CÁC NHÓM THUỐC HẠ LIPID MÁU
1. Nhóm thuốc statin
Các statin ức chế men khử HMG-CoA, không tạo ra cholesterol ở gan, làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol, tăng sự thoái hóa và làm giảm loại cholesterol gây hại này xuống mức thấp nhất. Đồng thời, các statin cũng làm tăng HDL-cholesterol (loại cholesterol có lợi cho cơ thể).
Statin là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị bệnh mỡ máu
Nhóm thuốc này được kết thúc bằng đuôi “statin”:
• Simvastatin
• Atorvastatin
• Rosuvastain
2. Nhóm thuốc Fibrat
Fibrat là cũng là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh mỡ máu cao, có tác dụng giảm triglycerdis, LDL, tăng HDL. Thuốc này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với những loại thuốc hạ mỡ máu khác.
Dấu hiệu để nhận biết nhóm thuốc này chính là các tên thuốc đều kết thúc bằng đuôi “Fibrat”:
• Fenofibrat
• Ciprofibrat
• Berafibrat
3. Niacin – Một số vitamin và 1 vitamin nhóm B có tác dụng hạ mỡ máu :
Niacin là loại thuốc trong số 8 loại vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B3 và PP có tác dụng hạ mỡ máu. Nhóm thuốc này được dùng kết hợp với thuốc statin, hoặc các trường hợp người bệnh không dung nạp với statin. Niacin là vitamin tan trong nước giúp ức chế sản xuất các lipoprotein tại gan, giảm chỉ số LDL và tăng chỉ số HDL.
Niacin là vitamin nhóm B có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mỡ máu. có thể tìm nhóm thuốc này trong các hiệu thuốc dược như: Niapan, Nicoar,…
Ngoài ra, cũng có thể bổ sung nhóm vitamin B trong các thực phẩm: Súp lơ, cà chua, rau chân vịt, cà rốt, hạnh nhân,…
4. Nhóm renin - nhóm gắn với acid mật :
- Cholestyramin
- Colestipol
Thường dùng phối hợp với nhóm statin hoặc không dụng nạp với statin, không được dùng triglycerid tăng quá cao.
5. Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol :
- Ezetimibe
Dùng phối hợp với nhóm statin hoặc ko dung nạp statin, không được dùng khi triglycerid tăng cao.
6. Điều trị thay thế bằng hoocmon sinh dục nữ Estrogen
Nhóm này thường dùng các estrogen thảo dược. có ích cho phụ nữ mãn kinh có rối loạn lipid máu
7. Nhóm acid béo không bão hòa – Omega-3
Những acid béo DHA và EPA là những thành phần chính của dầu cá. Có tác dụng hạ Triglycerid khá mạnh. Làm tăng HDL-C vừa phải. nhóm này thường dùng điều trị Triglycerid cao thường phối hợp với nhóm FiBrate
TÁC DỤNG PHỤ CỦA CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ MỠ MÁU
Sau khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu một thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng.
● Đối với gan mật
Tác dụng phụ của thuốc là có thể làm rối loạn chức năng gan, làm tăng men gan SGOT/SGPT, dẫn tới hoại tử tế bào gan. Khi các men gan SGOT/SGPT tăng lên gấp 3 lần bình thường bệnh nhân buộc phải ngừng thuốc đang sử dụng. Nếu khi dùng thuốc bệnh nhân bị mệt mỏi, suy yếu sức khỏe, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,... cần báo ngay cho bác sĩ.
Những trường hợp bị viêm gan cấp hoặc mãn tính, có men gan tăng kéo dài chống chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu.
● Đối với hệ tiêu hóa
Thuốc hạ mỡ máu có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, khi dùng thuốc nhóm fibrat; đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn khi dùng thuốc nhóm statin,...
● Đối với hệ thần kinh
Khi dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, một số người có thể bị giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên,...
● Đối với da, cơ, xương, khớp
Thuốc hạ mỡ máu có thể làm đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mề đay.
Nhức mỏi các khớp là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
Chú ý: Không phải bất cứ ai khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Những người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ là: uống nhiều loại thuốc giảm cholesterol một lần, nữ giới, người có bệnh thận hoặc gan, trên 65 tuổi, người uống quá nhiều rượu.