Polyp nào nên cắt?
Có bn sau khi tỉnh mê thì bị ‘ngất’ với hoá đơn thanh toán tiền cắt polyp, có khi lên tới vài chục triệu đồng. Việc này nhiều khi khó có thể dự đoán trước vì còn phụ thuộc vào số lượng polyp, loại polyp, cũng như đơn giá làm thủ thuật ...
Mình xin chia sẻ một chút hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân để người bệnh/ người soi có thêm thông tin tham khảo trước khi ký giấy "Đồng ý làm thủ thuật".
- Polyp dạ dày, u nhú thực quản: đa phần lành tính, có kích thước nhỏ < 0.5 cm, nên chưa có khuyến cáo về cắt polyp dạ dày hay u nhú TQ. Vì vậy, không nhất thiết phải cắt, trừ những cái to có nguy cơ biến chứng (chảy máu, gây hẹp tắc …) hoặc bn quá căng thẳng tâm lý …
- Polyp đại tràng có thể chia làm 3 nhóm:
1. Loại hoàn toàn lành tính (tăng sản): thường có kích thước nhỏ < 0.5 cm, ko to lên, thậm chí thoái triển, ko có biến chứng, … hay gặp ở đại tràng sigma, trực tràng, có khi 5-7 cái, có khi nhiều hơn … Nên cũng không nhất thiết phải cắt.
2. Loại có nguy cơ thành ung thư (polyp u tuyến loạn sản thấp, adenoma): nên cắt luôn nếu có thể.
3. Polyp ung thư hoá: tuỳ thuộc Bs đánh giá, có thể sinh thiết hoặc cắt vào một cuộc soi khác sau khi đã tư vấn kỹ càng…
Ngoài tiền công cắt polyp thì người bệnh còn phải trả thêm tiền xét nghiệm tế bào của polyp đã cắt, mỗi mẫu cũng từ 500k-1.000k, tiền dụng cụ cắt polyp (dụng cụ tiêm, cầm máu ...). Vì vậy, để tránh tình trạng quá bất ngờ trước hoá đơn thanh toán tiền cắt polyp, trước khi ký giấy đồng ý, người bệnh có thể xin tư vấn thêm về những polyp cần cắt, polyp cần làm xn tế bào, đơn giá cắt polyp, dụng cụ kèm theo … để ước lượng kinh phí cho mình …
PS. Hình ảnh nội soi không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bản chất của polyp nhưng với máy nội soi tốt, bs có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản/cập nhật thì khả năng chẩn đoán loại polyp có thể trên 70-80% … Ví như polyp hình dưới là polyp nên cắt, có thể nhận định trên hình ảnh nội soi.