NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN

Đăng vào ngày 2023-06-23 06:05:43 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Y Hà Nội - Vinmec

#nptktyk

NHIỄM TRÙNG (INFECTION) HAY CHỈ LÀM VIÊM + VI KHUẨN CƯ TRÚ (COLONISATION WITH STERILE INFLAMMATION)

Bài mới ra trên Intensive Care Medicine mình thấy rất hay. Làm ICU chắc chúng ta thường xuyên phải đau đầu vì câu hỏi “Ca này có nhiễm khuẩn không? Có cần dùng kháng sinh phổ rộng không?” 
(P/s 1: Đau đầu cả khi làm việc lẫn khi đi hội chẩn :D)
(P/s 2: Mấy bạn có thể tua luôn bài tới khúc cuối để áp dụng bảng luôn nha).
Chúng ta biết bệnh nhân ICU thì có thể có rất nhiều nguyên nhân gây phản ứng viêm chứ không chỉ có nhiễm khuẩn, do đó bạch cầu (WBC) hay CRP tăng chưa chắc là nhiễm trùng? 
Theo GS.Jeffrey (của ĐH Cambridge) và các cộng sự, hiện vẫn không có tiêu chuẩn vàng để phân biệt 2 tình trạng này. CÁC TÁC GIẢ CHO RẰNG ĐÂY LÀ SƠ ĐỒ TỐT NHẤT Ở THỜI ĐIỂM NÀY ĐỂ PHÂN BIỆT CÓ NHIỄM TRÙNG HAY KHÔNG.
Về nội dung cụ thể các bạn có thể xem ở bảng. Tuy nhiên, chúng ta cần biết là ở các nước phát triển thì các bộ kit test nhanh vi sinh đã được áp dụng rộng rãi (bữa mình mới học lớp của SCCM cũng thấy vậy). Họ chỉ cần 30 phút tới vài giờ để xác định được tác nhân vi sinh và có luôn cả kháng sinh đồ, VÌ VẬY HỌ ĐƯA VI SINH VÀO BẢNG để xác định NHIỄM TRÙNG hay không nhiễm trùng. 
Hiện tại theo mình biết ở Việt Nam mình thì vẫn chờ kết quả cấy thôi, nhanh hơn thì có phương pháp PCR đa mồi tuy nhiên cũng mất 1-2 ngày và không có kháng sinh đồ. Do đó, không áp dụng bảng này hoàn toàn vào lâm sàng của chúng ta được. Chúng ta vẫn phải DỰA VÀO LÂM SÀNG/CẬN LÂM SÀNG và CHỜ kết quả vi sinh thôi.

Tuy nhiên, CHÚNG TA CÓ THỂ ÁP DỤNG BẢNG NHƯ SAU. Chia lâm sàng thành 3 NHÓM

NHÓM 1: 
Tăng Procalcitonin > 2ng/ml hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn trên lâm sàng/ hình ảnh học là rõ rệt => Là INFECTION, DÙNG kháng sinh phổ rộng. 
=>Chờ kết quả cấy, nếu cấy ra tác nhân nào thì điều trị kháng sinh theo tác nhân đó, không cấy ra thì vẫn tiếp tục dùng kháng sinh phổ rộng.

NHÓM 2: 
Tăng procalcitonin mức trung bình (0.5-1.9 ng/ml), hoặc, Tăng các marker không đặc hiệu (CRP, WBC, Fever), hoặc, bằng chứng lâm sàng/hình ảnh học nghi ngờ thôi (thâm nhiễm ở phổi, dịch quanh tụy..)
=> Nhóm này có thể là “infection”, có thể chỉ là “sterile inflammation”. Các tác giả dùng kết quả vi sinh để xác định
=>Tuy nhiên, NẾU LÀ NHÓM BỆNH NHÂN NGUY CƠ CAO thì chúng ta cần dùng luôn kháng sinh phổ rộng. 
Định nghĩa nhóm bệnh nhân nguy cơ cao là: Có sốc, chức năng các cơ quan xấu đi (tăng điểm SOFA > 2 điểm), hoặc suy giảm miễn dịch.

NHÓM 3: 
Lâm sàng ít nghi ngờ và không tăng procalcitonin và các marker không đặc hiệu khác => Không phải là nhiễm trùng, có cấy ra thì cũng là “colonisation” thôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Jeffrey, M., Denny, K.J., Lipman, J. et al. Differentiating infection, colonisation, and sterile inflammation in critical illness: the emerging role of host-response profiling. Intensive Care Med (2023). https://doi.org/10.1007/s00134-023-07108-6
Bs Nguyen Phi Tung - Vinmec

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay