CHỈ ĐỊNH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
Suy hô hấp do mọi nguyên nhân: tại phổi hoặc ngoài phổi
Suy tuần hoàn, sốc do các nguyên nhân
Suy thận và bệnh lý ống thận
Bệnh nội tiết: đái tháo đường nhiễm toan ceton, bệnh vỏ thượng thận, suy giáp
CHỈ ĐỊNH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
Hôn mê, ngộ độc
Bệnh tiêu hóa: tiêu chảy, rò ruột, rò túi mật hoặc
ruột non, tụy tạng
Các rối loạn điện giải: tăng giảm kali, chlor máu
Theo dõi điều trị: ô xy liệu pháp, bệnh nhân thở máy, nuôi dưỡng tĩnh mạch, lọc thận, truyền dịch và truyền máu số lượng lớn, điều trị lợi tiểu
----
TOAN MÁU TRONG SỎI THẬN
Bệnh nhân nam 52 tuổi nhập vào khoa tiết niệu do sỏi niệu quản tái diễn. Ông hay than phiền về tình trạng mệt mỏi và ngủ lịm. Hiện ông ta không sử dụng một loại thuốc nào và tiền sử chưa mắc các bệnh lý đường tiêu hóa.
Thăm khám:
Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tổng trạng trung bình. Thăm khám các cơ quan không thấy dấu hiệu bất thường.
Khí máu:
pH: 7.37 (7.35-7.45)
pCO2: 31.5 mmHg (35- 45 mmHg)
pO2: 99 mmHg (>80 mmHg)
HCO3-: 18 mmol/L (22-28 mmol/L)
SO2: 99% (>96%)
Lactate: 1 mmol/L (0.4-1.5)
K+: 3 mmol/L
Na+: 137 mmol/L
Cl-: 109 mmol/L
Câu hỏi:
- Đánh giá trao đổi khí ở bệnh nhân?
- Đánh giá trạng thái toan kiềm?
- Tính khoảng trống anion?
- Bạn nghĩ đến chẩn đoán gì?
Trả lời:
- Tăng thông khí thứ phát rất nhẹ
- Toan chuyển hóa đã bù trừ
- Anion gap = (Na + K) – (Cl + HCO3) = (137+3) – (109+18) = 13 (bình thường)
- Nhiễm toan ống thận Type I
Không có nhiều chẩn đoán phân biệt khi ta thấy có nhiễm toan anion gap bình thường mà không có các triệu chứng của tiêu chảy, nhiều khả năng là tình trạng toan hóa ống thận (RTA). Bệnh sử sỏi thận và tình trạng hạ Kali máu cũng cố thêm cho chẩn đoán RTA.
Ở RTA Type I, thận mất khả năng tiết H+ vào nươc tiểu khi tái hấp thu Na+, dẫn đến mất HCO3 vào nước tiểu, hậu quả là toan hóa. Để duy trì trung hòa điện tích, thận tái hấp thu thêm Cl- (vì vậy mới gọi là toan hóa tăng Clorua máu). Do Cl- là ion được định lượng, có trong công thức tính nên khoảng trống anion không tăng.
RTA Type I thường gây sỏi thận, khi Calci có xu hướng kết tủa trong môi trường nước tiểu kiềm tính, tạo thành sỏi.
Kali máu thấp là hậu quả của quá trình thải K+ để giữ Na+ thay vì thải H+.
Cre: Ôn Thi Nội Trú