CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II - Ca bệnh Lâm Sàng Hay

Đăng vào ngày 2023-04-04 10:50:55 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu: https://zalo.me/g/cmdhfx980

Bệnh Viện Bạch Mai

CA LÂM SÀNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II KHỎI HOÀN TOÀN 

TS BS Nguyen Quang Bay - BV Bach Mai 

?‍♂️?‍♂️?‍♂️?‍♂️?‍♂️?‍♂️

Khỏi bệnh đái tháo đường typ 2 – Sự thật chứ không phải mơ

Bệnh nhân nữ sinh năm 1986, vào viện cấp cứu tháng 5/2022 với chẩn đoán ĐTD typ 2 – Gan nhiễm mỡ, HbA1C là 10,0%. Cân nặng 68,5kg, cao 1m60 và BMI = 26,8. Ra viện được điều trị bằng 3 loại thuốc uống gồm Dapagliflozin 10mg, Metformin 2000mg và Sitaglitin 50mg. Sau 2 tháng cân nặng còn 64kg, và sau 6 tháng cân nặng giảm còn 57kg, kéo theo HbA1C giảm rất nhanh xuống < 6,0%, nên BN chỉ cần uống 2 thuốc, rồi 1 thuốc duy nhất là Metformin liều rất thấp 500mg/ngày. Cân nặng giảm thấp nhất là 57 kg

Hôm nay BN quay lại khám sau 11 tháng, glucose máu là 5,6 mmol/L và HbA1C là 5,62%, cân nặng là 58kg tức là giảm 15,3% cân nặng ban đầu, BMI hiện tại là 22,6 (trong giới hạn bình thường), và được bác sỹ cho ngừng thuốc nhưng vẫn cần duy trì chế độ ăn, tập thể dục đều và được lệnh không cho phép tăng cân trở lại.

Từ năm 2021, Hội ĐTĐ Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm lui bệnh ĐTĐ (Remission), thực chất là khỏi bệnh nếu người đó ngừng thuốc hạ đường huyết > 6 tháng mà vẫn giữ được HbA1C < 6,5%. Khả năng lui bệnh cao nhất ở những BN ĐTĐ typ 2 béo phì mới được chẩn đoán < 3 năm và trong quá trình điều trị giảm được trên 15% cân nặng.

-----

BỔ SUNG KIẾN THỨC LÂM SÀNG NỘI TIẾT

Đái tháo đường typ 2 có khả năng thuyên giảm hay khỏi bệnh không ?

Một đồng thuận được 4 Hiệp hội lớn gồm Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA), Hiệp hội Nội tiết (Endocrine Society), Hội ĐTĐ châu Âu (EASD) và Hội ĐTĐ Vương quốc Anh (Diabetes UK) cùng đưa ra nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa thuật ngữ, định nghĩa và cách đánh giá hiện tượng "thuyên giảm" của bệnh ĐTĐ. 
Hội đồng gồm 12 thành viên đề xuất sử dụng thuật ngữ "thuyên giảm", mà không dùng những từ khác như "đảo ngược", "giải quyết" hoặc "chữa khỏi", để mô tả tình trạng đường huyết bình thường kéo dài mà không cần sử dụng thuốc hạ đường huyết ở một người trước đây đã được chẩn đoán ĐTĐ typ 2. "Thuyên giảm" có nghĩa là đạt được HbA1c <6,5% (<48 mmol/mol) ít nhất 3 tháng sau khi ngừng điều trị bằng thuốc hạ đường huyết, đạt được thông qua lối sống, phẫu thuật giảm béo hoặc các phương pháp khác.

GS Riddle, thuộc Khoa Nội tiết - ĐTĐ - Dinh dưỡng tại Đại học Y Oregon, Hoa Kỳ cho biết."Các phương pháp điều trị mới ngày càng tăng khả năng đưa nồng độ glucose về mức bình thường, và trong nhiều trường hợp, ngay cả sau khi ngừng điều trị bằng thuốc. Đó không phải là điều bất thường hay hư cấu, đó là thực tế. Các bác sĩ lâm sàng cần biết để trao đổi với BN về điều đó". Tuy nhiên “Cần có dữ liệu về tác động của các phương pháp giúp đưa đường huyết về mức bình thường. Thực sự chúng ta cần đi một chặng đường dài nữa để có các bằng chứng mạnh mẽ về dịch tễ học và can thiệp"
Bản đồng thuận đưa ra 6 khuyến nghị sau:
1. Thuật ngữ "thuyên giảm" nên được sử dụng để mô tả sự cải thiện chuyển hóa bền vững ở bệnh ĐTĐ typ 2 xuống mức gần bình thường. Thuật ngữ này là phù hợp nhất vì tình trạng kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào beta có thể vẫn còn dù đường huyết giảm. Do bệnh ĐTĐ không thể chữa khỏi nên Hội đồng cũng quyết định loại bỏ các thuật ngữ trước đây của ADA là thuyên giảm “một phần", "hoàn toàn" và "kéo dài" vì nghĩa không rõ ràng và khó áp dụng.
2. Sự thuyên giảm được định nghĩa là HbA1c quay trở lại mức <6,5% (<48 mmol / mol) - ngưỡng được sử dụng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ - một cách tự nhiên hoặc sau một can thiệp và kéo dài ít nhất 3 tháng mà không cần dùng đến thuốc hạ đường huyết.
3. Trường hợp kết quả HbA1c không đáng tin cậy, ví dụ có bệnh hemoglobin, thì xác định thuyên giảm khi đường huyết lúc đói <126 mg / dL (<7,0 mmol / L) hoặc HbA1c ước tính <6,5% theo dữ liệu của CGM.
4. Xét nghiệm HbA1c để xác định sự thuyên giảm nên được thực hiện ngay trước khi định điều trị và sớm nhất là 3 tháng sau khi ngừng dùng bất kỳ loại thuốc hạ đường huyết nào.
5. Xét nghiệm HbA1c lần tiếp theo cần được thực hiện ít nhất hàng năm, cùng với việc theo dõi định kỳ các biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ, bao gồm kiểm tra đáy mắt, đánh giá chức năng thận, khám bàn chân và kiểm tra các yếu tố nguy cơ tim mạch. 
6. Cần có các nghiên cứu để xác định tần suất, thời gian thuyên giảm bệnh và tác động lên kết quả y tế ngắn hạn và dài hạn của việc thuyên giảm bệnh ĐTĐ typ 2 nhờ các biện pháp can thiệp hiện có.

Đồng thuận này được công bố đồng thời trên các Tạp chí lớn như Diabetes Care (ngày 30/ 8/ 2021), Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Diabetologia, và Diabetic Medicine.

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay