KINH NGHIỆM HỌC TẬP MODULE Y2 - HMU
Review lí thuyết module y2
1. S2.1, S2.2: chủ yếu học slide + sách trường.
- Chú ý lí thuyết cơ sở S2.2 rất nặng —> có kế hoạch học và ôn ngay từ đầu.
- Cách học và ôn: giống các module y1
2. Các module S2.3 – S2.6 (liên quan đến thực hành lâm sàng)
- Thứ tự học: Các môn cơ sở (sinh lý, giải phẫu,…) —> sinh lý bệnh —> môn chuyên ngành (nội, ngoại, nhi), kết hợp thêm các sách thầy cô recommend. Khi học các em chú ý đến mục tiêu của bài giảng. Nếu có thời gian em nên tham khảo các sách sinh lý, sinh lý bệnh, nội của nước ngoài để nắm vững kiến thức hơn.
- Ôn thi: tập trung ôn theo slide vì đề thi ra chủ yếu trong slide. Ngoài các bài Lec thì một số module sẽ hỏi cả các kiến thức trong các bài sem, tbl
- Khi đi học thực hành/lâm sàng, các em mang sẵn sổ & bút để ghi chép. Chú ý ghi những kiến thứcthầy cô nói mà không có trong sách/slide/ không được học ở các bài lí thuyết (muốn vậy phải đọc kĩ hết lí thuyết trước khi đi học thực hành/lâm sàng), chủ động hỏi những vấn đề chưa hiểu. Có nhiều câu hỏi thi sẽ vào những phần kiến thức đi học lâm sàng mà không có trong sách.
- Chủ động học nhóm vì kiến thức rất nặng + mỗi thầy cô giảng lâm sàng khác nhau sẽ truyền tải những kiến thức khác nhau —> các em dạy lại cho nhau để củng cố thêm kiến thức.
- Nhìn chung cách học đổi mới này lượng kiến thức phải tiếp thu trong 6 năm học vẫn vậy nhưng cách sắp xếp các môn học và cách tiếp cận kiến thức khác hơn so với chương trình cũ. Quan trọng nhất đó là mình sẽ được học một cách rất hệ thống từ cơ sở đến bệnh học và điểu trị , đây là điểm mình rất thích nó sẽ giúp mình liên kết các kiến thức rời rạc của các bộ môn với nhau, hiểu rõ được cơ chế,bản chất từ đó nhớ lâu hơn và hứng thú học hơn. Thay vì học cuốn chiếu như những năm trước thì ở khóa đổi mới mình sẽ được học theo từng Module chia theo từng giai đoạn . Giai đoạn 1 học các kiến thức nền tảng cơ sở như sinh lí, giải phẫu, hóa sinh,... Giai đoạn 2 mình sẽ học các kiến thức liên quan đến bệnh học và điều trị . Dưới đây là góc nhìn của mình kiến thức liên quan từ năm 1 đến năm 2:
Ở năm 1, Bạn sẽ được học các đại cương các môn học :Hóa học, Hóa sinh, Mô-phôi, sinh lí, lí sinh, giải phẫu, dược lí.
+Với môn Hóa đại cương thì mình sẽ không gặp lại khi lên năm 2. Tuy nhiên nếu bạn học tốt hóa thì có thể học hóa sinh dễ dàng hơn
+Giải phẫu ở năm 1 mình chỉ học đại cương của tổng quan các hệ nên chỉ cần nắm chắc tổng quan không cần đi sâu vào chi tiết vì lên năm 2 mình sẽ được học kĩ hơn ở từng hệ cơ quan.
+Sinh lí ở năm 1 mình sẽ học một số bài sinh lí đại cương đây là những bài rất quan trọng nên bạn cần hiểu thật rõ để tạo nền tảng cho năm 2 khi học đến các hệ cơ quan mình sẽ giải thích được cơ chế hoạt động của các hệ cơ quan. Ví dụ khi học chắc sinh lí điện tế bào và vận chuyển các chất qua màng tế bào thì mình sẽ giải thích được cơ chế điện thế hoạt động của tế bào cơ tim,...
+ Lý sinh: mình cũng chỉ học trong năm 1 nhưng có thể áp dụng cho các năm sau. Nó nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong các tổ chức và cơ thể sống dựa trên quan điểm và các định luật vật lý, từ mức độ điện tử nguyên tử đến toàn cơ thể hay một hệ có nhiều cơ thể sống. Khi hiểu được lý sinh mình có giải thích được cơ chế sâu hơn của các hiện tượng trong tế bào cũng như nguyên lí vận hành của các thiết bị y học
+ Hóa sinh: ở năm 1 mình sẽ được học các bài về các chất hóa học cấu tạo nên cơ thể sống và các chuyển hóa của chúng. Mình cần nắm chắc những bài này để có thể giải thích được 1 số cơ chế sinh lí cũng như bệnh sinh và áp dụng vào lâm sàng khi lên Y trên. Ví dụ nếu bạn nắm rõ bài chuyển hóa glucid thì có thể hiểu được cơ chế của bệnh đái tháo đường hay nếu hiểu rõ về bài chuyển hóa hemoglubin có thể biết được cơ chế của vàng da,...
+ Mô- phôi: Bạn sẽ được học những bài mô học đại cương trong năm 1 hiểu hơn về các thuật nghĩ trong mô học như : biểu mô, mô liên kết, mô cơ, xương,... Đây là những thuật ngữ sẽ sử dụng rất nhiều khi lên năm 2. Hiểu rõ về nó bạn sẽ không còn lúng túng khi học về mô học hệ cơ quan nữa. Còn về phôi, mình sẽ học phôi thai học, cho mình các nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển phôi. Để khi lên Y cao hơn bạn sẽ được học chi tiết hơn về quá trình hình thành của từng hệ cơ quan
+ Dược lí : Ở năm nhất mình sẽ được học các bài đại cương rất quan trọng làm nền tảng cho sau này. Ví dụ như thuốc vào cơ thể mình thì như thế nào ? Các quá trình đó cụ thế ra sao ? Tương tác thuốc như thế nào ? Có những loại thuốc gì ?... Ở năm sau mình sẽ học kĩ hơn về từng loại thuốc cho từng loại bệnh lí ở các cơ quan khác nhau mà để hiểu được thì mình phải nắm thật chắc những bài đại cương ở Y1
Review thi chạy trạm tiền lâm sàng (OSPE) – Module S2.1:
1. Kiến thức, tài liệu học tập:
- BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA - Tác giả/ Chủ biên: PGS NGUYỄN ĐỨC HINH – TS LÊ THU HÒA - Bộ môn/ Trường: ĐH Y HÀ NỘI
- Bài giảng kỹ năng giao tiếp cho sinh viên y khoa - Trường Đại Học Y Hà Nội; Chủ Biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến - TS. Lê Thu Hòa
- Kiến thức thi bao gồm: kỹ năng tiền lâm sàng về khám nội khoa, ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, kỹ năng giao tiếp
- Kiến thức sẽ được giảng dạy chi tiết trong các buổi SKL (skill lab), kỹ năng giao tiếp sẽ được học và đóng vai trong các buổi ROL
2. Phương pháp học tập:
- Các kỹ năng sẽ được học và thực hành tại phòng SKL. Tuy nhiên vì dịch bệnh căng thẳng nên quá trình học và thực hành của các em bị hạn chế rất nhiều. Có thể các thầy cô sẽ quau clip hướng dẫn và các em kết hợp clip thầy cô và bảng kiểm trong sách để thực hiện chuẩn nhất. NÊN tìm được người để thực hành cùng thì sẽ tốt hơn chỉ xem video không.
• Kỹ năng giao tiếp:
- Hỏi tiền sử/bệnh sử:
+Bệnh sử hỏi theo các câu hỏi SOCRATES để đầy đủ nhất không bị thiếu (KHÔNG quên giới thiệu bản thân mình và hỏi ý kiến hợp tác của bệnh nhân):
+ Hỏi tiền sử học theo sách Bài giảng kỹ năng y khoa, đặc biệt quan trọng về: tiền sử bản than: dị ứng, bệnh mạn tính, bệnh hiện tại đã xuất hiện trước đó chưa (đối với bệnh mạn tính cần hỏi về những đợt bệnh cấp tính cần điều trị tại bệnh viện); tiền sử gia đình (bệnh mạn tính, dị ứng)
- Kỹ năng cung cấp thông tin/thông báo tin xấu/tư vấn: làm theo bảng kiểm, cần chọn lọc thông tin phù hợp đề bài yêu cầu
• Các kỹ năng khác:
- Chuyên môn làm theo video được hướng dẫn và bảng kiểm trong sách (KHÔNG QUÊN SÁT KHUẨN TAY TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN KHÁM)
- Khám nội khoa: giới thiệu tên mình + thao tác mình chuẩn bị làm, nhận được sự đồng ý từ bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân tư thế khám. Trong lúc khám cần hỏi bệnh nhân 1 số câu hỏi về tình trạng bệnh nhân (bệnh sử tóm tắt) và theo dõi sắc mặt bệnh nhân, cảm ơn bệnh nhân hướng dẫn bệnh nhân về tư thế bình thường sau đó báo cáo kết quả sau thăm khám
- Ngoại khoa: nắm chắc kiến thức giải phẫu để tránh thao tác sai cách/sai chỗ để bị điểm kém
- Điều dưỡng: khó nhất là tiêm và truyền. Phải nhớ được nơi tiêm, góc tiêm của từng kiểu tiêm (CẦN TÂM LÝ TỐT), sau tiêm yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi để theo dõi phản ứng. Phần truyền tĩnh mạch vô cùng lằng nhằng, nhiều yêu cầu và khó nhớ nên các em phải tập thật nhiều
3. Đi thi:
- Trước hết chuẩn bị tâm lý là quan trọng nhất. Với mọi kỳ thi, tâm lý tốt sẽ giúp bài thi các em đạt hiệu quả tốt, tránh những nhầm lẫn trong quá trình làm
- Kiểu thi chạy trạm: Gồm 5 trạm thi và mỗi trạm có thời gian làm 7-8p (bao gồm cả thời gian chuyển bàn). Thứ tự bàn thi sẽ theo thứ tự bàn, chạy bàn theo chiều kim đồng hồ đủ 5 trạm sẽ kết thúc
- Cần đem: bút, đồng hồ, áo blouse, ống nghe, thẻ SV.
Một số môn Tiếng Anh, Tin học, Tiết, XSTK thì cần đi học đầy đủ, chép bài và nên làm quan test.