5 ĐIỀU NÊN BIẾT TRƯỚC KHI CHỌN NGÀNH Y - BS Ở VN
==================
?Post không công kích bất kì quan điểm/cá nhân nào bởi bất cứ thành quả đạt được bằng chính sự cố gắng bản thân với hình thức nào đều đáng được tôn trọng, nễ phục & “học hỏi”! Post chỉ nêu QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN với gốc nhìn SV Y2, 2016 từng chia sẽ với một GS Tim mạch gốc Việt thành danh tại Mỹ, đến nay vừa tốt nghiệp chưa tròn 1 năm, nhân tiện chủ đề “Lương BS đáng giá bao nhiêu” đương nóng nên xin phép chia sẽ:
- Tâm tư, nhìn lại mình trong quá khứ & tương lai nên có phương hướng nào phù hợp?
- Qúy tiền bối nên hướng nghiệp đàn em "bước vào" Y khoa đại giảng đường? (ở đây đề cập là khuyên đúng hay sai, nên chọn không; chứ không phải đã chọn Y là sai/đúng).
?Post quan điểm trung lập. ?Phân khúc: SV Y, BS trẻ, HS THPT, phụ huynh; trừ BS trẻ xuất thân ở vạch đích & BS đương đỉnh cao sự nghiệp. Mong Qúy tiền bối đừng hiểu lầm, lượng thứ; nên không cmt phản cảm & post này càng không phải để tranh biện quan điểm ai đúng ai sai vì bất cứ gốc nhìn nào đều tương đối nên ý kiến trái chiều là không tránh khỏi. Tiếng Việt em không được rành nên hơi lủng củng, xin cảm thông!
===================
⭐️1. “BS giỏi không ai nghèo cả”.
Không sai. Nhưng xin thưa nếu quán cơm tấm nấu ngon, bán được khách cũng không ai nghèo cả, thậm chí mua nhà mặt tiền mấy căn, afford con cái đi du học Tây, Tàu; nói đúng hơn là bất cứ ngành nghề chân chính nào khi đủ giỏi đều không nghèo. Nhưng, vấn đề tài chính ổn định KHI NÀO mới là quan trọng? Ai mà không biết BS giỏi không nghèo, ai không biết BS không nghèo thường là BS có tuổi (thường>=40)? Lúc học Y, tiền bối hay bảo: “mày nên học khôn ngoan chứ không chỉ học siêng!” (work hard & work smart), vậy tại sao lại không chỉ thêm cho SV/ BS trẻ là nên “SỐNG SMART” nữa. Tại sao không suy nghĩ không nghèo ở tuổi 28/30 mà lại là tuổi 40. Bài toán:
A: Đất 3 tỷ, để 3-4 năm, bán lại 3tỷ8?
B: Đất 800tr, để 1-2 năm, bán lại 1 tỷ2?
Không phương án nào đúng sai, chỉ có phương án hợp lí & khôn ngoan. Đồng ý mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng nhưng hầu hết cũng có nguyên tắc hao hao giống nhau là học/làm bất cứ gì thì cũng như kinh doanh/đầu tư, cái tốt hơn hết có lẻ là: thời gian “ngắn nhất”, tài chính thấp nhất, tập trung “cao độ nhất”, cố gắng quan sát nhiều & “kĩ nhất”, cố gắng dùng não “nhiều nhất”, hi sinh/thiệt hại ít nhất để đạt thành quả “tốt/cao” nhất trong KHẢ NĂNG CÓ THỂ NHẤT mới là thượng sách. Hay phải chăng nhiều BS lớn lại ăn hiếp BS trẻ tụi em, mong BS trẻ hằng tháng lãnh “outstanding staff certificate”, tạo ra giá trị thặng dư cho tổ chức, nhưng giá trị đó thì BS trẻ or thậm chí BS không trẻ chỉ dòm & dòm. Thử làm survey lí do thi vào Med school của SV Y quốc tế (vd:Mỹ/ Singapore, có lẽ PHẦN LỚN họ sẽ trả lời là “ĐỔI ĐỜI”, “đổi đời” có thể là cuộc sống thoải mái hơn, danh giá hơn hay nguyện vọng cao cả cứu người giúp đời nhưng quý vị quên 1 điều: lương họ từ 80,000$ đến 200-500,000$/năm, lương Resident Doc cũng 40,000$/năm trở lên hay thậm chí những Opthamologist/Plastic surgeon lên đến triệu dollar/năm (lương cao bởi 2 nguyên do chính: 1 là để thành MD phải đầu tư rất nhiều nên họ được paid-off, 2 là Nhà nước biết chỉ có cách duy nhất khi BS tài chính độc lập hay thậm chí tự do, không quá đau đầu vì cơm áo gạo tiền thì họ mới làm full-time doc chứ không phải part-time doc kiêm thêm stock, cryptocurrency...) Trái lại, khi SV Y mình trả lời khá thực tế, học để đổi đời, cuộc sống thoải mái hơn chứ không học vì lí do a,b,c... thì bị la mắng, hạch sách: “Em học y với mindset kiểu đó hả? em hành nghề y với đạo đức đó hả?”; thậm chí có vài bài báo giật gân “lương BS không cao thì ai cao” hay “BS giỏi không ai nghèo cả” để lặng sóng dư luận. Như 1 anh BS đã nói:" bs trẻ tụi em đâu đòi hỏi giàu, chỉ cần 2 chữ công bằng". Còn vấn đề dân Y bàn về financial issue là thiếu y đức? Xin thưa đó là phần nhỏ nào 1 con sâu làm rầu nồi canh; còn vấn đề y đức được thể hiện rất rõ qua cách làm việc mỗi ngày là BS luôn trăn trở, tìm ra giải pháp tốt nhất cả chuyên môn & tài chính cho bệnh nhân thì đó là đạo đức sáng trong tầm tay nhất BS làm được.
⭐️2. Thế nào là “Giỏi”?
Cá nhân, mình quan niệm khác khi lúc còn vừa học lớp 10 vừa “kinh doanh” nhỏ chút đỉnh: “Giỏi không phải là chỉ giỏi chuyên môn, giỏi chuyên môn thì bạn là “Tướng chi Binh”, nói cách khác là một “employee”, một “công nhân chữa bệnh” thay vì công nhân sửa xe, cứ thế mà mắc "bẫy ổn định” của cách giáo dục trong quá khứ là inevitable, cứ vậy mà mắc “bẫy nợ của đời”. Giỏi là có nhận thức hoặc/và hành động, thành quả “nhỉnh” hơn so với các bạn cùng chăng lứa & thậm chí là so với người hơn 10 tuổi đổ lại hay nôm na gọi là ông cụ non lo xa tích cực”. Hay nói cách khác: giỏi chuyên môn thì mình tạm định nghĩa là “HỌC GIỎI” còn Giỏi ở đây là “học giỏi + làm giỏi để có CUỘC SỐNG GIỎI” thì đó là “Tướng chi Tướng”. Cần lắm thứ lắm! Cần: giỏi chuyên môn vừa đủ (đương nhiên rất & quá giỏi là perfect), kiến thức XH & nhiều lĩnh vực khác từ ngoại ngữ đến tài chính, kinh tế, thời sự .... (nói trắng ra là đủ lanh lợi & khôn khéo theo hướng tích cực).
Vậy bạn học giỏi để làm gì? Nói cách khác: “bạn học giỏi, rồi sao nữa? rồi what’s next?”. Nhiều người quan điểm học để lĩnh hội kiến thức nhân loại, ba mẹ vui lòng, trả ơn Thày Cô, cái đó không sai & rất đúng nhưng chỉ thích hợp để nộp tập làm văn thôi. Các bạn không tin? Ok, vd nhé: một số bạn cày USMLE ngày đêm để chi? để lĩnh hội kiến thức nhân loại? phổ độ chúng sanh? ba mẹ vui lòng? Đồng ý tất cả đó đều thiện lành, đúng hết cả. Tuy nhiên, bạn học quên trời trăng mây gió cũng là muốn ngày nào đó thành BS ở Mỹ để tăng thu nhập, mà trần tục gọi là kiếm tiền, để lương/năm 80,000 – 500,000 mỹ kim, thậm chí hơn (tùy bằng cấp & thâm niên). Có lần mình cũng hỏi GS tim mạch đó: “Thày u60, hành nghề 30 năm, kiếm được 16 triệu mỹ kim không Thày?". Thày cười & đáp: "more than that", mình hỏi thêm nữa:"sao Thày vẫn cày sáng đêm suốt thế, Thày không mệt à?”. Thày nói: “mệt chứ em, nhưng vẫn muốn kiếm thêm cơm nữa”. Có vị BS ngay tại đất Saigon, quăng 3 tỷ tiết kiệm đều đặn hằng tháng vào bank suốt 3-4 năm liền (đương nhiên có nhiều source of income, nhưng cũng chân chính & tử tế). Chung quy, học giỏi là để có CUỘC SỐNG GIỎI bên cạnh việc mở mang tầm nhìn & nâng cao tầm cỡ, chứ không phải học giỏi là để thiên hạ biết mình học giỏi nhưng CUỘC SỐNG lại không hoặc chưa GIỎI.
- “Quan điểm HỌC THIỆT GIỎI để kiếm được nhiều tiền trong quá khứ?”/// “Theo CÁCH ĐỊNH HƯỚNG và SUY NGHĨ trong quá khứ, hiện tại và tương lai phải HỌC thật GIỎI, sau đó vào lớp Chuyên/ Trường Chuyên, lên ĐẠI HỌC tốt nghiệp THỦ KHOA, để có cái với người ta gọi là “EMPLOYEE”. Đây là cách giáo dục sai lầm trong thời đại 4.0 và tương lai 5.0” (trích PGS.TS.BS Trần Đăng Khoa).
Rất đồng ý với quan điểm của PGS Khoa, income nhiều không nằm ở chổ hi sinh thanh xuân chỉ để được cái "employee”, để rồi bỏ quên hàng tỉ thứ cần & nên học từ REAL TEACHER - “TRAINING TEACHER”. Không tin? Đơn giản nhất là ngoài giờ học & làm ở nhà thương, gặp bạn bè nghe họ nói một đống thứ SV Y mình cứ nghĩ là trần tục, low level, mình dân Y hiểu hết í.... nhưng đó chính là thiếu sót của SV Y nghĩ mình tài giỏi, điểm đậu ĐH 28-30, ego quá cao, nhưng thật ra là sống trong thế giới “ảo” của sách vỡ mà thiếu soft skills, net-working, kiến thức thường thức trong business/nhân sự, physique appearance, well-dressed,etc..... . Như GS.TS.BS Phan Toan Thang từng share: “ở Singapore, không ít research của nhiều PhD/Prof ngâm cứu cho đã nhưng thực tiễn chả mang được đồng nào cho Chính phủ thì cũng bị lùa sạch từ trái sang phải”.
⭐️3. Nói vậy không phải để làm rụt chí chiến sĩ, hay chỉ bàn Negative sides mà Please nhìn nhận rõ Đời Y và Đời Sống! Thay vì ngồi than vãn tại sao BS học cao hiểu rộng nhưng lương không bằng một công nhân, thì nên chăng “vẫn duy trì hành nghề nhưng TỰ TÌM THÊM HƯỚNG PHÙ HỢP” - làm tốt nhất bản thân có thể về mọi mặt, làm giàu trí tuệ (cả chuyên môn & không chuyên môn), làm giàu của cải vật chất, làm giàu cho chính sức khỏe mình (keep fit, doing gym, MMA...). Tới đây, lại nhiều vị bảo học còn chưa xong, làm muốn nín thở, thời gian đâu làm lắm thứ nên cái đó cũng là do mục tiêu/lựa chọn của mỗi người. (Trích NTKNT Quách Thái Công: "Điều khó nhất trong cuộc sống là cân bằng".) Còn vấn đề những cách tăng income thì PGS. Khoa posted rất nhiều. Lòng thật nói, quý vị cũng nhận ra dù có nói lắm để đòi "công bằng" về lương bỗng thì cũng HOPELESS vì KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC ĐÂU. Nếu đã thay đổi được thì không ít người thi USMLE, nếu thay đổi được thì bao nhiêu năm nay các BS lớn đã làm rồi & thật ra họ cũng nổ lực để giúp BS trẻ rồi?? (có lẽ Thày lớn còn quá nhiều thứ cần lo). Đấy là lí do các tân BS thường nhận được lời chúc từ Thày Cô tại buổi tri ân tốt nghiệp: "chúc các tân BS học thật tốt, LUÔN CỐ GẮNG GIỮ NHIỆT HUYẾT & ĐAM MÊ với NGHỀ nhé". Cũng như vấn đề dùng kháng sinh không hợp lí mà NVYT cũng có phần trách nhiệm khiến tình trạng đề kháng KS ở VN càng gia tăng & khó kiểm soát; khi tham dự hội thảo “Cập nhật về KS” thì hay đặt 1 câu hỏi không bao giờ có câu trả lời: “why the Big Pooh-bahs do not legislate to ban easily purchasing of antibiotics without prescription in drug retail outlets, because of a huge amount of…..?”, hầu hết presenter đều ignore, nhưng may mắn lắm mới được phúc đáp: “việc kiểm soát sử dụng KS "bừa bãi" phụ thuộc vào nhiều yếu tố & trong khuôn khổ này chúng tôi không tham vọng bàn luận”.
Không ít người trong quá khứ/ tương lai “cổ vũ” con em vào ngành y (nhất y, nhì dược, tam được bách khoa), nhưng lại không “cảnh bảo” trước các rủi ro, đầu tư, hi sinh thì quả thật “tàn nhẫn”? Rất đồng ý tiền bối trong ngành nên giúp đỡ, chắp cánh hỗ trợ hậu bối, chứ không ai lại đi ngăn cản cả. Nhưng ngăn cản để làm gì? Ngăn cản để giúp con em tránh được “thất bại”, tránh mất niềm tin, tránh đổ máu đúng không ạ. Nhưng có người bảo: “không đổ máu thì làm sao thành công? các em phải máu lửa lên, quyết tâm & kiên định”. Tuy nhiên máu lửa phải có CÁI ĐẦU LẠNH, aim high get low, đừng nghĩ gì đó hoành tráng, viễn vong, "cứu" mình chưa xong, "cứu" ai? Xin thưa: Cơm áo không đùa với khách thơ. Như BĐS vậy, càng rủi ro càng cơ hội, nhưng với điều kiện rủi ro đó phải được cảnh báo trước! Khi đã đựơc báo trước đầu tư, hi sinh không nhỏ mà vẫn đam mê theo đuổi thì JUST DO IT, nhưng DID IT rồi thì phải chấp nhận, chịu đựng mà làm tốt nhất có thể, khi không chịu đựng được nữa thì 1 là bỏ 2 là vẫn kiên định nghề nhưng tự kiếm tìm thêm phương hướng hay/mới để phát triễn.
⭐️4. Mấu chốt là bình tâm tự vấn: "BẢN THÂN MÌNH MUỐN CUỘC SỐNG/LIFESTYLE như thế nào?"
Cần Túc Trí & Minh Triết suy nghĩ khi chọn & quyết định.
Nếu bạn định nghĩa "Thành Công" là Số triệu Mỹ kim, Sổ Đỏ/ Sổ Hồng nhiều hơn sổ điểm thì ngành Y có lẽ sẽ làm bạn thất vọng (ngoại lệ các Nước đề cập trên).
Đa phần học sinh chọn Y đều cứ thấy hào quang mà ngỡ vinh quang (CEO Nguyễn Phương Hằng), nên đây cũng là “thiệt thòi” của không ít SV Y. Khi quyết chọn theo ngành thì lúc đó còn quá non - chưa đủ túc trí lo xa, nghĩ suy thấu đáo; đến khi lớn tí lại đã "lỡ rồi", dường như những trường hợp này đều chưa được/ không được cảnh báo trước, phần lớn tới tận Y4-6 mới dần nhận ra. Có người lại bảo: "ủa, em đủ tuổi thành niên, rồi ngành nghề em chọn, không tìm hiểu kĩ sao?", theo mình nghĩ có 2 lí do: 1 là đã được báo trước nhưng cảnh báo rất ư là chung chung (như học y cực & tốn kém nhưng lại không nói cực & tốn kém ĐẾN MỨC NÀO) Đấy... đấy mới bảo là chưa túc trí đấy, với tuổi 17, 18 thì hầu như "chiếu mới" chưa hoặc ít trải sự đời; 2 là tiền bối cũng rất ngại đề cập rủi ro, khó khăn, hi sinh trong nghề. Cứ vậy, đây là câu hỏi muôn thuở cho nhiều thế hệ SV Y. Please “Đừng thấy hoa nỡ mà ngỡ xuân về” (ngoại trừ các bạn xuất phát ở vạch đích hoặc có bệ phóng hoặc vì nguyên do/động lực đặc biệt nào đó).
⭐️5. "Benefit" & "Risk" cần được báo trước!
Không rõ học y phải đầu tư, hi sinh gì cứ theo đuổi ước mơ (cứ mơ lớn, làm BS được nhiều người mến mộ...) thì cũng giống như kinh doanh: vốn góp CSH bạn không biết, thặng dư vốn không biết, nợ ngắn hạn/dài hạn cũng chẳng rành, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp/ròng, tỉ suất lợi nhuận, USP,etc... cũng không nắm thì "làm ăn" hời hợt quá.
- Học Y cần ÍT NHẤT: 6 năm ĐK + 3 năm CK: mới tạm ngưng đốt tiền đấy, chứ chưa bàn tới tài chính an toàn hay độc lập! Trong khi ngành nghề khác thì lên cung trăng rồi. Chịu được không?
- Học/hành Y thường xuyên trực gác: trong khi người khác đi kiếm cơm thêm (active+pasive income), take care gia đình, chịu được không?
- Học/hành Y stress khủng khiếp, trách nhiệm cực cao, làm đúng/làm tốt thì không ai nhắc, làm sai là đổ nợ, tù tội, bỏ mạng đấy vì liên quan đến sinh mạng bá tánh mà, chịu được không?
- Học/hành Y tốn ít nhất 300 triệu/6 năm, có thể lên đến 900 triệu tùy trường ĐH (tương đương 15,000$-40,000$), chưa kể tiền học 3 năm chuyên khoa & lắm thứ phát sinh: sách vở, đồ nghề, cơm áo gạo tiền, tiền thuê nhà, rồi lâu lâu lại nghe tin bồ lớn, bồ nhí sắp đẻ, chịu được không?
Đương nhiên, lợi ích theo đuổi y nghiệp thì nhiều không kể hết: kiến thức y khoa, khả năng kiểm soát sức khỏe bản thân và thân nhân (sức khỏe là kim cương) khó mua bằng tiền. Sự tôn trọng của người bệnh (nếu chuyên môn tốt & y đức sáng), đó mới là những hào quang thực sự, chứ không phải nhà lầu, xế xịn. (trích BS Trần Công). Theo mình nghĩ có thêm 2 thứ cực sịn khi học y:
1. Cái đầu khác người, extraodinary mindset (chỉ những bạn học y không chỉ đơn thuần biết học y, nói cách khác là học được những thứ từ REAL TEACHER càng sớm càng tốt ngay từ Y1, 2).
2. Khả năng nghe/quan sát - tiếp thu - "copy" rất cao & cực nhạy bén.
2 món này là "Thiên thời-địa lợi-nhân hòa" mà mình nghĩ là ít có SV hay ngành nghề nào có được nhưng khi sở hữu & áp dụng được cho nhiều lĩnh vực khác không chỉ riêng hàn lâm/y khoa thì rất lợi hại.
⭐️LỜI KẾT:
+ TÚC TRÍ, MINH TRIẾT khi chọn dựa vào cán cân "benefit"-"risk" & bạn muốn sống với một CUỘC SỐNG/LIFESTYLE như thế nào.
+ Đã chọn thì kiên định chịu đựng với ĐẦU LẠNH-TIM NÓNG, làm giàu bản thân về mọi mặt rồi tự tìm thêm hướng tốt làm sao vẫn theo đuổi được nghề mà trước giờ tiền bối hay bảo LẤY NGẮN NUÔI DÀI.
+ Không chọn ngành Y thì cũng còn rất nhiều ngành nghề khác cho bạn được CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC, thậm chí HẠNH PHÚC HƠN.
+ Đương nhiên, miệng anh hùng có gang có thép, khi mình còn đang làm thì thôi quý vị nào nói mình cũng "nghe" (nghe với selective receptor).
+ Xin trích câu nói mình hay tham gia giao thông: "Nếu quý tiền bối thấy quan điểm post này sai, "phạt" tôi, tôi chịu, nhưng tôi không phục".
With my warmest personal regards,
Many thanks.
Saigon 6/28/21
Hy Tat, M.D.
(Viết 80% lúc còn Y2, 6/28/21 bổ sung còn lại, hình chụp từ tầng thứ 58 the Lake Point Tower nhìn xuống TP. Chicago)