Khám Hô Hấp Lâm Sàng Y3

Đăng vào ngày 2022-01-31 14:51:11 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Khám Lâm Sàng Hô Hấp Y3

KHÁM HÔ HẤP 
---


TRÍCH DẪN TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
PHẦN 5 
5. Nguyên tắc chung khám phổi: Bao gồm trình tự các bước: Nhìn – Sờ – gõ – Nghe.

5.1. Nhìn:
- Tinh thần: Lo âu, hốt hoảng, ngủ gà.
- Tình trạng da, niêm mạc: Tím môi, đầu chi hoặc toàn thân
- Tư thế của bệnh nhân: Nằm bình thường, nửa nằm nửa ngồi hay phải ngồi để thở.
- Lồng ngực bình thường cân đối, hình thang, tỷ số trước sau ; khoảng cách bên của lồng ngực được tính theo công thức:

Khoảng cách trước sau
Bình thường = ————————– = 1/2 – 5/7
Khoảng cách bên
Lồng ngực hình thùng khi tỷ lệ này = 1/1
- Bình thường lồng ngực di động nhịp nhàng theo nhịp thở. Không có hiện tượng co kéo các khoang liên sườn, rút lõm hố trên ức ; dưới ức. Quan sát kỹ để phát hiện những vết xây xát, bầm tím do chấn thương, tuần hoàn bàng hệ, vận động nghịch thường của lồng ngực (Khi hít vào bụng bị lõm hay gặp trong trường hợp giãn phế nang nhiều gây ép cơ hoành).

-Kiểu thở:
+ Bình thường: Bệnh nhân thở dễ dàng, nhịp thở đều, tần số 16 – 20 lần/phút.
+ Các kiểu thở bất thường:

Khó thở ra: 
Bình thường tỷ lệ thở vào/thở ra là 1,1 – 1,2, trong trường hợp này thời gian thở ra kéo dài hơn thì thở vào. Loại khó thở này thường gặp trong hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Khó thở vào: 
Bình thường thời gian thở vào dài hơn thì thở ra, trong trường hợp này tỷ lệ thở vào/thở ra >1.2. Loại khó thở này hay gặp trong những trường hợp khí phế quản bị khố u chèn ép, trong dị vật đường thở.

Kiểu thở Kussmaul (Kiểu thở bất thường có chu kỳ):
Kiểu thở có 4 thì: Hít vào – Nghỉ – Thở ra – Nghỉ. Do vậy kiểu thở này còn được gọi là kiểu thở hình vuông. Kiểu thở này hay gặp do toan máu.

Kiểu thở Chey – Stokes (Kiểu thở bất thường có chu kỳ):
Kiểu thở có biên độ, tần số thở tăng dần ; giảm dần – tiếp theo là giai đoạn ngưng thở ; tiếp theo một chu kỳ mới. Kiểu thở này hay gặp trong u não, viêm màng não, …

5.2. Sờ:
5.2.1. Định nghĩa: Rung thanh là rung động của dây thanh âm trong khi phát âm (nói) được truyền ra thành ngực.

5.2.2. Rung thanh có những đặc điểm như:
5.2.2.1. ở người bình thường:
-Rung thanh khá mạnh ở những người có giọng nói trầm, lồng ngực mỏng, ở trẻ em ; ở những người gầy.
-Rung thanh yếu ở phụ nữ ; những người béo.

5.2.2.2. ở bệnh nhân:
-Rung thanh tăng: Gặp trong hội chứng đông đặc (viêm phổi thuỳ).
-Rung thanh giảm hoặc mất: Gặp trong tràn dịch, tràn khí màng phổi, ở những bệnh nhân bị giãn phế nang nặng.

5.2.3. Cách khám rung thanh:
5.2.3.1. Nguyên tắc:
áp sát 2 bàn tay lên lồng ngực bệnh nhân, đồng thời yêu cầu bệnh nhân đếm chậm ; dõng dạc các số 1, 2, 3 cho đến khi kết thúc khám rung thanh.

Trong khi bệnh nhân đếm thầy thuốc lần lượt đặt 2 bàn tay của mình lên lồng ngực bệnh nhân với nguyên tắc từ trên xuống, từ trong ra ngoài, đối xứng 2 bên ; cuối cùng là đổi tay để so sánh 2 bên, đánh giá chính xác tình trạng rung thanh của bệnh nhân.

Lưu ý vào mùa lạnh cần phải xoa nóng 2 bàn tay trước khi tiến hành khám rung thanh.

5.2.3.2. Các vị trí kiểm tra rung thanh: Toàn bộ lồng ngực như vùng trước, bên ; sau (lưng). Lưu ý đối với bệnh nhân nữ cần phải đẩy tuyến vú sang một bên để kiểm tra rung thanh.

5.3. Gõ:
5.3.1. Kỹ thuật:

- Một bàn tay để áp sát lên vùng định gõ (các ngón tay để dọc theo các khoảng gian sườn), sử dụng ngón tay giữa hoặc ngón giữa ; ngón trõ của bàn tay còn lại gõ thẳng góc xuống đốt ngón tay nhẫn của bàn tay kia.
- Phải gõ bằng cổ tay, không được gõ bằng cẳng tay hoặc cả cánh tay.
- Gõ theo thứ tự từ trên xuống, từ trong ra ngoài, đối xứng 2 bên.
- Lưu ý cũng như thăm khám rung thanh vào mùa đông trước khi gõ phải xoa nóng 2 bàn tay.

5.3.2. Vị trí gõ:
- Trước ngực: Gõ theo các đường cạnh ức, đường giữa xương đòn.
- Vùng nách: Gõ theo các đường nách trước, nách giữa ; nách sau.
- Lưng: Gõ theo các đường cạnh cột sống ; giữa xương bả vai 2 bên.

5.3.3. Đánh giá tiếng gõ:
- Bình thường gõ trong, đều 2 bên.
- Bệnh lý khi gõ vang (trong giãn phế nang, tràn khí màng phổi) hoặc đục (trong hội chứng tràn dịch, hội chứng đông đặc phổi).

5.4. Nghe phổi:
- ống nghe: Bao gồm những bộ phận như loa nghe, màng loa ; dây nghe.
Lưu ý trước khi nghe phải kiểm tra xem màng loa đã được cố định chặt vào loa nghe chưa ; phải áp sát loa nghe vào thành ngực, đặc biệt vào mùa hè có khả năng mồ hôi của bệnh nhân sẽ dính vào màng nghe tạo ra những âm bất thường.

Khi thời tiết lạnh để tránh gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân phải làm ấm màng nghe bằng cách áp chặt màng ống nghe vào bàn tay mình một lúc rồi mới tiến hành nghe phổi.
Nguyên tắc nghe phải nghe từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, đối xứng 2 bên ; nghe toàn bộ phổi trừ phần phổi bị 2 xương bả vai che khuất.

- Bảo bệnh nhân thở sâu ; đều, thầy thuốc tiến hành nghe phổi với nguyên tắc đặt loa nghe từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài ; đối xứng 2 bên. Nghe ở đằng trước ngực, 2 bên ; sau lưng.

- Rì rào phế nang:
Là do không khí đi vào các phế nang 0mà nguồn gốc phát sinh quá phức tạp. Tại khí phế quản lớn, vùng giữa lồng ngực luồng không khí đi vào rất mạnh ; xoáy sau khi phế quản phân chia tốc độ của dòng không khí chậm dần đến tận phế nang (vùng ngoại vi) thì yếu hẳn.

Bình thường rì rào phế nang êm dịu như tiếng lá xào xạc trong gió, nghe rõ nhất ở thì thở vào. Ngoài ra ta có thể nghe thấy tiếng thở khí quản khi đặt ống nghe ở vùng khí quản hoặc trên cán xương ức. Tiếng thở khí phế quản thường nghe thấy ở vùng liên bã cột sống.

Một số tiếng bất thường:
Tiếng ran ướt:
Ran ẩm (ran bọt): Là tiếng lọc xọc của phổi nghe được cả ở 2 thì thở vào; thở ra. Ran ẩm được tạo ra do không khí khuấy động dịch trong lòng các phế quản. Các tiếng nghe không đều, thay đổi khi ho. Loại ran này thường gặp trong viêm phế quản đa tiết chất nhầy.

Ran nổ: Là tiếng bóc tách các thành của phế quản, phế nang do dịch chứa trong các phế nang quánh; dính. Loại ran này chỉ nghe được ở cuối thì thở vào, âm sắc nghe nhỏ, âm độ cao ; không thay đổi khi ho.

Tiếng ran khô: Tiếng được tạo ra do không khí lưu thông qua các phế quản bị co hẹp ở nhiều nơi, từ phế quản lớn đến các phế quản bé. Loại ran này có thể nghe thấy trong cả 2 thì của hô hấp, nhưng rõ nhất ở thì thở vào, âm sắc thường cao.

Có thể hình dung loại ran này như tiếng rít qua khe cửa trong mùa gió bấc. Có thể gặp ran rít khư trú (còn được gọi là tiếng Wheezing). Nghe rõ ở thì thở vào hoặc cả 2 thì. Tiếng này được phát sinh do tắc 1 phần tại một vùng khí phế quản nào đó. Loại ran rít lan toả nghe được ở cả 2 thì hô hấp đặc biệt lúc thở ra, âm sắc khác nhau hay gặp trong hen phế quản. Cường độ phụ thuộc vào mức độ của cơn hen.

Ran ngáy: 
Loại ran này cũng được tạo ra do các phế quản bị co thắt, phù nề làm không khí tạo âm thanh như tiếng của những người ngáy khi ngủ. Âm sắc ở đây thường trầm, dài, cò cử.

Tiếng thổi:
Tiếng thổi ống: 
Thường gặp trong hội chứng đông đặc. Tiếng thổi nghe được tại vùng phổi đông đặc. Đặc điểm của tiếng thổi này giống như âm phát ra từ tiếng của bệ thổi lò rèn tương đối giống với tiếng thở của khí quản.

Tiếng thổi hang (ít gặp):
Có âm sắc rỗng, mạnh, âm độ cao, nghe được ở thì thở vào. Phát sinh do tiếng khí – phế quản một hang trong nhu mô phổi. Hay gặp trong những trường hợp lao hang, áp xe phổi ở giai đoạn ộc mủ (hang hoá).

Tiếng thổi vò (ít gặp): 
Âm sắc nghe như tiếng kim khí, có âm độ cao. Nghe được ở thì thở vào. Tiếng này được tạo ra do do sự cộng hưởng của tiếng thở bình thường khi qua một túi hơi (tràn khí màng phổi khư trú).

Tiếng thổi màng phổi:
Tiếng thổi nghe xa xăm, nhẹ, nghe rõ ở thì thở ra. Thường nghe được ở vùng ranh giới giới giữa tràn dịch ; tràn khí màng phổi. Cơ chế của tiếng thổi này như cơ chế của tiếng thổi ống.

Tiếng cọ màng phổi:
Tiếng sột soạt như hai miếng vải dạ cọ vào nhau ; mất đi khi bệnh nhân ngưng thở. Thường gặp trong viêm màng phổi khô.

Cre: Tài Liệu Y Khoa 
#MUF

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay