HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)

Đăng vào ngày 2023-04-25 03:32:03 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Hội chứng ruột kích thích

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)
Irritable bowel syndrome (IBS) là bệnh lý rối loạn chức năng đường ruột với tình trạng đau bụng tái diễn, khó chịu liên quan đến quá trình đại tiện và hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Bệnh đặc trưng bởi táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ táo bón + tiêu chảy, kèm theo chướng bụng, đầy tức bụng.

✏️Phân loại IBS
                     Bristol loại 1 hoặc 2           Bristol loại 6 hoặc 7
Thể táo bón > 25% số lần đi ngoài        < 25% số lần đi ngoài
Thể tiêu chảy < 25% số lần đi ngoài      > 25% số lần đi ngoài
Thể hỗn hợp > 25% số lần đi ngoài       > 25% số lần đi ngoài
Thể không phân loại: Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng đặc điểm đi ngoài không nằm trong 3 trường hợp trên.

✏️Chẩn đoán IBS theo Rome IV
Đau bụng tái diễn ít nhất 1 ngày/tuần trong vòng 3 tháng, kèm theo ≥ 2 tiêu chuẩn sau đây:
1) Liên quan đến quá trình đại tiện
2) Liên quan đến thay đổi số lần đại tiện
3) Các tiêu chuẩn trên kéo dài 3 tháng, với thời điểm bắt đầu ít nhất 6 tháng trước chẩn đoán.

 ✏️Dấu hiệu cảnh báo
• Diễn biến cấp tính
• Sút cân
• Triệu chứng về đêm
• Tiền sử gia đình: Ung thư đại tràng, Bệnh Celiac, bệnh viêm loét ĐTTCM, Crohn.
• Thiếu máu
• Tuổi > 50
• Phân máu, đặc biệt có nhày máu.
• Sử dụng kháng sinh gần đây
• Có khối ở bụng/hậu môn.
• Chỉ số viêm tăng
• Sốt
=> Khám chuyên khoa tiêu hóa để tìm tổn thương thực thể.

✏️ Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: Triệu chứng IBS + Không dh cảnh báo + Tuổi < 50
• Không tiêu chảy + Nguy cơ nhiễm KST và Celiac thấp: CTM, máu lắng, FOBT và/hoặc XN chẩn đoán theo triệu chứng.
• Nguy cơ bệnh Celiac cao: XN huyết thanh bệnh Celiac
• Nguy cơ nhiễm KST cao: XN phân
• Tiêu chảy kéo dài: XN huyết thanh bệnh Celiac, XN phân, soi đại tràng

 ✏️Điều trị
a. Liệu pháp tâm lý
• Thảo luận với bệnh nhân về những lo lắng, giảm buồn phiền
• Tập thể dục mức độ trung bình nhằm duy trì thể chất (yoga).
• Trị liệu tâm lý, thư giãn, thôi miên,…
b. Chế độ ăn
• Chất xơ hòa tan ( 10-25 g/ngày) giúp làm giảm triệu chứng, chất xơ hòa tan có nhiều trong: yến mạch, hạt chia, lúa mạch, các loại hạt, các loại đậu, một số loại trái cây, hạt lanh,...
• Hạn chế FODMAP-  có nghĩa là “Fermentable Oligo-, Di-, Mono-saccharides and Polyols” (các loại saccharide và cồn có thể lên men), chúng là những carbonhydrate chuỗi ngắn mà “một số người không thể tiêu hóa được”, thay vào đó, chúng đi tới tận cuối đường ruột – nơi có vi khuẩn ruột sống. Sau đó, vi khuẩn đường ruột dùng các carbonhydrate này để làm nhiên liệu sản xuất ra các hydro và gây ra các triệu chứng tiêu hóa. FODMAP cũng lưu giữ các chất lỏng trong lòng ruột nên có thể gây nên tiêu chảy.
• Không khuyến cáo dùng chế độ ăn không có Gluten.
c. Probiotic có thể làm giảm triệu chứng.
d. Các thuốc dùng trong IBS
Thể tiêu chảy 
* Loperamid
Dùng ngắn ngày giúp giảm đi ngoài
* Eluxadolin 100 mcg x2 lần/ngày
Thận trọng trên đối tượng: cắt túi mật, viêm tụy cấp, làm dụng rượu, bệnh gan nặng, co thắt cơ oddi vì nguy cơ viêm tụy cấp.
* Alosetron 0.5 mg x 2l/ngày max 4 tuần. Dùng cho nữ giới tiêu chảy nặng > 6 tháng không đáp ứng thuốc chống tiêu chảy khác 

Thể táo bón
* Bifidobacterium lactis DN-173010
* Macrogols (PEG) giảm mức độ nặng táo bón.
* Bisacodyl 5-15mg/ngày dùng ngắn ngày.

* Các thuốc khác:
- Giảm đau chống co thắt (Drotaverin, Otilonium 40 – 80 mg x 2-3 lần/ngày; Mebeverine 135mg x3 lần/ngày.
- Chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptyline 10 – 30 mg/ngày trước ngủ (chỉ áp dụng cho bn dung nạp do tác dụng phụ lơ mơ, chóng mặt). Liều thấp nhất có tác dụng duy trì 4-12w.
- Điều trị giảm đầy hơi chướng bụng: men vi sinh, Rifaximin (cho thể không táo bón) 550mg x 3l/ngày trong 14 ngày.

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay