CHƯỜM LẠNH VÀ CHƯỜM NÓNG
1. Chườm lạnh:
a. Các phương pháp chườm lạnh
• Sử dụng một túi chườm lạnh hoặc một túi lạnh bằng hóa chất áp trực tiếp vào khu vực bị viêm trong 20 phút, cứ sau 4 đến 6 giờ, trong 3 ngày.
• Ngâm hoặc nhúng vị trí tổn thương trong nước lạnh, nhưng không dùng nguyên tảng đá.
• Mát xa khu vực tổn thương bằng một khối đá lạnh hoặc một túi nước đá theo chuyển động tròn từ 2-5 lần một ngày, trong tối đa 5 phút, để tránh bị bỏng lạnh.
Trong trường hợp mát xa bằng nước đá, nước đá có thể được bôi trực tiếp lên da. Không nên chườm đá trực tiếp vào các phần xương cột sống.
Trong trường hợp không mua được những túi chườm lạnh chuyên biệt. Bận có thể dùng túi nước đá thay thế. Nhưng không áp lên da quá lâu sẽ gây bỏng lanh.
b. Nên chườm lạnh trong những tính huống nào?
Chườm lạnh có tác dụng trong những trường hợp viêm cấp. Do vậy, các chỉ định của chườm lạnh chủ yếu trong trường hợp viêm mới như:
• Chườm lạnh được chỉ định trong các chứng đau cấp như: đau răng, đau đầu, đau ngay sau chấn thương.
• Giảm viêm cấp.
• Hạ thân nhiệt khi sốt cao.
• Hạn chế chảy máu, côn trùng cắn, nổi ban, đau đầu migraine.
• Giảm đau trong một số trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi, đau co cứng cơ, những đợt gout bùng phát.
c. Những trường hợp nào không nên chườm lạnh?
• Vị trí tổn thương là vết thương hở.
• Những người nhạy cảm với lạnh, dễ bị tê khi lạnh.
• Những người có bệnh lí về mạch máu, hoặc có bệnh lí về hệ thần kinh giao cảm gây ảnh hưởng đến lưu lượng dòng máu.
• Đối với những trường hợp đau lưng, chườm lạnh có vẻ không hiệu quả. Có lẽ đa phần đau lưng là đau mãn tính và thường là do căng cơ nên khi chườm lạnh sẽ làm nặng hơn các triệu chứng. Chưa hết vị trí lưng gần cột sống. Một vị trí nhạy cảm không nên áp lạnh vào vị trí cột sống này.
2. Chườm nóng:
a. Một số phương pháp chườm nóng:
• Các thiết bị sưởi ấm an toàn cho khu vực đau. Bao gồm các miếng sưởi điện, chai nước nóng, túi nén nóng hoặc bọc nhiệt.
• Ngâm vị trí đau trong bồn nước nóng, từ 92 đến 100 độ F hoặc 33 đến 37,7 độ C.
• Chườm nóng thường được áp lên khu vực tổn thương trong 20 phút, tối đa ba lần một ngày, trừ khi có chỉ định khác.
b. Nên chườm nóng khi nào?
Có hiệu quả trong những trường hợp đau cơ xương khớp mãn tính và kéo dài, đau đầu dạng căng thẳng, đau bụng kinh,… Lưu ý không chườm nóng quá lâu 20 phút và không để nhiệt độ quá nóng sẽ gây bỏng da.
c. Không nên chườm nóng khi nào?
• Vết thương hở, vết thương sưng nóng đỏ.
• Những người nhạy cảm với nhiệt hay có bệnh lí mạch máu.
• Đặc biệt, với các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang sung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da thì không dùng được phương pháp phương nóng.
#MU