DÂY GIỮA (C5, C6, C7, C8 và D1)
I. Nguyên uỷ:
Được tạo nên bởi 2 rễ
- Rễ ngoài: tách ra từ bó ngoài ĐÁM RỐI CÁNH TAY.
- Rễ trong: tách ra từ bó trong ĐÁM RỐI CÁNH TAY.
II. Đường đi, liên quan, tận cùng:
Thần kinh giữa là dây Thần kinh lớn của chi trên, chạy dài từ nách đến tận cùng bàn tay.
1. Vùng nách:
- Thần kinh giữa chạy chếch xuống dưới và ra ngoài ở trước Động mạch nách.
2. Vùng cánh tay trước:
- Thần kinh giữa đi trong ống cánh tay cùng Động mạch cánh tay.
- Bắt chéo phía trước Động mạch cánh tay theo hướng từ ngoài vào trong (hình chữ X kéo dài).
3. Vùng khuỷu trước:
- Thần kinh nằm trong Động mạch cánh tay ở trong rãnh nhị đầu trong.
4. Vùng cẳng tay trước:
- Thần kinh đi theo trục dọc giữa cẳng tay, lúc đầu đi giữa 2 bó của cơ sấp tròn và bắt chéo gián tiếp trước Động mạch trụ, sau đó đi sau cơ gấp các ngón nông.
- Đến vùng 1/3 dưới cẳng tay, khi cơ gấp các ngón nông thu lại thành 4 gân gấp thì Thần kinh giữa luồn ra trước gân gấp nông ngón trỏ, ngoài gân gấp nông ngón giữa.
5. Vùng cổ tay:
- Thần kinh giữa đi sau mạc hãm các gân gấp, xuống bờ dưới thì chia thành các nhánh tận ở gan tay.
III. Nhánh bên:
Khi qua vùng nách và vùng cánh tay trước, không cho nhánh bên nào.
Đến vùng khuỷu trước (trong rãnh nhị đầu trong) và vùng cẳng tay thì Thần kinh giữa cho các nhánh:
1. Các nhánh cơ:
Đi tới các cơ lớp nông và lớp giữa vùng cắng tay trước, bao gồm: Cơ sấp tròn Cơ gấp cổ tay quay
Cơ gan tay dài Cơ gấp các ngón nông
2. Thần kinh gian cốt cẳng tay trước:
Đi cùng Động mạch gian cốt trước, chi phối vận động cho các cơ lớp sâu vùng cẳng tay trước, bao gồm:Cơ gấp dài ngón cái, Cơ gấp sâu các ngón, Cơ sấp vuông
3. Nhánh gan tay của Thần kinh giữa:
Là một nhánh nhỏ tách ra ở trên mạc hãm các gân gấp, chi phối cảm giác cho da phần trên ngoài gan tay.
IV. Ngành cùng:
Sau khi đi qua ống cổ tay để xuống bàn tay, Thần kinh giữa chia thành 5 ngành cùng:
1. Nhánh mô cái: vận động các cơ mô cái
- Cơ dạng ngắn ngón cái
- Cơ đối chiếu ngón cái
- Bó nông cơ gấp ngắn ngón cái
3. Thần kinh ngón tay chung:
* Gồm 3 nhánh, chạy trước các khoang gian cốt bàn tay I, II, III.
* Thần kinh ngón tay chung ở khoang gian cốt bàn tay I lại tách ra 3 Thần kinh gan ngón tay riêng, đi vào 2 bên ngón cái và bờ ngoài ngón trỏ.
* Mỗi Thần kinh ngón tay chung ở khoang gian cốt bàn tay II, III tách ra 2 nhánh Thần kinh gan ngón tay riêng đi vào 2 bên các ngón tay tương ứng:
- Nhánh ngón chung 1 chia vào 2 bờ ngón cái và bờ ngoài ngón trỏ.
- Nhánh ngón chung 2 chia vào bờ trong ngón trỏ và bờ ngoài ngón giữa.
- Nhánh ngón chung 3 chia vào bờ trong ngón giữa và bờ ngoài ngón nhẫn. Những Thần kinh gan ngón tay riêng của ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn còn cho nhánh đi vào mu đốt 2, đốt 3 của các ngón tương ứng để cảm giác cho mặt gan tay 3 ngón rưỡi kể từ ngón cái và mặt mu đốt 2, đốt 3 của các ngón tương ứng.
4. Nhánh trong cùng là một nhánh nối với dây Thần kinh trụ.
— Chức năng:
+ Vận động của dây giữa chủ yếu ở động tác sấp cẳng tay(cơ sấp tròn và sấp nông), gấpbàn tay (cơ gan tay lớn, gan tay nhỏ), gấp các ngón tay 1, 2, 3 (các cơ giun, cơ gấp chung nông, cơ gấp chung sâu, cơ gấp ngón cái), duỗi đốt giữa và đốt cuối ngón 2, 3 (các cơ giun).
+ Cảm giác: da mặt gan của ngón 1, 2, 3, nửa ngoài của ngón 4, phần gan tay tương ứng với ngón đó cũng như da mu đốt cuối của các ngón trên.
— Triệu chứng:
+ Vận động: bàn tay có hình dạng “bàn tay khỉ”, (do mô cái teo, ngón cái nằm cùng mặt phẳng với các ngón khác, ngón cái không gấp lại và không đối chiếu được). Khi bệnh nhân nắm tay lại thì có hình dạng đặc biệt “bàn tay giảng đạo” biểu hiện mất hoàn toàn động tác gấp ngón trỏ và ngón cái, động tác gấp ngón nhẫn và ngón út bình thường.
+ Cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác da khu vực dây thần kinh giữa phân bố.
+ Dinh dưỡng: teo ô mô cái; da thuộc khu vực dây giữa phân bố có thể bị khô, mỏng; các ngón tay nhợt hoặc tím; móng tay trở nên mờ đục, giòn, có những vết giập.
+ Tổn thương một phần dây giữa hay có đau và đau mạnh mang tính chất “bỏng buốt”.
— Test chủ yếu xác định rối loạn vận động:
+ Khi bệnh nhân nắm tay lại thì ngón 1, 2, một phần ngón 3 không gấp lại được — “bàn tay giảng đạo”.
+ Không gấp được đốt cuối ngón cái, ngón trỏ nên không gãi được ngón trỏ khi áp sát bàn tay trên bàn.
+ Nghiệm pháp ngón tay cái: bệnh nhân không giữ chặt được tờ giấy bằng gấp ngón tay cái mà chủ yếu bằng khép ngón cái (do dây trụ).
— Định khu: dây giữa cũng như dây trụ tới cẳng tay mới cho những nhánh ngang đầu tiên, do đó bệnh cảnh lâm sàng trong tổn thương của dây giữa từ hố nách đến phần trên cẳng tay đều giống nhau.
— Nguyên nhân hay gặp do vết thương hay chấn thương vùng cánh tay.