Receptor nhiệt
Receptor nhiệt nằm ở lớp nông của da, sâu hơn receptor xúc giác.
- Các receptor lạnh hoạt động mạnh nhất ở khoảng 24°C – 25°C, ngừng hoạt động ở nhiệt độ 30°C - 40°C, số lượng nhiều gấp 3-10 lần receptor nóng
- Các receptor nóng nằm ở sâu hơn so với receptor lạnh, hoạt động mạnh nhất ở khoảng 32°C – 48°C, ngừng hoạt động ở nhiệt độ 20°C - 25°C
Các đường dẫn truyền
> 01. Bản chất là các bó sợi thần kinh mang thông tin cảm giác từ các receptor đến trung tâm cảm giác ở vỏ não, đồi thị và tiểu não theo các bó sợi trục riêng biệt và nguyên vẹn. Cường độ kích thích tăng làm tăng tần số xung động dẫn truyền các điện thế hoạt động, Tốc độ dẫn truyền trên sợi trục tùy thuộc vào sự myelin hóa và đường kính sợi trục.
Các loại sợi cảm giác Đường kính (mm) Tốc độ (m/giây) |
Ia, Ib 22 120 |
II (A beta) 13 70 |
III (A delta) 5 15 |
IV (C) 1 <2 |
> 02. Bó tủy - đồi thị sau: dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế, phân biệt hai điểm, nhận biết hình dạng ba chiều, trọng lượng đồ vật, cảm giác sâu có ý thức về vị trí, áp suất, cảm giác rung, hướng động.
Nơron 1 đi vào cột sau của tủy tận cùng tại nhân thon và nhân chêm ở hành não. Trên đường đi nhận thêm các sợi cảm giác từ dây tam thoa (V) và các sợi xúc giác của vùng đầu – mặt.
Nơron 2 bắt chéo sang bên kia rồi tận cùng ở đồi thị. Chỗ bắt chéo tạo thành dải Reil giữa ở thân não.
Neuron 3 từ thân não lên trên đổi tên thành bó cung sau Median Lemniscus tận cùng ở nhân bụng sau của đồi thị (phức hợp bụng nền)
Đa số sợi trục nơron 3 từ đồi thị đi lên vùng cảm giác thân thể S-I của vỏ não theo đường bao trong và một số ít sợi tới vùng cảm giác S-II. Bó tủy - đồi thị sau có tính định hướng cao, đưa thông tin cảm giác của mỗi nửa cơ thể về đồi thị và vỏ não bên đối diện.
> 03. Bó tủy - đồi thị bên: dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt theo 3 neuron
Neuron 1:Từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: Bắt chéo trong tủy, theo cột trắng trước – bên đi lên và tận cùng ở đồi thị
Neuron 3: Từ neuron 2 lên vỏ não: Ngứa, áp lực, rung, thô sơ
> 04. Bó tủy - đồi thị trước: dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ, áp suất, rung, ngứa, nhột theo các sợi có myelin, đường kính nhỏ, truyền xung động chậm (vài mét – 40 mét/giây), không định hướng thật rõ nên cho cảm giác không chính xác bằng bó tủy đồi thị sau
Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: bắt chéo trong tủy, theo cột trắng trước – bên đi lên và tận cùng ở đồi thị
Neuron 3: từ đồi thị lên vỏ não
> 05. Bó tủy tiểu não trước và sau: chuyển tín hiệu cảm giác về tư thế của mỗi nửa cơ thể về tiểu não cùng bên, thông tin cho tiểu não phối hợp động tác, làm mềm mại, tinh tế các động tác thuần thục cũng như duy trì tư thế và sự cân bằng
Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy
Neuron 2: bó tủy tiểu não thẳng, chéo đi lên tiểu não
Nhận cảm ở vỏ não
- Vùng cảm giác thân thể : nằm tại thuỳ đỉnh, sau rãnh trung tâm bao gồm:
+ Vùng S-I (vùng 1, 2, 3): nhận cảm giác của hầu hết các phần thân thể
+ Vùng S-II (vùng 40): ít quan trọng, chỉ nhận cảm giác của cẳng chân, cánh tay và mặt.
- Vùng thị giác nằm ở thuỳ chẩm: gồm vùng thị giác sơ cấp (vùng 17) và vùng thị giác thứ cấp (vùng 18, 19).
- Vùng thính giác nằm ở thuỳ thái dương: gồm thính giác sơ cấp (vùng 41, 42) và vùng thính giác thứ cấp (vùng 22).
- Vùng vị giác nằm ở hồi đỉnh lên (vùng 43)
- Vùng khứu giác (vùng 28)
- Vùng liên hợp cảm giác nhận các tín hiệu từ các vùng cảm giác sơ cấp và các vùng khác của não. Tích hợp, phân tích, lưu giữ trí nhớ cảm giác, tạo đáp ứng thích hợp Tổn thương vùng này sẽ mất nhận thức về đồ vật, người, bản thân mình (mất nhận thức về hình thể, không nhận biết được cảm giác ở nửa người bên đối diện), gương mặt người quen.
Vùng phối hợp cảm giác thân thể và tích hợp chung: vùng 5, 7, 39, 40
Vùng phối hợp thị giác: vùng 18, 19
Vùng phối hợp thính giác: vùng 22
Vùng Wernicke: nằm ở bán cầu không ưu thế, phân tích ngôn ngữ, phối hợp lời nói và cảm xúc…
Đặc điểm chung các vùng cảm giác ở vỏ não là:
Nhận cảm giác của nửa người đối bên.
Mỗi phần cơ thể có hình chiếu tương ứng , diện tích hình chiếu tỷ lệ với số lượng các receptor của phần đó, các vùng phía trên của vỏ não nhận cảm giác của các cơ quan, bộ phận ở phần dưới của cơ thể và ngược lại.
Đặc điểm của cảm giác nóng - lạnh
- Cảm giác tương đối về chênh lệch nhiệt độ của cơ thể với vật tiếp xúc.
- Mang tính chủ quan, cá thể.
- Mật độ các receptor nhiệt rất thưa thớt nên cần có hiện tượng cộng kích thích.