Phân loại các loại giun và điều trị kí sinh trùng

Đăng vào ngày 2023-03-07 13:22:21 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Kí Sinh Trùng

         
  GIUN ĐŨA GIUN MÓC/MỎ GIUN TÓC GIUN KIM

VỊ TRÍ
PHÂN LOẠI

•Bộ: Ascaroidae
•Họ: Ascarididae
•Giống:Ascaris
•Loài: Ascaris lumbricoidae

• Bộ: Strongyloidae
• Họ: Ancylostoma 
• Giống: Ancylostoma hay Necator
• Loài: Ancylostoma duodenale
• Hay Necator americanus

 

• Bộ: Ascaroidae
• Họ: Oxyuridae
• Giống: Enterobius 
• Loài: Enterobius vermicularis

HÌNH THỂ

• Là loại giun có kích thước lớn nhất ký sinh trong ruôt
người.
• Thân Hình ống dài, màu trắng ngà hay hồng nhạt. Được bao phủ bởi một lớp vỏ dày, hai đầu thon nhọn hình chóp nón.
• Có 3 môi, xếp cân đối ( 1 lưng, 2 bụng).
• Con Cái Dài 20-25cm, lỗ sinh duc ở 1/3 trước thân.
• Con Đực dài 15-20cm, đuôi cong lại về phía bụng.
• Gần đuôi sát với bụng có lỗ hậu môn là lỗ phóng tinh
có gai sinh dục.
• Trứng hình bầu dục KT: 45-75 x35-50 ym.

• Đầu giun móc/ mỏ có bao miệng, trong bao miệng có
2 đôi móc (giun móc) hay đôi răng (giun mỏ).
• Con cái dài 10-13mm, lỗ sinh dục ở 1/3 trước thân.
• Con đực dài 8-11mm, đuôi xoè như chân vịt, có 2 gai
sinh dục dài.
• Trứng hình bầu dục KT: 60x40 ym.

• Giun tóc màu hồng nhạt hoặc máu trắng, có phần đầu nhỏ phần đuôi phình to.
• Con cái dài 20-50mm, tỷ lệ đầu/ đuôi =2/1,đuôi thẳng.
• Con đực dài 30-45mm, tỷ lệ đầu/đuôi =3/1, đuôi cong.
• Trứng hình quả cau, màu vàng sậm, vỏ dày,có 2 nút
ở đàu, KT: 50x 22ym

• Giun kim là loại giun nhỏ, màu trắng, miệng
có 3 môi.
• Giun cái dài 9-12mm, đuôi nhọn, âm môn ở
trước thân.
• Giun đực dài 2-5mm, có gai sinh dục cong
như lưỡi câu, gai sinh dục dài 70 ym.
• Trứng hình Thuẫn, lép môt bên KT: 60 x30-32 ym.

SINH THÁI

• Giun Đũa sống ở phần đầu và phần giữa của ruột non.
• Sự dinh dưỡng của giun cần đến protid, glucid, các loại
vitamin A, C.
• Sau khi giao hợp với nhau, con cái đẻ trứng, trứng theo
phân được bài xuất ra ngoài. Và chỉ những trứng đã được
thụ tinh mới tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh.
• Mỗi ngày 1 con giun cái đẻ từ 20-25 vạn trứng.
• Tuổi thọ giun đũa từ 13-15 tháng.

• Giun móc/ mỏ sống ở tá tràng và đầu ruột non.
• Sau khi giao hợp với nhau, con cái đẻ trứng, trứng theo phân được bài xuất ra ngoài.
• Mỗi ngày 1 con giun móc cái đẻ 10-25 ngàn trứng.
                             giun mỏ đẻ 5-10 ngàn trứng.
• Tuổi thọ của giun móc 4-5 năm, giun mỏ 10-15 năm.

• Giun Tóc sống ở manh tràng, ruột gia, có khi ở trực tràng.
• Sau khi giao hợp với nhau, con cái đẻ trứng, trứng theo phân được bài xuất ra ngoài.
• Mỗi giun cái đẻ 2000 trứng/ ngày.
• Tuổi thọ giun tóc 5-6 năm.

• Giun kim sống ở đại tràng và trực tràng.
• Sau khi giao hợp với nhau con đực chết, co cái
đẻ trứng ở rìa hậu môn về ban đêm, trứng ra 
ngoài theo tay rãy, quần áo, chăng, màng.
• Tuổi tho của giun kim 1-2 tháng

TÁC HẠI

• Tuỳ thuộc vào số lượng giun và thời gian nhiễm cũng như sức đề kháng của cơ thể.
• Chiếm thức ăn: 20 giun đũa chiếm 2,8g glucid và 0,7mg
protid/ ngày.
• Gây hội chứng Loeffler.
• Tổn thương nơi ký sinh: viêm niêm mạc ruột, gây chèn ép, tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật, giun chui ruột thừa, lạc chỗ.

• Hút máu: 1giun móc/mỏ chiếm 0,07-0,26ml máu/ ngày
nhiễm 500 giun móc mất 40-80 ml máu.
• Tổn thương nơi ký sinh: Viêm da giun móc, loét hành tá tràng giun móc.
• Giun móc tiết ra chất chống đông máu và ức chế tuỷ
xương sản sinh hồng cầu.
• Mang theo các mầm bệnh khác vào người như: vi khuẩn, virut, nấm,..

• Tại chỗ: Nếu nhiễm nhiều giun tóc sẽ tổn thương niêm mạc ruột.
• Hâu quả gây hội chứng lỵ.
• Nhiễm giun tóc nhẹ chỉ gây đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, nhức đầu, chán ăn.
• Nhiễm giun tóc nặng kéo dài có thể gây sa trực tràng và nhiễm trùng thứ phát.
• Nhiễm trùng giun tóc còn gây thiếu máu nhược sắc.

• Trong ruôt, gây những tổn thương kích thích
niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hoá hoặc gây
tình trạng viêm ruột mãn tính.
• Giun kim chui vao ruột thừa gây viêm ruột thừa.
• Cá biệt có khi giun kim chui vào bộ phận sinh
dục gây viêm, ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt
ở bé gái và phụ nữ.
• Trẻ em mắc bệnh giun kim nhiều năm sẽ ảnh 
hưởng đến khả năng lớn lên của cơ thể, trẻ gầy
xanh, bụng ỏng, kém ăn có thể gây nổi mẫn dị ứng.

CHẨN
ĐOÁN

• Chẩn đoán lâm sàng: không dặc hiệu, chủ yếu là tai biến do giun đũa.
• Xét nghiệm tìm trứng trong phân là chẩn đoán xác định.
• Chẩn đoán miễn dịch ít sử dụng.

• Chẩn đoán lâm sàng không đặc hiệu.
• Xét nghiệm tìm trứng trong phân là chẩn đoán xát định.
• Chẩn đoán loài bằng nuôi cấy phân.
• Chẩn đoán miễn dịch ít sử dụng.

• Chẩn đoán lâm sàng không đặc hiệu.
• Xét nghiệm tìm trứng trong phân là chẩn đoán xát định.
• Chẩn đoán loài bằng nuôi cấy phân.
• Chẩn đoán miễn dịch ít sử dụng.

• Chẩn đoán lâm sàng: ngứa hậu môn ban đêm.
• Xét nghiệm tìm trứng ở rìa hậu môn bằng giấy
bóng kính là chẩn đoán xác định (Graham).
• Chẩn đoán miễn dịch ít sử dụng.

ĐIỀU TRỊ

Nhiễm giun đũa đơn thuần:
• Albendazole 400mg, liều duy nhất.
v Mebendazole 500mg, liều duy nhất.
• Pyrantel pamoat 10mg/1kg liều duy nhất
Nhiễm giun đũa phối hợp với giun móc, giun tóc:
• Albendazole 400mg, liều duy nhất hoặc 400mg/ ngày x 
3 ngày.
• Mebendazole 400mg, liều duy nhất hoặc 500mg/ ngày x 3 ngày.

• Albendazole 400mg/ngày x 3 ngày.
• Mebendazole 500mg/ ngày x 3 ngày.
• Pyrantel pamoat 10mg/1kg/ ngày x 3 ngày.
• Điều trị thiếu máu:
Trị nhiễm giun trước rồi lúc này điều trị thiếu máu mới
hiệu quả.

• Albendazole 400mg/ngày x 3 ngày.
• Mebendazole 500mg/ ngày x 3 ngày.

• Albendazole 400mg/ngày.
• Mebendazole 500mg/ ngày.
• Pyrantel pamoat 10mg/1kg/ ngày.
• Kết hợp với rửa hậu môn vào buổi sáng.

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay