Giải phẫu THẬN
✍️ Thận là 2 cơ quan hình hạt đậu màu nâu đỏ. Nằm ở phía sau khoang phúc mạc , ở hai bên cột sống . Thận phải nằm thấp hơn thận trái và ở người trưởng thành kích thước thận là 12x6x3 cm
- Thận là tạng đặc có trọng lượng trung bình là 130 - 135g. Mỗi thận gắn với một niệu quản , một ống dẫn nước tiểu bài tiết đến bàng quang
? Đầu trên trái : bờ trên xương sườn XI
? Đầu trên phải : bờ dưới xương sườn XI
? Đầu dưới trái : ngang bờ trên mỏm ngang L3
? Đầu dưới phải : ngang bờ dưới mỏm ngang L3
- Nhu mô thận có độ dày 1,5cm- 1,8cm và được bao phủ bởi lớp vỏ thận bên ngoài . Nhu mô thận được chia thành 2 vùng
+ vùng tủy : gồm các đài thận nhỏ, có đỉnh hướng về đài nhỏ. Các đài chứa hệ thống góp trước khi đổ vào đài thận
+ vùng vỏ thận : dày 4mm - gồm các hạt thận, phần vỏ nằm giữa các tháp thận gọi là cột thận . Có các đơn vị chức năng thận- nephron, mỗi quả thận chứa 1- 1,5 triệu nephron phân bố tập trung tại vùng vỏ . tủy thận chiếm 10-20% nephron
+ rốn thận: Là nơi cuống thận đi vào thận. Rốn thận là vị trí phẫu thuật vào bên trong thận do đó nếu có rốn thận rộng phẫu thuật thuận lợi hơn rốn hẹp
Rốn thận P : ngang môn vị, cách đường giữa 4 cm
Rốn thận T : ngang mỏm ngang L1
✍️Mạc thận
+ Ngăn cách với bao xơ => mỡ quanh thận
+ mỡ ngoài mạc thận =>mỡ cạnh thận
- mạc thận gồm 2 lá
+ trên : chập vào nhau=> đỉnh mặt dưới cơ hoành
+ dưới : sát nhau => hòa lẫn vào mạc chậu
+ trong: lá sau=> hòa lẫn mạc cơ thắt lưng . lá trước đi trước bó mạc thận => liên tiếp đối diện
+ ngoài : chập vào nhau => hòa lẫn mạc ngang
✍️ liên quan
- Thận phải : liên quan với gan , đại tràng lên, đoạn xuống của tá tràng
- Thận phải : liên quan với rễ mạc treo đại tràng ngang , lách , tụy, dạ dày, đại tràng xuống.
⭐️ Chức năng : thận là cơ quan chính trong hệ tiết niệu. Thận có chức năng quan trọng là Lọc và bài tiết các chất thải vào nước tiểu. Công việc của thận là lọc máu, chúng loại bỏ chất thải kiểm soát sự cân bằng chất lỏng của cơ thể và giữ mức chất điện giải thích hợp. tất cả máu trong cơ thể đi qua chúng khoảng 40 lần/ ngày
Chức năng nội tiết
Thận sẽ bài tiết hormone renin giúp điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin để tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương khi oxy mô giảm. Bên cạnh đó, thận cũng tham gia vào chuyển hóa vitamin D3, glucose từ nguồn không phải hydrat carbon khi cơ thể bị nhiễm acid hô hấp mạn tính hoặc cơ thể bị nhịn đói lâu ngày.
Bài tiết nước tiểu
Nước tiểu được hình thành từ những đơn vị chức năng thận. Quá trình này được bắt đầu từ lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch cầu thận để tạo thành nước tiểu. Sau đó, động mạch thận sẽ đưa 1 lít máu vào thận, trong đó chỉ có 60% được đưa vào cầu thận mỗi phút. 60% huyết tương ở động mạch đi sẽ chỉ còn khoảng 480ml nên có khoảng 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.
Lượng nước tiểu này được hấp thu lại trở thành nước tiểu chính thức và đổ xuống bể thận, ống dẫn nước tiểu. Số lượng nước này sẽ được tích trữ trong bàng quang rồi được thải ra bên ngoài nhờ ống đái.
Điều hòa thể tích máu
Thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể qua việc sản xuất ra nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung nhiều nước thì lượng nước tiểu cũng sẽ tăng lên và ngược lại, hàm lượng nước tiểu sẽ ít nếu chúng ta uống quá ít nước.
? Tình trạng thận
- Viêm bể thận( pyelon ephritis) : vi khuẩn có thể lây nhiễm sang thận thường gây đau lưng và sốt. sự lây lan vi khuẩn do nhiễm trùng bàng quang không được điều trị là phổ biến nhất
- Viêm cầu thận( glomerulon ephritis) : hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể tấn công thận , gây viêm và một số tổn thương . Máu và protein trong nước tiểu là những vấn đề phổ biến xảy ra với bệnh viêm cầu thận. Nó cũng có thể dẫn đến suy thận
- Sỏi thận : các khoáng chất trong nước tiểu tạo thành các tinh thể(sỏi) , có thể phát triển lớn để chặn dòng nước tiểu
- Hội chứng thận hư: Thiệt hại cho thận khiến chúng đổ một lượng lớn protein và nước tiểu . Phù chân là một triệu chứng
- Bệnh thận đa nang: Một tình trạng di truyền dẫn tới các u nang lớn ở cả hai thận gây cản trở công việc của chúng
- Suy thận cấp : tình trạng hoạt động của thận trở nên tồi tệ đột ngột . Mất nước , tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc tổn thương có thể gây ra suy thận cấp tính
- Suy thận mãn tính: mất một phần vĩnh viễn khả năng hoạt động của thận. Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến
Nguồn: Học giải phẫu - lí sinh