ĐỀ THI THỬSINH LÝ HAY - NỘI TRÚ

Đăng vào ngày 2021-08-24 15:37:48 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu: https://zalo.me/g/zhxqit424

Luyện Thi Bác Sĩ Nội Trú

1. PHẦN ĐÚNG SAI
ĐỀ THI THỬ SINH LÝ NT45
BSNT. Thành Chew – Zg Hy Tog

Luyện Thi Bác Sĩ Nội Trú 
Thời gian làm bài: 45 phút
( Sai 1 câu trừ điểm cả cụm 4 câu )
Về KN-KT hệ ABO:
Câu 1:Kháng thể IgG không xuất hiện khi trẻ được 6-8 tháng tuổi A.Đúng B.Sai.
Câu 2:Gen quy định nhóm kháng nguyên ABO chỉ có trong bào thai ở 37 ngày tuổi trở đi:
A.Đúng B.Sai.
Câu 3:KT không qua được rau thai không đóng vai trò trong tai biến truyền máu:
A.Đúng B.Sai.
Câu 4:KN tan trong nước xuất hiện không phụ thuộc vào Gen:
A.Đúng B.Sai. Về tác dụng của Insulin:
Câu 5:Tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào cơ xương: A.Đúng B.Sai.
Câu 6:Tăng acid béo tự do trong máu:
A.Đúng B.Sai.
Câu 7:Tăng vận chuyển a.amin vào trong tế bào cơ xương: A.Đúng B.Sai.
Câu 8:Tăng sử dụng năng lượng từ mỡ:
A.Đúng B.Sai.
Về tiểu cầu:
Câu 9: Là những mảnh tế bào không nhân, hình cầu, có màng bao bọc: A.Đúng B.Sai.
Câu 10:Bề mặt màng tiểu cầu có 1 lớp glycolipid ngăn cản tiểu cầu dính vào nội mạc bình thường:
A.Đúng B.Sai.

Câu 11:Tiểu cầu chỉ được sinh ra bởi các mẫu tiểu cầu trong tủy xương: A.Đúng B.Sai.
Câu 12:Tiểu cầu không có ti thể giống hồng cầu: A.Đúng B.Sai.
Về khuếch tán được thuận hóa:
Câu 13:Có chất mang:
A.Đúng B.Sai.
Câu 14:Tốc độ khuếch tán tăng tỉ lệ thuận với nồng độ chất khuếch tán: A.Đúng B.Sai.
Câu 15:Nguyên nhân chính hạn chế tốc độ tối đa trong khuếch tán được thuận hóa là do số lượng vị trí gắn trên phân tử pr mang có hạn:
A.Đúng B.Sai.
Câu 16:Ví dụ điển hình về khuếch tán được thuận hóa là hấp thu glucose tại ruột:
A.Đúng B.Sai. Về điện thế hoạt động của cơ tim:
Câu 17:Có hiện tượng cao nguyên: điện thế đỉnh +20mV duy trì 200-300ms: A.Đúng B.Sai.
Câu 18: Có điện thế cao nguyên là do có kênh calci chậm: A.Đúng B.Sai.
Câu 19: Có điện thế cao nguyên là do màng tb giảm tính thấm với Kali: A.Đúng B.Sai.
Câu 20: Đặc điểm giảm tính thấm của màng với ion K+ khi có ĐTHĐ chỉ có ở cơ tim mà không có ở cơ vân;
A.Đúng B.Sai. II. PHẦN MCQ
( Chọn 1 đáp án đúng nhất )
Câu 21: CD4 là kháng nguyên bề mặt của tế bào nào sau đây: A.Lympho B B:T gây độc
C.T hỗ trợ D:Đại thực bào.
Câu 22: Hb bắt đầu đc tổng hợp từ giai đoạn nào:
A.Tiền nguyên hồng cầu B.Nguyên hồng cầu ưa base. C.Nguyên hồng cầu đa sắc D:Nguyên hồng cầu ưa acid.

Câu 23: Bệnh nhân nam,34 tuổi vv vì mệt mỏi. Xét nghiệm máu thấy Hb:10 g/l, MCV:70 fl. Định hướng nguyên nhân thiếu máu:
A.Mất máu cấp B.Thiểu sắt
C.Thiếu B12 D.Thiếu vitamin K Câu 24: Bạch cầu hạt trung tính có đặc tính:
A.Khử độc protein lạ.
B.Có khả năng bám mạch và xuyên mạch.
C.Có khả năng giải phóng ra heparin.
D.Có khả năng giải phóng ra plasmin. Câu 25: Loại tế bào T bị tấn công khi nhiễm HIV:
A.T hỗ trợ
C.T ức chế
Câu 26: Chất ức chế kết tụ tiểu cầu là:
A.Glycocalyx.
C.TXA2
B.T độc D.NK.
B.ADP D.Von-willebrand.
Câu 27: Khi xét nghiệm đông máu cơ bản của 1 bệnh nhân xơ gan tắc mật điều nào sau đây là đúng:
A.PT% giảm, APTT bình thường. B.INR tăng, APTT kéo dài.
C.PT% bình thường, APTT giảm D.INR tăng, APTT bình thường.
Câu 28: Một phụ nữ có thai 7 tháng đến khám sức khỏe. Nhóm máu A, Rh-. Chồng nhóm máu B, Rh+. Đây là lần mang thai đầu. Cần phải làm gì cho người phụ nữ này ở thời điểm hiện tại.
A.Tiêm kháng thể Anti D ngay
B.Tiêm anti D cho mẹ trong vòng 72 h sau sinh. C.Không làm gì cả.
D.Đợi đến đủ tháng mổ lấy thai.
Câu 29: Bệnh nào sau đây có RLĐM mà chỉ cần điều trị bằng tiêm vitamin K: A.Hemophilia B
B.Viêm gan B
C.Tắc OMC do u đầu tụy
D.Bệnh von-willebrand.
Câu 30: Một bệnh nhân thiếu hụt yếu tố XIII. Phân tích mẫu máu bệnh nhân thấy:
A.PT kéo dài

B.APTT kéo dài.
C.TT kéo dài.
D.Cục máu đông dễ vỡ.
Câu 31: Chất nào sau đây không có tác dụng chống đông máu: A.Natri Citrat.
B.Heparin. C.Sintrom. D.Ritocetin.
Câu 32: Angiotensin II làm tăng huyết áp do:
A.Co tiểu động mạch sát mao mạch(gấp 50 lần noradrenalin). B.Kích thích lớp cầu vỏ thượng thân tăng bài tiết aldosterone. C.Tăng tính nhạy cảm của Adrenalin với mạch máu.
D. Cả A,B,C.
Câu 33. Angiotensin được hình thành khi A.Máu chảy trong ĐM
B.Máu qua mao mạch gan.
C.Máu qua mao mạch phổi.
D.Máu qua mao mạch thận. Câu 34: Màng hô hấp gồm mấy lớp:
A.4 B.5 C.6 D.7
Câu 35:Chất gây kết tụ tiểu cầu: A.NO
B.PGI2(prostacyclin)
C.TXA2(Thromboxan A2)
D.Aspirin
Câu 36: Tế bào máu có đời sống ngắn nhất là:
A.BCTT
B.Tiểu cầu

C.Hồng cầu
D.Lympho T
Câu 37:Tác dụng của T3,T4 trừ:
A.Làm tăng chuyển hóa cơ sở. B.Tăng thoái hóa glycogen C.Tăng thoái hóa lipid. D.Tăng huyết áp trung bình.
Câu 38: Các hormone giải phóng từ tủy thượng thận:
A.Epinephrin và norepinephrine
B.Cortisol.
C.Aldosteron và Androgen D.Cả A,B,C
Câu 39:Bệnh nào sau đây không đặc trưng cho rối loạn nội tiết liên quan GH:
A.Hội chứng Marfan
B.Bệnh khổng lồ.
C.To viễn cực.
D. Không có đáp án đúng
Câu 40: Bệnh nhân suy thận mạn thiếu máu do: A.Giảm Erythropoietin
B.Đời sống hồng cầu giảm.
C.Xuất hiện yếu tố ức chế Erythropoietin. D.Cả A,B,C.
Câu 41: Phân số tống máu tăng dẫn tới giảm:
A.Lưu lượng tim B.Thể tích cuối tâm thu. C.Nhịp tim D.Áp suất tâm thu.
Câu 42: Đức 24 tuổi, khi lao động thể lực tiêu thụ 1,8l oxi/phút, nồng độ oxi trong tĩnh mạch phổi là 175ml/l, trong máu tĩnh mạch là 125ml/l. Lưu lượng tim của Đức:
A.3,6 l/phút B.36l/phút
C.18 l/phút D.Không có đáp án đúng.
Câu 43:Bệnh nhân Nhung 65 tuổi phát hiện suy tim 6 năm nay, đang điều trị bằng thuốc ACEI. Thay đổi nào chứng tỏ bệnh nhân có đáp ứng với điều trị:
HA động mạch Angiotensin II Tổng sức cản ngoại vi
        
    A Tăng Tăng Tăng
B Tăng Giảm Tăng
C Giảm Tăng Giảm
D Giảm Giảm Giảm
Câu 44: Trong chu chuyển tim van 2 lá mở ra trong thì:
A.Co đẳng tích B.Tống máu nhanh C.Tống máu chậm D.Giãn đẳng tích.
Câu 45:Bệnh nhân nam 56 tuổi phàn nàn về những cơn ngất và tình trạng giảm dung nạp gắng sức trong những năm qua. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất với bệnh nhân này:
A. Loạn nhịp xoang.
B. Block nhĩ thất độ 2
C. Block nhĩ thất độ 3
D. Nhịp nhanh nhĩ đa ổ.
Câu 46: (Case study) Chị M. 22 tuổi, vào viện vì sốt (nhiệt độ trung tâm tương đương 39oC) xét nghiệm máu thấy tăng số lượng bạch cầu. Phát biểu nào dưới đây là đúng về sự tăng nhiệt độ trung tâm của bệnh nhân này:
A. Các độc tố của vi khuẩn tác động trực tiếp lên cơ vân làm tăng hoạt động co cơ, do đó sinh nhiệt và làm tăng nhiệt độ trung tâm.
B. Nhiệt độ trung tâm hiện tại cao hơn “nhiệt độ chuẩn” ở vùng dưới đồi. C. Nhiệt độ trung tâm tăng lên là do bạch cầu tăng tạo nhiệt.
D. Tăng prostaglandin làm tăng “nhiệt độ chuẩn” ở vùng dưới đồi.
Câu 47: (Case study) Ông K. 42 tuổi được chỉ định phẫu thuật và có thể phải truyền máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông K. có nhóm máu hiếm gặp. Vì vậy, ông K. được chỉ định và lên kế hoạch truyền máu tự thân (autologous transfusion). Trước phẫu thuật, 1500 mL máu được rút ra, ống rút máu được tráng bằng natri citrat để chống đông. Cơ chế chống đông của citrat là:
A. Hoạt hóa plasminogen B. Gắn với yếu tố XII
C. Gắn với vitamin K
D. Tạo chelat với canxi
Câu 48: (Case study) Ông H. 56 tuổi, được đánh giá toàn trạng trước khi tiến hành phẫu thuật thay khớp gối. Khai thác tiền sử cho thấy gia đình ông có người mắc bệnh ưa chảy máu nhưng cá
                     
nhân ông không bị. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy thời gian thrombin (PT) và thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) bình thường, yếu tố VIII hoạt động là 40%. Kết quả xết nghiệm có thể nghĩ ông H. mắc:
A. Hội chứng Bernard - Soulier B. Bệnh von Willebrand
C. Hemophilia A
D. Hemophilia B
Câu 49: (Case study) Bà Nh. 50 tuổi, phải cắt bỏ đoạn cuối hồi tràng trong phẫu thuật loại bỏ khối u ở ống tiêu hóa. Khoảng 3 năm sau, bà Nh. đi khám bệnh vì thấy da xanh xao. Kết quả xét nghiệm thấy hemoglobin là 9 g/dL, MCV (thể tích trung bình hồng cầu) tăng lên đến 110 fL. Bà Nh. được chẩn đoán sơ bộ là thiếu hụt vitamin. Thiếu loại vitamin nào dưới đây có nhiều khả năng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên:
A. A B. B1 C. B6 D. B12
Câu 50: (Case study) Chị M. 18 tuổi, đi khám bệnh vì sốt và mệt mỏi 1 tuần nay. Khám có vàng da nhẹ, sốt, hemoglobin là 13.8 g/dL, số lượng bạch cầu là 13 x 109/L, nồng độ bilirubin máu tăng (42 mmol/L) trong đó 95% là bilirubin tự do, men gan bình thường. Nguyên nhân của các dấu hiệu và triệu chứng trên nhiều khả năng là do:
A. Ngộ độc rượu
B. Thiếu enzym liên hợp glucuronyl t ransferase
C. Tăng lactat dehydrogenase (LDH) D. Tan máu nhiều
Câu 51 : (Case study) Bà K. 52 tuổi, đi khám bệnh bác sỹ nghi do thiếu folat, cho làm xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm thấy MCV là 105 fL (bình thường 80 – 96), MCHC là 34 g/dL (bình thường: 32-36). Bà K. được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to, đẳng sắc. Ở bệnh nhân này, giá trị MCH (Hb hồng cầu trung bình) sẽ như thế nào so với giá trị bình thường:
A. MCH cao hơn bình thường
          
B. MCH thấp hơn bình thường
C. MCH trong giới hạn bình thường
D. Dựa vào các thông tin trên thì không thể khẳng định được
Câu 52: (Case study) Anh M. 43 tuổi, bị thiếu máu và nồng độ hemoglobin là 12.2 g/dL (bình thường là 15.5 g/dL). Hồng cầu nhỏ với MCV = 70 fL. Yếu tố nào dưới đây có thể là nguyên nhân gây thiếu máu của bệnh nhân này :
A. Chảy máu cấp tính B. Thiếu folat
C. Thiếu sắt
D. Thiếu vitamin B12
Câu 53: (Case study) Trên thế giới, một trong những nguyên nhân nhiễm kí sinh trùng thường gặp nhất là sán máng. Bệnh nhân mắc bệnh này được xét nghiệm công thức máu. Số lượng tế bào máu nào sau đây có thể tăng lên:
A. Bạch cầu ái toan
B. Hồng cầu
C. Bạch cầu mono
D. Bạch cầu trung tính
Câu 54: (Case study) Bà M. 62 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ. Bà M. than phiền bị ngứa hai bàn tay, kèm theo đau đầu và chóng mặt. Xét nghiệm công thức máu cho thấy số lượng hồng cầu là 8.2 triệu/μl, số lượng bạch cầu là 37.000/μl, số lượng tiểu cầu là 640.000/μl. Nồng độ erythropoietin thấp hơn bình thường. Chẩn đoán sơ bộ là:
A. Giảm tiểu cầu
B. Đa hồng cầu tương đối
C. Đa hồng cầu thứ phát
D. Đa hồng cầu nguyên phát
E. Lơ xê mi dòng tủy
Câu 55: (Case study) Chị L. 40 tuổi, đi khám bệnh vì thấy người mệt mỏi. Thời gian ngắn trước đây chị L. bị nhiễm trùng và đã được điều trị khỏi. Chị L. được làm xét nghiệm máu, kết quả cho thấy số lượng hồng cầu: 1.8 x 106/μl, Hb = 5.2 g/dL, Hct =15, số lượng bạch cầu: 7.6 x 103/μl, số
          
 lượng tiểu cầu: 320000/μl, MCV = 92 fL, hồng cầu lưới là 24%. Giải thích nào sau đây phù hợp nhất cho trường hợp này:
A. Thiếu máu bất sản tủy
B. Thiếu máu tan máu
C. Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền
D. Thiếu vitamin B12
Câu 56: (Case study) Anh Th. 34 tuổi, mắc bệnh tâm thần phân liệt, mệt mỏi kéo dài 6 tháng nay. Bệnh nhân vẫn ăn ngon miệng nhưng từ chối ăn rau trong 1 năm nay vì anh ta nghe thấy giọng nói trong đầu là rau bị tẩm thuốc độc. Khám lâm sàng và thần kinh bình thường. Xét nghiệm có Hb = 9.1 g/dL, số lượng bạch cầu: 10000/μl3, MCV = 122 fL. Chẩn đoán nào sau đây phù hợp nhất:
A. Thiếu máu do mất máu cấp
B. Bệnh hồng cầu hình liềm
C. Thiếu máu bất sản tủy
D. Thiếu máu do thiếu axit folic
Câu 57: (Case study) Anh S. 24 tuổi, sống ở một huyện ven biển tỉnh Nam Định đi khám bệnh vì thấy vàng da, xanh xao, thỉnh thoảng sốt. Anh đi khám ở bệnh viện tỉnh được chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân. Anh S. đến Bệnh viện Bạch Mai khám thấy gan to, lách to, được chỉ định làm xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy Hb = 11 g/dl, số lượng bạch cầu: 22000/ μl, hồng cầu lưới = 25%. Chẩn đoán của bệnh nhân này có thể là:
A. Mất máu cấp
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
C. Thiếu máu do bệnh mạn tính
D. Bệnh thận giai đoạn cuối
Câu 58: (Case study) Ông Ph. 62 tuổi, bị đau đầu, giảm thị lực và đau ngực. Khám lâm sàng thấy da đỏ và lách to. Công thức máu cho thấy Hct = 58%, số lượng bạch cầu: 13.300/μL, số lượng tiểu cầu: 600.000/μl. Độ bão hòa oxy máu động mạch là 95%. Bệch nhân sẽ được chỉ định:
A. Hóa trị
B. Trích máu định kỳ
C. Bổ sung sắt
D. Liệu pháp thở oxy
Câu 59: (Case study) Chị Ng. 45 tuổi, có biểu hiện mệt mỏi từ tháng 7/2014 và xét nghiệm công thức máu khi đó bình thường. Đến tháng 12/2014 chị Ng. được nhập viện vì đau đầu dữ dội, huyết
          
áp đo được là 175/90 mmHg. Xét nghiệm cho thấy Hb = 8.3 g/dL, số lượng hồng cầu: 2.2 x 106/μl, Hct =23%, MCV = 89 fL, số lượng bạch cầu: 5.100/μl, số lượng tiểu cầu: 262 x 103/μl, hồng cầu lưới 0.8%. Chẩn đoán của bệnh nhân này là:
A. Thiếu máu do thiếu axit folic
B. Thiếu máu do thiếu sắt
C. Thiếu máu tan máu
D. Thiếu máu trên bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối
Câu 60: (Case study) Bé trai M. 14 tuổi, bị chảy máu mũi nhiều được giới thiệu đến bác sỹ chuyên khoa nhi khám trước khi được làm tiểu phẫu. Kết quả xét nghiệm máu thấy thời gian prothrombin (PT) là 11 giây (bình thường 11-15 giây), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) là 58 giây (bình thường 25 - 40 giây), thời gian máu chảy là 6.5 phút (bình thường 2- 7 phút). Kết quả xét nghiệm trên có lẽ do rối loạn:
A. Giảm số lượng tiểu cầu
B. Tiểu cầu mất chức năng
C. Con đường đông máu nội sinh
D. Con đường đông máu ngoại sinh
Câu 61: (Case study) Bà Th. 63 tuổi trở lại làm việc sau kì nghỉ ở Sa Pa. Một vài ngày sau khi trở về nhà, lúc ngủ dậy bà Th. thấy sưng đau ở chân phải, vùng da chân phải chuyển màu xanh tím. Bà Th. lập tức được đến phòng khám cấp cứu. Kết quả thăm khám cho thấy bà bị huyết khối tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch chậu phải. Loại thuốc nào dưới đây sẽ được sử dụng để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu:
A. Truyền heparin liên tục
B. Wafarin
C. Aspirin
D. Vitamin K
Câu 62: (Case study) Cô H. 23 tuổi mệt mỏi, khó chịu và có biểu hiện chuột rút suốt 3 tháng nay. Cô H. đến bệnh viện khám và được chỉ định làm xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ Na+: 144 mmol/L; K+: 2 mmol/L; bicarbonat: 40 mmol/L và pH máu động mạch: 7,5. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến các rối loạn và biểu hiện trên do:
A. Tiêu chảy
B. Sử dụng thuốc lợi niệu tác dụng lên quai Henle C. Giảm bài tiết aldosteron
      
D. Suy thận
Câu 63: (Case study) Anh Nguyễn Văn A. 23 tuổi bị đột quỵ khi tập bóng rổ được đưa vào phòng khám cấp cứu. Ở phòng cấp cứu anh A. nằm bất động, lơ mơ. Vị huấn luyện viên cho biết phòng tập bóng rổ rất nóng và anh này uống rất nhiều nước trong khi tập. Nguyên nhân gây ra biểu hiện trên là:
A. Tăng áp suất thẩm thấu dịch nội bào B. Tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào C. Tăng thể tích dịch nội bào
D. Tăng thể tích dịch ngoại bào
Câu 64: (Case study) Bé gái 14 tuổi được được chẩn đoán viêm cầu thận cấp, đã được theo dõi xét nghiệm máu và nước tiểu liên tục 2 tuần kể từ khi bị viêm họng. Kết quả xét nghiệm cho thấy urê máu tăng. Khám thực thể thấy huyết áp 160/90 mmHg và có biểu hiện phù có lẽ do tăng thể tích dịch ngoại bào hậu quả của tình trạng giữ muối, nước. Bình thường dịch ngoại bào chiếm:
A. 5% trọng lượng cơ thể B. 10% trọng lượng cơ thể C. 20% trọng lượng cơ thể
D. 40% trọng lượng cơ thể
Câu 65: (Case study) Cô B. 18 tuổi có biểu hiện rối loạn tri giác được đưa đến phòng khám cấp cứu. Tại phòng khám, cô B. nằm thẳng đuỗn, không thực hiện động tác theo lệnh. Kết quả xét nghiệm nhanh cho thấy nồng độ Na+ máu thấp (125 mmol/L). Bạn của cô B cho biết cô đã sử dụng ectasy (chất ma túy tổng hợp) tối hôm trước, rất khát nước vào buổi sáng hôm sau và đã uống rất nhiều nước. Bình thường cô B. nặng 60 kg, áp suất thẩm thấu máu lúc mới nhập viện là 300 mOsm/L. Tình trạng hạ Na+ máu do cô B. đã uống bao nhiêu nước?
A. 3.5 L B. 5 L C. 6 L D. 7 L
Câu 66: (Case study) Ông G. 49 tuổi, suy thận giai đoạn cuối được thực hiện thẩm phân phúc mạc tại nhà. Áp suất thẩm thấu của dịch được lựa chọn cho thẩm phân phúc mạc sẽ quyết định hệ số lọc. Áp suất thẩm thấu của một chất bằng không do:

A. Phân tử này không thấm được qua màng tế bào
B. Kéo nước đi qua màng tế bào
C. Có thể khuếch tán qua màng tế bào giống như phân tử nước
D. Được vận chuyển qua màng nhờ chất mang
Câu 67: (Case study) Ông H. 62 tuổi được đưa vào phòng khám cấp cứu với biểu hiện khó nuốt và liệt nửa người. Kết quả chụp CT cho thấy có dấu hiệu tăng áp dịch nội sọ. Bệnh nhân được chẩn đoán phù não sau đột quỵ. Loại dịch nào sau đây có hiệu quả nhất để điều trị làm giảm áp lực nội sọ sau đột quỵ não?
A. 250 mmol glycerol
B. 250 mmol glucose
C. 350 mmol ure
D. 350 mmol mannitol
Câu 68: (Case study) Anh N. được đưa đến phòng khám cấp cứu với các biểu hiện của tăng ion K+ máu. Sử dụng thuốc nào dưới đây có thể làm giảm nồng độ ion K+ trong dịch ngoại bào?
A. Atropin
B. Epinephrin
C. Glucagon
D. Truyền dịch đẳng trương
Câu 69: (Case study) Anh Phạm Văn M. 25 tuổi, đang tập luyện ở mức tiêu thụ oxy bằng 25% cho cuộc thi chạy 10 km. Chuyển hóa yếm khí trong quá trình tập luyện sẽ tăng lên, hầu hết acid yếu được sinh ra đi vào máu được đệm bằng:
A. Bicarbonat
B. Hemoglobin
C. Phosphat
D. Protein huyết tương
Câu 70: (Case study) Ông A. 64 tuổi có tiền sử tiểu đường typ II đi khám nội tiết với biểu hiện chủ yếu là yếu, mệt mỏi. Kết quả xét nghiệm điện giải và sinh hóa cho thấy Na+: 130 mEq/L; K+: 6.3 mEq/L; HCO3−: 18 mEq/L; BUN: 43 mg/dL; creatinin: 2.9 mg/dL và glucose: 198 mg/dL. Hiện tại ông A. chỉ uống 5 mg glyburide 2 lần/ngày (thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tiểu đường typ II). Rối loạn điện giải và kiềm toan ở bệnh nhân này do:

A. Giảm bài tiết aldosteron B. Hạ canxi máu
C. Giảm thông khí
D. Giảm thể tích

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay