CẤU TRÚC MÔ HỌC DẠ DÀY

Đăng vào ngày 2023-04-03 15:58:02 mục Tin tức 5500 lượt xem

Đường dẫn tài liệu: https://zalo.me/g/cmdhfx980

Sinh Viên Y Thái Nguyên

[ HỌC TỐT MỖI NGÀY ] 
CẤU TRÚC MÔ HỌC CỦA DẠ DÀY LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG TIẾT ACID CỦA DẠ DÀY “. 

✅A. CẤU TRÚC MÔ HỌC CỦA DẠ DÀY

- Dạ dày được cấu tạo bởi 4 tầng mô từ ngoài vào trong lần lượt là (chi tiết ở hình 1): (1) Tầng vỏ ngoài;  (2)Tầng cơ: Gồm 3 lớp cơ trơn; (3) Tầng dưới niêm mạc và (4) Tầng niêm mạc đảm nhận chức năng hóa học của dạ dày mà ta đang đề cập đến. Tầng niêm mạc gồm 3 lớp:
▪ Biểu mô: Thuộc loại biểu mô trụ đơn và có khả năng tiết chất nhầy.
▪ Lớp đệm: chứa một lượng lớn các tuyến dạ dày.
▪ Lớp cơ niêm: là lớp cơ trơn mỏng

- Người ta chia các tuyến dạ dày thành 3 loại: (1) tuyến tâm vị (vùng tâm vị); (2) tuyến môn vị (vùng hang và môn vị) ; (3) tuyến đáy vị (vùng thân vị và đáy vị). Trong đó acid dạ dày chủ yếu tiết bởi tuyến đáy vị.

- Tuyến đáy vị (hình 2) thuộc dạng tuyến ống thẳng chia nhánh, chia làm 3 đoạn (đoạn eo, đoạn cổ tuyến, đoạn đáy tuyến). Cấu tạo bởi 4 loại tế bào: tế bào nhầy cổ tuyến và tế bào viền tập trung cùng eo và cổ tuyến; tế chính và tế bào nội tiết tập trung ở vùng đáy tuyến
▪ Tế bào chính: hình vuông, tiết enzyme của dạ dày (pepsinogen và lipase dạ dày)
▪ Tế bào viền: hình đa diện, tiết acid HCl và yếu tố nội giúp hấp thu B12
▪ Tế bào nhầy cổ tuyến: bài tiết chất nhầy ít kiềm hơn chất nhầy của biểu mô
▪ Tế bào nội tiết (tế bào ưa bạc): ở tuyến đáy vị tiết serotonin, somatostatin, histamin; tuyến môn vị tiết somatostatin, gastrin.

✅B. CHỨC NĂNG TIẾT ACID CỦA DẠ DÀY
Động lực chính cho sự bài tiết acid chlohydric của các tế bào viền là các bơm H - K ( H-K adenosine triphosphatase [ATPase] ).
• Cơ chế hóa học của sự hình thành acid hydrochloric bao gồm các bước như sau: (Hình 4)

1. ở tế bào viền, CO2 và H2O kết hợp với nhau và chuyển thành H+ và HCO3-, xúc tác bởi carbonic anhydrase ( CA). Ngoài ra, nước trong các tế bào viền phân li thành ion H+ và ion OH

2. H+ được tiết vào lòng dạ dày nhờ bơm proton H+-K+-ATPase. Cl- được tiết cùng H+ qua kênh. Sản phẩm tiết của tế bào viền là khi H+ kết hợp với Cl- tạo HCl

3. HCO3- được sản xuất ở tế bào viền sẽ hấp thu vào máu để trao đổi với Cl-.
 
• Các yếu tố cơ bản kích thích sự bài tiết dịch vị là Acetylcholine, Gastrin, và Histamine.(Hình 4)
Acetylcholin được giải phóng ra do sự kích thích hệ đối giao cảm sẽ kích thích sự bài tiết pepsinogen từ các tế bào chính, acid hydrochloric từ các tế bào viền và chất nhày từ các tế bào tiết nhày. So với acetylcholine, cả gastrin và histamine đều kích thích rất mạnh tế bào viền bài tiết acid, nhưng chúng ít có tác động tới các tế bào bài tiết khác
• Sự kích thích bài tiết acid dạ dày  
Sự bài tiết acid này nằm dưới dự kiểm soát liên tục của cả tín hiệu thần kinh và thể dịch.

I. THẦN KINH: (hình 3)

1. Acetylcholine
- Con đường trực tiếp : hệ phó giao cảm, cụ thể là thần kinh X chi phối trực tiếp tế bào viền và kích thích tiết H+ trực tiếp. Chất dẫn truyền thần kinh là aceltylcholine, recepter trên tế bào viền nhận acetylcholine là Muscarinic (M3), chất truyền tin là IP3/Ca2+ kích thích nội bào bơm proton mạnh hơn
- Con đường gián tiếp : thần kinh X kích thích X chi phối tế bào G và kích thích tiết Gastrin, sau đó kích thích H+ theo cơ chế nội tiết ( chất dẫn truyền là GRP )
Bài tiết dịch vị, xảy ra khi nhìn thấy, ngửi, nếm, và nhai thức ăn, được bắt đầu và điều chỉnh nhờ thần kinh phế vị của hệ thần kinh tự chủ. Sự kích thích ban đầu này của hoạt động vận tiết được gọi là giai đoạn não (cephalic phase). Sự kích thích của phế vị gây tiết acid (HCl) và gastrin trong giai đoạn đầu thông qua hoạt động của hệ thần kinh ruột. Sự có mặt của acid, các amino acid, và các peptid trong lòng dạ dày cũng như sự căng dạ dày, gây kích thích bài tiết dịch vị mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo, gọi là giai đoạn dạ dày (gastric phase).

II. THỂ DỊCH (hình 4)

1. Histamine
Được tế bào ECL (TB ưa crom) trên niêm mạc dạ dày và phân tán quanh TB viền. Histamin hoạt hóa qua recepter H2 trên màng TB viền. Recepter H2 bắt cặp với adenylyl cyclase qua protein Gs cùng và có sự giúp đỡ của chất truyền tin là cAMP. cAMP sẽ tăng hoạt động bơm proton tăng tiết axit
Ngoài ra, TB ECL còn nhận sự kích thích của gastrin từ TB G qua recepter CCKB (cholecystokinin) và của acetylcholine từ hệ phó giao cảm qua recepter M3 để tăng cường tiết histamin cho hoạt động tiết dịch vị

2. Gastrin
Là một hormone được tiết ra khi ăn một bữa ăn (khi có kích thích của các acidamin/peptide, sự căng thành dạ dày, kích thích phế vị).TB G là tế bào sản xuất gastrin rồi đưa vào máu, từ máu gastrin tương tác lại với tế bào viền qua recepter CCKB. Chất truyền tin của gastrin tại tế bào viền là IP3/Ca2+ và hoạt hóa bơm proton hoạt động mạnh hơn.
TB G là tế bào sản xuất gastrin ở tuyến môn vị gây nên sự giải phóng Gastrin vào máu để sau đó được vận chuyển đến các tế bào ECL ở dạ dày. Hỗn hợp mạnh của dịch vị vận chuyển Gastrin cực kỳ nhanh tới các tế bào ECL ở thân vị, gây nên sự giải phóng trực tiếp histamine vào các tuyến tiết acid ở sâu. ( đã đề cập bên trên )

?‍♀️?‍♂️Các bạn muốn tìm hiểu sâu về phần kiến thức này hãy kéo xuống phần ảnh để đọc ngay nhé!?
SINH VIÊN Y THÁI NGUYÊN

Danh mục: Tài liệu

Luyện thi nội trú
Khóa học mới
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay