NỘI KHOA THẬN: PROTEIN NIỆU - Nguyên nhân

Đăng vào ngày 2021-12-26 21:15:07 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Protein niệu và nguyên nhân


PROTEIN NIỆU ( ĐẠM NIỆU) CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ Ý NGHĨA BỆNH LÝ  
( Khi có protein niệu (đạm niệu)người bệnh có cần lo lắng?)

- Người bình thường có thể bài tiết mỗi ngày 30-150 mg protein/ngày, trong đó lượng albumin chiếm <30 mg/ngày. Khi chỉ xét nghiệm 1 lần có protein niệu ở trong khoảng như vậy người bệnh chưa nên lo lắng quá, cần kiểm tra nhắc lại bằng một số phương pháp dưới khác do bác sĩ chỉ định
- Gọi là protein niệu bất thường khi lượng protein niệu >150 mg/ngày hoặc lượng albumin ≥30 mg/ngày. Protein niệu là một dấu hiệu chỉ điểm của tổn thương thận, vì vậy việc phát hiện protein niệu trong thăm khám bệnh nhân là đặc biệt quan trọng. Protein niệu có thể được xác định bằng các phương pháp định tính hoặc các phương pháp định lượng. Các phương pháp định tính bao gồm: Đốt nước tiểu (hiện nay ít làm), sử dụng acid sulfosalicylic 3% và sử dụng que nhúng nước tiểu (dipstick).
Sử dụng acid sulfosalicylic 3%: Đây là phương pháp phát hiện protein niệu nhạy nhất và ít sai nhất mà tiến hành đơn giản do có thể phát hiện được tất cả các loại protein niệu.
- Phát hiện được protein niệu ở dưới mức 1000 mg/lít nước tiểu. Pha sẵn acid sulfosalicylie: 3g/100ml (3%). Chuẩn bị sẵn ống nghiệm có vạch ở mức 2,5 ml và 10 ml. Mẫu nước tiểu: Nước tiểu đái lần đầu buổi sáng lấy giữa dòng 10 ml hoặc nước tiểu toàn bộ tức nước tiểu 24h. Ly tâm hoặc để lắng 10 phút trong ống nghiệm. Tiến hành: Gạn 2,5 ml nước tiểu trong cho vào một ống nghiệm đã có vạch sẵn 2,5 ml. Phần còn lại để so sánh. Thêm vào ống nghiệm 7,5 ml sulfosalicylic 3%, tức đến vạch 10 ml. Lắc đều.
Đánh giá kết quả: Có tủa là có protein niệu.
 Màu trắng khói thuốc lá: Mức độ vết.
 Có tủa nhẹ: Kết quả (+) (dưới 200 mg/l).
 Có tủa vẩn đục: Kết quả (++) (0,2-1,0 g/l).
 Có tủa đậm: l-2 g/l.
 Có tủa đặc: 3 g/1 trở lên.
Yếu tố gây sai kết quả:
 Dương tính giả: Nước tiểu đục có máu, nước tiểu đậm đặc, nước tiểu kiềm quá (pH >7), dùng nhiều Penicillin, tiêm thuốc cản quang do mới chụp thận tĩnh mạch, dùng tolbutamid, acid paraaminosalicylic.
 Âm tính giả: Nước tiểu quá loãng.
Sử dụng que nhúng nước tiểu : Sử dụng que nhúng nước tiểu (dipstick) là phương pháp xét nghiệm nhanh chóng, tiện lợi và rẻ tiền, có giá trị trong tầm soát protein cũng như bệnh thận trong cộng đồng. Bản chất của quy nhúng là có chứa một miếng đệm được tẩm chất tetrabromophenol. Chất này khi gặp albumin sẽ đổi sang màu xanh. Sử dụng phương pháp so màu với bảng màu mẫu của nhà sản xuất giúp đánh giá kết quả. Nhược điểm của que nhúng nước tiểu là chỉ đặc hiệu với albumin và không phát hiện được lượng protein niệu < 300 mg/ngày cũng như các protein chuỗi nhẹ.Trường hợp nước tiểu có albumin niệu vi lượng (Microalbuminuria – MAU) thì phải sử dụng que nhúng chuyên biệt tìm albumin niệu vi lượng (30-300 mg/ngày).  Albumin niệu vi lượng giúp phát hiện sớm tổn thương thận do bệnh đái tháo đường. 
Protein niệu của một mẫu nước tiểu bất kỳ ; Đơn vị tính bằng g/l thường ký hiệu là Upr (g/l). Xét nghiệm này chỉ nói lên được nồng độ của protein trong mẫu nước tiểu đó là bao nhiêu mà chưa nói lên được lượng đái ra hàng ngày. Upr (g/l) có thể rất cao nhưng bệnh nhân đái ra protein qua một ngày không nhiều vì nước tiểu rất ít.
Protein niệu 24h tức lượng protein đái ra trong một ngày : Protein niệu 24h ký hiệu là Upr (g/24h) cao hay thấp là rất có ý nghĩa trong lâm sàng. Ví dụ ở hội chứng thận hư Upr (g/24h) thường là trên 3,5g. Cách tính protein 24h như sau: Gom đo chính xác lượng nước tiểu đái ra qua một ngày tính theo lít, ký hiệu là V (l/24h). Xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu tính theo g/lít, ký hiệu 1à Upr (g/l).
Protein niệu 24h = Upr (g/l) x V (1/24h) 
Tính tỉ lệ protein/creatinin hoặc albumin/creatinin niệu: Lấy mẫu: Nên lấy mẫu nước tiểu giữa dòng buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đem định lượng đồng thời protein hoặc albumin và creatinin. Từ đó tính được tỉ lệ Protein/Creatinin (mg/mg) hoặc Albumin/Creatinin (albumin-to-creatinine ratio – ACR). 
Đánh giá kết quả: Theo Hội thận học quốc tế 2012:
Giai đoạn Albumin
(mg/24h) Albumin/Creatinin Đánh giá
 (mg/mmol) (mg/g) 
A1 < 30 < 3 < 30 Bình thường
A2 30 – 300 3 - 30 30–300 Tiểu albumin vi lượng
A3 > 300 > 30 >300 Protein niệu đại thể
 Giai đoạn A3 bao gồm cả hội chứng thận hư (lượng albumin thường >2200 mg/24h, tỉ lệ Albumin/Creatinin (ACR) > 2220 mg/g hoặc ACR > 220 mg/mmol).Nếu xét nghiệm có tiểu albumin vi lượng thì được coi là một dấu hiệu sớm của tổn thương thận, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra sự kết hợp giữa mức lọc cầu thận và mức độ albumin niệu cũng giúp đánh giá tiên lượng của bệnh thận mạn tính.Tỉ lệ Protein/Creatinin có thể giúp quy đổi tương ứng với lượng protein niệu tính bằng g/24h/1,73 m2.
1. Tỉ lệ Protein/Creatinin < 0,2 mg/mg tương ứng protein niệu < 0,2 g/24h.
2. Tỉ lệ Protein/Creatinin > 3,5 mg/mg tương ứng protein niệu > 3,5 g/24h (hội chứng thận hư).
                            
     KHI CÓ PROTEIN NIỆU ( ĐẠM NIỆU) CẦN LÀM GÌ

Không phải cứ có đạm niệu là bị bệnh thận hoặc bệnh lý liên quan khác, mà trong trường hợp như vậy cần chú ý và kiểm tra theo chuyên khoa để đánh giá đúng kịp thời.
Protein niệu chức năng (Functional proteinuria)
1. Protein niệu tư thế: Thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Có thể hết đi sau tuổi 20. Ở tuổi 30 trở lên nếu có protein niệu thì không nên nghĩ đến là do tư thế.Nằm nghỉ, duỗi dài tại giường: Protein niệu âm tính.Đứng lên, đứng lâu trên l giờ: Protein niệu trở thành dương tính, nằm nghỉ lại sẽ hết. Là protein niệu lành tính xuất hiện đơn độc: Không có tăng huyết áp, không có hồng cầu niệu, không có tiền sử bệnh thận. Chụp X quang thận tĩnh mạch không có tổn thương, không có thai, không có suy thận, suy tim, suy gan.Tiên lượng: Không dẫn đến suy thận nhưng cần theo dõi chặt chẽ huyết áp động mạch và hồng cầu niệu. Nếu có thì phải thăm khám có hệ thống.
2. Liên quan đến huyết động: Tăng tiết Angiotensin II và/hoặc tăng áp lực tĩnh mạch thận trong trường hợp suy tim (suy thất phải), sốt cao và có co giật.
3. Do gắng sức (sau tập thể thao nặng).
Protein do “quá tải” (Overload proteinuria):
 Protein niệu xuất hiện do được sản xuất quá nhiều trong huyết tương nên được lọc qua cầu thận, có nhiều loại khác nhau cần đánh giá theo từng trường hợp cụ thể. Có thể gặp trong 1 số bệnh :
1. Protein niệu Bence Jones:Còn được gọi là Paraprotein, thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh đa u tuỷ xương (Kahler). Do đó người trên 60 tuổi có protein niệu nhiều mà không có hội chứng thận hư thì phải có định hướng tìm protein niệu Bence Jones: Là một protein niệu kết tủa ở 40-60°C, tan ở 100°C và tủa trở lại khi nhiệt độ hạ xuống.Bản chất là protein chuỗi nhẹ Kappa hoặc Lamđa của kháng thể immunoglobin đơn dòng do tế bào ung thư dòng lympho B sản xuất, có trọng lượng phân tử 60.000 dalton nên được lọc qua cầu thận. Khi lượng tái hấp thu của ống gần đã bão hoà thì sẽ xuất hiện trong nước tiểu.Protein niệu Bence Jones là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh đa u tuỷ xương. Tuy nhiên trong bệnh Macroglobulinemia tức Waldenstrom cũng có một số ít bệnh nhân có protein niệu Bencen Jones (dưới 10%). Do đó cần làm điện di protein máu và protein niệu để khẳng định chẩn đoán.
2. Myoglobin niệu do tiêu cơ vân cấp.
3. Hemogobin niệu do tan máu cấp (Đái huyết sắc tố).
4. Amylase niệu trong viêm tụy cấp.
 Protein niệu ở phụ nữ có thai :
 Ở 3 tháng cuối của thai kỳ (thường sau 20 tuần) xuất hiện protein niệu, tăng huyết áp và phù là có khả năng bị tiền sản giật. Nếu không điều trị dự phòng trước thì sản phụ có thể bị sản giật, thai bị chết lưu hoặc nhẹ cân. Sau sinh đẻ vài tuần các triệu chứng sẽ tự hết, protein niệu sẽ âm tính. Nếu protein niệu vẫn dương tính kéo dài thì có khả năng thận đã bị tổn thương.
Ở những phụ nữ bị sảy thai lần đầu thì lần đẻ sau vẫn có khả năng bị tiền sản giật.  Phụ nữ có thai mà protein niệu được phát hiện ngay trong những tháng đầu thì có thể là đã có bệnh thận từ trước.
Protein niệu do nguồn gốc cầu thận (Glomerular proteinuria):
 Protein niệu 2-3 g/24h thường là biểu hiện của hội chứng cầu thận (nguyên phát phát hoặc thứ phát).
 Protein niệu cao là dấu hiệu chủ đạo của hội chứng thận hư, thường bao gồm:Phù,Protein niệu trên 3,5g/24h/1.73 m2.Protein máu dưới 60g/l, Albumin máu dưới 30g/l.Cholesterol máu tăng > 6,5 mmol/l.Có thể mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.
 Protein niệu không ở ngưỡng thận hư nói trên rất hay gặp trong nhiều bệnh cầu thận nguyên phát hoặc thứ phát: Bệnh cầu thận mạn nguyên phát, bệnh hệ thống, Bệnh thận đái đường, bệnh cầu thận sau các bệnh nhiễm virus, viêm gan, bệnh cầu thận sau cá bệnh ung thư, bệnh cầu thận sau các  bệnh viêm mạch hệ thống, bệnh thận do tăng HA…..

Protein niệu do nguồn gốc ống thận (Tubular proteinuria):
 Protein niệu do nguồn gốc ống thận thường ở mức < 1 g/ngày (mức độ nhẹ), ít khi quá 2 g/ngày. Nguyên nhân do bất thường về tái hấp thu ở ống lượn gần đối với các protein được lọc từ cầu thận (như Beta-2- Microglobulin, các chuỗi nhẹ của Ig miễn dich, …) và các protein từ ống thận (như Protein Tamm-Horsfall, IgA, urokinase, …). Nguyên nhân có thể do hoại tử ống thận cấp (acute tubular necrosis – ATN), ngộ độc (chì, kháng sinh nhóm aminoglycoside), viêm thận kẽ do thuốc, rối loạn chuyển hóa di truyền, …
 Trên thực tế khi xác định có protein niệu người bệnh không cần quá lo lắng , tuy nhiên cần đến các cơ sở chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây ra đạm niệu và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh bị bỏ sót bệnh hoặc không theo dõi khi cho đến lúc chức năng thận giảm nhiều có triệu chứng mới đi khám. Khi đó các biện pháp điều trị thường it đem hiệu quả hoặc không có hiểu quả ngoài điều trị thay thế thận

Nguồn: PGS Đỗ Gia Tuyển 

Sưu Tập Chia Sẻ Quý Đồng Nghiệp

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay