FULL TEST TAI MŨI HỌNG ÔN THI SAU ĐẠI HỌC

Đăng vào ngày 2023-06-21 15:05:25 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TEST TAI MŨI HỌNG 
ÔN THI CAO HỌC CHUYÊN KHOA HMU 
_______

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT 

 

 

Giải phẫu - sinh lý - triệu chứng mũi xoang

Đ/S

Niêm mạc mũi xoang là:

- Niêm mạc biểu mô hô hấp trên

- Niêm mạc lát tầng

- Biểu mô trụ có lông chuyển

- Biểu mô có các tế bào chế tiết nhầy

Đ S Đ Đ

Hệ xoang mặt có bao nhiêu đôi xoang

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

A

Đ/S

Các xoang thuộc nhóm xoang trước là

- Xoang trán

- Xoang hàm

- Xoang bướm

- Xoang sàng trước

Đ Đ S Đ

Những xoang nào có lỗ thông mũi xoang đổ vào khe giữa

A. Xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm.

B. Xoang trán, xoang hàm, xoang bướm

C. Xoang hàm, xoang bướm, xoang sàng sau

D. Xoang sàng trước, xoang hàm, xoang bướm

A

Xoang nào có lỗ thông mũi xoang đổ vào khe trên

A. Xoang sàng sau

B. Xoang hàm

C. Xoang trán

D. Xoang sàng trước

A

Niêm mạc mũi xoang có chức năng

A. Sưởi ấm, làm sạch, bão hòa độ ẩm không khí

B. Làm mát, làm sạch, làm khô không khí

C. Làm mát, làm sạch, bão hòa độ ẩm không khí

D. Sưởi ấm, làm sạch, làm khô không khí

A

Đ/S

Ngạt mũi:

- Là dấu hiệu chủ quan của người bệnh, bác sĩ không thể đánh giá được

- Có thể xuất hiện liên tục hoặc từng lúc

- Có thể ngạt mũi một hoặc hai bên

- Chỉ khi ngạt mũi người bệnh mới có rối loạn ngửi

S Đ Đ S

Ngạt mũi có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho người bệnh như sau, TRỪ:

A. Ngừng thở khi ngủ

B. Thay đổi giọng nói

C. Giảm thông khí vòi tai gây ù tai

D. Khô rát họng, viêm thanh - khí quản

A

Nguyên nhân gây ngạt mũi hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh là:

A. Tịt cửa mũi sau bẩm sinh

B. VA quá phát

C. Viêm mũi đặc hiệu

D. Vẹo vách ngăn

A

Ở người lớn nguyên nhân gây ngạt mũi liên tục một bên hay gặp nhất là:

A. Viêm mũi xoang, polyp mũi một bên

B. Viêm mũi xoang dị ứng

C. Vẹo vách ngăn sang một bên

D. Tịt cửa mũi sau một bên

A

Đ/S

Ngạt mũi ở trẻ em có thể do:

- Viêm VA quá phát

- Dị vật mũi

- U xơ vòm mũi họng

- Nhiễm hơi độc

Đ Đ Đ S

Chảy mũi do viêm mũi xoang cấp có đặc điểm:

A. Dịch nhầy trong hoặc trắng đục

B. Dịch loãng như nước

C. Dịch nhầy lẫn máu

D. Dịch mủ bã đậu hôi

A

Đặc điểm của chảy dịch não tủy qua mũi sau chấn thương:

A. Dịch loãng như nước

B. Dịch nhầy

C. Dịch nhầy lẫn máu

D. Dịch mủ

A

Chảy mũi mủ có thể gặp trong nhiều bệnh lý TRỪ

A. Viêm mũi vận mạch

B. Viêm mũi xoang cấp

C. Viêm mũi teo

D. Dị vật mũi

A

Chảy máu mũi có thể gặp trong nhiều bệnh lý TRỪ

A. Viêm mũi xoang dị ứng

B. Ung thư vòm mũi họng

C. Chấn thương mũi xoang

D. Các khối u vùng mũi xoang

A

Trong viêm mũi xoang rối loạn về ngửi hay biểu hiện nhất bằng triệu chứng:

A. Giảm ngửi

B. Mất ngửi hoàn toàn

C. Ảo giác mùi thối

D. Mất ngửi chọn lọc

A

Bệnh lý có thể gây mất ngửi hoàn toàn

A. Tổn thương thần kinh khứu giác

B. Viêm mũi xoang cấp

C. Viêm mũi xoang dị ứng

D. Tâm thần

A

Một số bệnh lý có thể gây biến dạng mũi xoang TRỪ

A. Viêm mũi quá phát

B. Các khối u mũi xoang giai đoạn muộn

C. Chấn thương hàm mặt

D. Dị tật bẩm sinh hốc mũi, vòm khẩu cái

A

Biện pháp nào có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh lý mũi xoang

A. Nội soi mũi bằng optic

B. Soi mũi trước bằng đèn Clar

C. Soi mũi sau bằng gương

D. Chụp phim Blondeau, Hirtz

A

Đ/S

Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lý mũi xoang là:

Chống phù nề, chống viêm, giảm xuất tiết, chống nhiễm trùng

Đảm bảo thông khí và dẫn lưu mũi xoang

Điều trị kháng sinh phổ rộng

Điều trị tại chỗ đóng vai trò quan trọng

Đ Đ S Đ

====================

Biến chứng nội sọ do tai

Nguyên nhân thường gây BCNS do tai ở nước ta hiện nay

A. VTG cấp

B. VTG mạn

C. VTXC cấp

D. VTXC mạn

E. VTXC mạn hồi viêm có cholestoma

E

BCNS do tai thường gặp nhất là:

A. viêm tĩnh mạch bên

B. Viêm màng não

C. áp xe não

D. áp xe tiểu não

B

Lứa tuổi thường gặp BCNS do tai là:

A. Dưới 1 tuổi

B. 2 tuổi

C. 7-15 tuổi

E. > 45 tuổi

D. 16-45 tuổi

C

Đường đưa bệnh tích từ tai giữa, xương chũm gây BCNS là:

A. Đường viêm xương kế cận

B. Đường máu

C. Đường nội dịch mê nhĩ

D. Đường khe khớp trai đá

A

Sốt điển hình trong viêm tĩnh mạch bên do tai

A. Sốt nhẹ kéo dài

B. Sốt cao liên tục

C. Sốt cao có chu kỳ

D. Sốt cao rét run

D

Áp xe tiểu não không có triệu chứng nào?

A. Rung giật nhãn cầu

B. Phù nề gai thị

C. Mất thăng bằng

E. Giảm trương lực cơ

D. Mất phối hợp động tác

B

Xét nghiệm nào có giá trị để chẩn đoán phân biệt VTMB do tai và sốt rét ác tính là:

A. Lấy máu tìm ký sinh trùng sốt rét

B. Làm công thức máu

C. Chọc dò tuỷ sống

D. Chụp phim Schuller

A

Trong áp xe não do tai có dấu hiệu:

A. Mờ mắt từng lúc

B. Mờ mắt do giãn đồng tử

C. Mờ mắt do phù nề gai thị

D. Mờ mắt cả 2 bên

C

Xét nghiệm có giá trị nhất để xác định có áp xe não do tai là:

A. Chụp phim tư thế Shuller

B. Chụp cắt lớp vi tính não

C. Siêu âm sọ não

D. Làm điện não đồ

B

Biện pháp thích hợp nhất để xử trí BCNS do tai ở BV huyện là:

A. KS liều cao, nhiều loại, kéo dài

B. Hồi sức khá lên thì chuyển đi

C. KS + corticoid cho khá lên rồi chuyển đi

D. Chuyển ngay lên tuyến trên để mổ cấp

D

Đ/S

A. BCNS do tai ở nước ta hiện nay hiếm gặp

B. Viêm màng não do tai có thể gặp ở trẻ nhỏ

C. Viêm tĩnh mạch bên do tai chỉ gặp ở trẻ em

D. Áp xe não do tai chỉ gặp ở người lớn

S Đ S S

Đ/S

A. BCNS do tai gặp chủ yếu trong VTXC hồi viêm

B. Viêm màng não do tai có thể gặp trong VTG cấp

C. VTXC có cholesteatoma dễ đưa tới BCNS

D. Các triệu chứng của áp xe não do tai thường không rõ rệt, đầy đủ.

Đ Đ Đ Đ

Đ/S

A. Các triệu chứng của VMN do tai luôn điển hình và đầy đủ

B. BCNS do tai điều trị kháng sinh liều cao để tránh phẫu thuật

C. Áp xe não chỉ cần điều trị bằng ngoại khoa

D. Phải mổ tiệt căn trong biến chứng nội sọ do tai

S S S Đ

Biến chứng nội sọ do tai hiện nay ở Việt nam vẫn thường gặp? Đ

Biến chứng nội sọ do tai thường hay gặp phối hợp? Đ

Áp xe não do tai chiếm 30% tổng số các áp xe não? Đ

Biến chứng nội sọ do tai chỉ gặp trong VTXC mạn tính hồi viêm? S

Cholesteatoma dễ đưa đến các biến chứng nội sọ? Đ

Biến chứng nội sọ do tai có thể gặp trong các trường hợp chảy mủ tai thối? Đ

Các hội chứng và triệu chứng của Viêm màng não do tai  luôn điển hình và đầy đủ? S

Các triệu chứng của áp xe não do tai thường rõ rệt và đầy đủ? S

Trong tập chứng Bergmann, hội chứng tăng áp lực nội sọ luôn có và có sớm?

Trong tập chứng Bergmann, hội chứng thần kinh khu trú luôn có và có sớm?

Đ S

tập chứng Bergmann: hc TALNS, dh TK khu trú, hc nhiễm khuẩn

Nhức đầu là triệu chứng thường gặp nhất trong hội chứng tăng áp lực nội sọ? Đ

Trong Viêm tĩnh mạch bên do tai, cấy máu tìm vi khuẩn luôn cho kết quả dương tính? S

Nguyên nhân thường gây biến chứng nội sọ do tai

A. Viêm tai giữa cấp

B. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày

C. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

D

Trong các biến chứng nội sọ do tai, biến chứng hay gặp nhất là

A. Áp xe não

B. Viêm màng não

C. Viêm tĩnh mạch bên

D. Cả ba biến chứng

B

Triệu chứng xuất hiện sớm và luôn có trong viêm màng não do tai

A. Sốt cao liên tục

B. Nhức đầu

C. Nôn

D. Nhức đầu + nôn

D

Triệu chứng xuất hiện sớm và luôn có trong áp xe não do tai

A. Liệt nửa người

B. Mất phối hợp động tác

C. Nhức đầu thành cơn khu trú

D. Sốt cao rét run

C

Triệu chứng điển hình nhất trong viêm tắc tĩnh mạch bên do tai

A. Đau đầu

B. Nôn

C. Sốt rét run

D. Mạch chậm

C

Trong tập chứng Bergmann, hội chứng nào là quan trọng nhất để nghĩ tới áp xe não:

A. Hôị chứng nhiễm trùng

B. Hội chứng tăng áp lực nội sọ

C. Hội chứng thần kinh khú trú

D. Không có hội chứng nào cả

B

Triệu chứng sốt điển hình trong viêm tắc tĩnh mạch bên do tai:

A. Sốt cao liên tục

B. Sốt cao+rét run

C. Sốt cao có chu kỳ

D.Sốt vừa kéo dài

B

Loại mạch điển hình trong áp xe não do tai:

A. Mạch nhanh liên tục

B. Mạch chậm liên tục

C. Mạch nhanh từng lúc

D. Mạch chậm từng lúc

D

Các triệu chứng của viêm màng não do tai:

A. Luôn đầy đủ, rõ ràng

B. Thường không đầy đủ, không rõ ràng

C. Thường đi kèm với các triệu chứng áp xe não

D. thường không đi kèm với các triệu chứng áp xe não

B

Triệu chứng quyết định chẩn đoán viêm màng não :

A. Nhức đầu

B. Nôn

C. Dịch não tủy

D. Sốt

C

Triệu chứng sốt trong viêm màng não

A. Sốt cao liên tục

B. Sốt không rõ rệt

C. Sốt vừa, kéo dài

D. Cả ba hình thái trên

D

Biến chứng nội sọ lan từ tai-xương chũm theo đường

A. Đường kế cận

B. Đường máu

C. Khe khớp trai đá

D. Cả ba đường trên

D

viêm tai xương chũm gây biến chứng nội sọ theo các đường sau, trừ:

A. Đường kế cận

B. Đường máu

C. Khe khớp trai đá

D. qua mỏm chũm

D

Biến chứng nội sọ do tai gặp ở

A. Chỉ ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

B. Chỉ ở người lớn trên 15 tuổi

C. Chỉ ở lứa tuổi 5-15 tuổi

D. Gặp ở mọi lứa tuổi

D

Thời điểm cấy máu trong viêm tĩnh mạch bên do tai:

A. Mọi thời điểm

B. Trong cơn sốt rét run

C. Sau cơn sốt rét run

D. Sau điều trị kháng sinh

B

Triệu chứng quan trọng nhất của hội chứng tăng áp lực nội sọ

A. Nôn

B. Mạch chậm

C. Phù gai thị

D. Nhức đầu

D

Triệu chứng thần kinh khu trú không phải do áp xe não

A. Liệt nửa người

B. Bán manh cùng bên

C. Mất phối hợp động tác

D. Mất ngôn ngữ

C

Triệu chứng thần kinh khu trú không phải do áp xe tiểu não

A. Giảm trương lực cơ

B. Rung giật nhãn cầu

C. Mất thăng bằng

D. Mất ngôn ngữ

D

Sốt thường gặp trong áp xe não

A. Sốt cao liên tục

B. Sốt cao dao động

C. Sốt cao rét run

D. Sốt vừa, kéo dài

D

Triệu chứng nhức đầu trong áp xe não

A. Nhức đầu khu trú tại một vùng nhất định

B. Nhức đầu tỏa lan toàn bộ

D. Hết nhức đầu khi dùng thuốc giảm đau

E. Cả A, B, C đều đúng

A

Triệu chứng liệt trong áp xe não do tai

A. Liệt nửa người cùng bên với ổ áp xe

B. Liệt nửa người đối diện với ổ áp xe

C. Liệt hai tay

D. Liệt hai chân

B

Trong tập chứng Bergmann, hội chứng có sớm và luôn có

A. Hội chứng nhiễm trùng

B. Hội chứng thần kinh khu trú

C. Hội chứng tăng áp lực nội sọ

D. Cả ba hội chứng trên

C

Kết quả cấy máu trong viêm tĩnh mạch bên do tai

A. Luôn luôn dương tính

B. Luôn luôn âm tính

C. Cấy máu thường ít khi dương tính

B. Cấy máu thường ít khi âm tính

C

Trong chẩn đoán biến chứng nội sọ do tai cần lưu ý

A. Các triệu chứng luôn đầy đủ, rõ ràng

B. Các triệu chứng thường không đầy đủ, rõ ràng

C. Các biến chứng thường phối hợp

D. B+C

D

Hướng xử trí biến chứng nội sọ do tai

A. Điều trị nội khoa

B. Điều trị nội khoa rồi phẫu thuật

C. Phẫu thuật cấp cứu

D. Phẫu thuật cấp cứu rồi điều trị nội khoa

D

Biến chứng nội sọ dễ tử vong nhanh vì tai biến

A. Tụt kẹt hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm

B. Tụt kẹt thùy thái dương vào khe Bichat

C. Vỡ áp xe vào não thất

D. A, B, C đều đúng

D

====================

Chảy máu mũi

Tỷ lệ người trưởng thành có ít nhất một lần chảy máu mũi là:

A. 10%

B. 30%

C. 60%

D. 90%

D

Chảy máu mũi nặng có thể nhận biết được qua:

A. huyết áp cao

B. ảnh hượng nặng đến thể trạng toàn thân

C. rối tầm

D. bài tiết mất tự chủ

B

phương pháp nào không được phép sử dụng khi tiến hành cầm máu mũi là:

A. bóp 2 cánh mũi

B. đặt bông tẩm nitrat bạc lâu dài vào hốc mũi

C. nhét bấc mũi trước

D. nhét bấc mũi sau

E. nhỏ thuốc co mạch

B

Loại chảy máu mũi không tìm thấy căn nguyên chiếm:

A. 0,1 %

B. 10%

C. 70%

D. 95%

C

Điểm mạch Kisselbach (Little’s area) nằm ở :

A. Vách ngăn

B. Cuốn giữa

C. Sàn mũi

D. Cửa mũi sau

E. cánh mũi

A

Các nguyên nhân có thể gây chảy máu mũi vừa và nặng, trừ:

A. Chấn thương

B. Viêm mũi vận mạch

C. Cao huyết áp

D. Bệnh rối loạn đông máu

B

Chảy máu mũi có thể gặp trong nhiều bệnh trừ:

A. viêm mũi vận mạch

B. viêm mũi xoang

C. viêm mũi teo

D. dị vật mũi

A

Chụp mạch (Angiography) là phương pháp cầm máu trong các bệnh sau

A. Chảy máu mũi do chấn thương

B. Chảy máu mũi do bệnh về máu

C. Chảy máu mũi do u xơ vòm mũi họng

D. Chảy máu mũi điểm mạch Kissenbach

A

Thuốc cầm máu hữu hiệu hay dùng trong cấp cứu chảy máu mũi

A. Acid tranexamic

B. Adrenalin

C. Vitamin K

D. Heparin

A

Triệu chứng nào trên bệnh nhân chảy máu mũi gợi ý nhiều nhất nguyên nhân do dị vật hốc mũi:

A. Ngạt tắc mũi cùng bên

B. Chảy mũi thối cùng bên

C. Ù tai cùng bên

D. Hạch cô cùng bên

B

Các triệu chứng hay gặp trên bệnh nhân chảy máu mũi do K vòm trừ triệu chứng:

A. Ù tai 1 bên

B. Chảy máu mũi 1 bên

C. Hạch cổ 1 bên

D. Chảy mủ tai thối

D

Nguyên nhân có thể gây chảy máu mũi nhẹ

A. Chảy máu điểm mạch

B. Viêm mũi xoang dị ứng

C. Chấn thương vỡ động mạch cảnh vào xoang hang

D. U xơ vòm mũi họng độ III

A

Khi nhét bấc mũi không cầm máu được, biện pháp nào có thể áp dụng để cầm máu, trừ:

A. Chụp mạch (Angiography)

B. Thắt động mạch cảnh ngoài

C. Thắt động mạch hàm trong

D. Thắt động mạch vách ngăn của động mạch môi trên

D

Nhánh của động mạch cảnh trong ở mũi

A. Động mạch bướm khẩu cái

B. Động mạch khẩu cái lớn

C. Động mạch sàng trước

D. Động mạch hàm trong

C

Nhánh của động mạch cảnh ngoài ở mũi

A. Động mạch bướm khẩu cái

B. Động mạch mắt

C. Động mạch sàng trước

D. Động mạch sàng sau

A

Vị trí thắt động mạch cảnh ngoài

A. Trên chỗ tách ra của động mạch giáp trên

B. Dưới chổ tách ra của động mạch giáp trên

C. Trên chỗ tách ra của động mạch mặt

D. Dưới chổ tách ra của động mạch mặt

A

Thắt ở vị trí trên chỗ tách ra động mạch giáp trên vì 2 lý do:

(1) tránh thắt nhầm động mạch cảnh trong vì động mạch cảnh trong vùng này không có ngành bên.

(2) Tránh được cục máu đông gây bán tắc động mạch cảnh trong.

Nội soi cầm máu mũi là phương pháp có thể cầm máu bằng cách:

A. Đông máu bằng dao điện

B. Kẹp mạch máu bằng clip

C. Buộc thắt mạch máu

D. Bơm dung dịch keo sinh học cầm máu

C

Các nguyên nhân toàn thân thường gây chảy máu mũi trừ nguyên nhân:

A. Dùng thuốc chống đông

B. Xơ gan rượu

C. Cao huyết áp

D. Đái đường

D

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của u xơ vòm mũi họng

A. Gặp ở trẻ trai tuổi dậy thì

B. Gặp ở trẻ gái tuổi dậy thì

C. Gặp ở trẻ trai lứa tuổi mầm non mẫu giáo

D. Gặp ở trẻ gái lứa tuổi bú mẹ

A

Cách điều trị áp dụng cho chảy máu mũi tái phát nhiều lần

A. Chụp hệ thống mạch mũi (Angiography)

B. Thắt động mạch cảnh ngoài

C. Nhét meches mũi sau

D. Nội soi cầm máu mũi

A

Biện pháp điều trị cần làm trước tiên khi nghĩ đến bệnh nhân chảy máu mũi do cao huyết áp.

A. Nội soi cầm máu mũi

B. Nhét bấc mũi trước

C. Nhét bấc mũi sau

D. Dùng thuốc hạ áp Adalat 10mg nhỏ vài giọt dưới lưỡi

D

Trẻ nhỏ lứa tuổi mẫu giáo (3- 5 tuổi) chảy máu mũi 1 bên, ngạt mũi 1 bên, chảy mũi thối 1 bên cần nghĩ tới nguyên nào nhiều nhất:

A. Dị vật mũi

B. U xơ vòm mũi họng

C. K vòm

D. Viêm V.A mạn tính

A

Tên thương mại của các loại vật tư y tế có thể đặt vào mũi để cầm máu trong chảy máu mũi thông dụng, trừ

A. Merocel

B. Gelaspon

C. Surgicel

D. Silicagen

D

Đ/S

1. Các động mạch chi phối mũi đều có nguồn gốc từ động mạch cảnh ngoài

2. Các động mạch chi phối mũi đều có nguồn gốc từ động mạch cảnh trong

3. Các động mạch chi phối mũi trước có nguồn gốc từ động mạch cảnh ngoài

4. Các động mạch chi phối mũi sau có nguồn gốc từ động mạch cảnh trong

S S S S

Các động mạch chi phối cả mũi trước và mũi sau mũi đều có nguồn gốc từ cả cảnh trong và cảnh ngoài.

Đ/S

1. U xơ vòm mũi họng thường gặp ở trẻ gái tuổi dậy thì

2. Cần sinh thiết khối u để chẩn đoán xác định K vòm

3. Sinh thiết khối u để chẩn đoán xác định u xơ vòm mũi họng

4. U xơ vòm mũi họng có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật

S Đ S Đ

U xơ vòm mũi họng không được sinh thiết vì có khả năng không kiểm soát được chảy máu

====================

Chấn thương tai mũi họng

Triệu chứng vỡ xương chính mũi:

A. Chảy nước não tuỷ

B. Chảy nước hồng

C. Chảy máu

D. Chảy mủ nhầy

C

Triệu chứng vỡ xương chính mũi

A. Biến dạng ổ mắt – mũi

B. Biến dạng vùng trán – mũi

C. Biến dạng vùng hố nanh

D. Biến dạng tháp mũi

D

Triệu chứng vỡ xoang đơn thuần

A. Bầm tím quanh ổ mắt

B. Bầm tím tháp mũi

C. Bầm tím vùng gò má

D. Bầm tím lan rộng toàn bộ mặt

C

Triệu chứng vỡ xoang hàm phối hợp vùng mặt

A. Không có khoang tỉnh

B. Có khoảng tỉnh

C. Không sốc

D. Có sốc

D

Triệu chứng vỡ xoang hàm phối hợp vùng mặt

A. Bầm tím vùng hố nanh

B. Bầm tím tháp mũi

C. Bầm tím vùng mặt và ổ mắt

D. Bầm tím vùng trán - mũi

C

Chảy nước não tuỷ qua mũi có thể gặp trong

A. Vỡ xoang trán hở

B. Vỡ xương chính mũi

C. Vỡ xoang hàm đơn thuần

D. Vỡ xoang hàm phối hợp khối xương mặt

A

Rách màng não có thể gặp trong

A. Vỡ xương chính mũi

B. Vỡ nát xoang hàm

C. Vỡ xoang hàm phối hợp khối xương mặt

D. Vỡ xoang trán

D

Chấn thương xương đá là:

A. Chấn thương giập nát

B. Chấn thương hở

C. Loại đâm xuyên

D. Chấn thương kín

D

Chảy máu ống tai ngoài gặp trong

A. Chấn thương vành tai

B. Vỡ khối xương mặt

C. Chấn thương sọ não

D. Vỡ xương đá

D

Chảy nước não tuỷ ở trong ống tai ngoài gặp trong

A. Chấn thương sọ não

B. Chấn thương tai ngoài

C. Vỡ xương đá

D. Vỡ khối xương mặt

C

Triệu chứng của vỡ xương đá

A. Bầm tím vùng chẩm

B. Bầm tím vùng vùng trước tai

C. Bầm tím vùng vành tai

D. Bầm tím vùng xương chũm

D

Liệt mặt ngoại biên gặp trong.

A. Vỡ khối xương mặt

B. Chấn thương tai ngoài

C. Chấn thương sọ não

D. Vỡ xương đá

D

Chóng mặt và nghe kém gặp trong

A. Chấn thương tai ngoài

B. Vỡ xương đá

C. Vỡ khối xương mặt

D. Chấn thương sọ não

B

Chẩn đoán chấn thương TMH cần nhất:

A. Xét nghiệm khẳng định dịch não tuỷ chảy ra

B. Chụp X.quang

C. Xét nghiệm tìm dấu hiệu sốc mất máu

D. Đo điếc.

B

Đ/S

A. Chảy máu mũi thường gặp trong vỡ xương chính mũi

B. Chảy nước não tuỷ thường gặp trong vỡ xương chính mũi

C. Biến dạng tháp mũi gặp trong vỡ xương chính mũi

D. Biến dạng gò má gặp trong vỡ xương chính mũi

Đ S Đ S

Đ/S

A. Tràn khí dưới da có thể gặp do vỡ xương chính mũi

B. Ấn tháp mũi đau gặp trong vỡ xương chính mũi

C. Tụ máu vách ngăn có thể gặp trong vỡ xương chính mũi

D. Chụp x.quang xương chính mũi để chẩn đoán xác định gẫy

S Đ S Đ

Đ/S

A. Bầm tím vùng gò má gặp trong vỡ xoang hàm đơn thuần

B. Bầm tím vùng góc trong mắt gặp trong vỡ xoang hàm đơn thuần

C. Biến dạng vùng gò má gặp trong vỡ xoang hàm đơn thuần

D. Tràn khí dưới da mặt có thể gặp trong vỡ xoang hàm đơn thuần

Đ S Đ Đ

Đ/S

A. BN bị sốc nặng khi có vỡ xoang hàm kèm theo vỡ khối xương mặt

B. Bầm tím quanh ổ mắt gặp trong vỡ tầng giữa mặt

C. Di lệch khớp cắn gặp trong vỡ tầng giữa mặt

D. Vỡ tầng giữa mặt có thể có đường vỡ kiểu Lefort I,II,III

E. vỡ tầng giữa mặt được xếp theo 2 loại đường vỡ kiểu Lefort I, II

Đ Đ Đ Đ S

Đ/S

A. Bầm tím vùng trán là dấu hiệu của vỡ xoang trán kín

B. Lõm vùng trán có thể gặp do vỡ xoang trán

C. Vỡ xoang trán kín có thể gặp chảy nước não tuỷ qua mũi

D. Tràn khí dưới da vùng mặt có thể do vỡ xoang trán kín

Đ Đ Đ Đ

Đ/S

A. Chảy máu mũi có thể gặp trong vỡ xoang trán hở

B. Chảy nước não tuỷ qua mũi có thể gặp trong vỡ xoang trán hở

C. Tổn thương màng não không gặp trong vỡ xoang trán

D. Film Blondeau có giá trị chẩn đoán vỡ xoang trán

Đ Đ S Đ

Đ/S

A. Vỡ xương đá được canxi hoá liền hẳn

B. Vỡ xương đá gây chảy máu tai

C. Vỡ xương đá thường kèm vỡ nền sọ, chấn thương sọ não

D. Vỡ xương đá không bao giờ gây liệt mặt

S Đ Đ S

A. Đường vỡ đi qua mê nhĩ gây ra triệu chứng …chóng mặt…

B. Đường vỡ kiểu Lefort I gây ra di lệch …khớp cắn…

C. Vỡ xoang trán có rách màng não gây ra chẩy …nước não tủy…

D. Vỡ xương chính mũi gây ra biến dạng …tháp mũi…

Điều trị gãy xương chính mũi có di lệch thông thường bằng cách:

A. nhét Mèches mũi đơn thuần

B. phẫu thuật mở cạnh mũi

C. nâng xương chính mũi, nhét mèches mũi 2 bên

D. điều trị nội khoa

C

Chấn thương học chia khối xương mặt ra làm 3 tầng:

A. tầng cao - tầng giữa - tầng thấp

B. tầng trên - tầng giữa - tầng dưới

C. tầng 1 - tầng 2 - tầng 3

D. tầng trán - tầng hàm - tầng răng

B

kể tên 3 xương con theo thứ tự từ ngoài vào trong của hòm tai:

A. xương đe, xương bàn đạp, xương búa

B. xương búa, xương đe, xương bàn đạp

C. xương đe, xương búa, xương bàn đạp

D. xương đe, xương bàn đạp, xương búa

B

====================

Dị vật đường ăn

Dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán dị vật đường ăn giai đoạn đầu là:

A. Nuốt đau

B. Nuốt vướng, tắc

C. Đau có vị trí cố định

D. Hơi thở hôi

E. Sốt cao

A

Dấu hiệu giá trị trong chẩn đoán viêm tấy thực quản cổ do dị vật là:

A. Sốt cao

B. Nuốt đau

C. Không ăn uống được

D. Sưng tấy vùng máng cảnh

E. Mất lọc cọc thanh quản cột sống

D

Dấu hiệu giá trị trong chẩn đoán áp xe trung thất do dị vật:

A. Dáng đi lom khom

B. Hơi thở hôi

C. Đau nhói khi ho, nói

D. Mất lọc cọc thanh quản cột sống

E. Không ăn uống được

A

Đ/S

Dị vật đường ăn:

A. Chủ yếu ở trẻ em

B. Luôn có tiền sử hóc rõ

C. Chụp X.quang luôn thấy hình ảnh dị vật

D. dị vật thực quản có thể gây thủng mạch máu lớn

E. Chụp X.quang có giá trị xác định trong dị vật giai đoạn biến chứng

S Đ S Đ Đ

Đ/S

Xử trí dị vật đường ăn:

A. Một số thuốc đặc hiệu gia truyền có thể làm tiêu xương

B. Các phương pháp chữa mẹo thường cho kết quả tốt

C. Soi thực quản là biện pháp lựa chọn hàng đầu để xử lý dị vật thực quản khi mới bị hóc

D. Khi đã có áp xe, viêm tấy quanh thực quản, biện pháp tốt nhất là mở dẫn lưu ổ áp xe và lấy bỏ dị vật

S S Đ Đ

Người nhà đưa cụ già 70 tuổi đến khám, cho biết bị hóc xương 3 tuần nay. Từ khi bị hóc chỉ uống được ít nước, không ăn được, nuốt rất đau, hơi thở rất hôi. Đã chữa mẹo và uống thuốc dân tộc không đỡ, từ hai ngày nay cổ bên trái bị sưng, ấn vào rất đau.

Hiện thể trạng rất mệt mỏi, không khó thở, không sốt, nhiệt độ 36 độ C.

1. việc cần làm trước tiên

A. Lấy mạch, đo huyết áp

B. Soi khám họng, hạ họng.

C. Chụp phim cổ nghiêng

D. Truyền 50 ml huyết thanh ngọt đẳng trương.

2. Bệnh nhân đã được xác định có viêm tấy mủ quanh thực quản cổ do dị vật, mạch đã bắt nhanh nhỏ 110l/phút, tiếng tim nhỏ mờ, huyết áp 80/50 mmHg. Xử trí:

A. Gửi ngay tới tuyến chuyên khoa.

B. Hồi sức, trợ tim rồi mới chuyển đi.

1 A 2 B

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, khai hóc xương gà từ 5 ngày nay, từ khi hóc nuốt rất đau, không ăn uống được, ba ngày nay sốt 39-40 độ C, đau vùng ngực lan lên bả vai trái, không đi thẳng được.

- Khám: Nhiệt độ 38 độ C, Mạch 100l/phút, HA: 90/60 mmhg.

Dáng đi lom khom, người gầy đét, da xạm nhăn nheo, vẻ rất mệt mỏi, hơi thở hôi.

1. Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất:

A. Dị vật ở thực quản cổ

B. Dị vật ở thực quản ngực

C. Viêm tấy thực quản cổ do dị vật

D. Áp xe trung thất do dị vật

2. Lúc đó là 22 giờ, cách viện chuyên khoa 150 km, có xe cứu thương và nhân viên Y tế để đưa bệnh nhân, chọn thái độ xử trí đúng nhất cho trường hợp này:

A. Cho mời hội chẩn toàn viện

B. Gửi ngay tới tuyến chuyên khoa

C. Hồi sức, điều trị kháng sinh rồi chuyển tuyến chuyên khoa sáng hôm sau.

1 D 2 C

Dị vật thực quản thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi:

A. Dưới 1 tuổi

B. 1-15 tuổi

C. 16-60 tuổi

D. Trên 60 tuổi

C

Thực quản có mấy đoạn hẹp sinh lý:

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

B

Bản chất dị vật đường ăn hay mắc:

A. Thực vật

B. Động vật

C. Kim loại

D. Các loại khác

B

Dị vật thực quản thường mắc ở:

A. Thực quản đoạn cổ

B. Thực quản ngực

C. Eo cơ hoành

D. Tâm vị

A

Dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán viêm tấy thực quản cổ do hóc xương:

A. Nuốt đau

B. Sốt cao

C. Sưng tấy vùng máng cảnh

D. Hơi thở hôi

C

Dấu hiệu sau đây có giá trị trong chẩn đoán áp xe trung thất do hóc xương:

A. Đau nhói khi ho, nói

B. Đau ngực, dáng đi lom khom

C. Hơi thở hôi, sốt cao

D. Sốt cao

B

Biến chứng nguy hiểm nhất trong số các biến chứng sau do dị vật thực quản:

A. Nhiễm trùng

B. Tràn khí trung thất

C. Thủng động mạch

D. Tràn khí màng phổi

C

Phim X.quang có giá trị phát hiện dị vật thực quản cản quang:

A. Phim chụp cổ thẳng

B. Phim chụp tim phổi thẳng

C. Phim chụp tim - phổi nghiêng

D. Phim chụp cổ nghiêng

D

Vị trí đoạn hẹp miệng thực quản tương ứng đốt sống cổ nào trên phim x.quang:

A. C3

B. C4

C. C5

D. C6

D

Để giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn của dị vật thực quản, những đặc điểm cần nhận biết được trên phim chụp x.quang, TRỪ:

A. Hình ảnh dị vật cản quang

B. Phần mềm trước cột sống

C. Chiều cong sinh lý cột sống cổ

D. Khoảng sáng hạ họng

D

Thái độ xử trí phù hợp nhất khi hóc dị vật thực quản giai đoạn sớm:

A. Soi thực quản (ống cứng/ ống mềm) gắp dị vật và có thể đặt sonde ăn (tuỳ trường hợp)

B. Soi thực quản (ống cứng/ ống mềm) gắp dị vật và có thể đặt sonde ăn.

C. Soi thực quản (ống cứng/ ống mềm) đẩy dị vật xuống dạ dày và có thể đặt sonde ăn.

D. Mở cạnh cổ lấy dị vật và có thể đặt sonde ăn

A

Thái độ xử trí phù hợp nhất khi hóc dị vật thực quản giai đoạn áp xe thực quản:

A. Soi thực quản ống mềm gắp dị vật, đặt sonde ăn, kháng sinh chống kỵ khí, giảm viêm.

B. Soi thực quản ống cứng gắp dị vật, đặt sonde ăn, kháng sinh chống kỵ khí, giảm viêm.

C. Mở cạnh cổ lấy dị vật, kháng sinh chống kỵ khí, giảm viêm, đặt sonde ăn

D. Mở cạnh cổ dẫn lưu mủ, soi thực quản ống cứng gắp dị vật, kháng sinh chống kỵ khí, đặt sonde ăn.

D

Tại bệnh viện huyện cách bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng 100km, vào hồi 22h, tiếp nhận một bệnh nhân nam 65 tuổi khai hóc xương gà từ 4 ngày nay, từ khi hóc nuốt rất đau, không ăn uống được. Hai ngày nay, sốt 39-40 độ C, đau vùng ngực lan lên vai trái, không đi thẳng được.

- Khám: nhiệt độ 38 độ C, mạch 100 lần/phút, huyết áp: 90/60 mmHg. Dáng đi lom khom, người gầy đét, da nhăn nheo, vẻ mặt mệt mỏi, hơi thở hôi.

1. Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn, biến chứng của bệnh:

A. Siêu âm tim, phim Cổ thẳng, phim tim - phổi nghiêng

B. Xét nghiệm công thức máu, phim Cổ nghiêng, phim tim - phổi thẳng

C. Xét nghiệm hoá sinh máu, phim Cổ thẳng, phim tim - phổi thằng

D. Xét nghiệm điện tâm đồ, phim Cổ nghiêng, phim tim - phổi nghiêng

2. Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất:

A. Dị vật thực quản cổ

B. Dị vật thực quản ngực

C. Viêm tấy thực quản cổ do dị vật

D. Áp xe trung thất do dị vật

3. Hãy chọn thái độ xử trí đúng nhất:

A. Gửi đi cơ sở chuyên khoa ngay, đi bằng xe cứu thương và nhân viên y tế

B. Hội chẩn với chuyên khoa Tim - mạch, hồi sức, điều trị kháng sinh

C. Hội chẩn chuyên khoa ngoại, Hồi sức, điều trị kháng sinh.

D. Hồi sức, điều trị kháng sinh rồi chuyển tuyến chuyên khoa ngày hôm sau.

1B 2D 3D

Biến chứng nguy hiểm nhất của dị vật thực quản ở trẻ nhỏ: Abscess thành thực quản

====================

Dị vật đường thở

Lứa tuổi thường gặp dị vật đường thở:

A. Dưới 1 tuổi

B. Từ 1 đến 4 tuổi

C. Từ 5 tới 15 tuổi

D. Từ 16 tới 55 tuổi

E. Trên 55 tuổi

B

Dấu hiệu của hội chứng xâm nhập:

A. Ho cơn rũ rượi

B. Khàn tiếng liên tục

C. Khó thở thì thở ra

D. Nghe phổi có rales ẩm

A

Dấu hiệu không phải của hội chứng xâm nhập:

A. Ho sâu

B. Khó thở liên tục

C. Nghe phổi có rales rít

D. Tím tái

C

Dấu hiệu của dị vật thanh quản:

A. Khó thở hỗn hợp 2 thì.

B. Khàn tiếng

C. Ho có đờm

D. Nghe phổi có rales ẩm

B

Dấu hiệu của dị vật khí quản

A. Ho húng hắng

B. Nghe phổi giảm rì rào phế nang một bên

C. Ho từng cơn, khó thở từng lúc

D. Mất tiếng

C

Dấu hiệu của dị vật phế quản

A. Khó thở từng cơn

B. Tím môi và đầu chi

C. Phim phổi có hình ảnh khí phế thũng cả hai bên

D. Nghe thấy giảm rì rào phế nang và rales rít ở một bên phổi

D

Đ/S

Dị vật đường thở:

A. Gặp nhiều ở trẻ em từ 1-4 tuổi

B. Thường là các vật có thể ăn được

C. ít nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân

D. Thường có hội chứng xâm nhập

Đ S S Đ

Đ/S

Dị vật phế quản:

A. Chụp X-quang phổi luôn phát hiện thấy dị vật

B. Nghe phổi chưa thể cho chẩn đoán xác định

C. Luôn luôn gây xẹp phổi

D. Soi phế quản là phương pháp xác chẩn

S Đ S Đ

Đ/S

Dị vật sống đường thở dưới:

A. Luôn gây khó thở thanh quản

B. Thường nằm ở hạ thanh môn

C. Chỉ gặp ở bệnh nhân sử dụng nước suối

D. Khạc ra máu đông liên tục

S Đ Đ Đ

Bệnh nhân nam 3 tuổi được đưa tới phòng khám vì ho từng cơn, sốt. Mẹ cháu kể lại: cách đó 3 ngày trong lúc đang chơi đột nhiên cháu bị ho sặc sụa, tím tái, trợn mắt, vã mồ hôi. Sau khoảng 3-5 phút cháu trở lại bình thường. Đêm đó cháu ngủ không ngon, ngáy to, thở khò khè. Hôm sau cháu vẫn chơi bình thường, thỉnh thoảng có 1 cơn ho. Chiều qua cháu có một cơn ho rũ rượi, tím tái, sau đó trở lại gần bình thường. Từ đó cháu có vẻ mệt mỏi. Đêm qua cháu sốt nhẹ, thở rít ngáy. Sáng nay cháu lại có hai cơn ho dữ dội, tím tái khoảng 3-4 phút.

Khám: Trẻ sốt 38 độ C, không khó thở, tiếng trong. Nghe phổi 2 bên có rales rít và rales ngáy đều nhau, chụp phim phổi thẳng bình thường.

1. Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất:

A. Viêm phế quản cấp

B. Hen phế quản

C. Dị vật đường thở

D. Viêm thanh quản cấp

2. Tại phòng khám đột nhiên cháu lại có cơn ho dữ dội , tím tái vã mồ hôi. Sau khoảng 4 phút thì cháu hết khó thở, tím tái. Nghe phổi lại thấy có tiếng lật phật cờ bay. Vị trí dị vật nghĩ tới:

A. Dị vật thanh quản

B. Dị vật khí quản

C. Dị vật phế quản gốc phải

D. Dị vật phế quản gốc trái.

3. Trong phòng khám cách bệnh viện chuyên khoa 120 km, có xe cứu thương và nhân viên Y tế có thể đi cùng bệnh nhân. Hãy chọn thái độ xử trí đúng nhất:

A. Gửi đi bệnh viện chuyên khoa ngay

B. Mời hội chẩn hô hấp nhi khoa

C. Đặt nội khí quản rồi gửi tuyến chuyên khoa

D. Mở khí quản rồi chuyển tuyến chuyên khoa

1C 2B 3D

Dị vật đường thở thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi:

A. Dưới 1 tuổi

B. Vườn trẻ (1-3 tuổi)

C. Mẫu giáo (3-5 tuổi)

D. Trên 6 tuổi

B

Xương cá thường mắc ở:

A. Thanh quản

B. Khí quản

C. Phế quản gốc phải

D. Phế quản gốc trái

A

Hạt thực vật thường mắc ở:

A. Thanh quản

B. Khí quản

C. Phế quản gốc trái

D. Phế quản gốc phải

D

Dấu hiệu của hội chứng xâm nhập, TRỪ:

A. Đột ngột

B. Ho sặc sụa

C. Khó nuốt

D. Khó thở

C

Dấu hiệu có giá trị nhất để chẩn đoán dị vật thanh quản giai đoạn mới:

A. nuốt đau

B. nuốt vướng

C. khó thở

D. hơi thở hôi

C

Dấu hiệu của dị vật thanh quản:

A. Khó thở hỗn hợp 2 thì

B. Khàn tiếng

C. Ho có đờm

D. Nghe phổi có rale ẩm

B

Dấu hiệu của dị vật khí quản di động:

A. Khàn tiếng

B. Mất tiếng

C. Ho, khó thở thanh quản từng cơn

D. Nghe phổi rì rào phế nang giảm 1 bên

C

Dấu hiệu của dị vật phế quản thường gặp:

A. Khó thở từng cơn

B. Tím môi, đầu chi

C. Phim phổi có hình ảnh khí phế thũng cả 2 phổi

D. Nghe thấy giảm rì rào phế nang và rale rít 1 bên phổi

D

Dị vật đường thở xương cá thường gây:

A. Khó nuốt

B. Khàn tiếng

C. Dấu hiệu lật phật cờ bay

D. Khó thở thì thở ra

B (vì hay gây mắc ở thanh quản)

Dị vật hạt lạc đường thở giai đoạn sớm thường có dấu hiệu:

A. Xẹp một bên phổi

B. Tiếng lật phật cờ bay

C. Viêm trung thất

D. Viêm phổi do dầu

B

Nếu không thấy hội chứng xâm nhập thì không nghĩ tới dị vật đường thở? S

Dị vật đường thở gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn? Đ

Động vật có thể sống lâu ngày trong đường thở? Đ

Dị vật sống (đỉa suối) đường thở hay khạc ra máu đông liên tục? Đ

Dị vật phế quản thường gây hiện tượng xẹp phổi? Đ

Chụp X.quang phổi luôn phát hiện thấy dị vật? S

Cần phải nghĩ đến mở khí quản mỗi khi có dị vật đường thở? Đ

Soi phế quản là biện pháp có giá trị để xác chẩn dị vật đường thở? Đ

Bệnh nhân nam, 3 tuổi, được đưa tới khoa nhi bệnh viện huyện vì ho từng cơn, sốt. Mẹ cháu kể: cách 3 ngày cháu đang cười đùa, ăn lạc với anh, đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, trợn mắt, vã mồ hôi, sau vài phút trở lại trạng thái bình thường. Đêm đó cháu ngủ không ngon, thở khò khè, ho cơn

Hôm sau vẫn chơi bình thường thỉnh thoảng cháu có cơn ho rũ rượi, tím tái kéo dài 3-5 phút rồi về bình thường.

Sáng nay, cháu sốt nhẹ, thở rít ngày, quấy khóc, ho cơn.

Khám thấy: sốt 38 độ C, không khó thở, giọng trong, Nghe phổi 2 bên có rale rít, rale ngáy đều nhau, chụp tim phổi thẳng bình thường

1. Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất:

A. Viêm phế quản cấp

B. Hen phế quản

C. Dị vật đường thở

D. Viêm thanh quản cấp

2. Tại bệnh viện huyện, đột nhiên cháu lên cơn ho rũ rượi, tím tái, vã mồ hôi diễn ra khoảng 4 phút thì hết. Nghe phổi thấy dấu hiệu lật phật cờ bay. Vị trí dị vật nghĩ tới

A. Dị vật thanh quản

B. Dị vật khí quản

C. Dị vật phế quản gốc phải

D. Dị vật phế quản gốc trái

3. Trong phòng khám cách bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng 100km. Hãy chọn thái độ xử trí đúng nhất

A. Gửi đi cơ sở chuyên khoa ngay, đi bằng xe cứu thương, có mang theo bình dưỡng khí và nhân viên y tế

B. Cho đơn kháng sinh, giảm viêm về theo dõi nếu có khó thở nhập viện ngay

C. Đặt nội khí quản rồi gửi tuyến chuyên khoa, đi bằng xe cứu thương và bình dưỡng khí và nhân viên y tế

D. Mở khí quản rồi chuyển tuyến chuyên khoa, đi bằng xe cứu thương và bình dưỡng khí và nhân viên y tế

1C 2B 3D

BN nam 18 tháng tuổi, được đưa tới phòng khám vì trước đó 30 phút cháu ăn cháo cá đột ngột bị ho sặc sụa, tím tái. Sau khoảng 5 phút cháu hết tím tái nhưng xuất hiện thở rít và khàn tiếng.

Khám: trẻ không sốt, nhịp thở 24 lần/phút, khó thở thì hít vào, tiếng rít nhẹ, tiếng khàn vừa. Nghe phổi 2 bên có rales rít và rales ngáy đều nhau, thì thở vào cả 2 bên phổi, XQ phổi thẳng bình thường.

1. chẩn đoán phù hợp nhất:

A. viêm amidan cấp

B. viêm thanh quản cấp

C. viêm phế quản cấp

D. dị vật đường thở

2. đánh giá mức độ khó thở của bệnh nhân:

A. khó thở hỗn hợp

B. khó thở thanh quản độ I

C. khó thở thanh quản độ II

D. khó thở kiểu hen

3. thái độ xử trí đúng nhất cho trường hợp này (không lấy được dị vật)

A. mở khí quản rồi chuyển chuyên khoa

B. thở oxy 3 lit/phút, bồi phụ nước điện giải

C. điều trị kháng sinh, giảm viêm 3 ngày rồi gửi tuyến chuyên khoa

D. đặt nội khí quản rồi chuyển tuyến chuyên khoa

1d 2c 3a

Bản chất dị vật đường thở hay mắc:

A. Thực vật

B. Động vật

C. Kim loại

D. Các loại khác

A

====================

Ung thư hạ họng

Tuổi ung thư hạ họng hay gặp nhất là:

A. Dưới 20

B. 21 – 40

C. 41 – 60

D. 61 – 80

C

Yếu tố nguy cơ của ung thư hạ họng là:

A. Thuốc lá

B. Nấm

C. Rượu

D. Rượu và thuốc lá

D

Yếu tố nguy cơ của ung thư hạ họng là:

A. Viêm họng

B. Bạch sản toả lan hạ họng

C. Polyp xoang lê

D. Quá phát tổ chức tân của họng

B

Triệu chứng sớm của ung thư hạ họng

A. Khàn tiếng

B. Khó thở thanh quản

C. Nuốt tắc

D. Nuốt vướng

D

Triệu chứng của ung thư hạ họng lan rộng tại chỗ là:

A. Có cảm giác dị vật khi nuốt nước miếng

B. Nuốt nghẹn

C. Không nuốt được nữa

D. Nuốt đau và khó với chất đặc

D

Triệu chứng của ung thư hạ họng đã lan vào thanh quản là:

A. Giọng đôi

B. Khó thở hai thì

C. Khàn tiếng

D. Ho khạc đờm lẫn máu

C

Đ/S

A. Khàn tiếng là dấu hiệu sớm của ung thư hạ họng

B. Nuốt vướng là dấu hiệu sớm của ung thư hạ họng

C. Khó thở thanh quản là dấu hiệu muộn của K hạ họng - thanh quản lan rộng

D. Nuốt đau lan lên tai là một dấu hiệu gặp trong ung thư hạ họng

S Đ Đ Đ

Đ/S

A. Ung thư hạ họng chỉ được điều trị bằng hoá chất

B. Ung thư hạ họng chỉ được điều trị bằng tia xạ

C. Mổ và tia xạ là phương pháp điều trị tốt nhất cho K hạ họng

D. Mổ nạo vét hạch cổ là bắt buộc phải làm cho K hạ họng

S S Đ Đ

4 triệu chứng thường gặp của ung thư hạ họng thanh quản là:

- nuốt vướng

- nuốt đau

- khàn tiếng

- khó thở thanh quản

A. Khàn tiếng là báo hiệu của ung thư hạ họng đã…lan vào thanh quản…

B. Khó thở thanh quản gặp ở …giai đoạn muộn… của ung thư hạ họng thanh quản

C. Hạch cổ thường …xuất hiện sớm… trong ung thư hạ họng

D. Nuốt đau …là dấu hiệu sớm… gặp trong K hạ họng.

Một bệnh nhân nam 50 tuổi có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá, khoảng 1 tháng nay thấy nuốt vướng dai dẳng khi ăn ở phía bên phải, gần đây lại thấy đau lan lên tai phải khi nuốt.

A. Kể ra 3 bệnh có thể gây ra các triệu chứng trên

- ung thư hạ họng

- viêm tấy amidan

- viêm loét hạ họng

Khi khám, soi hạ họng thanh quản gián tiếp bằng gương thấy có đám tổ chức sùi bằng hạt ngô ở xoang lê phải.

B. Chẩn đoán định hướng lâm sàng: …ung thư hạ họng…

C. Việc làm cần thiết nhất để chẩn đoán xác định: …sinh thiết khối u…

Đ/S

- UTHH là khối u ác tính xuất phát từ lớp dưới biểu mô phủ vùng hạ họng

- UTHH và ung thư thanh quản đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm mũi họng

- UTHH ở Việt Nam thường được phát hiện sớm

- Khối u xuất phát từ hạ họng lan vào thanh quản gọi là ung thư thanh quản – hạ họng

S Đ S S

Đ/S

- Độ tuổi mắc bệnh trung bình của UTHH là 40 – 60 tuổi

- Bệnh nhân uống rượu và hút thuốc lá lâu năm có nguy cơ ung thư tăng gấp 5 lần

- Thoái hóa niêm mạc là yếu tố tiền ung thư của UTHH.

- Hơi bụi hóa chất làm tăng nguy cơ UTHH.

Đ S Đ Đ

Đ/S

Triệu chứng lâm sàng của UTHH là:

- Nuốt vướng như có dị vật

- Nuốt nghẹn

- Đau khi nuốt

- Hạch cổ đau

Đ Đ Đ S

Đ/S

Khi UTHH lan vào thanh quản sẽ xuất hiện triệu chứng:

- Khàn tiếng

- Mất lọc cọc thanh quản cột sống

- Khó thở

- Ho khạc máu

Đ S Đ Đ

Đ/S

Xét nghiệm có thể dùng để chẩn đoán UTHH là:

- Chụp phim cổ thẳng

- Chụp hạ họng có uống thuốc cản quang

- Chụp cắt lớp vi tính hạ họng thanh quản

- Siêu âm vùng cổ

S Đ Đ Đ

Đ/S

- Điều trị UTHH chủ yếu bằng phẫu thuật

- Bệnh nhân UTHH thường được tia xạ trước khi phẫu thuật

- UTHH đáp ứng rất tốt với hóa trị.

- Tiên lượng của UTHH tốt hơn ung thư thanh quản

Đ S S S

Ung thư hạ họng hay gặp ở vị trí nào, NGOẠI TRỪ:

A. Xoang lê

B. Sụn phễu

C. Mặt sau sụn nhẫn

D. Thành sau họng

B

Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ trong ung thư hạ họng là:

A. 2/1

B. 3/1

C. 4/1

D. 5/1

B

Những yếu tố nguy cơ trong ung thư hạ họng là, NGOẠI TRỪ

A. Rượu, thuốc lá

B. Amiant, nikel, công nghệ chất dẻo

C. Dị sản biểu mô tỏa lan

D. Virus

D

Xét nghiệm giải phẫu bệnh trong ung thư hạ họng thường gặp loại nào:

A. Ung thư tế bào vảy

B. Ung thư biểu mô tuyến

C. Ung thư biểu mô tuyến nang

D. Ung thư biểu mô không biệt hóa

A

Tổn thương đại thể thường gặp trong UTHH là, NGOẠI TRỪ:

A. Sùi

B. Loét

C. Hoại tử

D. Thâm nhiễm

D

Rối loạn về nuốt trong ung thư hạ họng biểu hiện như thế nào, NGOẠI TRỪ

A. Xuất hiện ở hai bên

B. Cảm giác nuốt vướng như có dị vật

C. Kéo dài

D. Tăng dần

A

Đặc điểm của hạch cổ trong ung thư hạ họng là, NGOẠI TRỪ:

A. To dần

B. Cứng

C. Dần đi đến cố định

D. Xuất hiện muộn

D

Ung thư hạ họng thường di căn vào nhóm hạch nào trước tiên:

A. Nhóm cảnh trên

B. Nhóm cảnh giữa

C. Nhóm cảnh dưới

D. Hạch thượng đòn

B

Đặc điểm của nuốt đau trong UTHH là:

A. Đau lan lên tai cùng bên với nuốt vướng

B. Đau lan lên tai đối bên với nuốt vướng

C. Đau lan xuống dưới cổ

D. Đau lan tỏa, không rõ vị trí

A

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ UTHH đã lan vào thanh quản:

A. Nuốt khó

B. Nuốt sặc

C. Khàn tiếng

D. Mất lọc cọc thanh quản cột sống

C

Tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán UTHH là:

A. Lâm sàng

B. Chụp cắt lớp vi tính vùng hạ họng

C. Xét nghiệm giải phẫu bệnh

D. Siêu âm vùng cổ

C

Triệu chứng cơ năng nào cần khai thác kĩ để chẩn đoán phân biệt UTHH với bệnh khác:

A. Khàn tiếng

B. Rối loạn nuốt

C. Khó thở

D. Ho máu

B

UTHH thường lan tràn vào vùng nào, NGOẠI TRỪ:

A. Họng miệng

B. Họng mũi

C. Thanh quản

D. Miệng thực quản, thực quản

B

Những bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ xuất hiện nuốt vướng dai dẳng sau bao lâu thì cần kiểm tra tai mũi họng để phát hiện bệnh sớm:

A. 7 ngày

B. 15 ngày

C. 21 ngày

D. 1 tháng

B

Bệnh nhân nam 60 tuổi, cách đây khoảng 20 ngày thấy sốt nhẹ, nuốt đau, nuốt vướng. BN đi khám được chẩn đoán viêm họng, được điều trị kháng sinh, giảm viêm, súc họng. Sau 4-5 ngày BN thấy hết sốt, đỡ nuốt đau, nhưng vẫn nuốt vướng.

1. BN cần được làm gì

A. Tiếp tục điều trị kháng sinh, giảm viêm

B. Súc họng thuốc sát khuẩn

C. Gửi khám BS tai mũi họng

D. Không cần điều trị gì

2. BN nuốt vướng và nuốt đau tăng lên, khu trú bên trái có lan lên tai trái. Xuất hiện hạch nhóm 3 bên trái, không đau. BN cần được làm gì đầu tiên:

A. Sinh thiết hạch

B. Chụp phim cắt lớp vùng cổ

C. Nội soi TMH

D. Chọc hút hạch làm tế bào

3. Khi khám nội soi thấy có khối sùi xoang lê bên trái. Để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị cần làm gì trước tiên:

A. Chọc hạch

B. Nội soi sinh thiết u

C. Chụp cắt lớp vùng cổ

D. Làm XN cơ bản

1C 2C 3B

====================

Ung thư thanh quản

Tuổi thường gặp nhất của ung thư thanh quản là:

A. < 20

B. 21 – 40

C. 41 – 60

D. 61 – 80

C

Yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản là:

A. Rượu

B. Thuốc lá

C. Virus

D. Nấm

B

Yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản là:

A. Lao thanh quản

B. Polyp dây thanh

C. Hạt xơ dây thanh

D. Bạch sản dây thanh

D

Triệu chứng sớm của ung thư thanh quản là:

A. Nuốt vướng

B. Nuốt đau

C. Khàn tiếng

D. Hạch cổ to

C

Triệu chứng của ung thư thanh quản lan rộng là:

A. Khó thở 2 thì

B. Khó thở kiểu hen

C. Khó thở thanh quản

D. Khó thở từng cơn

C

Triệu chứng của ung thư thanh quản lan rộng ra ngoài thanh quản là:

A. Biến dạng vùng mặt

B. Sưng phồng dưới hàm

C. Hình ảnh “mai rùa”

D. Hạn chế quay cổ

C

Dấu hiệu của ung thư thanh quản lan ra hạ họng là:

A. Ho kéo dài

B. Nuốt vướng và đau

C. Nuốt tắc

D. Nuốt nghẹn

B

Phương pháp điều trị triệt để ung thư thanh quản là:

A. Tia xạ đơn thuần

B. Phẫu thuật đơn thuần

C. Hoá chất + tia xạ

D. Phẫu thuật + tia xạ

D

Đ/S

A. Hạch cổ là dấu hiệu gợi ý sớm của ung thư thanh quản.

B. U nhú dây thanh ở người có tuổi là yếu tố nguy cơ của K thanh quản.

C. Bạch sản dây thanh là yếu tố nguy cơ của K thanh quản.

D. Khàn tiếng kéo dài, tăng dần là dấu hiệu sớm của K thanh quản.

S Đ Đ Đ

3 yếu tố nguy cơ của K thanh quản là:

- thuốc lá

- bạch sản

- u nhú

4 triệu chứng của ung thư thanh quản giai đoạn lan rộng là:

- hạch cổ to

- nuốt vướng

- mai rùa

- khó thở thanh quản

A. Nuốt vướng là dấu hiệu của ung thư thanh quản giai đoạn …lan rộng…

B. Khó thở …thanh quản… là dấu hiệu của K thanh quản giai đoạn muộn

C. Nuốt đau lan lên tai có thể gặp ở K thanh quản …lan hạ họng…

D. Hạch cổ thường xuất hiện …muộn… trong K thanh quản.

Một bệnh nhân nam 50 tuổi cách đây 2 năm dã được điều trị u nhú dây thanh bên phải. Ba tháng nay xuất hiện khàn tiếng trở lại và tăng dần, khoảng 2 tuần nay thấy thở rít khi lên cầu thang và cảm giác nuốt vướng với chất đặc.

1. Chẩn đoán định hướng lâm sàng là …ung thư thanh quản…

2. Kể ra 2 việc cần làm để chẩn đoán dương tính

- soi thanh quản

- sinh thiết

3. Hướng điều trị của bệnh này khi đã có chẩn đoán dương tính …mổ…

4. Điều gì cần phải tư vấn cho các bệnh nhân trên: …nên mổ…

Nơi hẹp nhất của đường thở là:

A. Thanh quản

B. Thanh môn

C. Thượng thanh môn

D. Hạ thanh môn

A

Vị trí giải phẫu hay gặp nhất của ung thư thanh quản là ở:

A. Dây thanh

B. Băng thanh thất

C. Niêm mạc sụn thanh thiệt

D. Niêm mạc sụn phễu

A

Trong số các ung thư vùng đầu cổ, thì ung thư thanh quản gặp phổ biến theo số thứ tự:

A. Hàng đầu

B. Hàng thứ hai

C. Hàng thứ ba

D. Hàng thứ tư

B

Ung thư thanh quản hay gặp nhất ở lứa tuổi:

A. Từ 31 đến 40 tuổi

B. Từ 41 đến 50 tuổi

C. Từ 51 đến 60 tuổi

D. Từ 61 đến 70 tuổI

C

Yếu tố nào sau đây không liên quan đến ung thư thanh quản:

A. Thuốc lá

B. Viêm thanh quản mạn tính

C. Làm việc môi trường có bụi gỗ

D. Papilloma thanh quản ở người lớn

C

Vị trí giải phẫu nào khó đánh giá khi soi thanh quản bằng gương hoặc optic:

A. Sụn thanh thiệt

B. Sụn phễu

C. Hai phần ba sau dây thanh

D. Một phần ba trước dây thanh

D

Triệu chứng nào dưới đây đặc trưng cho ung thư tầng thanh môn giai đoạn sớm:

A. Khàn tiếng

B. Nuốt đau

C. Ho khạc máu

D. Khó thở

A

Giai đoạn T1B của ung thư thanh quản là :

A. Khối u ở cả hai dây thanh, di động dây thanh, sụn phễu bình thường

B. Khối u ở hai vị trí giải phẫu, di động dây thanh, sụn phễu bị hạn chế

C. Khối u ở một bên dây thanh, di động dây thanh, sụn phễu bình thường

D. Khối u ở cả hai dây thanh, di động dây thanh, sụn phễu cố định

A

Hạch di căn trong ung thư thanh quản thường gặp:

A. Nhóm hạch dưới cằm (nhóm I)

B. Nhóm cảnh trên (nhóm IIB)

C. Nhóm cảnh giữa (Nhóm II A, nhóm III)

D. Nhóm cảnh dưới (nhóm IV, VI)

C

Giải phẫu bệnh thường gặp của ung thư thanh quản là:

A. Ung thư biểu mô biệt hoá

B. Ung thư biểu mô không biệt hoá

C. Ung thư tổ chức liên kết (sarcoma)

D. Ung thư tổ chức lympho (lymphoma)

A

Thái độ đúng đắn nhất đối với tổn thương mà nghi ngờ ung thư thanh quản là:

A. Sinh thiết 3 lần

B. Sinh thiết 5 lần

C. Sinh thiết hàng tháng

D. Sinh thiết nhắc lại nhiều lần

D

Sự lựa chọn hàng đầu trong ung thư thanh quản giai đoạn muộn hiện nay là:

A. Tia xạ sau đó mổ

B. Mổ sau đó tia xạ.

C. Tia xạ kết hợp hoá chất.

D. Mổ sau đó kết hợp hoá chất

B

Ung thư tầng thanh môn có tiên lượng tốt hơn vì:

A. U tiến triển chậm.

B. Có hàng rào giải phẫu bảo vệ.

C. Rất ít mạng lưới hạch bạch huyết

D. Điều trị dễ hơn.

C

Biện pháp nào sau đây không được khuyến cáo dùng để điều trị ung thư thanh quản :

A. Miễn dịch trị liệu.

B. Hoá trị liệu

C. Đông y

D. Xạ trị

C

Ung thư thanh quản gặp ở mọi lứa tuổi? S (41-69)

Ung thư thanh quản liên quan chủ yếu đến uống rượu? S (thuốc lá)

Dấu hiệu của nuốt vướng không phải của ung thư thanh quản? S

Ung thư thanh quản có thể xuất hiện trên nền một khối u lành tính? Đ

Việc cắt thanh quản toàn phần sẽ làm cho tất cả các bệnh nhân mất giọng nói vĩnh viễn? S

Trong các ung thư vùng đầu cổ thì ung thư thanh quản có tiên lượng tốt nhất? Đ

Dấu hiệu gầy sút rất hay gặp trong ung thư thanh quản? S

Trên bệnh nhân ung thư thanh quản, có thể gặp đồng thời ung thư ở các vị trí khác trên đường hô hấp và tiêu hoá? Đ

Bệnh nhân bị cắt thanh quản toàn phần thì không thở được bằng đường tự nhiên? Đ

Tại một bệnh viện tuyến huyện ở xa trung tâm, có một bệnh nhân nam giới, 47 tuổi đến khám vì lý do khàn tiếng từ hơn 1tháng nay, bệnh nhân tự mua thuốc tại hiệu thuốc để uống nhưng không đỡ. Qua hỏi bệnh và thăm khám thấy nổi bật lên những thông tin sau:

- Khàn tiếng là triệu chứng duy nhất

- Tiền sử: bệnh nhân có hút thuốc lá hơn 10 năm.

- Khám thanh quản bằng gương soi gián tiếp thấy:

+ thanh thiệt và băng thanh thất bình thường

+ Sụn phễu di động tốt

+ Dây thanh bên trái bình thường

+ Dây thanh bên phải xung huyết, bề mặt không nhẵn

- XQ tim phổi không phát hiện bất thường

1. Chẩn đoán nhiều khả năng nhất là :

A. Viêm thanh quản cấp

B. Lao thanh quản

C. U thanh quản, chưa loại trừ ung thư

D. Viêm thanh quản do vi rút

2. Thái độ xử trí tốt nhất với bệnh nhân:

A. Gửi bệnh nhân lên tuyến trên để xác định bệnh

B. Cho đơn dựa theo các bệnh hay gặp nghĩ tới

C. Cho đơn kháng sinh, chống viêm, khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá

D. Cho đơn kháng sinh, chống viêm, khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá. Và nếu không khỏi thì đi khám tuyến trên

1 C 2 A

Dạng tổn thương K tầng thanh môn, trừ:

A. sùi

B. loét

C. thâm nhiễm

D. hoại tử.

C

====================

Ung thư vòm mũi họng

Tỷ lệ NPC gặp nhiều nhất ở.

A. Vùng bắc Mỹ.

B. Vùng bắc Phi.

C. Châu Úc.

D. Vùng Đông Nam Á.

D

Tỷ lệ NPC gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi.

A. Dưới 20.

B. Từ 21 đến 40.

C. Từ 41 đến 60.

D. Trên 60.

C

Tỷ lệ NPC của Nam so với Nữ (Nam/Nữ).

A. 1/1.

B. 1/3.

C. 3/1.

D. 5/1.

C

Dấu hiệu gợi ý của NPC.

A. Xì mũi nhầy.

B. Xì mũi máu.

C. Xì mũi xanh.

D. Chẩy mũi trong.

B

Dấu hiệu gợi ý của NPC.

A. Ù tai.

B. Chẩy mủ thối.

C. Nghe kém nặng.

D. Chóng mặt.

A

Dấu hiệu gợi ý của NPC .

A. Viêm tai thanh dịch.

B. Viêm tai giữa mãn tính nguy hiểm.

C. Viêm tai xương chũm.

D. Viêm tai xương chũm hồi viêm.

A

Dấu hiệu gợi ý của NPC.

A. Hạch dưới cằm.

B. Hạch dưới hàm.

C. Hạch thượng đòn.

D. Hạch Kuttner.

D (hạch dưới cơ nhị thân)

Dây thần kinh thường bị liệt sớm nhất trong NPC là:

A. Dây I.

B. Dây II.

C. Dây IV.

D. Dây V.

D

Dây thần kinh thường bị liệt sớm nhất trong NPC là:

A. Dây VI.

B. Dây VII.

C. Dây VIII.

D. Dây IX.

A

Nhóm dây thần kinh thường bị liệt trong NPC là:

A. Nhóm thần kinh vận động cơ bám da mặt.

B. Nhóm thần kinh vận động nhãn cầu.

C. Nhóm thần kinh nghe, thăng bằng.

D. Nhóm thần kinh khứu giác.

B

Nhóm dây thần kinh thường bị liệt trong NPC là:

A. Nhóm thần kinh giao cảm.

B. Nhóm thần kinh phó giao cảm.

C. Nhóm thần kinh lỗ rách sau.

D. Nhóm thần kinh thị giác.

C

Thể giải phẫu bệnh gặp nhiều nhất trong NPC là:

A. Ung thư biểu mô biệt hoá.

B. Ung thư biểu mô không biệt hoá.

C. Ung thư biểu mô biệt hoá vừa.

D. Ung thư biểu mô tại chỗ.

B

Phương pháp điều trị thường được áp dụng nhiều nhất trong NPC là:

A. Hoá chất.

B. Phẫu thuật.

C. Tia xạ.

D. Phẫu thuật + Tia xạ.

C

Dấu hiệu hay gặp nhất trong NPC là:

A. Khịt khạc chất nhầy trong

B. Khịt khạc mủ xanh hôi.

C. Khịt khạc nhầy lẫn máu.

D. Chảy máu nhiều xuống họng.

C

Đ/S

Ung thư vòm ít gặp ở:

A. Việt Nam.

B. Singapore.

C. Nam Trung Quốc.

D. Algérie.

S S S Đ

Tắc mũi cả 2 bên hay gặp trong NPC? S

Ù tai tiếng trầm 1 bên là dấu hiệu muộn trong NPC? S

Đau 1/2 đầu là dấu hiệu muộn trong NPC? S

Khịt khạc nhầy lẫn máu thường gặp trong NPC? Đ

A. Đau đầu xuất hiện cùng với ù tai 1 bên là dấu hiệu …sớm… trong NPC.

B. Đau đầu xuất hiện cùng với xì nhầy lẫn máu ở 1 bên là dấu hiệu …sớm… trong NPC.

C. Hạch sau góc hàm to lên nhanh là dấu hiệu rất có …giá trị… chẩn đoán trong NPC.

D. Dây thần kinh V và VI thường bị liệt …sớm… trong NPC.

Một tình huống như sau:

Một bệnh nhân nam 45 tuổi từ 3 tháng trước thấy xuất hiện 1 hạch cổ to ở sau góc hàm bên phải, sau đó 1 tháng thấy ù tai bên phải. Lại có lúc xì mạnh ra ít nhầy mũi lẫn máu.

Chẩn đoán định hướng lâm sàng là …ung thư vòm…

Hãy chỉ ra 3 việc cần thiết phải làm.

- hạch đồ

- soi vòm

- sinh thiết

NPC là ung thư ít gặp ở Việt Nam? S

NPC là ung thư gặp nhiều ở miền nam Trung Quốc? Đ

NPC là ung thư hiếm gặp ở các nước châu Âu? Đ

NPC có liên quan đến virus Epstein Barr? Đ

NPC có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn? Đ

NPC gặp ở nam nhiều hơn nữ? Đ

NPC là ung thư hay gặp nhất trong vùng tai mũi họng? Đ

NPC thể hay gặp nhất là ung thư biểu mô không biệt hóa? Đ

NPC thể thâm nhiễm thường dễ chẩn đoán? S

NPC thường biểu hiện thông qua các triệu chứng mượn? Đ

Các triệu chứng của NPC thường biểu hiện ở cả hai bên? S

hạch cổ trong NPC thường là nhóm hạch cảnh trên? Đ

NPC có thể có triệu chứng viêm tai thanh dịch một bên? Đ

trong NPC, đau đầu thường không cùng bên với khối u? S

trong NPC, dây thần kinh V, VI thường bị liệt sớm hơn các dây thần kinh khác? Đ

tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán NPC là giải phẫu bệnh của khối u? Đ

yếu tố cơ bản liên quan đến ung thư vòm mũi họng:

A. nghiện rượu

B. hút thuốc lá

C. viêm họng mạn tính

D. epstein barr virus

D

Các triệu chứng mũi xoang liên quan đến ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. ngạt mũi một bên tăng dần

B. xì ra mũi nhày lẫn máu

C. khịt khạc nhầy lẫn máu

D. hắt hơi

D

Các triệu chứng về tai liên quan đến ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. ù tai tiếng cao

B. ù tai tiếng trầm một bên

C. nghe kém một bên

D. viêm tai thanh dịch một bên

A

hạch cổ trong ung thư vòm mũi họng thường là:

A. có ở cả hai bên cổ

B. xuất hiện muộn

C. hạch ở cùng bên với khối u

D. thuộc dãy cảnh giữa

C

Các triệu chứng về thần kinh trong ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. đau đầu nửa bên cùng bên với khối u

B. dây thần kinh V, VI thường hay bị liệt sớm hơn các dây khác

C. có thể liệt cả 12 dây thần kinh sọ

D. liệt nửa người xuất hiện sớm

D

Biện pháp cơ bản nhất để chẩn đoán xác định ung thư vòm mũi họng:

A. hạch đồ

B. sinh thiết vòm

C. quệt vòm soi tìm tế bào

D. miễn dịch chẩn đoán

B

Biện pháp thích hợp nhất để chẩn đoán hàng loạt ung thư vòm mũi họng:

A. chụp X quang vòm

B. quệt vòm tìm tế bào

C. miễn dịch chẩn đoán

D. sinh thiết vòm

C

Dây thần kinh sọ não thường bị liệt sớm trong ung thư vòm mũi họng:

A. dây thần kinh III

B. dây thần kinh V

C. dây thần kinh IX

D. dây thần kinh XII

B

Biện pháp thích hợp nhất để điều trị ung thư vòm mũi họng:

A. tia xạ

B. phẫu thuật

C. hóa chất

D. miễn dịch trị liệu

A

tổn thương vi thể hay gặp nhất của ung thư vòm:

A. ung thư biểu mô biệt hóa không sừng hóa

B. ung thư biểu mô biệt hóa có cầu sừng

C. ung thư biểu mô không biệt hóa

D. sarcoma

C

Các triệu chứng thường gặp trong ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. triệu chứng về tai

B. các triệu chứng về mũi

C. các triệu chứng về hạch cổ

D. các triệu chứng về phổi

D

ung thư vòm mũi họng có tần số mắc cao hơn ở:

A. các nước châu Âu

B. các nước châu Mỹ

C. Đông Nam Á

D. châu Đại Dương

C

Các đặc điểm dịch tễ học của ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. tần số mắc cao nhất ở Đông Nam Á và Trung Quốc

B. là một trong năm ung thư hay gặp nhất ở Việt Nam

C. nam giới thường mắc nhiều hơn nữ

D. tuổi hay gặp là trên 60 tuổi

D (45-55)

những kết luận liên quan đến virus Epstein barr, trừ:

A. gây bệnh Mononucleosis infectious ở châu Mỹ

B. gây bệnh Lymphoma Burkitt ở châu Phi

C. gây bệnh ung thư vòm ở vùng Đông Nam Á

D. gây bệnh ung thư thanh quản ở Châu Âu

D

Các đặc trưng của ung thư vòm mũi họng đều đúng trừ:

A. là ung thư hay gặp ở Việt Nam

B. là ung thư gặp ở nam nhiều hơn nữ

C. là ung thư gặp nhiều thứ 2 sau ung thư thanh quản

D. có thể gặp ở mọi lứa tuổi

C (NPC hay gặp nhất ở vùng tai mũi họng)

NPC gặp ở tuổi 4-84, phổ biến từ 45-55.

Các đặc điểm sau của ung thư vòm mũi họng đều đúng trừ:

A. liên quan đến Epstein barr virus

B. thường gặp thể sùi

C. biểu hiện thông qua các triệu chứng mượn

D. điều trị ung thư vòm mũi họng chủ yếu bằng phẫu thuật

D (xạ trị)

(!) 3 thể NPC: sùi (hay gặp), thâm nhiễm (khó chẩn đoán), kèm loét và hoại tử.

Các triệu chứng về tai thường gặp trong ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. ù tai tiếng trầm một bên tai

B. viêm thanh dịch một bên

C. nghe kém một bên

D. chóng mặt

D

Các triệu chứng thường gặp trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn sớm, trừ:

A. liệt mặt

B. ù tai một bên

C. đau nửa đầu

D. hạch cổ một bên

A

triệu chứng về hạch cổ trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn sớm:

A. hạch cảnh giữa

B. hạch dưới cằm

C. hạch sau tai

D. hạch cảnh cao

D

triệu chứng về mũi trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn sớm, trừ:

A. tắc ngạt mũi một bên tăng dần

B. xì ra mũi nhầy lẫn máu

C. khịt khạc nhầy lẫn máu

D. mất ngửi

D

Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. nội soi tai mũi họng

B. chụp CT vùng vòm mũi họng

C. sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh

D. xét nghiệm công thức máu tìm tế bào lạ

D

Các bệnh lý có thể nhầm lẫn với ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. u xơ mạch vòm mũi họng

B. tổ chức VA quá phát

C. u lympho ác tính vùng họng mũi

D. ung thư amidan

D

Di căn xa thường gặp trong ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. di căn não

B. di căn phổi

C. di căn hạch

D. di căn tiền liệt tuyến

D

Các phương pháp điều trị thường gặp trong ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. tia xạ

B. hóa chất

C. miễn dịch trị liệu

D. thuốc nam

D

Chẩn đoán huyết thanh miễn dịch thường làm trong ung thư vòm mũi họng, trừ:

A. IgE

B. IgA/VCA

C. IgA/EA

D. IgA/EBNA

A

Bệnh nhân nữ 30 tuổi cách đây 3 tháng bị ngạt tắc mũi, chảy máu mũi kèm theo dịch nhầy bên phải, đau nửa đầu thường xuyên và cũng chỉ ở bên phải. Từ nửa tháng nay đau nửa đầu tăng lên, chảy máu mũi mủ hôi và nhầy lẫn máu bên phải.

khám bệnh thấy: sàn mũi, khe mũi không có dịch nhầy, vùng vòm bên phải có khối sùi dễ chảy máu, mật độ mềm, có hạch cổ nhóm cảnh cao bên phải.

1. chẩn đoán cần nghĩ tới:

A. viêm VA quá phát

B. u xơ mạch vòm mũi họng

C. ung thư vòm mũi họng

D. ung thư sàng hàm

2. xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định

A. xét nghiệm công thức máu

B. sinh thiết khối u

C. xét nghiệm miễn dịch học

D. quệt vòm tìm tế bào lạ

1c 2b

Bệnh nhân nam 45 tuỏi khoảng 5 tháng nay xuất hiện ngạt tắc mũi một bên tăng dần, chảy mũi nhầy kèm theo máu cùng bên, kèm theo đó BN có ù tai cùng bên với bên ngạt mũi, đau nhức nửa đầu cùng bên với bên ngạt mũi. Khoảng một tháng nay BN nhìn đôi.

Khám: sàn mũi, khe mũi sạch, vòm có khối sùi bên trái dễ chảy máu khi chạm vào khối u, khám tai thấy tai bên trái có dấu hiệu màng nhĩ đục, có mức nước hơi trong hòm tai, khám cổ thấy có hạch cổ bên trái, khám mắt thấy lác trong bên trái.

1. chẩn đoán cần nghĩ đến:

A. u não gây liệt dây thần kinh vận nhãn

B. u xơ mạch vòm mũi họng

C. viêm mũi xoang mạn tính

D. ung thư vòm mũi họng

2. dấu hiệu liệt vận nhãn là do:

A. liệt dây VII

B. liệt dây VI

C. liệt dây III

D. liệt dây IV

1d 2b

hố Rosenmuller nằm ở vùng:

A. họng mũi (nasopharynx)

B. họng miệng (oropharynx)

C. hạ họng (hypopharynx)

D. sàn miệng

A

Đ/S

u xơ vòm mũi họng thường gặp ở trẻ gái tuổi dậy thì.

Cần sinh thiết khối u để chẩn đoán xác định K vòm.

Sinh thiết khối u để chẩn đoán xác định u xơ vòm mũi họng.

u xơ vòm mũi họng có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.

S (ở trẻ nam tuổi dậy thì) Đ S Đ

virus có liên quan đến ung thư vòm mũi họng:

A. HPV

B. Herpes Zoster

C. H5N1

D. EBV

D

====================

Khó thở thanh quản

Triệu chứng của khó thở thanh quản

A. Khó thở chậm

B. Khó thở nhanh

C. Khó thở thì thở ra

D. Khó thở theo 2 thì

A

Sụn nắp thanh thiệt ngang đốt sống nào?

C4

Triệu chứng của KTTQ

A. Khó thở thì thở ra

B. Khó thở thì thở vào

C. Khó thở hỗn hợp

D. Khó thở nhanh nông

B

Triệu chứng của KTTQ

A. Thở êm đềm

B. Có rales ngáy

C. Có tiếng rít thì thở vào

D. Thở thô

C

Khó thở thanh quản chia thành:

A. 4 độ

B. 1 độ

C. 2 độ

D. 3 độ

D

Khó thở thanh quản độ I

A. Xuất hiện khi nằm nghỉ

B. Xuất hiện khi gắng sức

C. Xuất hiện khi ngủ đêm

D. Xuất hiện khi nằm xem phim

B

Triệu chứng của KTTQ độ II

A. Co kéo cơ hô hấp

B. Không co kéo cơ hô hấp

C. Giật chân tay

D. Co cứng bụng

A

Triệu chứng của KTTQ

A. Co kéo cơ hô hấp

B. Không co kéo cơ hô hấp

C. Giật chân tay

D. Co cứng bụng

A

Nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây khó thở thanh quản

A. Viêm phế quản

B. Viêm phổi

C. Viêm thanh quản cấp

D. Viêm họng cấp

C

Nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây khó thở thanh quản

A. U phế quản

B. Dị vật thanh quản

C. Lao phổi

D. Tràn dịch màng phổi

B

Nguyên nhân có thể gây khó thở thanh quản

A. U vòm mũi họng

B. Vùng mũi xoang

C. U thanh quản

D. U phế quản

C

Xử trí KTTQ cấp I

A. Mở khí quản, cho thuốc giảm viêm, giảm phù nề

B. Đặt nội khí quản, cho thuốc giảm viêm, giảm phù nề

C. Thở oxi, cho thuốc giảm viêm, giảm phù nề

D. Cho thở máy, cho thuốc giảm viêm, giảm phù nề

C

Điều trị KTTQ cấp II

A. Mở khí quản cấp cứu

B. Cho thuốc và chờ đợi

C. Chỉ cho thở oxi

D. Cho thuốc an thần

A

Điều trị KTTQ cấp III

A. Cho thuốc an thần

B. Chỉ cho thuốc chống phù nề và kháng sinh

C. Mở khí quản tối khẩn cấp

D. Hô hấp viện trợ

C

Chỉ định mở khí quản khi:

A. Khó thở hỗn hợp độ II

B. Khó thở kiểu hen độ I

C. Khó thở thanh quản độ I

D. Khó thở thanh quản độ II

D

KTTQ độ II phải chỉ định mở khí quản cấp cứu, trừ trường hợp:

A. Ung thư thanh quản

B. U nhú thanh quản

C. Viêm thanh quản cấp

D. Chấn thương thanh quản

C

Đ/S

A. KTTQ là 1 khó thở 2 thì.

B. KTTQ là 1 khó thở ra.

C. KTTQ là 1 khó thở vào.

D. KTTQ là 1 khó thở nhanh nông.

S S Đ S

Đ/S

A. KTTQ là 1 khó thở nhanh.

B. KTTQ là 1 khó thở chậm.

C. KTTQ có tiếng cò cử.

D. KTTQ có tiếng rít ở thì thở vào.

S Đ S Đ

Đ/S

A. Khó thở thanh quản độ I xuất hiện khi gắng sức.

B. Khó thở thanh quản độ II xuất hiện liên tục.

C. Khó thở thanh quản độ II có đầy đủ triệu chứng chính và phụ.

D. Khó thở thanh quản độ III như khó thở 2 thì.

Đ Đ Đ S

Điền vào chỗ trống cho phù hợp

A. KTTQ có nhịp thở …chậm…

B. KTTQ là khó thở ở thì …thở vào…

C. KTTQ có tiếng rít …ở thanh quản ở thì thở vào…

D. KTTQ có co kéo các cơ …hô hấp...

Một em bé 2 tuổi, 3 ngày nay bị ngạt mũi, chẩy mũi nhầy, ho, kèm theo sốt nóng. Hôm nay xuất hiện tiếng ho ông ổng, khi khóc và ăn có tiếng rít nhẹ và khó thở tăng dần, bây giờ liên tục xuất hiện khó thở rít ở thì thở vào, nhịp thở 25 lần/ phút.

A. Chẩn đoán định hướng lâm sàng là: …viêm thanh quản cấp…

B. Hướng điều trị là: …mở khí quản…

Bé trai 2 tuổi, bụ bẫm, 3 ngày nay bị ngạt mũi, chẩy mũi nhầy, ho, kèm theo sốt 38 độ 5 đến 39 độ. Hôm qua xuất hiện tiếng ho ông ổng, khi khóc và ăn có tiếng rít nhẹ và khó thở tăng dần, hiện thấy trẻ khóc hơi khàn, liên tục khó thở rít ở thì thở vào, nhịp thở 25 lần/ phút.

1. Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất là:

A. Viêm mũi họng cấp và viêm phế quản cấp

B. Viêm mũi họng cấp và viêm Amidan cấp

C. Viêm mũi họng cấp và viêm thanh quản cấp

D. Viêm VA và viêm phế quản cấp

2. Hãy chọn thái độ xử trí đúng nhất:

A. Mở khí quản cấp cứu, kháng sinh và giảm viêm đường tĩnh mạch.

B. Tiêm corticoid tĩnh mạch, thở oxi, theo dõi 30 phút không đỡ thì mở khí quản

C. Đặt nội khí quản thở oxi, kháng sinh, giảm viêm đường tĩnh mạch

D.Tiêm kháng sinh tĩnh mạch, thở oxi, theo dõi 30 phút không đỡ thì đặt nội khí quản

1. C.

Viêm mũi họng cấp và viêm thanh quản vì sốt, chảy mũi, ngạt mũi là viêm mũi họng cấp, ho ông ổng kèm khó thở thanh quản độ II, đó là viêm thanh quản hạ thanh môn điển hình.

2. B.

Tiêm tĩnh mạch corticoid vì viêm thanh quản hạ thanh môn thì vùng hạ thanh môn phù nề nhiều, thường đáp ứng tốt với corticoid và coi corticoid là con dao mở khí quản nội khoa, nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với corticoid tiêm tĩnh mạch thì nên mở khí quản ngay vì dễ dẫn tới khó thở độ III, ngạt thở.

Một bệnh nhân nam 55 tuổi đến khám vì mất ngủ, thở rít.

Bệnh nhân kể bị khàn tiếng từ 5 tháng nay, ngày càng tăng dần, ăn uống, sinh hoạt vẫn bình thường. Từ 1 tháng nay thấy khó thở khi làm việc nặng, tăng dần. 1 tuần nay khi nằm thở rít, khó ngủ trong đêm, ngồi thấy dễ chịu hơn.

Tiền sử nghiện rượu và thuốc lá 30 năm nay.

Khám thấy bệnh nhân khàn tiếng mức độ nặng, tiếng khàn cứng như nạo gỗ, nói đoản hơi. Thở rít thì thở vào, môi tím, co kéo hõm ức và các cơ liên sườn, nhịp thở 15 lần/phút

1. Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất:

A. Viêm thanh quản mạn tính

B. U thanh quản

C. U hạ họng

D. Liệt thần kinh thanh quản

2. Thái độ xử trí đúng nhất:

A. Điểu trị kháng sinh, giảm viêm

B. Tiêm corticoid tĩnh mạch, thở oxi

C. Mở khí quản cấp cứu

D. Đặt nội khí quản cấp cứu

1. B.

vì bệnh tiến triển từ từ tăng dần trên bệnh nhân nam, trung tuổi có tiền sử hút thuốc và nghiện rượu nên nghĩ tới u thanh quản, thường là ung thư thanh quản.

2. C.

Mở khí quản cấp cứu vì bệnh nhân có khó thở TQ độ II, nghĩ nhiều do khối u ác tính nên mở khí quản để khai thông đường thở, tránh để đến tình trạng ngạt thở do khối u bít lấp thanh quản. Không đặt nội khí quản vì u che lấp thanh quản khó có thể đặt được nội khí quản, hoặc đặt nội khí quản sẽ đẩy 1 phần khối u xuống khí quản, bệnh nhân dễ có nguy cơ tử vong.

====================

viêm amygdale

Tuổi viêm Amidan

A. Dưới 8 tuổi

B. 8-15 tuổi

C. 16-30 tuổi

D. Trên 30 tuổi

B

Nguyên nhân viêm Amidan

A. Vi khuẩn lao

B. Lậu cầu

C. Liên cầu

D. Nấm

C

Chức năng của Amidan

A. Tạo hồng cầu

B. Tạo bạch cầu đơn thuần

C. Tạo tiểu cầu

D. Tạo ra bạch cầu và các Ig

D

Chức năng của amidan

A. Tạo hồng cầu

B. Tham gia miễn dịch tế bào

C. Tạo tiểu cầu

D. Tham gia miễn dịch dịch thể

B

Nguyên nhân thường gặp gây viêm amidan cấp mủ

A. Liên cầu

B. Hemophilus influenza

C. Vi rút á cúm

D. Vi rút hợp bào đường thở

B

Triệu chứng cơ năng của viêm Amidan cấp đỏ:

A. Nuốt nghẹn

B. Nuốt đau lan lên tai

C. Nuốt sặc

D. Nuốt tắc

B

Triệu chứng viêm Amidan cấp do virus

A. Đỏ rực

B. Loét sâu, rỉ máu

C. Sùi

D. Hoại tử

A

Triệu chứng viêm Amidan cấp do liên cầu khuẩn

A. Màng giả xám dai dễ chay máu khi gỡ lấy trên măt Amidan

B. Màng trắng quệt lấy dễ dàng ở trên bề mặt Amidan

C. Hoại tử xám bề mặt Amidan

D. Không có gì trên bề mặt

B

Biểu hiện tại chỗ của amidan trong viêm amidan cấp trắng

A. Amidan loét sâu, rỉ máu

B. Amidan sùi đỏ

C. Amidan đỏ, có giả mạc trắng đục, dễ lấy

D. Amidan hoại tử

C

Triệu chứng viêm Amidan mạn tính

A. ốm vặt hay đau rát họng

B. Bình thường

C. Sốt về chiều, đêm ho, vã mồ hôi

D. Sốt cao từng đợt

A

Hình ảnh của viêm Amidan mạn tính

A. Amidan quá phát có khe hốc mủ

B. Amidan quá phát và loét

C. Amidan quá phát và sùi nhẹ

D. Amidan quá phát và lổn lổn nhổn cục rắn chắc

A

Hình ảnh của viêm Amidan mạn tính

A. Amidan teo, loét sâu

B. Amidan teo có sùi nhỏ

C. Amidan teo xơ trắng

D. Amidan teo có giả mạc, loét rỉ máu

C

Chẩn đoán viêm Amidan mạn tính dựa vào

A. Tiền sử có nhiều đợt viêm Amidan cấp tái phát

B. Sinh thiết làm giải phẫu bệnh học

C. Thử công thức bạch cầu

D. Quệt dịch thử vi trùng

A

Biến chứng của viêm Amidan

A. Áp xe thành sau họng

B. Áp xe thực quản

C. Áp xe quanh Amidan

D. Áp xe trung thất

C

Vi khuẩn nào gây viêm Amidan có biến chứng nguy hiểm

A. Phế cầu

B. Tụ cầu

C. Liên cầu β tan huyết nhóm A

D. Virus.

E. Trực trùng mủ xanh

C (thấp tim)

Viêm Amidan cấp thường gặp do virus? Đ

Viêm Amidan do liên cầu thường có các biến chứng tim? Đ

Chỉ có viêm Amidan do liên cầu mới gây ra biến chứng toàn thân? Đ

Viêm Amidan mủ gây nhiều biến chứng hơn viêm Amidan đỏ? Đ

Viêm amidan cấp trắng thường gây biến chứng hơn viêm amidan cấp đỏ? Đ

Viêm Amidan mạn tính quá phát thường gặp ở trẻ em? Đ

Viêm A mạn tính xơ teo thường gặp ở người trẻ nhiều hơn người lớn tuổi? S

Amidan có cấu trúc các trung tâm mầm? Đ

Amidan sản xuất ra cả bạch cầu và Ig? Đ

Đ/S

A. Cắt Amidan khi quá phát to làm cản trở ăn uống

B. Cần cắt Amidan khi đang viêm cấp tính

C. Cắt Amidan khi có nhiều đợt viêm tái diễn

D. Tất cả trẻ em cần phải cắt Amidan

Đ S Đ S

A. Biến chứng thấp tim gặp do viêm Amidan thể …cấp mủ…

B. Viêm Amidan cấp gây …đau… lan lên tai

C. Viêm Amidan mủ cần phải chẩn đoán phân biệt với … bạch hầu…

D. Viêm Amidan quá phát to có thể gây ra …ngạt thở… về ban đêm.

Trẻ trai 8 tuổi bị sốt nóng, đau họng tương ứng với 2 bên góc hàm, khi ăn nuốt đau lan lên tai. Khám thấy 2 Amidan xung huyết và có các mảng trắng nhỏ, mỏng trên bề mặt amidan, lau gạt đi dễ và không chảy máu.

A. Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định là …lấy bệnh phẩm trên bề mặt amidan để cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ…

B. Cần phải chẩn đoán phân biệt với …bạch hầu…

Hỏi kỹ biết trẻ đã bị như vậy tới 5 – 6 lần trong năm vừa qua và đợt này mới xuất hiện đau mỏi ở 2 khớp gối, khám kỹ thấy sưng nề nhẹ.

C. Chẩn đoán xác định là …biến chứng khớp của viêm amidan…

D. Kể ra 3 điều cần tư vấn cho cộng đồng để phòng tránh biến chứng của viêm amidan họng do liên cầu:

-  vệ sinh họng

-  điều trị triệt để các đợt cấp

-  cắt amidan

Trạm y tế xã tiếp nhận bé trai 8 tuổi bị sốt cao kèm theo đau họng, hạch góc hàm hai bên. Giọng nói đục. Ho, tiếng ho có đờm.

Khám thấy amidan xung huyết, có các mảng trắng đục bám rải rác trên bề mặt amidan lấy đi dễ và không chảy máu.

1.Chẩn đoán xác định:

A.Viêm họng bạch hầu

B.Viêm amidan cấp mủ

C.Áp xe quanh amidan

D.Áp xe thành sau họng

2.Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định

A.Quệt giả mạc bám ở amidan soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn

B.Chụp X.Quang

C.Chụp thực quản cản quang

3.Cách xử trí

A. Cho đơn về theo dõi

B. Chuyển chuyên khoa tai mũi họng

C. Chuyển khám chuyên khoa nhi

1B 2A 3A

nguyên nhân có thể gây nuốt đau:

A. viêm amidan cấp tính

B. viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn

C. hạt xơ dây thanh

D. viêm VA cấp tính

A

Bé trai 5 tuổi được đưa đi khám TMH vì 1 năm nay cháu thường xuyên phải há miệng để thở, đêm ngủ có tiếng ngáy, không bị chảy nước mũi hay hắt hơi, thể trạng bình thường không béo phì, amidan 2 bên gần chạm đường giữa, mũi sạch, màng nhĩ 2 bên bóng sáng bình thường.

1. chẩn đoán bệnh:

A. đợt cấp của viêm amidan mạn

B. viêm amidan mạn tính thể xơ teo

C. viêm amidan mạn thể quá phát

D. viêm amidan cấp

2. cần tìm bệnh gì khác hay kèm theo viêm amidan ở trẻ:

A. viêm VA

B. viêm phế quản

C. viêm mũi xoang cấp

D. viêm hạch

3. tư vấn phương pháp điều trị cho trẻ:

A. chỉ định phẫu thuật cắt amidan vì gây cản trở hô hấp kéo dài.

B. vệ sinh mũi họng và theo dõi, không nên phẫu thuật vì amidan là tổ chức tạo ra kháng thể miễn dịch bảo vệ cơ thể

C. chỉ định phẫu thuật cắt amidan vì viêm cấp tái phát nhiều lần

D. cho thuốc kháng sinh, chống viêm, súc họng và hẹn khám lại sau 1 tuần.

1c 2a 3a

====================

viêm họng

Vi trùng thường gặp trong viêm họng cấp:

A. Liên cầu

B. Tụ cầu

C. Phế cầu

D. Virut APC

D (APC còn gọi là adenovirus)

Tính chất không phải của giả mạc bạch hầu:

A. Trắng xám

B. Khó lấy

C. Tái phát nhanh

D. Ở 1 bên Amidan

E. Dễ chảy máu

D

Viêm họng không phải do bạch hầu thường gặp loại giả mạc gì:

A. Trắng xám

B. Khó lấy

C. Tái phát nhanh

D. Lấy dễ không chảy máu

D

Đ/S

Viêm họng cấp:

A. Thường gặp vào mùa lạnh khi thay đổi thời tiết

B. Chỉ gặp ở trẻ em

C. Thường do các bệnh nhiễm khuẩn lây đường hô hấp

D. Bao giờ cũng đi kèm viêm đường hô hấp dưới cấp tính

E. Có thể gây viêm tai giữa cấp

Đ S Đ S Đ


 

Đ/S

Viêm họng bạch hầu:

A. Thường gặp ở trẻ không được tiêm phòng bệnh

B. Dễ lây thành dịch

C. Có thể tự khỏi

D. Thường dẫn tới khó thở thanh quản

E. Có thể đưa tới biến chứng tim

Đ Đ S Đ Đ

Cháu bé 2 tuổi, từ 3 hôm nay sốt cao, mệt mỏi không chịu ăn uống. Trẻ ho nhiều, khàn tiếng, chảy nước mũi nhày đục, quấy khóc, thở khò khè, cổ xưng bạnh, ấn vào kêu đau.

Khám: Hạch dưới góc hàm hai bên xưng to, mềm, đau.

Họng có nhiều đám trắng, đục bám ở 2 bên Amidan, lưỡi gà và cả thành sau họng mũi, có nhiều nhày đục ở 2 hốc mũi.

Chẩn đoán nghĩ tới nhiều nhất:

A. Viêm họng cấp

B. Viêm Amidan cấp

C. áp xe Amidan

D. Bạch hầu họng

E. áp xe thành sau họng

D

Một bệnh xá tại xã X tiếp nhận cháu bé 3 tuổi đang bình thường tự nhiên bị sốt từ 2 hôm nay, sốt 38°5 đến 39°C, ăn ít, quấy khóc nhiều kèm theo ho khan và nôn chớ. Trẻ kêu đau họng.

Khám thấy trẻ tỉnh táo, da và niêm mạc bình thường.

Hạch góc hàm hai bên nhỏ, di động, ấn đau

Họng: niêm mạc đỏ rực, hai amidan sưng đỏ, có nhiều giả mạc trắng đục bám, giả mạc dễ bóc, không chảy máu. Thành sau họng đỏ.

Mũi: niêm mạc mũi đỏ, sàn mũi có dịch tiết trong, cuốn dưới hai bên quá phát

Tai: màng nhĩ xung huyết dọc theo cán xương búa.

1. chẩn đoán hợp lý nhất

A. Viêm họng cấp trắng

B. Viêm tai giữa cấp

C. Áp xe quanh amiđan

D. Viêm họng bạch hầu

Bệnh nhân không uống thuốc theo đơn của thầy thuốc, sau 1 tuần bệnh nhân xuất hiện đau tai, sốt cao 40°C, ỉa chảy.

Khám: bên cạnh các dấu hiệu của họng, màng tai đỏ, căng phồng.

2. chẩn đoán phù hợp:

A. Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ

B. Viêm màng não

C. Áp xe thành sau họng

D. Viêm V.A cấp mủ

3. cách xử trí hợp lý nhất

A. Gửi chuyên khoa tai mũi họng

B. Cho đơn thuốc rồi cho trẻ về hẹn theo dõi

C. Gửi khám chuyên khoa nhi.

D. Cho vào bệnh xá nằm theo dõi

1A 2A 3A

====================

Viêm mũi xoang

Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh viêm xoang là:

A. Viêm nhiễm ở vùng mũi họng.

B. Chấn thương.

C. Dị ứng.

D. Yếu tố cơ học.

E. Bệnh lý niêm dịch mũi xoang.

A

Triệu chứng có giá trị nhất trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp mủ là:

A. Sốt cao, thể trạng nhiễm trùng rõ.

B. Đau nhức sọ mắt tương ứng vùng xoang viêm.

C. Chảy mũi mủ, xỉ ra mủ đặc trưng.

D. Ngạt tắc mũi hai bên.

E. Mủ đặc hay tiết dịch đọng ở khe giữa.

C

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm xoang sau mạn tính mủ là:

A. Đau nhức vùng mặt.

B. Mủ đọng ở khe giữa 2 bên.

C. Cuốn giữa 2 bên thoái hoá giống polyp.

D. Mủ bám ở khe trên, vòm mũi họng.

D

Biện pháp chẩn đoán xác định viêm xoang hàm mạn tính mủ là:

A. Soi mũi trước và sau.

B. Soi bóng mờ.

C. Chọc dò xoang hàm có mủ.

D. Chụp phim Blondeau.

E. Chụp phim Hirtz.

C

Vị trí polyp mũi thường gặp trong viêm xoang trước mạn tính là:

A. Khe dưới.

B. Khe giữa.

C. Sàn mũi.

D. Vách ngăn.

E. Cửa mũi sau.

B

Chụp phim Blondeau có giá trị nhất bổ sung cho chẩn đoán viêm xoang:

A. Xoang hàm.

B. Xoang sàng trước.

C. Xoang sàng sau.

D. Xoang bướm.

A

Biện pháp điều trị đúng nhất viêm xoang trước cấp tính mủ là:

A. Kháng sinh, nhỏ mũi, khí dung.

B. Chọc rửa xoang.

C. Phương pháp đổi thể Proetz.

D. Phẫu thuật.

A

Vị trí chọc dò xoang hàm là:

A. Khe giữa.

B. Khe dưới.

C. Hố nanh.

D. Khe trên.

B

Điều trị viêm đa xoang mạn tính polyp mũi hai bên.

A. Kháng sinh toàn thân.

B. Khí dung mũi, nhỏ mũi.

C. Phẫu thuật xoang, cắt polyp.

D. Cắt polype đơn thuần.

E. Chọc rửa xoang

C

Biện pháp điều trị với viêm xoang sau mạn tính là:

A. Khí dung mũi xoang.

B. Xông hơi.

C. Chọc rửa xoang.

D. Phương pháp đổi thể Proetz.

E. Kháng sinh toàn thân.

D Phương pháp Proetz là đưa thuốc dạng lỏng vào xoang bằng cách hút không khí trong xoang qua đường mũi.

Vị trí mủ đọng có giá trị chẩn đoán viêm xoang trán là:

A. Khe trên.

B. Khe giữa.

C. Khe dưới.

D. Cửa mũi sau.

E. Sàn mũi.

B

Biện pháp điều trị viêm xoang hàm cấp không đúng:

A. Kháng sinh toàn thân.

B. Rỏ mũi và xông hơi.

C. Rỏ mũi và khí dung.

D. Chọc rửa xoang hàm

D

Vị trí chọc dò xoang hàm là:

A. Khe trên.

B. Khe giữa.

C. Khe dưới.

D. Sàn mũi.

B

Biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu là do:

A. Viêm xoang trán cấp tính.

B. Viêm xoang hàm mạn tính.

C. Viêm xoang sàng sau mạn tính.

D. Viêm xoang sàng trước mạn tính.

C

Dấu hiệu lâm sàng có giá trị nhất trong chẩn đoán viêm xoang trước là:

A. Ngạt tắc mũi 2 bên.

B. Chảy mũi 2 bên.

C. Đau nhức sọ mặt tương ứng vùng xoang viêm.

D. Tổn thương ở khe giữa.

E. Tổn thương ở khe trên.

D

Biện pháp chủ yếu nhất trong chẩn đoán xác định viêm xoang là:

A. Dựa vào lâm sàng.

B. Dựa vào XQ.

C. Dựa vào nội soi.

D. Dựa vào chọc dò xoang.

A

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm xoang là:

A. Dùng kháng sinh liều cao.

B. Dẫn lưu và thông khí xoang tốt.

C. Mổ xoang lấy hết bệnh tích.

D. Chọc rửa xoang và bơm kháng sinh.

B

Điều trị viêm đa xoang mạn tính, polyp mũi 2 bên.

A. Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài.

B. Mổ cắt polyp đơn thuần.

C. Mổ xoang và cắt polyp.

D. Chọc rửa xoang.

E. Dùng kháng sinh và coticoid

C

Đ/S

Viêm xoang là một bệnh:

A. Rất thường gặp ở Việt Nam, chiếm tỉ lệ 2-5% dân số.

B. Hay gặp khi thời tiết thay đổi.

C. Không liên quan đến bụi và hoá chất độc hai.

D. Liên quan nhiều với yếu tố nghề nghiệp.

E. Hay gặp vào mùa hè hơn mùa đông.

Đ Đ S Đ S

Đ/S

Chọc dò xoang hàm:

A. Là biện pháp có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang hàm cấp.

B. Là biện pháp quyết định trong chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính.

C. Là biện pháp có giá trị trong điều trị viêm xoang hàm mạn tính mủ.

D. Nếu không có mủ là không có viêm xoang.

E. Nếu có mủ là có viêm xoang.

S Đ Đ Đ Đ

Đ/S

Viêm xoang thường gặp ở:

A. Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị viêm xoang sàng.

B. Trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm xoang hàm.

C. Trẻ dưới 8 tuổi hay bị viêm xoang trán.

D. Trẻ không bị viêm xoang dị ứng.

E. Trẻ dưới 10 tuổi có thể bị viêm xoang sau.

Đ (xoang sàng bị viêm sớm nhất, có thể ngay từ lúc mới sinh)

Đ (3 – 4 tuổi thì hình thành xoang hàm => xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4-5 tuổi)

S (7 – 8 tuổi thì hình thành xoang trán và xoang bướm)

S

Đ

Đ/S

Biện pháp chính chẩn đoán viêm xoang là:

A. Chụp phim là biện pháp chủ yếu nhất trong chẩn đoán viêm xoang.

B. Chụp phim Blondeau để chẩn đoán viêm xoang sau.

C. Chụp phim Hirtz để chẩn đoán viêm xoang trán và xoang hàm.

D. Nội soi mũi xoang là biện pháp rất có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang.

E. Soi bóng mờ giúp cho chẩn đoán chính xác bệnh viêm xoang.

S S S Đ Đ

3 triệu chứng cơ năng chính của viêm xoang hàm cấp là:

- đau nhức vùng mặt

- chảy mũi

- ngạt tắc mũi

4 triệu chứng cơ năng có thể gặp trong viêm xoang mạn tính là:

- chảy mũi

- ngạt tắc mũi

- rối loạn về ngửi

- nhức đầu

5 biến chứng mắt có thể gặp do viêm xoang:

- viêm kết mạc

- viêm bờ mi

- viêm túi lệ

- viêm tấy hoặc áp xe ổ mắt

- viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu

Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính:

Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi thường xuyên, chảy mũi đặc hôi ra cửa mũi trước hoặc cửa mũi sau.

Triệu chứng thực thể: dich mủ ứ đọng ở ngách  mũi giữa, cửa mũi sau, hoặc  niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, thoái hoá dạng polyp.

Soi bóng mờ.

Chọc xoang hàm.

X-quang: tư thế Blondeau, Hirtz và C.T.Scan

Bệnh nhân nam 50 tuổi, từ ba năm nay chảy mũi hai bên từng đợt, lúc đầu mủ nhầy, sau mủ đặc trắng, mùi tanh. Ngạt tắc mũi hai bên tăng dần, thỉnh thoảng có đau nhức vùng sống mũi và hai bên trán.

Khám: niêm mạc khe giữa hai bên thoái hoá thành polyp che kín khe giữa, khe giữa có mủ đặc trắng, cuốn giữa hai bên thoái hoá nhạt màu, cuốn dưới hai bên phì đại nhưng đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt.

1. Chẩn đoán đúng nhất:

A. Viêm mũi mạn tính hai bên.

B. Viêm đa xoang mạn tính, polyp mũi hai bên.

C. U hốc mũi.

D. Ung thư sàng hàm.

2. biện pháp điều trị thích hợp nhất:

A. Rỏ mũi và kháng sinh.

B. Chọc rửa xoang hàm hai bên.

C. Cắt polyp đơn thuần.

D. Mổ xoang và cắt polyp mũi.

1B 2D

Bệnh nhân nam 14 tuổi, cách lúc vào viện 10 ngày, sáng ngủ dậy thấy người mệt mỏi, mắt trái nhìn mờ, mờ mắt tăng nhanh, không đau nhức mắt, bệnh nhân đến khám mắt thấy:

- Thị lực mắt phải 10/10, mắt trái 4/10, thị trường thu hẹp vùng thái dương bên trái. Sau 10 ngày điều trị nội khoa thị lực mắt trái chỉ còn 1/10.

- Soi đáy mắt: bình thường, không phát hiện tổn thương gì khác về mắt.

- Hỏi kỹ bệnh nhân không bị chảy mũi, không ngẹt tắc mũi, không nhức đầu. Đôi khi có cảm giác khịt khạc ít dịch nhầy xuống họng. Soi mũi trước: bình thường. Soi mũi sau: vòm sạch, cửa mũi sau bình thường.

- Chụp phim:

+ Blondeau: bình thường.

+ Hirtz: xoang sàng sau bên trai mờ nhẹ.

1. Nêu lên chẩn đoán cần nghĩ tới đầu tiên:

2. biện pháp điều trị thích hợp:

A. Kháng sinh toàn thân và coticoid.

B. Phương pháp Proetz.

C. Khí dung mũi họng.

D. Mổ nội soi mũi xoang, mở xoang sàng sau.

1. viêm xoang sàng biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

2. D

Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám vì đau nhức vùng má trái. Bệnh nhân bị bệnh ba ngày nay. Hỏi bệnh được biết: ngoài đau nhức vùng má trái, bệnh nhân còn bị ngạt tắc mũi trái, xì ra mủ đặc xanh bên trái. Khám bệnh: vùng hố nanh bên trái nề đỏ, ấn có phản ứng đau rõ. Hốc mũi trái có mủ xanh, đặc, mùi thối từ khe giữa chảy xuống sâu mũi, cuốn dưới nề. Hốc mũi phải bình thường.

1. Khoanh tròn quanh chữ cái trước việc làm thích hợp nhất cần phải làm để chẩn đoán xác định.

A. Soi bóng mờ.

B. Chọc dò xoang hàm.

C. Khám răng.

D. Chụp phim Hirtz.

E. Chụp phim Blondeau.

2. Bệnh nhân được khám chuyên khoa răng hàm mặt thấy: răng 2.4 hàm trên bị viêm tuỷ nhưng chưa được điều trị gì. Khoanh tròn truớc nguyên nhân nghĩ tới gây viêm xoang.

A. Do viêm mũi họng.

B. Do dị ứng.

C. Do răng.

D. Do chấn thương.

E. Do nấm.

1E 2C

Các xương cuốn mũi là một phần của xương:

A. Cuốn giữa và dưới là thuộc xương sàng

B. Cuốn dưới, giữa và trên đều thuộc xoang sàng

C. Cuốn dưới thuộc xương hàm trên, cuốn giữa và trên thuộc xương sàng

D. Cuốn dưới là một xương riêng, cuốn giữa và trên thuộc xương sàng

D

Chức năng sinh lý của mũi

A. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi

B. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi và phát âm

C. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi và tham gia vào quá trình phát âm

D. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi và là thành phần chính của cơ quan phát âm

C

Sự vận chuyển niêm dịch của mũi xoang theo

A. Từ trước ra sau

B. Từ sau ra trước

C. Ra cả trước và sau

D. Không theo chiều cố định.

A

Mảnh vàng của dây thần kinh khứu nằm ở

A. Khe dưới

B. Khe giữa

C. Khe trên

D. Cả ba câu trên đều sai

D

Dịch trong xoang được dẫn lưu ra hốc mũi ở:

A. Khe trên và rãnh bướm sàng

B. Khe giữa và khe dưới

C. Ở cả khe trên, giữa và dưới

D. Ở khe giữa và rãnh bướm sàng

D

Nguyên nhân gây chính gây viêm mũi xoang mạn

A. Do viêm cấp và dị hình hốc mũi

B. Do vi khuẩn và dị nguyên

C. Do vi khuẩn, virus và polyp

D. Do vi khuẩn, dị nguyên và chấn thương

D

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ em

A. Do dị vật

B. VA quá phát

C. Dị ứng

D. Polyp mũi

B

Triệu chứng chính nghĩ tới dị vật mũi

A. Ngạt tắc mũi, chảy mủ thối

B. Chảy mủ một bên

C. Ngạt tắc mũi và chảy mủ thối một bên

D. Ngạt tắc mũi, chảy mủ thối 2 bên

C

Biến chứng tai hay gặp nhất trong viêm mũi xoang mạn trẻ em

A. Viêm tai giữa cấp mủ

B. Viêm tai dính

C. Viêm tai tiết dịch

D. Viêm tai giữa mạn

C

Thuốc rỏ mũi thích hợp nhất dùng cho trẻ < 5 tuổi

A. Ephedrin 1%

B. Acgyron 1%

C. Cloramphenicol 0,4%

D. Naphazolin 0,05%

A

Thuốc rỏ mũi thích hợp nhất dùng cho trẻ < 5 tháng tuổi

A. Acgyron 1%

B. Cloramphenicol 0,4%

C. Naphazolin 0,05%

D. Ephedrin 1%

E. Adrenalin 0,1%

E

Triệu chứng của viêm xoang sau mạn

A. Đau rức vùng sọ mặt

B. Mủ ở rãnh bướm sàng

C. Ngạt tắc mũi

D. Mủ ở khe giữa

B

Biện pháp chẩn đoán viêm xoang hàm mạn

A. Nội soi mũi

B. Soi bóng mờ

C. Chụp Phim Blondeau

D. Chụp Phim Hirtz

A

Xoang không thấy trên phim Blondeau

A. Xoang trán

B. Xoang hàm

C. Xoang sàng

D. Xoang bướm

C

Vị trí mủ đọng có giá trị chẩn đoán trong viêm xoang hàm

A. Khe trên

B. Khe giữa

C. Khe dưới

D. Khe giữa và vòm

D

Vị trí Polyp mũi thường gặp trong viêm xoang mạn

A. Khe trên

B. Vách ngăn

C. Khe dưới

D. Khe giữa

D

Đặc điểm nào sau đây không phải của polyp mũi xoang

A. Phát triển chậm

B. U mềm

C. Dễ chảy máu

D. Bề mặt nhẵn

C

Yếu tố nào sau đây thường gặp trong viêm mũi xoang mạn ở người lớn:

A. VA quá phát

B. VA quá phát và dị hình vách ngăn

C. Dị hình khe giữa

D. Dị hình vách ngăn

C

Biện pháp nào sau đây có giá nhất trong chẩn đoán viêm mũi xoang mạn:

A. Khám Tai Mũi họng thông thường

B. Nội soi mũi xoang

C. Khám Tai Mũi họng thông thường, chụp phim Blondeau

D. Chụp Phim Blondeau và Hirtz

B

Hình ảnh điển hình của viêm mũi xoang dị ứng khi khám là:

A. Niêm mạc cuốn hồng, quá phát

B. Niêm mạc cuốn nhợt màu, quá phát, dịch trắng đục

C. Niêm mạc cuốn nhợt màu, quá phát, dịch trong

D. Niêm mạc cuốn xung huyết, quá phát, dịch trắng đục

C

Nghiệm pháp nào sau đây có giá trị trong chẩn đoán VMX dị ứng

A. Định lượng IgE trong máu

B. Tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng

C. Cả hai câu trên

D. Tìm bạch cầu ái toan trong dịch mũi

D

Điều trị viêm mũi xoang mạn cần

A. Kháng sinh, giảm viêm, giảm xuất tiết

B. Kháng sinh, giảm viêm, giảm xuất tiết, rửa mũi

C. Giảm viêm, giảm xuất tiết, rửa mũi

D. Kháng sinh, rửa mũi

B

Dị hình khe giữa là:

A. Nguyên nhân chính gây VMXM

B. Là yếu tố thuận lợi làm cho VMXM kéo dài

C. Là yếu tố thuận lợi làm cho VMXM hay tái phát

D. Cả B và C

D

Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang dị ứng

A. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, và ngạt tắc mũi

B. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi trong, và ngạt tắc mũi

C. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi đục, và ngạt tắc mũi

D. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi và nhức đầu

B

Phòng bệnh viêm mũi xoang mạn ở trẻ em:

A. Điều trị đúng những viêm MX cấp, sau đó nạo VA

B. Điều trị đúng những viêm MX cấp, không nạo VA

C. Điều trị đúng những viêm MX cấp, sau đó nạo VA đã gây biến chứng

D. Điều trị đúng những viêm MX cấp, sau đó nạo VA đã gây biến chứng và cắt Amydal

C

Phẫu thuật nội soi trong VMX được thực hiện

A. Với tất cả viêm mũi xoang mạn

B. Với VMXM, polyp khe giữa

C. VMXM, polyp khe giữa và dị hình khe giữa

D. VMXM điều trị nội thất bại, polyp hoặc dị hình khe giữa

D

Đ/S

Dịch tễ viêm mũi xoang mạn

A. Trẻ < 2 tuổi có thể bị viêm xoang sàng

B. Trẻ < 5 tuổi thường bị viêm xoang hàm

C. Trẻ < 8 tuổi có thể bị viêm xoang trán

D. Trẻ từ 6-10 tuổi có thể bị viêm xoang hàm

S S S Đ

Đ/S

Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn

A. Soi bóng mờ có tác dụng chẩn xác định viêm xoang

B. Chọc rò xoang hàm là biện pháp duy nhất chẩn đoán viêm xoang hàm

C. Chụp phim Blondeau để chẩn đoán viêm xoang sàng

D. Chụp phim Hirtz để chẩn đoán viêm xoang sàng

S S S Đ

Đ/S

Điều trị viêm mũi xoang:

A. Nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật xoang là lấy hết bệnh tích

B. Nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật xoang là dẫn lưu xoang tốt

C. Viêm mũi xoang mạn có polyp chỉ cần cắt Polyp

D. Viêm xoang hàm do răng chỉ cần điều trị nội khoa

S Đ S S

Đ/S

Nguyên nhân thường gặp trong VMXM là

A. VA quá phát thường gặp ở trẻ em

B. Dị hình vách ngăn thường gặp ở người lớn

C. Dị hình khe giữa thường gặp ở người lớn

D. Polyp khe giữa

Đ S Đ S

Đ/S

Viêm mũi xoang dị ứng

A.Triệu chứng thường gặp là: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong

B. Bao giờ cũng xác định được dị nguyên

C. Luôn thấy tế bào ưa acid trong dịch mũi

D. Ít tái phát sau khi điều trị

Đ S Đ S

Đ/S

Dịch tễ học viêm mũi xoang dị ứng

A. Gặp ở mọi lứa tuổi

B. Gặp ở mọi mùa trong năm

C. Không liên quan đến nghề nghiệp

D. Liên quan đến nghề nghiệp, mùa và nơi cư trú

Đ Đ S Đ

Đ/S Điều trị viêm mũi xoang dị ứng

A. Giải mẫn cảm đặc hiệu là tốt nhất

B. Chuyển đổi nơi làm việc và nghề nghiệp

C. Chỉ cần điều trị bằng kháng Histamin

D. Rửa mũi hàng ngày và Corticoid tại chỗ là cần thiết

Đ Đ S Đ

Đ/S

Dùng thuốc rỏ mũi trong điều trị VMXM

A. Dùng thuốc co mạch kéo dài không ảnh hưởng gì

B. Dùng thuốc co mạch mỗi đợt không quá 1 tuần

C. Rửa mũi ngày nhiều lần + chỉ dùng thuốc co mạch khi ngạt mũi

D. Dùng thuốc co mạch Naphazolin 0,5% cho trẻ < 5 tuổi

S Đ Đ S (ephedrin 1%)

Đ/S Điều trị VMXM ở trẻ em

A. Nạo VA cho tất cả trẻ > 2 tuổi

B. Không nạo VA, chỉ cần điều trị nội khoa

C. Chỉ nạo VA khi điều trị nội khoa không thành công

D. Điều trị tại chỗ và rửa mũi, làm sạch mủ là tốt nhất

S S Đ Đ

Đ/S

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn:

A. Do VMXC không được điều trị đúng

B. Dị hình khe giữa là nguyên nhân chính

C. Chấn thương, nhiễm khuẩn và dị nguyên là nguyên nhân chính

D. Yếu tố thuận lợi: trẻ em hay gặp dị hình khe giữa

Đ S Đ S

Đ/S

Biến chứng hay gặp do VMXM ở trẻ em

A. Viêm tai tiết dịch

B. Viêm màng não, viêm thị thần kinh

C. Viêm cầu thận

D. Viêm thanh, khí phế quản

Đ S S Đ

Đ/S

Hình ảnh điển hình trên phim CLVT trong chẩn đoán VMXM

A. Hình ảnh mức nước - khí trong xoang hàm

B. Hình ảnh dầy niêm mạc xoang hàm (hình cùi dừa)

C. Hình ảnh Polyp trong xoang hàm (mặt trời mọc)

D. Tất cả các xoang đều mờ

S Đ Đ S

Đ/S

Phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị VMXM:

A. Cho tất cả mọi lứa tuổi

B. Không phẫu thuật cho trẻ < 14 tuổi

C. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội thất bại, polyp khe giữa

D. Không chỉnh hình vách ngăn cho trẻ < 16 tuổi

S Đ Đ Đ

Đ/S

Phẫu thuật Nội soi mũi xoang nhằm mục đích

A. Bệnh nhân sẽ không bị viêm mũi xoang nữa

B. Lấy sạch bệnh tích trong xoang

C. Mở thông dẫn lưu dịch trong xoang

D. Giảm triệu chứng, giảm tần xuất viêm, nâng cao chất lượng sống

S S Đ Đ

viêm mũi xoang dị ứng, xét nghiệm có giá trị chẩn đoán nhất là:

A. định lượng IgE máu

B. eosin máu tăng

C. eosin dịch mũi tăng

C

viêm xoang do răng hay gặp do loại vi khuẩn nào:

A. Hib

B. Moraxella catarhalis

C. vi khuẩn kỵ khí

D. Streptococcus pneumoniae

C

Điểm đau xoang sàng sau:

A. Grunwarld

B. Ewing

C. hố nanh

A điểm đau hố nanh => xoang hàm

Điểm đau Grunwarld => xoang sàng (bờ trong trên ổ mắt)

Điểm đau Ewing => xoang trán (đầu trong và trên cung lông mày)

====================

viêm tai giữa cấp tính mủ

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng:

A. mưng mủ vòi nhĩ

B. mưng mủ sào bào

C. mưng mủ hốc thông bào

D. mưng mủ hòm nhĩ

D

Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở:

A. người già

B. người lớn

C. trẻ lớn

D. trẻ nhỏ

D (1-2 tuổi)

Đường vi khuẩn thâm nhập vào tai giữa thường gặp là:

A. Trần hòm tai

B. Ống tai

C. Sào đạo.

D. Vòi nhĩ.

D

Bệnh tích chính của viêm tai giữa cấp là:

A. viêm xương

B. hủy hoại xương con

C. viêm niêm mạc hòm nhĩ

D. phá hủy vách thông bào

C

Các vị trí tổn thương niêm mạc gặp trong viêm tai giữa cấp:

A. niêm mạc vòi nhĩ

B. niêm mạc hòm nhĩ

C. niêm mạc sào bào và các thông bào chũm

D. tất cả các vị trí trên

D

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp là:

A. U vòm

B. chấn thương

C. V.A

D. viêm xoang

E. sởi

C

Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm tai giữa giai đoạn sung huyết:

A. hội chứng nhiễm trùng

B. viêm nhiễm đường hô hấp trên

C. ù tai

D. nghe kém

E. Biến đổi màng nhĩ

E (hồng, mạch máu chạy dọc cán búa và màng trùng)

Triệu chứng xác chẩn viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ:

A. rối loạn tiêu hóa

B. đau tai

C. nghe kém

D. màng nhĩ phồng, vàng nhạt/trắng bệch toàn bộ, màng nhĩ nề mất nón sáng

D

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ thì:

A. triệu chứng toàn thân, cơ năng tăng lên

B. màng nhĩ xung huyết

C. Màng nhĩ phồng “vú bò”

D. màng nhĩ thủng

S S Đ Đ

Viêm tai giữa cấp:

A. có thể gây ra do nước lọt vào ống tai khi tắm hoặc bơi

B. có thể gây ra do lau ngoáy tai bằng bông không đảm bảo vô khuẩn

C. có thể gặp ở trẻ đang bị viêm mũi họng cấp

D. có thể gặp ở trẻ đang bị viêm đường hô hấp dưới cấp.

E. ít khi gặp ở trẻ đang bị viêm đường hô hấp trên cấp

C

vị trí tổn thương trong viêm tai giữa cấp:

A. chỉ gặp ở niêm mạc hòm nhĩ.

B. chỉ gặp ở xương chũm.

C. gặp ở cả xương và niêm mạc.

D. chỉ tổn thương da ống tai ngoài.

A

Trên lâm sàng, viêm tai giữa cấp được chia thành:

A. 2 giai đoạn

B. 3 giai đoạn

C. 4 giai đoạn

D. 5 giai đoạn.

B

Triệu chứng toàn thân và cơ năng của viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết:

A. Sốt, quấy khóc, chảy mủ tai

B. Sốt, quấy khóc, nôn chớ, đau tai nhẹ, chảy mủ tai

C. Quấy khóc, ỉa chảy, chảy mũi, ngạt mũi, ho.

D. Sốt, quấy khóc, ỉa chảy, đau tai nhẹ, chảy mũi, ngạt mũi, ho.

D

Triệu chứng thực thể của viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết:

A. Màng nhĩ xung huyết

B. Màng nhĩ dày đục, phồng nhẹ

C. Màng nhĩ căng phồng, trắng bệch

D. Màng nhĩ có lỗ thủng nhỏ ở màng căng.

A

Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ, triệu chứng toàn thân và cơ năng:

A. không thay đổi

B. thường giảm đi

C. hiếm khi tăng lên

D. tăng lên

D

Tổn thương màng nhĩ trong viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ:

A. xung huyết, không phồng, không có nón sáng

B. trong, mỏng, có nón sáng góc trước dưới màng căng

C. căng phồng như mặt kính đồng hồ, trắng bệch

D. đục, có lỗ thủng nhỏ ở màng căng.

C

Triệu chứng đau tai trong viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ:

A. Đau tai ngày càng tăng, đau sâu trong tai, có thể lan lên vùng thái dương hoặc lan ra sau tai.

B. Đau tai giảm, đau sâu trong tai, có thể lan lên vùng thái dương hoặc lan ra sau tai.

C. Đau tai không liên tục, lúc đau lúc không, đau sâu trong tai, có thể lan lên vùng thái dương hoặc lan ra sau tai.

D. Đau tai từng cơn, đau vùng sau tai, có thể lan lên vùng thái dương.

A

Điểm đau điển hình trong viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ là:

A. Điểm đau sào bào

B. Điểm đau mỏm chũm

C. Điểm đau sau xương chũm

D. Điểm đau bờ trước tĩnh mạch bên.

A

Trong viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ, triệu chứng toàn thân và cơ năng:

A. không thay đổi

B. giảm hẳn

C. triệu chứng toàn thân giảm và triệu chứng cơ năng tăng

D. tăng lên.

B

Tổn thương của màng nhĩ trong viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ:

A. xung huyết, không phồng, không có nón sáng

B. màng nhĩ trắng đục, căng phồng như vú bò ở phần sau trên màng căng

C. căng phồng như mặt kính đồng hồ, trắng bệch

D. có lỗ thủng ở màng căng, có mủ đọng ở ống tai ngoài.

D

Đ/S

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ:

- Sốt giảm đi hoặc hết sốt.

- Màng nhĩ trong mỏng, còn nón sáng.

- Màng nhĩ phồng “vú bò”.

- Màng nhĩ thủng.

Đ S S Đ

triệu chứng đau tai tăng lên dữ dội trong viêm tai giữa cấp giai đoạn...

A. xung huyết

B. vỡ mủ

C. ứ mủ

D. ứ mủ và vỡ mủ.

C

Biện pháp điều trị tại chỗ không thể thiếu ở tất cả các trường hợp viêm tai giữa cấp là:

A. làm sạch và đảm bảo thông thoáng mũi họng

B. Trích rạch màng nhĩ, dẫn lưu mủ

C. Làm thuốc tai hàng ngày

D. Trích rạch màng nhĩ, làm thuốc tai hàng ngày.

A

phương pháp điều trị nào chỉ được sử dụng ở một giai đoạn nhất định của viêm tai giữa cấp:

A. kháng sinh, giảm viêm, giảm đau đường toàn thân

B. làm sạch và đảm bảo thông thoáng mũi họng

C. trích rạch màng nhĩ, làm thuốc tai hằng ngày

D. theo dõi sát diễn biến toàn thân, cơ năng và tại chỗ

C

Trong điều trị viêm tai giữa cấp, trích rạch màng nhĩ được chỉ định ở:

A. giai đoạn xung huyết

B. giai đoạn vỡ mủ

C. giai đoạn ứ mủ

D. giai đoạn xung huyết và giai đoạn vỡ mủ.

C

Khi bị viêm đường hô hấp trên cấp, để phòng tránh viêm tai giữa cấp cần:

A. Khuyến cáo không bịt cả 2 lỗ mũi khi xì mũi.

B. Khuyến cáo không xì mũi khi đang ngạt

C. đảm bảo làm sạch và thông thoáng mũi họng

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

D

Đ/S

Để phòng tránh viêm tai giữa cấp cần:

1. Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm xoang, viêm V.A.

2. Xì mũi bằng cách bịt cả 2 lỗ mũi

3.  Khi viêm mũi họng cấp bắt buộc phải soi tai để quan sát màng nhĩ

4. Trong viêm đường hô hấp trên cấp đôi khi cần vệ sinh mũi họng tốt

Đ S Đ S (không phải ""đôi khi"" mà phải ""luôn luôn""...)

Viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết cần được trích rạch màng nhĩ? S

Cần nạo V.A. cho tất cả các bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp? S

Các điều trị tại chỗ trong viêm tai giữa cấp là như nhau ở các giai đoạn? S

Phẫu thuật mở sào bào đặt ống thông khí là chỉ định điều trị hợp lý ở viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ? S (chích rạch màng nhĩ, dẫn lưu mủ ở vị trí góc trước dưới)

thời điểm nạo VA tốt nhất ở trẻ viêm tai giữa cấp là:

A. giai đoạn sung huyết

B. giai đoạn ứ mủ

C. giai đoạn vỡ mủ

D. ít nhất 2 tuần sau khi điều trị ổn định đợt cấp

D (tai khô 2 tuần)

Nghe kém trong viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ thường gặp dạng:

A. Điếc tiếp nhận

B. Điếc hỗn hợp

C. Điếc dẫn truyền

D. Cả A và B đều đúng

C

Viêm tai giữa cấp được chia thành 4 giai đoạn? S

Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ có thể gây chóng mặt? Đ

Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ cần chẩn đoán phân biệt với nhọt ống tai? Đ

Không nhất thiết phải điều trị kháng sinh toàn thân trong viêm tai giữa cấp? S

Viêm tai giữa cấp nếu điều trị không tốt có thể chuyển thành viêm tai giữa mạn tính? Đ

Viêm tai giữa cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị hợp lý, kịp thời có thể gây viêm xương chũm cấp? Đ

Tính chất mủ của viêm tai giữa cấp thay đổi theo giai đoạn bệnh? Đ

Viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết không bao giờ gây ù tai và nghe kém? S

Điều trị viêm tai giữa cấp ở các giai đoạn:

A. Cần có kháng sinh và các thuốc điều trị triệu chứng đường toàn thân

B. Điều trị tại chỗ thật tốt ở mũi họng

C. Cần điều trị tại chỗ thật tốt ở tai

D. Tất cả các ý trên đều đúng

D

Viêm mũi xoang cấp có thể gây viêm tai giữa cấp? Đ

Khi tắm cho trẻ nhỏ nếu sơ ý để nước lọt vào ống tai ngoài thì có thể gây viêm tai giữa cấp? S

Viêm tai giữa cấp không bao giờ gặp ở thanh niên? S

Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ thường gây ù tai, nghe kém? Đ

Viêm tai giữa cấp:

A. thường gặp ở trẻ nhỏ

B. ít gặp ở trẻ viêm V.A. mạn tính đợt cấp

C. có thể gặp trong viêm mũi xoang cấp

D. không gặp ở trẻ lớn và người lớn.

C

Chẩn đoán xác định viêm tai giữa cấp dựa vào:

A. Triệu chứng cơ năng: đau tai, ho, chảy mũi, ngạt mũi.

B. Triệu chứng toàn thân: sốt, rối loạn tiêu hoá

C. Triệu chứng thực thể: soi tai quan sát màng nhĩ

D. Triệu chứng thực thể: soi mũi họng

C

tổ chức lympho ở cạnh lỗ vòi Eustache có tên là:

A. amidan khẩu cái

B. VA

C. amidan Gerlach

D. amidan đáy lưỡi

C

Amidan vòm: amidan Luschka

Amidan vòi: amidan Gerlach

Đ/S

hội chứng nghe kém:

1. ráy tai cũng có thể gây nghe kém

2. nghe kém được chia làm 3 thể.

3. điếc người già có thể điều trị được.

4. nghe kém thể tiếp âm có thể nằm ở loa đạo, dây thần kinh hoặc thần kinh trung ương.

Đ

Đ (truyền âm, tiếp âm, hỗn hợp)

S (điếc người già, nghề nghiệp, bẩm sinh không điều trị được, phải dùng máy trợ thính)

Đ

====================

viêm tai giữa mủ mạn tính nguy hiểm

Loại vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. KLebsiella

B. Pseudomonas aeruginosa

C. Streptococus hémolytique

D. E Coli

B (trực khuẩn mủ xanh)

Khi có triệu chứng chóng mặt, nhức đầu trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm nên nghĩ đến

A. Hình thành ổ áp xe trong tai giữa

B. Xương con bị gián đoạn

C. Vòi nhĩ bị tắc

D. Cholesteatoma

D

Loại tổn thương nào quyết định tính chất nguy hiểm viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Niêm mạc

B. Xương

C. Tổ chức hạt

D. Cholesteatoma

D

Biến chứng nào nguy hiểm nhất trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Liệt dây VII

B. Mạch máu

C. Nội sọ

D. Xuất ngoại

E. Cốt tuỷ viêm

C

Tính chất nào có vai trò quyết định chẩn đoán trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Nghe kém

B. Chảy tai

C. Ù tai

D. Lỗ thủng màng nhĩ

D

Loại mủ nào không phù hợp trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Mủ đặc vón cục

B. Mủ vàng

C. Mủ mùi thối khẳm

D. Mủ nhầy như dịch mũi.

D

Loại mủ nào là phù hợp trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

A. Mủ xanh bẩn

B. Mủ trắng đục

C. Mủ không thối

D. Mủ không tan trong nước

B

Mùi của loại mủ nào là phù hợp trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Mùi hôi

B. Mùi tanh

C. Mùi thối khẳm

D. Không mùi

C

Qua soi tai, hình ảnh nào gợi ý tổn thương viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Lỗ thủng rộng phần màng căng

B. Lỗ thủng góc sau trên sát xương

C. Polyp hòm tai

D. Niêm mạc hòm tai dày, sùi

B

hình ảnh màng tai thường thấy trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. màng tai thủng rộng, bờ lỗ thủng sát xương, không đều

B. màng nhĩ có hình ảnh "vú bò"

C. màng nhĩ căng phồng hình mặt kính đồng hồ

D. màng tai có lỗ thủng trung tâm màng căng

a

Kết quả cận lâm sàng có giá trị xác chẩn trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Thính lực đồ

B. Nhĩ lượng

C. Schuller

D. Cấy vi khuẩn

E. Sinh hoá, tế bào

C

Kết quả cận lâm sàng nào có giá trị nhất để chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

A. Thính lực đồ

B. Nhĩ đồ

C. Nuôi cấy vi khuẩn

D. Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương

D

Hình ảnh tổn thương nào trên phim CLVT có giá trị nhất để chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

A. Mờ các thông bào xương chũm

B. Mờ thượng nhĩ

C. Các thông bào xương chũm sáng

D. Tiêu huỷ xương con

D

Phim XQ nào đánh giá chính xác nhất tổn thương trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

A. Schuller

B. Cắt lớp vi tính

C. Chausse III

D. Stenvers

B

Biện pháp nào đánh giá đúng nhất mức độ tổn thương suy giảm sức nghe trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

A. Đo thính lực bằng tiếng nói thầm

B. Đo thính lực đơn âm

C. Đo thính lực bằng âm thoa

D. Đo thính lực bằng tiếng nói thường

B

Kể 4 tính chất của lỗ thủng trong viêm tai giữa mạn mủ nguy hiểm:

- góc sau trên ngoạm vào khung xương

- Lỗ thủng ở màng trùng

- Thủng rộng toàn phần màng căng, bờ nham nhở, ngoạm vào khung xương, cụt cán búa

- niêm mạc hòm tai sần sùi/ thoái hóa polyp/ hoại tử bã đậu

4 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính mủ là:

- tính chất mủ

- lỗ thủng màng nhĩ

- đo thính lực: đánh giá mức độ điếc

- X quang: đánh giá tổn thương xương

Đ/S

Trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm trên phim Schuller thường có:

1. Mất cấu trúc thông bào xương chũm

2. Ổ tiêu xương

3. Lắng đọng canxi

4. Tiêu huỷ xương con

Đ Đ S Đ

Đ/S

Đặc điểm của thính lực trong viêm tai giữa mãn tính nguy hiểm:

1. Thính lực không bị ảnh hưởng

2. Chỉ bị điếc điếc dẫn truyền

3. Có thể bị điếc đặc

4. Có thể bị điếc hỗn hợp

S S Đ Đ

Đ/S

Diễn biến của viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

1. Tự khỏi

2. Chỉ để lại di chứng nghe kém nhẹ

3. Có thể bị liệt VII

4. Có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong

S S Đ Đ

Đ/S

Các biến chứng có thể gặp trong viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

1. Áp xe tiểu não

2. Nhiễm trùng máu

3. Điếc đặc

4. Cốt tuỷ viêm xương đá

Đ Đ Đ Đ

Đ/S

Các xương con trong hòm tai khi viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:

1. Có thể bị tiêu hoàn toàn

2. Có thể bị tiêu một phần

3. Không bao giờ bị tổn thương

4. Bị xơ cứng nhẹ

Đ Đ S S

Biện pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm tốt nhất:

A. Chỉ cần làm thuốc tai hàng ngày và nhỏ kháng sinh

B. Mổ vá màng nhĩ đơn thuần

C. Kháng sinh liều cao phối hợp

D. Phẫu thuật tai giữa giải quyết triệt để bệnh tích

D

Chức năng các bộ phận chính của tai trong:

A. loa đạo: thăng bằng, tiền đình: nghe

B. loa đạo: nghe, tiền đình: thăng bằng

C. loa đạo: tăng âm, tiền đình: thăng bằng

D. loa đạo: nghe, tiền đình: tăng âm

B

xương bàn đạp tiếp xúc ống tai trong ở:

A. cửa sổ bầu dục

B. cửa sổ tròn

C. ụ nhô

D. lỗ vòi

A

====================

Viêm tai giữa mủ nhầy mạn tính

Loại vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa mủ nhày mạn tính là:

A. Klebsiella

B. Pseudomonas aeruginosa

C. Streptococus hémolytique

D. E. Coli

B (trực khuẩn mủ xanh)

Khi xuất hiện chóng mặt, nhức đầu trong viêm tai giữa mạn tính nên nghĩ đến

A. Hình thành nhọt

B. Gián đoạn xương con

C. Tắc vòi nhĩ

D. Cholesteatoma

D

Loại tổn thương nào quyết định tính chất nguy hiểm trong viêm tai giữa mủ nhày mạn tính

A. Niêm mạc

B. Xương

C. Tổ chức hạt

D. Polyp

D

Biến chứng nào thường gặp nhất trong viêm tai giữa mạn tính

A. Liệt dây VII

B. Mạch máu

C. Nội sọ

D. Xuất ngoại

E. Cốt tuỷ viêm

D

Triệu chứng nào có tính chất quyết định chẩn đoán viêm tai giữa mủ nhày mạn tính

A. Nghe kém

B. Chảy tai

C. Đau tai

D. Lỗ thủng màng nhĩ

D

Loại mủ nào không phù hợp viêm tai giữa mủ nhày mạn tính

A. Mủ đặc vón cục

B. Mủ vàng

C. Mủ mùi thối khẳm

D. Mủ nhầy như mũi.

C

Loại mủ nào là phù hợp viêm tai giữa mủ nhày mạn tính

A. Mủ xanh bẩn

B. Mủ trắng đục

C. Mủ không thối

D. Mủ không tan trong nước

C

Kết quả cận lâm sàng có giá trị xác chẩn viêm tai giữa mủ nhày mạn tính

A. Thính lực đồ

B. Nhĩ lượng

C. Schuller

D. Cấy vi khuẩn

E. Sinh hoá, tế bào.

B

Đ/S

Hình ảnh trên phim Schuller thường có viêm tai giữa mủ nhày mạn tính:

1. Mất cấu trúc thông bào

2. Ổ tiêu xương

3. Lắng đọng vôi

4. Tiêu huỷ xương con

Đ S S S

Kể 4 tính chất của lỗ thủng trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày mạn tính:

- tròn/ bầu dục

- góc 1/4 trước dưới

- nhẵn

- không sát xương

4 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là:

- Mủ nhày như sổ mũi

- Lỗ thủng góc 1/4 trước gọn nhỏ không sát xương

- Schuller: Giảm thông bào không có tiêu xương

- thính lực đồ: Điếc dẫn truyền nhẹ

Một bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai nhiều, lần này mủ chẩy nhiều, đau tai, sốt rét run cần nghĩ đến.

A. Sốt rét

B. Áp xe não

C. Viêm tĩnh mạch bên

D. Viêm xương đá

C

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Được xếp vào nhóm viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm.

B. Được xếp vào nhóm viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm.

C. Bệnh tích khu trú ở xương và niêm mạc.

D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của xương chũm.

B

Bệnh nào dưới đây không phải là nguyên nhân của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Viêm xoang mạn tính.

B. Viêm Amygdale mạn tính.

C. Viêm V.A. mạn tính.

D. Viêm tuyến nước bọt mang tai.

D

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là dạng viêm tai giữa có thời gian chảy mủ tai:

A. Dưới 3 tuần.

B. Từ 3 tuần đến 3 tháng.

C. Trên 3 tuần.

D. Trên 3 tháng.

D

Đặc điểm chảy mủ tai nào dưới đây điển hình trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Mủ nhày trong hoặc đục, không thối.

B. Mủ lổn nhổn như bã đậu, mùi thối khẳm.

C. Mủ xanh hoặc vàng đục, không thối.

D. Mủ đặc, vón cục, mùi tanh.

A

Trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Mủ tai chảy từng đợt, giảm đi trong đợt viêm mũi họng.

B. Mủ tai chảy tăng lên trong đợt viêm mũi họng.

C. Mủ tai chảy không liên quan đến đợt viêm mũi họng.

D. Mủ tai chỉ chảy tăng lên trong những đợt viêm xoang cấp tính.

B

Triệu chứng toàn thân trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Sốt nóng, rối loạn tiêu hóa.

B. Sốt nóng, không rối loạn tiêu hóa.

C. Trẻ sốt, rối loạn tiêu hóa, quấy khóc.

D. Không có triệu chứng gì đặc biệt.

D

Triệu chứng cơ năng thường gặp trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Đau tai dữ dội, liên tục, đau sâu trong tai, lan lên vùng thái dương.

B. Đau tai âm ỉ, liên tục, đau sâu trong tai, lan lên vùng thái dương.

C. Thường xuyên bị những đợt đau tai dữ dội, đau sâu trong tai, lan lên vùng thái dương.

D. Có thể có những đợt đau tai âm ỉ, đau sâu trong tai, đôi khi lan lên vùng thái dương.

D

Đặc điểm nghe kém và ù tai trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Nghe kém tăng nhanh, ù tai tiếng cao liên tục.

B. Nghe kém tăng chậm, ù tai tiếng trầm từng đợt.

C. Nghe kém tăng nhanh, ù tai tiếng trầm liên tục.

D. Nghe kém tăng chậm, ù tai tiếng cao liên tục.

B

Đặc điểm lỗ thủng trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Lỗ thủng nhỏ ở màng trùng.

B. Lỗ thủng ở màng trùng, ăn mòn tường thượng nhĩ.

C. Lỗ thủng ở màng căng, bờ gọn, không sát xương.

D. Lỗ thủng ở màng căng, bờ nham nhở, sát xương.

C

Đặc điểm thính lực đồ đơn âm của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là:

A. Điếc dẫn truyền nhẹ.

B. Điếc hỗn hợp nặng.

C. Điếc tiếp nhận nhẹ.

D. Điếc tiếp nhận nặng.

A

Hình ảnh tổn thương điển hình của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày trên phim Schuller:

A. Xương chũm kém thông bào, mờ nhẹ; không có hình ảnh ổ tiêu xương bờ hình tròn, trong lòng có những dải mờ.

B. Xương chũm mờ đậm; có hình ảnh ổ tiêu xương bờ hình tròn, trong lòng có những dải mờ.

C. Xương chũm kém thông bào, ổ tiêu xương bờ hình đa vòng, bờ hình tròn, trong lòng có những dải mờ

D. Xương chũm sáng, thông bào bình thường, không có hình ảnh ổ tiêu xương.

A

Để đạt kết quả tốt cho phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính mủ nhày cần:

A. Phẫu thuật tai trước rồi sẽ điều trị nguyên nhân (viêm xoang mạn tính, viêm Amidan mạn tính…).

B. Phẫu thuật tai và điều trị nguyên nhân (viêm xoang mạn tính, viêm Amidan mạn tính…) cùng một lúc.

C. Điều trị ổn định nguyên nhân (viêm xoang mạn tính, viêm Amidan mạn tính…) rồi mới phẫu thuật tai.

D. Phẫu thuật tai thật tốt là đủ, không cần quan tâm đến yếu tố nguyên nhân.

C

Nguyên nhân thường gặp gây viêm tai giữa mạn tính mủ nhày ở trẻ nhỏ là:

A. Viêm Amidan mạn tính.

B. Viêm V.A. mạn tính.

C. Do tắm hay để nước lọt vào tai trẻ.

D. Do dịch nôn chớ chảy vào ống tai.

B

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

A. Chỉ gặp ở trẻ em.

B. Chỉ gặp ở người già.

C. Gặp ở người già và trẻ em.

D. Gặp ở mọi lứa tuổi.

D

Đ/S

Trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

1. Bệnh tích chỉ khu trú ở niêm mạc.

2. Niêm mạc sào bào và các thông bào chũm cũng bị viêm và ảnh hưởng làm ngừng trệ sự phát triển của xương chũm.

3. Viêm mạn tính ở mũi họng không có vai trò gì.

4. Lỗ thủng màng nhĩ nằm ở phần màng trùng.

Đ Đ S S

Đ/S

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

1. Không bao giờ gặp ở thanh niên.

2. Không có triệu chứng toàn thân.

3. Hay gây những đợt đau tai và đau nửa đầu dữ dội.

4. Dễ gây biến chứng nội sọ và biến chứng thần kinh.

S Đ S S

Đ/S

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày

1. là một trong những nguyên nhân của viêm mũi xoang mạn tính.

2. thường dẫn tới điếc tiếp nhận.

3. lỗ thủng màng nhĩ nằm ở phần màng căng, bờ gọn, không sát xương.

4. chảy mủ tai thường tăng lên khi viêm mũi họng cấp.

S S Đ Đ

Đ/S

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

1. không ảnh hưởng tới sức nghe.

2. soi tai thấy có lỗ thủng ở màng căng, bờ gọn, không sát xương.

3. cần thận trọng khi sử dụng thuốc nhỏ tai.

4. chỉ định điều trị phẫu thuật là bắt buộc.

S Đ Đ S

Trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày, việc điều trị tại chỗ (làm thuốc tai) nhằm mục đích:

A. Làm săn, khô niêm mạc.

B. Làm sạch mủ và đảm bảo dẫn lưu.

C. Vừa làm sạch mủ, đảm bảo dẫn lưu vừa làm săn khô niêm mạc.

D. Nhằm điều trị triệt để bệnh tích, tránh tái phát.

C

Đ/S

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:

1. là tình trạng chảy tai mủ nhày kéo dài trên 3 tuần.

2. thường dẫn tới điếc dẫn truyền nhẹ.

3. khi làm thuốc tai nên dùng oxy già để làm sạch mủ nhày.

4. không được dùng thuốc nhỏ tai có kháng sinh nhóm Aminosid.

S Đ Đ Đ

====================

viêm tai xương chũm cấp

Viêm tai xương chũm cấp là tổn thương ở:

A. Viêm tổ chức xương xung quanh sào bào

B. Viêm xương con 1 bên

C. Viêm có cholesteatoma

D. Viêm khu trú thượng hòm nhĩ.

A

Viêm tai xương chũm cấp có nguyên nhân từ.

A. Viêm tai giữa mạn tính

B. Viêm tai giữa cấp

C. Viêm tai giữa thanh dịch

D. Viêm tai dính.

B

Triệu chứng xác chẩn của viêm tai xương chũm cấp

A. Thủng màng nhĩ

B. Xung huyết màng nhĩ

C. Chảy mủ.

D. Xoá góc sau trên

D

VTXC thể xuất ngoại thái dương mỏm tiếp thì vành tai bị:

A. Đẩy ra trước

B. Đẩy xuống dưới ra ngoài

C. Đẩy ra sau

D. Đẩy lên trên.

C

Thể xuất ngoại thường gặp ở trẻ con.

A. Bezold.

B. Mouret

C. Thái dương mỏm tiếp

D. Sau tai.

D

Hình ảnh tổn thương trên phim Schuller của VTXC cấp:

A. Mất cấu trúc thông bào.

B. Ổ tiêu xương bờ đa vòng

C. Tăng đậm bờ trước tĩnh mạch bên.

D.  Mờ các thông bào.

D

VTXC xuất ngoại thể Bezold:

A. Mất rãnh sau tai

B. Sưng nề thái dương mỏm tiếp

C. Sưng nề phần trên cơ ức đòn chũm

D. Phồng Amidan

C

thể Bezold = thể mỏm chũm

Đ/S

Chỉ định điều trị trong VTXC cấp

A. Làm thuốc tai

B. Chích màng nhĩ

C. Khoét chũm tiệt căn

D. Kháng sinh, giảm đau

S S Đ S

Viêm tai xương chũm cấp tính là viêm tổ chức niêm mạc sào bào? S (viêm tổ chức xương xung quanh sào bào)

Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ VTXC cấp cao hơn những trẻ khác? Đ

Khi viêm, niêm mạc tế bào chũm rỉ mủ, lớp dưới niêm mạc sinh nụ hạt? Đ

Xương chũm thể đặc ngà dễ bị viêm cấp hơn? S

Xuất ngoại vùng cảnh - nhị thân gây áp xe cạnh họng? Đ

viêm tai giữa luôn dẫn đến VTXC cấp? S

trong VTXC cấp, bệnh tích thường lan rộng khắp tế bào chũm? Đ

thường thấy hiện tượng phản ứng xương hình thành lớp dày đặc bao quanh ổ mủ? S (thể viêm mạn tính mới có lớp xương dày)

Viêm xương chũm được gọi là cấp tính khi quá trình viêm xương không vượt quá:

A. 1 tuần

B. 1 tháng

C. 2 tháng

D. 3 tháng

D

Nguyên nhân của VTXC cấp là:

A. Viêm tai giữa.

B. Viêm ống tai ngoài

C. Vi khuẩn độc tính cao

D. Viêm VA mạn tính.

A

Yếu tố thuận lợi của VTXC cấp là, NGOẠI TRỪ:

A. Sai lầm về điều trị

B. Viêm ống tai ngoài

C. Vi khuẩn độc tính cao

D. Thể địa suy yếu

B

Những sai lầm trong điều trị tạo thuận lợi cho VTXC cấp là, NGOẠI TRỪ:

A. Xì mũi quá mạnh

B. Không chích rạch màng nhĩ kịp thời

C. Lỗ thủng không dẫn lưu được mủ

D. Khi rửa tai bơm nước quá mạnh

A (xì mũi quá mạnh => viêm tai giữa)

Niêm mạc tế bào chũm có đặc điểm gì:

A. Không có tổ chức lympho, không có tổ chức tuyến

B. Không có tổ chức lympho, có tổ chức tuyến

C. Có tổ chức lympho, không có tổ chức tuyến

D. Có tổ chức lympho, có tổ chức tuyến

A

Cấu tạo xương chũm nào dễ dẫn đến VTXC cấp hơn:

A. Thể quá thông bào

B. Thể thông bào

C. Thể đặc ngà

D. Tất cả các thể cấu tạo của xương chũm đều có nguy cơ VTXC cấp như nhau

A

Trong VTXC cấp, đâu là triệu chứng cơ năng chính:

A. Chảy mủ tai tăng

B. Đau tai tăng

C. Nghe kém tăng

D. Nề đỏ da vùng sau tai

B

Mủ tai trong VTXC cấp có đặc điểm gì:

A. Mủ nhày loãng

B. Mủ đặc, có mảnh xương chết

C. Mủ đặc, mùi thối khẳn

D. Mủ đặc, thối khi có bội nhiễm

D

Ở VTXC cấp giai đoạn xuất ngoại, các triệu chứng cơ năng sẽ:

A. Không thay đổi

B. Giảm chút ít

C. Tăng lên

D. Vẫn như trước hoặc có giảm chút ít.

D

Giai đoạn xuất ngoại hình thành do quá trình viêm đi theo con đường nào sau đây:

A. Đường kế cận

B. Đường mạch máu

C. Ổ viêm đi theo các khe hở tự nhiên

D. Ổ viêm đi theo đường vỡ xương đá với bệnh nhân có tiền sử chấn thương.

A

Các thể xuất ngoại của VTXC cấp là, NGOẠI TRỪ:

A. Thể sau tai

B. Thể trước tai

C. Thể thái dương mỏm tiếp

D. Thể xuất ngoại ở cổ

B

trẻ nhỏ hay gặp thể viêm xương chũm cấp xuất ngoại nào:

A. thể ống tai

B. thể sau tai

C. thể mỏm chũm

D. thể thái dương

D

Thể xuất ngoại nào của VTXC cấp làm đẩy dồn vành tai về phía trước:

A. Thể sau tai

B. Thể trước tai

C. Thể thái dương mỏm tiếp

D. Thể xuất ngoại ở cổ

A

Bệnh nhân VTXC cấp khi chụp phim Shuller cho thấy hình ảnh gì:

A. Mờ một số nhóm thông bào xương chũm

B. Xương chũm sáng

C. Toàn bộ xương chũm mờ, các vách thông bào bị ăn mòn hoặc thông với nhau.

D. Xương chũm mờ, trong có hình ảnh hốc rỗng, bờ đa vòng, lởn vởn mây khói.

C

Chẩn đoán phân loại VTXC cấp với bệnh gì, NGOẠI TRỪ:

A. Viêm tai giữa cấp mủ

B. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

C. Viêm hạch sau tai

D. U ống tai ngoài

D

Phương pháp điều trị nào thích hợp nhất với VTXC cấp đã xuất ngoại:

A. Trích rạch màng nhĩ phối hợp điều trị nội khoa.

B. Điều trị nội khoa tích cực

C. Phẫu thuật khoét chũm kết hợp điều trị nội khoa.

D. Trích rạch ổ xuất ngoại phối hợp điều trị nội khoa

C

====================

viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

Dấu hiệu thực thể điển hình của viêm tai xương chũm mạn hồi viêm:

A. Chảy mủ tai thối

B. Màng tai thủng rộng

C. Sập thành sau trên ống tai

D. Xưng đỏ vùng chũm.

C

Triệu chứng giá trị nhất trong chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn hồi viêm là:

A. Nghe kém rõ

B. Sốt cao

C. Rức đầu vùng thái dương

D. ấn vùng chũm gây đau

D

Thể xuất ngoại xương chũm thường gặp nhất:

A. Thể ống tai

B. Thể sau tai

C. Thể mỏm chũm

D. Thể thái dương

B

Phương pháp xử trí đúng nhất trước viêm tai xương chũm mạn xuất ngoại:

A. Làm thuốc tai dẫn lưu mủ

B. Trích tháo mủ cấp

C. Phẫu thuật dường chũm

D. Cho kháng sinh + corticoid.

C

Thể VTXC xuất ngoại thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi là:

A. Thể sau tai

B. Thể mỏm chũm

C. Thể thái dương

D. Thể ống tai.

C

Dấu hiệu thực thể điển hình của VTXC xuất ngoại thể Gellé

A. Sưng sau tai

B. Mất nếp rãnh sau tai.

C. Vành tai vểnh ra trước

D. Vành tai bị đẩy xuống dưới.

B

xuất ngoại thể Gellé = thể ống tai

Dấu hiệu thực thể điển hình của VTXC xuất ngoại thể Bézold:

A. Sưng sau tai

B. Sưng tấy vùng thái dương

C. Sưng tấy vùng dưới chũm, Cơ ức đòn chũm phồng lên

D. Vành tai vểnh ra trước

E. Vành tai bị đẩy xuống dưới.

C

xuất ngoại thể Bézold = thể mỏm chũm

Dấu hiệu thực thể điển hình của VTXC xuất ngoại thể Gellé:

A. Sưng tấy vùng sau tai

B. Sưng tấy vùng dưới chũm

C. Sưng tấy vùng thái dương

D. Lỗ rò xương thành sau ống tai.

E. Mất nếp rãnh sau tai

D

thể Gellé = thể ống tai

Rò từ sào bào tới thành sau xương ống tai

Dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán phân biệt VTXC hồi viêm với nhọt ống tai.

A. Đau tai rõ rệt

B. ấn vùng chũm gây phản ứng đau rõ

C. Chảy mủ tai

D. Nghe kém

E. Ù tai

B

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chỉ gặp ở trẻ nhỏ? S

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chỉ gặp ở viêm tai giữa nguy hiểm? S

Cholesteatoma là 1 trong những nguyên nhân chính gây viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại? Đ

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm dễ đưa tới liệt mặt ngoại biên, viêm mê nhĩ và biến chứng nội sọ? Đ

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm ít đưa tới biến chứng nội sọ? S

Trong giai đoạn hồi viêm của viêm tai xương chũm mạn tính mủ tai luôn chảy ít đi? S

Trong giai đoạn hồi viêm xuất ngoại, nghe kém thường tăng lên? Đ

Ấn vùng chũm gây phản ứng đau rõ là dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm? Đ

Điều trị viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chủ yếu là cho kháng sinh liều cao, kéo dài? S

Điều trị viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chủ yếu là phẫu thuật cấp xương chũm? Đ

Phẫu thuật tiệt căn xương chũm thường áp dụng trong VTXC MT hồi viêm có cholesteatoma? Đ

VTXC hồi viêm chỉ cần làm phẫu thuật bảo tồn? S

2 triệu chứng cơ năng chính của viêm tai xương chũm mạn hồi viêm:

- đau tai lan vùng thái dương

- phản ứng đau vùng chũm (+)

3 diễn biến chính phải có để viêm tai xương chũm mạn hồi viêm là 1 cấp cứu:

- Viêm tai xương chũm xuất ngoại

- biến chứng ngoại sọ

- biến chứng nội sọ

4 thể xuất ngoại của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là:

- XN thể sau tai (thường gặp nhất)

- XN thể mõm chũm (Bézold)

- Xn thể thái dương (thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi)

- XN thể ống tai (thể Gellé)

2 biến chứng ngoại sọ thường gặp do viêm tai xương chũm mạn hồi viêm là:

- Viêm mê nhĩ

- Liệt mặt ngoại biên

Khi đã phát hiện viêm tai xương chũm mãn hồi viêm không được lưu giữ để điều trị nội ở cơ sở, cần được phẫu thuật cấp để phòng tránh biến chứng cấp cứu? Đ

VTXC MTHV luôn đe dọa đưa tới các biến chứng nguy hiểm, do đó phải coi là một cấp cứu? Đ

VTXC MTHV là nguyên nhân chính (đến 60%) đưa tới các biến chứng nội sọ? S

Các triệu chứng cơ năng đều nặng lên ở bệnh nhân VTXC MTHV? Đ

Hai dấu hiệu chính của liệt mặt ngoại biên là liệt mi và méo miệng? Đ

Các triệu chứng khi có biến chứng nội sọ thường rõ ràng, đầy đủ? S

xương chũm thể đặc ngà dễ đưa tới hồi viêm hơn các thể khác? S

tùy theo sự phát triển của nhóm thông bào xương chũm sẽ đưa tới thể xuất ngoại theo vị trí tương ứng? Đ

thể trạng suy yếu, sau các bệnh nhiễm trùng dễ đưa tới hồi viêm hơn? Đ

Nguyên nhân của VTXC MTHV là:

A. Viêm tai giữa mủ nhày

B. Viêm tai giữa cấp không được điều trị hợp lý

C. Viêm tai giữa nguy hiểm, viêm tai xương chũm mạn tính

D. Viêm mũi xoang mạn tính

C

Vi khuẩn thường gặp trong VTXCMTHV là:

A. Tụ cầu

B. Phế cầu

C. Trực khuẩn mủ xanh

D. H.I

A

Tỉ lệ gặp Cholesteatoma ở bệnh nhân VTXC MTHV là bao nhiêu:

A. 30%

B. 50%

C. Trên 70%

D. 90%

C

Cholesteatoma phản ứng với aldehyd acetic có màu gì

A. Màu hồng

B. Màu vàng

C. Màu xanh lục

D. Màu tím

C

Trong VTXC MTHV, đâu là triệu chứng cơ năng chính:

A. Chảy mủ tai tăng

B. Đau tai tăng

C. Nghe kém tăng

D. Nề đỏ da vùng sau tai

B

Hình ảnh màng tai thường thấy trong VTXC MTHV là:

A. Màng tai thủng rộng, bờ lỗ thủng sát xương, không đều

B. Màng nhĩ có hình ảnh vú bò

C. Màng nhĩ căng phồng hình mặt kính đồng hồ

D. Màng tai có lỗ thủng trung tâm màng căng

A

Hình ảnh xương chũm có thể gặp trong VTXC MTHV là, NGOẠI TRỪ:

A. Mất thông bào

B. Xương chũm sáng

C. Ổ tiêu xương

D. Hình hốc rỗng, bờ đa vòng, bên trong lởn vởn mây khói.

B

Dấu hiệu Jacques biểu hiện như thế nào:

A. Nếp rãnh sau tai bị mất, phồng lên.

B. Vành tai bị đẩy ra trước

C. Vành tai bị đẩy xuống dưới

D. Rò mủ ra thành sau ống tai.

A

Trẻ nhỏ hay gặp thể xuất ngoại nào:

A. Thể sau tai

B. Thể mỏm chũm

C. Thể thái dương

D. Thể ống tai

C

Thể xuất ngoại nào gây quay cổ hạn chế:

A. Thể sau tai

B. Thể mỏm chũm

C. Thể thái dương

D. Thể ống tai

B

Vị trí của vành tai thay đổi thế nào ở bệnh nhân xuất ngoại thể thái dương

A. Ra trước

B. Xuống dưới và ra ngoài

C. Ra sau

D. Xuống dưới và ra sau

B

Loại thính lực đồ nào có thể gặp trong VTXC MTHV, NGOẠI TRỪ

A. Điếc dẫn truyền

B. Điếc tiếp nhận

C. Điếc hỗn hợp

D. Thính lực đồ bình thường

D

Chẩn đoán phân loại VTXC MTHV với bệnh gì, NGOẠI TRỪ:

A. Viêm tai xương chũm cấp

B. Nhọt ống tai, viêm tấy ống tai ngoài

C. Viêm tấy hạch hay tổ chức sau tai

D. U ống tai ngoài

D

Viêm mê nhĩ có các dấu hiệu sau, NGOẠI TRỪ

A. Chóng mặt

B. Nghe kém tăng nhanh

C. Rối loạn trương lực cơ

D. Mất thăng bằng

C

Thái độ xử trí thích hợp nhất với bệnh nhân VTXC MTHV là:

A. Điều trị nội tích cực

B. Trích rạch ổ mủ xuất ngoại, điều trị nội khoa

C. Trích rạch màng nhĩ, điều trị nội khoa

D. Mổ tiệt căn xương chũm cấp cứu

D

BN có tiền sử chảy mủ tai từ nhỏ, chảy từng đợt, gần đây chảy nhầy mủ tăng lên. Cách đây khoảng 1 tuần thấy có sốt, ù tai, đau tai.

1. dấu hiệu nào quan trọng nhất để chẩn đoán BN có hồi viêm:

A. nghe kém tăng dần

B. khám tai nghi ngờ có cholesteatoma

C. phản ứng xương chũm (+)

D. đau đầu vùng tai bệnh

2. BN được chẩn đoán VTXC mạn tính hồi viêm, hãy chọn giải pháp điều trị thích hợp nhất:

A. cho về nhà uống kháng sinh, giảm viêm, nhỏ tai

B. gửi BN cho tuyến chuyên khoa tai mũi họng

C. cho BN nhập viện điều trị nội khoa

D. theo dõi chặt, điều trị triệu chứng

3. chọn phương án tư vấn cho BN:

A. tình trạng nguy hiểm, cần cho vào viện để điều trị thuốc.

B. tình trạng bình thường, chỉ cần điều trị thuốc ở nhà

C. tình trạng bình thường, chỉ cần xử trí khi có biến chứng

D. tình trạng nguy hiểm, luôn đe dọa có biến chứng, cần mổ cấp cứu

1C 2B 3D

====================

viêm thanh quản

Thanh quản có 3 chức năng thở, phát âm, bảo vệ đường thở? Đ

Thanh quản có 3 chức năng thở, phát âm, nuốt? S

Thanh quản là nơi hẹp nhất của đường thở? Đ

Viêm TQ cấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết? Đ

Viêm TQ cấp thường thứ phát sau viêm mũi họng cấp? Đ

Viêm TQ cấp hay gặp ở trẻ em? Đ

Viêm TQ cấp hay gặp ở người lớn? S

Viêm TQ mạn tính nếu kéo dài trên 3 tuần? Đ

Viêm TQ mạn tính do sử dụng giọng không đúng, quá lạm dụng giọng? Đ

Viêm TQ mạn tính do bệnh lý của đường hô hấp: viêm họng, viêm xoang, viêm amydal? Đ

Viêm TQ mạn do bệnh toàn thân: bệnh gan, tiểu đường, béo phì? Đ

Trẻ em hay gặp loaị VTQ

A.VTQ mạn tính

B. VTQ cấp tính thông thường

C. VTQ cấp phù nề hạ thanh môn

D. VTQ cấp ngạt thở

B (sau viêm mũi họng cấp)

Triệu chứng cơ năng viêm thanh quản cấp thông thường

A. Khàn tiếng, ho, không khó thở

B. Khàn tiếng, ho, khó thở

C. Khàn tiếng, ho, khó nuốt

D. Khàn tiếng, ho, đau họng

A

triệu chứng cơ năng của viêm thanh quản cấp:

A. nói ngọng

B. nói khàn

C. nói giọng mũi kín

D. nói giọng mũi hở

B

VTQ phù nề hạ thanh môn hay gặp ở lứa tuổi:

A. 6-12 tháng

B. 1-3 tuổi

C. 3-5 tuổi

D. 5-10 tuổi

B

Triệu chứng cơ năng viêm thanh quản hạ thanh môn

A. Khàn tiếng, ho ông ổng, khó thở

B. Khàn tiếng, khó thở, ho liên tục

C. Khàn tiếng, khó thở, ho từng cơn

D. Khàn tiếng, khó thở, ho ban ngày

A

Triệu chứng thực thể của viêm thanh quản

A. Xung huyết hạ thanh môn, tiền đình TQ, 2 dây thanh

B. Xung huyết họng, hạ họng, miệng thực quản

C. Có mủ ở họng, hạ họng, miệng thực quản

D. Xung huyết ở amydal, mũi, họng

A

viêm thanh quản do lao thường thứ phát sau:

A. lao hạch

B. lao màng não

C. lao phổi

D. lao màng bụng

C

Liệu pháp điều trị viêm thanh quản cấp

A. Corticoid, thở oxy, kháng sinh

B. Kháng sinh, giảm ho, hạ sốt

C. Thở oxy, hạ sốt. theo dõi

D. Kháng sinh, làm thuốc thanh quản

A

Triệu chứng cơ năng viêm thanh quản mạn tính

A. Khàn tiếng, ho khan, nói nhiều mệt

B. Khàn tiếng, nói giọng cứng, nói nhiều mệt

C. Không nói được, nói gọng hạt thị, nói nhiều mệt

D. Nói hụt hơi,không khàn tiếng, nói nhiều mệt

A đây là triệu chứng của VTQ còn lại là triệu chứng của U và liệt hồi qui

Triệu chứng thực thể viêm thanh quản mạn tính

A. Dầy đỏ hai dây thanh

B. Khối nhẵn bóng ở giữa dây thanh

C. Sùi đỏ ở một dây thanh

D. Polyp ở một dây thanh

A

Viêm thanh quản mạn tính có biểu hiện

A. Viêm dầy đỏ toàn bộ dây thanh

B. Viêm dầy sùi ở mép dây thanh

C. Khối trong nhẵn bóng giữa dây thanh một bên

D. Bề mặt dây thanh hình răng cưa, có giả mạc

A

Điều trị viêm thanh quản chỉ nên:

A. hạn chế nói

B. không được nói to

C. kiêng rượu bia

D. cả ba điều trên

D

Liệu pháp điều trị viêm TQ mạn tính

A. Kháng viêm tại chỗ và toàn thân

B. Kháng sinh và kháng viêm toàn thân uống

C. Kháng sinh và kháng viêm toàn thân tiêm

D.Tiêm kháng sinh và phẫu thuật

A

triệu chứng khàn tiếng có thể gặp trong các bệnh sau:

A. viêm thanh quản cấp

B. u máu hạ thanh môn

C. viêm amidan cấp

D. viêm thanh thiệt cấp

A

triệu chứng khàn tiếng kéo dài là yếu tố nguy cơ ung thư thanh quản? Đ

viêm thanh quản cấp phù nề hạ thanh môn có thể gây khó thở thanh quản? Đ

liệt dây thần kinh hồi quy có thể gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp? Đ

thần kinh chi phối thanh quản là các nhánh của dây IX, X? Đ

====================

Viêm VA

Đ/S

Bộ mặt VA:

A. Là biến chứng hay gặp của viêm VA

B. Có thể gặp do các nguyên nhân khác ngoài viêm VA

C. Do hậu quả bít tắc hốc mũi kéo dài gây nên

D. Đặc trưng bởi trán dô, mũi hếch, răng vẩu, môi dày, cằm lẹm

S Đ Đ S

Viêm tai giữa cấp thường gặp nhất do viêm VA? Đ

Viêm thanh khí phế quản thường gặp do viêm VA? S

Viêm VA có thể gây viêm xoang trẻ em? Đ

Viêm VA có thể gây ra rối loạn tiêu hoá? Đ

Đ/S

Trong đợt viêm VA cấp

A.Luôn luôn phải soi tai.

B.Luôn luôn phải sờ vòm.

C.Không nhất thiết phải dùng kháng sinh

D.Phải xét nghiệm máu cho bệnh nhân

Đ S Đ S

Đ/S

Biến chứng viêm hạch Gillette gây áp xe thành sau họng:

A.Hay gặp ở trẻ trên 2 tuổi

B.Là một cấp cứu cần phải được xử lí kịp thời

C.Trẻ có thể tử vong do ngạt thở, truỵ tim mạch, vỡ mủ ổ áp xe tràn vào đường thở

D.Điều trị nội khoa kịp thời là cơ bản nhất

S Đ Đ S

VA nằm ở vị trí thành bên họng miệng? Đ

Viêm VA là bệnh đứng hàng đầu trong các nhiễm khuẩn hô hấp trên? S

VA bản chất là một ổ nhiễm khuẩn? S

VA là một thành phần của vòng bạch huyết Waldeyer? Đ

Đ/S

Vai trò sinh lý của VA

A.Sản xuất ra các kháng thể bảo vệ cơ thể

B.Sản xuất ra các bạch cầu đa nhân trung tính

C.Có nhiệm vụ làm ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào

D.Hoạt động miễn dịch mạnh nhất trong giai đoạn cơ thể trưởng thành

Đ S S S

VA hình thành do sự phát triển về khối lượng và số lượng các nang lympho ở vòm họng? Đ

Có thể gọi là VA khi độ dày của tổ chức lympho này đạt từ 5-7mm trở lên? Đ

VA có cấu tạo giải phẫu là một khối lympho duy nhất? S

Tất cả các trẻ em đều có VA quá phát? S

Đ/S

Chỉ định nạo VA:

A.VA quá phát gây cản trở hô hấp

B.Không được nạo VA cho trẻ quá nhỏ

C.Viêm VA gây biến chứng viêm kế cận như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, …

D.Tất cả trẻ em cần phải được nạo VA để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trên

E. khi trẻ trên 1 tuổi.

Đ S Đ S Đ

Nạo VA là một thủ thuật không có biến chứng? S

Một số chống chỉ định nạo VA chỉ là tạm thời? Đ

VA viêm cấp nên được nạo đi để tránh các biến chứng nguy hiểm? S

Trẻ đang uống hay tiêm phòng vaccin chưa nên nạo VA? Đ

Đ/S

Điều trị viêm VA

A.Viêm VA mạn tính quá phát điều trị nội khoa là chính

B.Viêm VA cấp tính thường điều trị như một viêm mũi họng cấp

C.Viêm VA cấp tính hay mạn tính đều cần phải điều trị kháng sinh

D.Viêm VA cấp không cần điều trị gì trừ khi có biến chứng

S Đ S S

Chức năng chủ yếu của VA là:

A. Bảo vệ cơ học

B. Tạo bạch cầu

C. Tạo IgG

D. Tạo hồng cầu

B

Tuổi viêm VA

A. Dưới 7 tuổi

B. 8-10 tuổi

C. 11-13 tuổi

D. 14-16 tuổi

A

Triệu chứng viêm VA cấp tính

A. Sốt cao rét run

B. Không sốt

C. Sốt nóng > 38 độ C

D. Hạ nhiệt độ

C

Triệu chứng viêm VA cấp tính

A. Không ngạt tắc mũi

B. Chỉ ngạt ở 1 bên mũi

C. Ngạt tắc cả 2 bên mũi

D. Mất ngửi

C

Triệu chứng viêm VA cấp tính

A. Chảy mũi lẫn máu

B. Chảy mủ xanh lợn cợn

C. Chảy mủ hôi hoen ố khăn tay

D. Chảy mũi nhầy

D

Triệu chứng viêm VA mạn tính

A. Ngạt mũi 1 bên kéo dài

B. Không ngạt mũi

C. Mất ngửi

D. Ngạt tắc mũi 2 bên kéo dài

D

Triệu chứng viêm VA mạn tính

A. Chảy mũi mủ xanh

B. Chảy mũi nhầy lẫn máu

C. Chảy mủ xanh lợn cợn

D. Chảy mủ hôi hoen ố khăn tay

A

Triệu chứng viêm VA mạn tính

A. Thành sau họng có máu từ vòm chảy xuống

B. Thành sau họng sạch

C. Thành sau họng có mủ từ vòm chảy xuống

D. Thành sau họng bị loét

C

Biến chứng của hay gặp nhất viêm VA

A. Nhiễm trùng huyết

B. Viêm màng não

C. Viêm tai giữa

D. Viêm tấy ổ mắt

C

Biến chứng của viêm VA

A. áp xe phổi

B. Xẹp phổi

C. Khí phế thũng

D. Viêm thanh khí phế quản

D

Biến chứng của viêm VA

A. áp xe quanh Amidan

B. áp xe cạnh cổ

C. áp xe trung thất

D. áp xe thành sau họng

D

Chẩn đoán viêm VA, dựa vào

A. Thăm khám lâm sàng

B. Chụp X.quang

C. Cấy mủ tìm vi khuẩn

D. Nội soi mũi, vòm họng.

A

Viêm VA hay gặp nhất do virus? Đ

Viêm VA có thể gặp do vi khuẩn? Đ

Thể tạng tân là yếu tố nguy cơ viêm VA? Đ

Khói bụi là yếu tố nguy cơ viêm VA? Đ

Đ/S

A. Viêm VA cấp hay gặp ở trẻ dưới 4 tuổi

B. Viêm VA cấp không gặp ở trẻ 4-8 tuổi

C. Viêm VA mạn hay gặp ở trẻ dưới 8 tuổi

D. Viêm VA mạn còn gặp ở trẻ trên 8 tuổi

Đ S Đ Đ

Đ/S

A. Trẻ phải thở bằng miệng khi viêm VA

B. Trẻ biếng ăn, bỏ bú khi viêm VA

C. Khó thở thanh quản là dấu hiệu viêm VA cấp

D. Ho thúng thắng gặp trong VA

Đ Đ S Đ

Kể 4 vị trí amiđan của vòng Waldeyer

- vòm họng mũi

- gờ vòi

- giữa cung khẩu cái hầu và cung khẩu cái lưỡi

- 1/3 sau lưỡi

4 biến chứng của viêm VA là:

- viêm thanh khí phế quản

- viêm tai giữa

- viêm mũi xoang

- viêm đường tiêu hóa

4 chỉ định nạo VA là:

- quá phát gây cản trở đường thở

- VA hay bị viêm

- gây viêm kế cận

- không có giới hạn về tuổi nhưng thường làm đối với trẻ > 1 tuổi

Chống chỉ định nạo VA là:

- các bệnh về máu: ưa chảy máu, khó đông máu (chống chỉ định tuyệt đối)

- đang có viêm nhiễm cấp tính

- viêm mạn tính chưa ổn định

- hở hàm ếch

- ở địa phương đang có dịch lây qua đường hô hấp

- trẻ đang được tiêm phòng dịch

4 biện pháp phòng tránh viêm VA là:

- vệ sinh mũi hong

- giữ ấm cổ khi lạnh hoặc thay đổi thời tiết

- tăng cường sức đề kháng của trẻ

- tiêm chủng mở rộng đầy đủ

Trẻ 2 tuổi bị sốt nóng đã 3 ngày kèm ngạt mũi 2 bên, phải thở bằng miệng, chảy nhiều mũi nhầy, kèm ho thúng thắng, phải thở bằng miệng, biếng ăn, quấy khóc. Hỏi tiền sử thấy trẻ hay bị sốt vặt khi thay đổi thời tiết.

1. Chẩn đoán định hướng: ...

Hỏi kỹ trẻ có lắc đầu, ấn vùng tai bên phải đau, vào ngày thứ 3 của bệnh lại sốt tăng lên > 39 độ C và kèm rối loạn tiêu hoá.

2. Đó là: ...

3. Hướng điều trị là:...

1. viêm V.A

2. viêm tai giữa

3. trích rạch màng nhĩ

Vị trí giải phẫu của VA là:

A.Thành bên họng.

B.Vòm họng.

C.Đáy lưỡi.

D.Thành sau họng miệng.

B

Vai trò của VA đối với cơ thể là:

A.Tham gia vào quá trình hô hấp.

B.Là một phần của hệ thống miễn dịch.

C.Ngăn cách giữa họng và mũi.

D.Không có vai trò gì cả.

B

VA phát triển mạnh nhất ở độ tuổi nào:

A.Dưới 10 tuổi.

B.11-15 tuổi.

C.15-18 tuổi.

D.Trên 18 tuổi.

A

Nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm VA là:

A.Vi khuẩn.

B.Virus.

C.Nấm.

D.Kí sinh trùng.

E. Lậu cầu

B

Tắc nghẽn vòm họng do VA quá phát có thể gây ra các biến chứng sau, TRỪ:

A.Viêm mũi xoang.

B.Viêm tai giữa.

C.Biến dạng bộ mặt.

D.Sụp mi.

D Biến dạng bộ mặt (bộ mặt VA): trán dô, mũi tẹt, răng vẩu

Bộ mặt VA gồm các dấu hiệu sau, TRỪ:

A.Trán dô.

B. Mũi hếch.

C.Cằm lẹm.

D. Răng vẩu.

B

Vi khuẩn nguy hiểm nhất gây viêm VA là:

A.Trực khuẩn mủ xanh.

B.Phế cầu.

C.Liên cầu tan huyết beta nhóm A.

D.Tụ cầu vàng.

C

Triệu chứng toàn thân của viêm VA cấp:

A.Sốt cao rét run.

B.Sốt nóng > 38 độ C.

C.Không sốt.

D.Hạ nhiệt độ.

B

Các triệu chứng sau đây là biểu hiện cơ năng của viêm VA cấp, TRỪ:

A.Chảy mũi nhày.

B.Ngạt tắc mũi.

C.Hắt hơi thành tràng.

D.Ho.

C

Viêm VA cấp hay xảy ra ở lứa tuổi:

A.Dưới 6 tháng.

B.6 tháng-4 tuổi.

C.8-10 tuổi.

D.15-18 tuổi

B

Biến chứng nguy hiểm của viêm VA ở trẻ dưới 2 tuổi là:

A.Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu gây mù mắt.

B.Viêm tai giữa cấp gây nghe kém.

C.Viêm hạch Gillette gây áp xe thành sau họng.

D.Viêm đường tiêu hoá gây tiêu chảy kéo dài.

C

Trong viêm VA cấp các thăm khám sau là cần thiết, TRỪ:

A.Soi mũi.

B.Soi tai.

C.Soi họng.

D.Sờ vòm họng.

D

Hạch sưng trong viêm VA cấp thường ở:

A.Góc hàm.

B.Thượng đòn.

C.Dưới cằm.

D.Trên hõm ức.

A

Phương pháp điều trị chủ yếu đối với viêm VA cấp là:

A.Kháng sinh phổ rộng.

B.Nạo VA.

C.Điều trị triệu chứng như nhỏ mũi, hạ sốt, giảm ho.

D.Nâng cao thể trạng.

C

Tuổi có thể chỉ định nạo VA là:

A.Trên 6 tháng.

B.Trên 1 tuổi.

C.Trên 6 tuổi.

D. Không giới hạn về tuổi.

D

Chống chỉ định tuyệt đối của nạo VA là:

A.Hở hàm ếch.

B.Các bệnh về máu.

C.Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

D.Có các bệnh mạn tính chưa ổn định.

B

Biện pháp chính xác nhất giúp chẩn đoán VA quá phát là:

A.Soi mũi trước sau khi đã đặt thuốc co niêm mạc mũi.

B.Soi mũi sau bằng gương.

C.Nội soi mũi.

D.Sờ vòm.

C

Viêm VA mạn tính thường gặp ở lứa tuổi:

A.Dưới 1 tuổi.

B.1-7 tuổi.

C.8-10 tuổi.

D.Trên 10 tuổi.

B

Trong viêm VA mạn tính, khi soi tai thường thấy:

A.Màng nhĩ lõm.

B.Màng nhĩ đục, phồng.

C.Màng nhĩ xung huyết dọc theo cán búa và màng chùng.

D.Màng nhĩ thủng.

A

Các chỉ định nạo VA sau là đúng, TRỪ:

A.Quá phát VA gây cản trở hô hấp.

B.Viêm VA tái phát nhiều lần.

C.Viêm VA gây viêm nhiễm các cơ quan kế cận.

D.Viêm VA cấp tính.

D

Các triệu chứng sau là quan trọng để chẩn đoán viêm VA, TRỪ:

A.Ngạt mũi.

B.Chảy nước mũi.

C.Ho.

D.Mất ngửi.

D

Trẻ viêm VA mạn tính thường có thể trạng:

A.Béo bệu.

B.Gày yếu.

C.Cao to.

D.Bình thường.

B

Chọn ý đúng nhất đối với điều trị kháng sinh cho viêm VA cấp:

A.Dùng kháng sinh phổ rộng.

B.Chỉ dùng khi có bội nhiễm hay đe doạ biến chứng.

C.Nên kết hợp kháng sinh chống vi khuẩn ái khí và kị khí.

D.Bắt buộc phải dùng kháng sinh theo đường tiêm tĩnh mạch.

B

Dấu hiệu quan trọng khi khám họng ở các trẻ viêm VA là:

A.Niêm mạc họng đỏ.

B.Thành sau họng có nhiều tổ chức hạt.

C.Thành sau họng có mủ hay dịch nhày từ vòm chảy xuống.

D.Thành sau họng có khối sưng phồng.

C

Xét nghiệm giúp phân biệt viêm VA cấp do virus và vi khuẩn là:

A.Công thức máu.

B.Máu lắng.

C.Protein phản ứng C (CRP).

D.Lấy dịch mũi họng soi tươi và nuôi cấy.

A

Trong viêm VA mạn tính tái diễn nhiều lần chúng ta thường tư vấn cho bệnh nhân:

A.Uống thuốc kháng sinh.

B.Vệ sinh mũi họng thường xuyên.

C.Tiêm chủng đầy đủ.

D.Nạo VA.

D

Chẩn đoán viêm VA dựa vào:

A.Thăm khám lâm sàng.

B.Xét nghiệm máu.

C.Chụp Xquang.

D.Soi tươi và cấy dịch mũi họng.

A

Biến chứng hay gặp nhất do viêm VA:

A.Nhiễm trùng huyết.

B.Viêm màng não.

C.Viêm tai giữa.

D.Áp xe thành bên họng.

C

Viêm VA hay gặp nhất do vi khuẩn? S

Viêm VA cấp hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi? S

Viêm VA cấp không gặp ở trẻ 4-8 tuổi? S

Viêm VA mạn hay gặp ở trẻ trên 8 tuổi? S

Viêm VA mạn hiếm gặp ở trẻ dưới 8 tuổi? S

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay