sức căng của dây X nằm trong phổi, gây tín hiệu ức chế chế truyền về trung tâm hít vào. Càng hít vào nhiều ức chế càng tăng, cho tới khi trung tâm hít vào bị ức chế hoàn toàn, các cơ hít vào giãn ra, phổi xẹp lại, không kích thích các đầu dây X nữa, trung tâm hít vào được giải phóng lại hoạt động.

Tác dụng bảo vệ phổi khỏi bị quá căng phồng, ít có vai trò trong điều hoà nhịp thở cơ bản.

7. Vai trò của thân nhiệt: Tăng thân nhiệt làm tăng chuyển hoá trung tâm hô hấp, kích thích tăng tần số hô hấp.

8. Vai trò của các trung tâm thần kinh khác

- Trung tâm nuốt hưng phấn sẽ ức chế hô hấp thức ăn không đi vào đường dẫn khí được.

-  Vỏ não và một số trung tâm cấp cao khác qua đường thần kinh vỏ não – tủy chi phối hoạt động các cơ hô hấp, sự thay đổi cảm xúc thông qua hệ limbic cũng làm thay đổi nhịp hô hấp tuy nhiên tác dụng này chỉ xuất hiện và duy trì trong một giới hạn nhất định.

Resource: SINH LÝ HỌC 

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay