GIẢI PHẪU CƠ HOÀNH

Đăng vào ngày 2023-07-23 10:00:19 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

Y Hà Nội

[ HỌC TỐT MỖI NGÀY]
Xin chào các bạn, HỌC TỐT MỖI NGÀY số lần này của CLB Học Tốt sẽ nói về “GIẢI PHẪU CƠ HOÀNH”
ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ Y HÀ NỘI 


1. Tổng quan
• Cơ hoành là một cơ rộng, dẹt, hình vòm ngăn cách lồng ngực với ổ bụng gọi là vòm hoành, bên phải ngang với khoang liên sườn 4, bên trái ngang với khoang liên sườn 5.
• Cấu tạo: gồm nhiều cơ nhị thân hợp lại, 2 đầu là cơ bám vào lồng ngực, ở giữa là gân bấm tận tạo nên tâm hoành
• Cơ hoành là cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp
2. Nguyên ủy
Cơ hoành bám vào lỗ dưới lồng ngực bởi các thớ cơ tạo nên chu vi hoành, chia thành 3 phần:
• Phần ức: bám vào mỏm mũi kiếm bởi 2 bó cơ nhỏ. 
• Phần sườn: Mỗi bên bám vào mặt trong các sụn sườn 7,8,9 và 6 xương sườn cuối. Các chẽ bám vào xương sườn 9,10,11 đan en với các chẽ của cơ ngang bụng
• Phần thắt lưng: Bám vào cột sống thắt lưng bởi 2 trụ và bám vào dây chằng cung ở 2 bên cột sống.
o Trụ Phải: Rộng và dài hơn trụ trái, bám vào mặt trước thân của 3 đốt sống thắt lưng trên
o Trụ Trái: bám vào mặt trước của 2 đốt sống thắt lưng trên
o Dây chằng cung giữa: là một dải sợi hình cung vòng qua phía trước động mạch chủ bụng
o Dây chăng cung ngoài (cung thắt lưng sườn ngoài hoặc cung cơ vuông thắt lưng): là một phần dày lên của mạc cơ vuông thắt lưng, bám từ mỏm ngang L1 tới bờ dưới T12
o Dây chằng cung trong (cung thắt lưng sườn trong hoặc cung cơ thắt lưng): là một cung gân của mạc phủ phần trên cơ thắt lưng lớn, bám từ mặt bên L1 (hoặc L2) tới mỏm ngang L1
3. Bám tận
Tâm hoành hay trung tâm gân là nơi bám tận của cơ hoành, có hình 3 lá: Lá trước hơi lệch sang trái, đỉnh hướng ra trước ở sau mỏm mũi kiếm. Lá phải và lá trái hình lưỡi, cong sang hai bên và ra sau. 
4. Các lỗ của cơ hoành
Cơ hoành gồm 3 lỗ chính và các khe nhỏ
• Lỗ động mạch chủ: lỗ thấp nhất và sâu nhất, nằm ngang mức bờ dưới đốt sống ngực 12. Lỗ do hai trụ phải và trái giới hạn. Chui qua lỗ này có động mạch chủ từ ngực xuống và ống ngực từ bụng lên (ngoài ra có thể có cả nhánh của tĩnh mạch đơn và thần kinh tạng đi qua).
• Lỗ thực quản: Do trụ phải và trụ trái bắt chéo nhau tạo nên, ngang mức đốt ngực 10. Chui qua lô thực quản có thực quản và 2 dây thần kinh lang thang (X) trước và sau từ ngực xuống bụng (ngoài ra còn có thể nhánh thực quản của động mạch vị trái chui qua).
• Lỗ tính mạch chủ: nằm cao nhất, nằm ngang mức đĩa gian đốt sống ngực 8 và 9. Giới hạn bởi lá phải và lá trước của tâm hoành.  Chui qua lỗ này có tĩnh mạch chủ dưới từ bụng lên và một vài nhánh của thần kinh hoành từ ngực xuống.
• Các khe của cơ hoành: Mỗi trụ phải và trái của cơ hoành tách ra thành 3 phần bởi hai khe dọc. Qua khe dọc trong có thần kinh tạng lớn và bé qua. Qua khe ngoài có chuỗi hạch giao cảm và tĩnh mạch đơn (bên phải) hoặc tĩnh mạch bán đơn (bên trái). Giữa phần ức và phần sườn có khe ức sườn cho bó mạch thượng vị trên đi qua.
5. Mạch máu và thần kinh
* Động mạch: 3 nguồn mạch chính ngoài ra còn có các nhánh của động mạch ngoại tâm mạc hoành
• Động mạch hoành trên: tách từ đoạn ngực của động mạch chủ bụng
• Động mạch hoành dưới: nhánh của phần bụng của động mạch chủ bụng
• Động mạch cơ hoành: tách từ động mạch ngực trong
* Thần kinh: chi phối vận động bởi dây thần kinh hoành (nhánh của đám rối cổ). Mỗi nửa cơ hoành được chi phối bởi một dây thần kinh hoành. Chi phối cảm giác bởi thần kinh gian sườn dưới tới phần chu vi hoành.
Đặc biệt là sau khi tìm hiểu xong những nội dung chính thì CLB sẽ đưa ra 1 câu hỏi dành cho các bạn và sẽ dành tặng 1 xu học tốt cho bạn nào comment nhanh và chính xác nhất đáp án của câu hỏi đã đưa ra.
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không tham gia ngay. Hãy theo dõi page CLB Học Tốt để cùng chúng tớ HỌC TỐT MỖI NGÀY nhé 
———————————————
 

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay