ONG ĐỐT
-
NỘI KHOA LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng của ong đốt trước hết tùy thuộc vào loại ong và số lương độc tố đưa vào qua nốt đốt. Nạng nhân bị nhiều nốt đốt lâm sàng càng nặng (thường trên 50 nốt). Kế đến phải kể đến cơ địa của nạn nhân có là cơ địa dị ứng hoặc không, với cơ địa dị ứng nhiều khi chỉ vài nốt đốt, nhưng nạn nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng vì phản ứng phản vệ xảy ra.
Khi đốt ong thường gây ra những tác hại do độc tố (tác dụng gây độc của nọc ong) và do các phản ứng dị ứng (chủ yếu là phản ứng phản vệ qua trung gian IgE).
Chẩn đoán: dựa vào bệnh sử kết hợp với các triệu chứng lâm sàng tại chỗ hay toàn thân
- Các phản ứng tại chỗ: Sưng, phù nề tại vết đốt
- Các triệu chứng toàn thân: có thể nhẹ như nổi mề đay , đỏ bừng mặt hay nặng như biểu hiện của phản vệ với đau bụng, ói mửa, khò khè, thở rít, tắc nghẽn đường thở, khó thở thanh quản,choáng váng, tím tái và tụt huyết áp. Tử vong thường xảy ra do trụy tim mạch và suy hô hấp. Cần chú ý đối với nhóm côn trùng cánh màng Hymenoptera như ong đốt choáng phản vệ có thể xảy ra muộn từ 38-72 giờ sau khi nạng nhân bị đốt.
- Các triệu chứng lâm sàng khác do độc tố của ong gây ra:
+ Ly giải cơ vân: xuất hiện rất sớm có thể chỉ vài giờ sau khi bị đốt, được phát
hiện qua sự hiện diện của myoglobin trong nước tiểu, sự gia tăng các men CPK, LDH và CK-MB trong huyết thanh (trên bệnh nhân có điện tâm đồ bình thường).
+ Tán huyết: có sự hiện diện hemoglobine trong nước tiểu và Hct giảm thanh (mà không có bằng chứng xuất hiện ở nơi khác).
+ Suy thận cấp: bệnh nhân bị thiểu niệu hay vô niệu, BUN và creatinin huyết thanh tăng thường gặp trên bệnh nhân có trên 50 nốt đốt.
+ Suy gan: men AST, ALT tăng do hoại tử tế bào gan.
+ Rối loạn đông máu.
#nguyễnhuythông
#ônthinộitrú
#ônthicaohọc
#yhànội