Tuần hoàn bàng hệ
Nếu có một nguyên nhân nào đó gây cản trở tuần hoàn máu về tim, máu sẽ tìm cách chảy qua các vòng nối tắt là các tĩnh mạch ở nông, làm các tĩnh mạch này giãn ra, nổi rõ dưới da, gọi là tuần hoàn bàng hệ.
MÔ TẢ CHUNG VỀ TUẦN HOÀN BÀNG HỆ
Những nguyên nhân gây tuần hoàn bàng hệ có thể là do:
o Tắc tĩnh mạch chủ trên: u chèn ép, huyết khối.
o Tắc tĩnh mạch chủ dưới: u chèn ép, huyết khối.
o Tắc tĩnh mạch cửa: huyết khối tĩnh mạch cửa, xơ gan, u chèn ép tĩnh mạch cửa…
TUẦN HOÀN BÀNG HỆ CỬA CHỦ
Do giãn tĩnh mạch ở nông ở bụng của vòng nối tắt giữa tĩnh mạch cửa – chủ.
– Gặp ở bệnh nhân:
o Xơ gan.
o Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa.
o Hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh.
o Bệnh Banti.
o Hội chứng Budd- Chiari.
– Biểu hiện:
o Các tĩnh mạch nổi rõ ở nữa bụng trên từ rốn trở lên.
o Đặc biệt khi bệnh nhân ngồi, ho, rặn.
TUẦN HOÀN BÀNG HỆ CHỦ CHỦ
Do tắc tĩnh mạch chủ dưới
– Nguyên nhân:
o Huyết khối.
o Chèn ép do u hoặc do báng quá lớn.
– Biểu hiện:
Tĩnh mạch nổi rõ ở ½ bụng dưới từ cung đùi trở lên.
TUẦN HOÀN BÀNG HỆ CHỦ TRÊN
Do tắc tĩnh mạch chủ trên
– Nguyên nhân:
U chèn ép.
– Biểu hiện:
Các tĩnh mạch nổi rõ ở ngực, chảy ngược xuống dưới rốn về tim.
CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG CHẢY CỦA DÒNG MÁU TRONG TUẦN HOÀN BÀNG HỆ
Trong tuần hoàn bàng hệ chủ – chủ và tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ, máu sẽ chảy ngược từ dưới lên. Nhưng trong tuần hoàn bàng hệ chủ trên, máu lại xảy ngược từ trên xuống dưới rốn.
Muốn xác định máu chảy theo hướng nào, ta làm nghiệm pháp sau:
a. Đặt 2 ngón tay nhẹ nhàng lên tĩnh mạch.
b. Ngón tay thứ 2 sẽ vuốt dọc tĩnh mạch để đẩy hết máu ra khỏi tĩnh mạch đó.
c. Ngón tay thứ 2 nhấc ra khỏi tĩnh mạch.
+ Nếu máu làm đầy tĩnh mạch trở lại nhanh chóng -> chiều của dòng chảy sẽ là ngược từ dưới lên ngón tay đang bít ở phía trên.
+ Nếu máu làm đầy tĩnh mạch chậm -> chiều của dòng chảy sẽ là chiều ngược lại
d. Có thể nhấc ngón tay thứ nhất ra.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA TUẦN HOÀN BÀNG HỆ
1. Tĩnh mạch ở bờ sườn – không có ý nghĩa trên lâm sàng.
2. Tĩnh mạch hình chân con sứa – gặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa.
3. Gặp trong tắc tĩnh mạch chủ dưới.
Giải thích:
Trong tăng áp tĩnh mạch cửa:
Máu chảy từ cửa -> chủ qua các tĩnh mạch rốn.
+ Chiều sẽ chỉa xa xung quanh rốn (như ở “2”) nhưng hiếm.
+ Thông thường chỉ 1 hoặc 2 tĩnh mạch ở vùng thượng vị là thấy được.
Trong tắc tĩnh mạch chủ dưới:
+ Chiều dòng chảy từ dưới lên trên.
+ Để phân biệt với tăng áp tĩnh mạch cửa, phải xác định chiều các tĩnh mạch dưới rốn:
Tăng áp cửa: chiều xuống dưới.
Tắc tĩnh mạch chủ dưới: chiều hướng lên trên.
Lưu ý:
Phân biệt tuần hoàn bàng hệ với trường hợp người gầy, suy mòn, có thể thấy một số mạch máu lộ rõ vì mất lớp mỡ bụng dưới da
#nguyễn huy thông
#ôn thi nội trú