Rò Luân Nhĩ

Đăng vào ngày 2025-01-16 20:14:16 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Tai Mũi Họng

DỊ TẬT RÒ LUÂN NHĨ - KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT?
-------------------------------------------------
👶 Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở các trẻ tồn tại một lỗ nhỏ ở da mặt vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Nếu không được chăm sóc vệ sinh cẩn thận, lỗ rò luân nhĩ sẽ gây ra tình trạng viêm, chảy mủ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

🔍 Lỗ rò luân nhĩ có kích thước bằng đầu tăm trên da mà không có biểu hiện gì khác. Nó có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận, teo nửa mặt,... Ở Việt Nam, bệnh này thường ít được quan tâm, không được vệ sinh đúng cách, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các hiện tượng viêm nhiễm có thể xảy ra như ngứa, tiết ra chất bã đậu...
🩺 1. Triệu chứng bệnh rò luân nhĩ
Khi lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng, sẽ khiến trẻ bị sốt, đau, lỗ rò viêm sưng đỏ tạo thành một ổ áp xe ngay tại lỗ rò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai... Hoặc trẻ gặp phải các triệu chứng như: 
• Chỗ miệng ống rò có thể chảy dịch hôi;
• Khi bị viêm nhiễm sẽ bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, hôi;
• Chỗ rò phình ra một nang;
• Nang này bị bội nhiễm sẽ tạo ra áp-xe rò luân nhĩ.

✂️ 2. Khi nào cần phẫu thuật rò luân nhĩ?
Nếu dị tật không bị viêm nhiễm, áp xe, hay dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì trẻ hoàn toàn có thể yên tâm chung sống với dị tật này mà không cần tiến hành phẫu thuật. Nhưng khi đường rò gây bít tắc, sưng viêm, áp xe... thì cần được phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật rò luân nhĩ, trẻ phải được điều trị quá trình viêm và áp-xe, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Sau khi hết viêm nhiễm, sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy trọn đường rò bị nhiễm trùng cho trẻ.

🛡️ 3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng
• Vệ sinh vùng rò luân nhĩ cho trẻ hàng ngày.
• Không được bóp nặn vào lỗ rò của trẻ và không dùng tăm bông đưa sâu vào đường rò.
• Khi có dịch nhầy tiết ra bên ngoài lỗ rò, chỉ được dùng bông thấm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng vệ sinh
• Tuyệt đối không tự điều trị cho trẻ ở nhà khi lỗ rò đã bị viêm.
• Khi có dấu hiệu viêm, hãy đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa Tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm lỗ rò. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định mổ sớm để giữ thẩm mỹ và bảo toàn sức khỏe thính lực về sau cho trẻ.

-------------------------------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ:
🧑‍⚕️

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay